Viễn ảnh Đài Loan cho Mỹ thuê đảo Ba Bình

24 Tháng Sáu 20188:18 CH(Xem: 11294)

VĂN HÓA ONLINE - Ý KIẾN  -  THỨ HAI 25 JUNE 2018


Viễn ảnh Đài Loan cho Mỹ thuê đảo Ba Bình


image009


Ngày 20 tháng tư năm 2014, tác giả đang đứng giữa biển đảo Sơn Ca cách đảo Ba Bình của Đài Loan trên dưới chục cây số. Trời quang mây tạnh, lấy ống nhòm ra quan sát Ba Bình dễ dàng.


VĂN HÓA

25/6/2018


image010

Trục hoành của ĐẢO Sơn Ca gần ngang với Phan Thiết. VĂN HÓA MAP.


image008

7 đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp vây quanh các đảo tiền tiêu của Việt Nam. VĂN HÓA MAP


image011

Vị trí chiến lược (chấm xanh trắng) của đảo Ba Bình (cách Đài Loan 1800km), nhìn về bốn hướng Đông Tây Nam Bắc, Ba Bình như một tâm điểm địa quân sự. VĂN HÓAMAP


Các nhà quân sự không thể không thấy vị trí chiến lược và đặc biệt khoảng cách lợi hại của đảo Ba Bình. Có tọa độ 10°22′32″B 114°22′5″Đ, cách đảo Sơn Ca 12km về phía tây và cách đảo Nam Yết khoảng  20km về phía đông bắc. Từ trung tâm Ba Bình nhìn về 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, Ba Bình trở nên một tâm điểm địa quân sự đối với khả năng quân sự các bên hiện nay ở khu vực Trường Sa.


So với đảo nhân tạo Chữ Thập, Su Bi, Vằnh Khăn, tất nhiên nó không rộng lớn bằng đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp, lại cách xa căn cứ hải quân Cao Hùng-Đài Loan 1600km, nhưng với khả năng công binh biển hiện nay, việc bồi đắp diện tích nở thêm ra không có gì khó khăn và lâu dài.


Ba Bình là hòn đảo duy nhất của Đài Loan. Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là hòn đảo không thể tách rời lục địa và tất nhiên Ba Bình phải thuộc về Trung Quốc. Nhưng Hoa Kỳ không để yên như vậy. Tổng thống Trump ngay từ ngày nhậm chức, cú điện thoại đầu tiên hỏi "thăm sức khỏe" khu vực Đông Nam Á là gọi đến bà Tiến sĩ Thái Anh Văn, tân Tổng thống Đài Loan, sau đó mới đến ông Nguyễn Xuân Phúc Việt Nam.


Dù là cú điện thoại "chào" như vậy, nhưng khiến ai cũng thấy rằng Đài Loan quan trọng hơn Việt Nam từ hướng Bắc tiến xuống Đông Hải thay vì từ Đông và Tây tiến vào Đông Hải. Mặc dù sự thể lúc đó chưa có ai nghĩ rằng một ngày nào đó Đài Bắc sẽ cho Bạch Cung thuê hòn đảo ngọc ngà Ba Bình.


Việc Đài Loan nếu cho Hoa Kỳ thuê Ba Bình có tương tự như Việt Nam "chịu trận" lờ đi mọi hoạt động của Trung Quốc ngang nhiên và công khai đưa hàng sư đoàn công biển biển khai phá, bồi đắp 7 đảo nhân tạo. Có lẽ đó là câu hỏi "chính trị" tiềm tàng của mặt trận Đông Hải nếu có thì giờ xem lại các nguyên tắc thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Hà Nội.


TT Trump liên tục bán vũ khí tối tân cho Thái Anh Văn và mới đây khánh thành "tòa đại sứ" cùng lúc với Thượng Viện Hoa Kỳ chấp thuận cho Hoa kỷ tập trận với Đài Loan.


