Trần Anh Tuấn: "Mẫu vẽ của Phố Phái"

23 Tháng Năm 201911:41 CH(Xem: 8275)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN Ý KIẾN / THẢO LUẬN - THỨ SÁU 24 MAY 2019


̃u vẽ của Phố Phái

image011

Trần Anh Tuấn


Bùi Xuân Phái (1920-1988) là một họa sĩ độc đáo xuất thân khóa 1941-45 tức khóa cuối cùng của École des Beaux Arts de l'Indochine tức Trường Mỹ Thuật Đông Dương do chính quyền Pháp thành lập năm 1925 tại Hà Nội.


Ông là giáo sư trường Mỹ Thuật Hà Nội dưới chính thể Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà nhưng chỉ được một hai niên khoá (1956-57) vì năm 1957 ông bị buộc thôi việc do tham gia phong trào Nhân Văn Giai Phẩm đòi hỏi tự do ngôn luận và tự do sáng tác. Đó là biến cố làm khốn khổ đời sống thường nhật của ông và gia đình ông. Trong tranh tự họa, hình ảnh Bùi Xuân Phái thường có mái tóc đen và hàm râu bạc. Ông giải thích tóc đen vì đầu óc đã được phủ kiến thức, còn râu bạc là vì... thiếu ăn!


Đề tài của hoạ sĩ họ Bùi rất đa dạng, gồm tranh trừu tượng, tranh chân dung, tranh tự họa, tranh khỏa thân, tranh đồng quê, tranh Tết...nhưng không đề tài nào cuốn hút bằng tranh Phố Cổ Hà Nội. Tài liệu cho biết ông thực hiện hàng nghìn tranh vẽ, sử dụng bất cứ chất liệu nào có sẵn, như vỏ diêm, bao thuốc lá, giấy vở học trò, giấy báo, miếng carton... với kỹ thuật sơn dầu và bút chì.


Ngày nào Bùi Xuân Phái cũng tản bộ ngõ ngách Hà Nội. Ngày nào ông cũng vẽ. Nói như nhà nghiên cứu và phê bình Thái Bá Văn tháng 7.1988 sau khi Bùi Xuân Phái mất: "Anh Phái mắc bệnh vẽ. Ngồi đâu vẽ đấy, bạ gì vẽ́y. Nhìn theo mà vẽ, thuộc lòng mà vẽ. Vẽ thực, vẽ bịa, vẽ cho đến chết..." (xin đọc Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại của Huỳnh Hữu Ủy, nxb VAALA, California, 2008, trang 490). Có lẽ người tập hợp tranh Bùi Xuân Phái nhiều nhất là ông chủ cà phê Lâm, tên đầy đủ là Nguyễn Văn Lâm, ở phố Nguyễn Hữu Huân, Hà Nội, nơi họa sĩ họ Bùi hàng ngày đến ăn sáng uống cà phê và trả bằng tranh!


Quan niệm về hội họa của Bùi Xuân Phái là phải tìm hiểu thực tế, nghiên cứu sâu thực tế từ đó mới đi sâu vào được nghệ thuật. Chính vì thế, đề tài thành công và nổi tiếng nhất của ông là Phố Cổ Hà Nội. Là người sinh ra và sống ở Hà Thành suốt đời -trừ vài năm kháng chiến chống Pháp tại Việt Bắc-, phong cảnh và con người Hà Nội đã hoà vào máu thịt ông, phổ hiện trên tranh ông qua những đường nét mạnh và đậm đã đành, mà còn cả tâm tình của người hoạ sĩ về đất Ngàn Năm Văn Vật khiến người xem như bị thôi miên. Một giáo sư cũng đặc Hà Nội là Trần Quốc Vượng đã đặt cho ông biệt hiệu "Phố Phái," một biệt hiệu lột tả được cốt lõi của tranh và người!


