Di Cốt Người Hiện Đại Homo Sapiens Ở Maroc Nói Lên Điều Gì?

11 Tháng Sáu 20179:13 CH(Xem: 9095)

VĂN HÓA ONLINE - Ý KIẾN  - THỨ  HAI  12  JUNE  2017


Di Cốt Người Hiện Đại Homo Sapiens Ở Maroc Nói Lên Điều Gì?


Hà Văn Thùy


Người bạn từ Cali gửi cho tôi bài "On the origin of our species" (Về nguồn gốc của loài chúng ta) đăng trên tạp chí danh tiếng Nature, nói rằng, Homo sapiens xuất hiện ở Moroco, sớm hơn thời điểm mọi người vẫn nghĩ là 100.000 năm cùng với lời nhắn gửi: “Trong email của anh, anh nói rằng, " mutation tạo ra Homo sapiens chỉ xảy ra duy nhất một lần ở Đông Phi." Nhưng Prof Jean-Jacques Hublin trong bài báo nói rằng việc đó xảy ra khắp châu Phi. Như vậy, trước sau gì anh cũng phải viết lại những quyển sách của anh.”


Bài báo là một tài liệu rất thú vị và bổ ích. Tôi định dịch để giới thiệu nhưng rất may là ngay sau đó thấy nội dung của nó xuất hiện trên Một thế giới.


Để rộng đường công luận, tôi xin đưa ra mấy lời bình.


Trước hết cần phải nói rằng, khảo cố học thế giới có những tiến bộ kỳ diệu. Năm 2016, từ phân tích nước chiết ra từ đất trong hai ngôi mộ 8.500 năm trước ở di chỉ Giả Hồ Hà Nam Trung Quốc, các nhà khảo cổ phát hiện protein của tơ tằm, chứng tỏ người trong mộ đã mặc lụa tơ tằm. Phát hiện này đẩy thời gian người Lạc Việt biết nuôi tằm từ 5.000 năm lên 8.500 năm. Nay GS Hublin lại dùng tia laser quét sọ người cổ, phát hiện chính xác đó là Homo sapiens có tuổi 300.000 năm. Khám phá này giúp ông sửa lại công bố của mình năm 1960 cho rằng đó là sọ người Neanderthal 40.000 năm.  Nhờ những công nghệ này, chúng ta ngày càng biết chính xác hơn về quá vãng.


Tuy nhiên một câu hỏi nảy sinh: ý nghĩa thực sự của phát hiện trên là gì?

Muốn trả lời, cần nêu ra ít nhất hai so sánh.


So sánh thứ nhất: Thập kỷ 1970, phát hiện sọ người Neanderthal ở Levant Israel có đặc điểm rất gần người hiện đaị. Các nhà khoa học đồng thuận cao cho rằng người Neanderthal là tổ tiên của người châu Âu, cũng như người Chu Khẩu Điếm sinh ra người Trung Quốc. Thuyết Đa vùng của nguồn gốc loài người thắng thế.


Nhưng khoảng 10 năm trước, phân tích ADN chiết ra từ xương người Neanderthal, Tiến sỹ Bryan Sakes phát hiện, trong máu của người hiện đại chỉ có khoảng 1-2% gen của người Neanderthal. Kết luận: trong thời gian chung sống, có sự giao phối giữa hai loài người nhưng do dấu vết người Neanderthal trong bộ gen chúng ta quá nhỏ nên họ chỉ là họ hàng xa của tổ tiên chúng ta mà không phải là tổ tiên chúng ta.


So sánh hai: Năm 2015 phát hiện ở Động Phúc Nham tỉnh Hồ Nam 47 chiếc răng hóa thạch 80.000 năm của người Homo sapiens. Các học giả của Bảo tàng Tự nhiên Anh quốc khẳng định: “Đây là khám  phá chấn động, lật đổ quan niệm trước đó cho rằng con người rời khỏi châu Phi 60.000 năm trước.” Tuy nhiên, đây lại là lời nói vội vàng do tiếp thu công trình sai lầm của Spence Well thuộc Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ cho rằng đợt di cư sớm nhất của con người khỏi châu Phi diễn ra khoảng 60.000 năm trước. Trong khi đó, công trình của Stephen Oppenheimer thuộc Đại học Oxford xác nhận, đợt duy nhất rời khỏi châu Phi thành công xảy ra 85.000 năm trước. Bằng khảo cứu của mình, tôi cho rằng, S. Oppenheimer đã chính xác.