Động thái quân sự của Hoa Kỳ gia tăng đối với Đài Loan dường như làm lu mờ hoạt động của Mẫu hạm USS Carl Vinson ở vịnh Đà Năng và khu vực Hoàng Sa từ tháng Ba năm 2018. Hoàng Sa và Trường Sa là hai diện khu vực biển đảo "tuần tra", "do thám", tự do qua lại công khai của các chiến hạm Hoa Kỳ. Ba Bình sẽ là điểm "nóng" lên chăng? Nếu vậy, những ngày sắp tới, người ta sẽ thấy nhiều động thái ngoạn mục ở Trường Sa- Đông Hải giữa Mỹ và Trung Quốc.


Để dễ dàng quan sát hoạt động của Ba Bình, bộ chỉ huy hải quận vùng 4 VN đã dời từ đảo Nam Yết qua đảo Sơn Ca. Nam Yết trước năm 1975 là bộ chỉ huy của hải quân VNCH.


Ngày 20 tháng Tư năm 2014, trong dịp đi thăm quần đảo Trường Sa 10 ngày đêm, con tầu HQ-571 đưa tác giả dừng chân ở đảo Sơn Ca, trời quang mây tạnh, lấy ống nhòm ra quan sát Ba Bình dễ dàng.


Ba Bình là đảo tự nhiên lớn nhất so với các đảo nguyên trạng thuộc quần đảo Trường Sa, nó rộng gần nửa km2, với diện tích như vậy, Ba Bình vẫn chưa trở thành một căn cứ hải không quân ắt có và đủ đối với các hoạt động quân sự hiện nay ở khu vực biển Trường Sa.


Tuy nhiên, xin nhắc lại lần nữa, nếu Hoa Kỳ "thuê" được căn cứ Ba Bình, bàn cờ mặt trận hải liệt Trường Sa chắc chắn phải xoay chuyển thế cân bằng và có thể là "áp đảo" đối với mạng lưới hỏa lực của 7 đảo nhân tạo. Dù Trung Quốc có đưa chiến đấu cơ, oanh tạc cơ đến Chữ Thập, Su Bi hay Vành Khăn, cũng khó lộng hành trước hỏa lực hùng hậu của Hoa Kỳ.


image012


Các diễn biến chính trị đối với vị thế của đảo Ba Bình hầu như sóng yên bể lặng từ nhiều năm qua. Dường như các bên cố tỏ ra cho nó đứng ngoài tranh chấp và rắp tâm xác định Ba Bình là tài sản thuộc về Đài Loan. Các cuộc tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa dồn dập từ nhiểu năm qua ít ai nhắc tới Ba Bình.


Thỉnh thoảng có vài cuộc tập trận bắn đạn thật của hải quân Đài Loan ở quanh hòn đảo dù chẳng có sự xâm nhập lãnh hải của hải quân nào đó bén mảng. Dường như các bên đều thấy Ba Bình là con bài tẩy trong tay Đài Loan cứ để yên đó, và Đài Loan cũng cố giữ nó chưa đến lúc lật ngửa.


Một khi đảo Ba Bình được Mỹ quân sự hóa cao cấp, căn cứ này sẽ phủ bóng 7 đảo nhân tạo của Trung Quốc (SuBi, Chữ Thập, Ga Ven, Tư Nghĩa, Châu Viên, Gạc Ma, Vành Khăn).


Nếu Đài Loan chấp thuận cho Mỹ thuê Ba Bình lâu dài (99 năm?) có thể nói lực lượng Hải quân Mỹ hầu như làm chủ toàn bộ quần đảo Trường Sa. Tướng Mỹ đã nói Mỹ có rất nhiều kinh nghiệm trong các trận hải chiến.


Tác giả lại liên tưởng đến ba đặc khu Vân Đồn- Vân Phong- Phú Quốc như báo Văn Hóa đã từng đề nghị Quốc hội, Chính phủ Việt Nam cho người Mỹ thuê đất đặc khu 99 năm nhìn ra phía Đông và Tây Nam biển Đông Hải thì lúc ấy câu chuyện sẽ "hổ hởi" đến mức nào./ (lkt)
17 Tháng Giêng 2019(Xem: 7596)
13 Tháng Giêng 2019(Xem: 7249)
03 Tháng Giêng 2019(Xem: 8008)