Có thể giải thích về răng Phúc Nham như sau: Cùng rời khỏi châu Phi một đợt nhưng có những nhóm đi nhanh nên chỉ mất 5.000 năm đã tới đồng bằng sông Dương Tử. Phần lớn những nhóm còn lại đi chậm hơn nên 70.000 năm trước mới tới Việt Nam, chuyến đi kéo dài 15.000 năm. Sau khi nghỉ lại trên đất Việt 30.000 năm, sinh ra người Lạc Việt, 40.000 năm trước người Lạc Việt đi lên khai phá Hoa lục. Ngày nay, các phòng thí nghiện tối tân nhất cũng không tìm ra gen của người Phúc Nham trong máu huyết dân cư châu Á. Điều này chứng tỏ người ở Động Phúc Nham đã tuyệt diệt 80.000 năm trước.


Hai so sánh trên cho thấy: khoa học ngày nay đạt độ chính xác cao, có thể phát hiện ra gen lạ trong bộ gen người, dù với tỷ lệ rất nhỏ.


Khi so sánh với khám phá mới trên đất Moroco ta thấy: Homo sapiens dù xuất hiện ở nhiều vùng châu Phi và trong thời gian khác nhau nhưng tất cả đều tuyệt diệt trước khi tổ tiên chúng ta xuất hiện. Do vậy, di truyền học không tìm ra dấu vết của họ trong máu huyết chúng ta. Đương nhiên tổ tiên chúng ta xuất hiện 200.000 năm trước ở Ethiopia là trường hợp duy nhất làm nên nhân loại hôm nay.


Phát hiện ra Homo sapiens 200.000 năm trước ở Đông Phi là kết quả của di truyền học. Do tìm ra đầu tiên và là duy nhất nên các học giả nói Homo sapiens xuất hiện đầu tiên ở Đông Phi. Nhận định này được đưa ra trong khi chưa có phát hiện khảo cổ về những dạng Homo sapiens khác nên được ngầm hiểu rằng: đó là tổ tiên của chúng ta xuất hiện 200.000 năm trước ở Đông Phi.


Nếu hiểu với ý nghĩa này thì phát hiện ở Moroco không ảnh hưởng gì tới kết luận trước: tổ tiên những H. sapiens đang sống hiện nay chỉ có một, ra đời 200.000 năm trước ở Ethiopia.


Có điều may mắn là, tổ tiên 200.000 năm của loài chúng ta được di truyền học phát hiện trước. Nếu như đến nay chưa có những khám phá di truyền đó mà khảo cổ tìm ra Homo sapiens 300.000 năm tuổi thì khoa học sẽ lạc đường cho đến khi di truyền học tìm ra sự thật!


Do vậy những cuốn sách của tôi vẫn giữ nguyên giá trị.


Tuy không phải là phát hiện lật đổ điều gì nhưng khám phá này thật thú vị và có ý nghĩa khi cho ta nhiệm vụ tìm kiếm nguyên nhân nào khiến nhiều dạng Homo sapiens được sinh ra từ nhiều nơi ở châu Phi; nguyên nhân nào khiến họ tuyệt diệt và nguyên nhân giúp tổ tiên ta thành công trong cuộc chọn lọc tự nhiên khốc liệt để tạo nên nhân loại hôm nay?


Sài Gòn, 9.6.17
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 8092)
(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié. - Gõ vào mục tìm kiếm hai chữ: Mekong trên trang nhất.
06 Tháng Sáu 2016(Xem: 9379)
24 Tháng Năm 2016(Xem: 8241)
Ghi nhận ngắn các ý kiến quanh chuyến đi VN của TT Obama