Xuất thân từ một trường mỹ thuật của người Pháp, Bùi Xuân Phái dĩ nhiên học và ngưỡng mộ nhiều hoạ sĩ Châu Âu nổi tiếng như Leonardo da Vinci, Picasso, Dali, Chagall, Matisse... đã đành, tôi nghĩ ông còn để tâm theo dõi những họa sĩ có khi ít nổi hơn và chịu ảnh hưởng của tất cả. Tình cờ tôi biết môṭ họa phẩm trong một cuộc đấu giá mới đây. Tiếc là tôi không mua được, nhưng tôi chú ý bức tranh này vì nó nhắc nhở tới đường nét của tranh Phố Phái. Đó là hoạ phẩm của hoạ sĩ người Bỉ tên René Sergent vẽ năm 1922, trước khi Bùi Xuân Phái bắt đầu học vẽ 20 năm. Không ai dám chắc hoạ sĩ họ Bùi ở Việt Nam đã có dịp biết bức tranh này, nhưng nếu biết thì sao? Phải chăng đó là ảnh hưởng? Bộ sưu tập bưu ảnh của tôi cũng có một số bưu ảnh Hà Nội Nội trong tiền bán thế kỷ XX. Đó là những ảnh chụp phố cổ Hà nội trong thực tế, song song với tranh Phố Phái như dưới đây. 


Những nhà nghiên cứu hay phê bình hội họa Việt Nam thường tỏ ra kính trọng, trân qúy, mệnh danh đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình các họa sĩ Nguyễn Phan Chánh về lụa, Tô Ngọc Vân về sơn dầu, Nguyễn Gia Tri về sơn mài, Trần Văn Cẩn về sơn dầu... Tài nghệ của những họa sĩ này thì ai cũng phải công nhận là đã đến mức thượng thừa. Nhưng với những ai cảm thụ loại tranh trong cảnh có tình thì độc đáo không ai bằng Phố Phái!


image012

Tranh René Sergent (Bỉ) vẽ năm 1922


image010

Tranh Bùi Xuân Phái 1984: Phố Hàng Mắm


image013

Hình chụp bốn phố cổ Hà Nội 1900-1920:


Hàng Hòm, Hàng Đồng, Hàng Bông, Hàng Mắm


Những nhà nghiên cứu hay phê bình hội họa Việt Nam thường tỏ ra kính trọng, trân qúy, mệnh danh đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình các họa sĩ Nguyễn Phan Chánh về lụa, Tô Ngọc Vân về sơn dầu, Nguyễn Gia Tri về sơn mài, Trần Văn Cẩn về sơn dầu... Tài nghệ của những họa sĩ này thì ai cũng phải công nhận là đã đến mức thượng thừa. Nhưng với những ai cảm thụ loại tranh trong cảnh có tình thì độc đáo không ai bằng Phố Phái!


Hiện sắp có cuộc bán đấu giá một số lớn tranh của những bực thầy mà tôi rất hiếm thấy trên thị trường. Đó là cuộc đấu giá ngày 26.5.2019 của công ty Christie's Hong Kong với bộ sưu tập của Tuan H. Pham, một người Mỹ gốc Việt tại San Diego, California. Tôi bất ngờ thấy tranh Nguyễn Phan Chánh, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Tri, Trần Văn Cẩn, Lê Thị Lựu... trong cuộc đấu giá này. Số tranh của các họa sĩ Việt Nam lần này lên tới 38 bức. Nhưng giá tranh phỏng định cao nhất trong bộ sưu tập Tuan H Pham lại là bức Khoả Thân (1931) của Lê Phổ (HK$4,000,000-6,000,000 tương đương US$520,000-770,000). Lê Phổ cũng là hoạ sĩ có tranh nhiều nhất trong lần đâu giá này, gồm 11 bức. Không có bức nào của họa sĩ Bùi Xuân Phái.


image014image015


Trở về với tranh Phố Phái, thế giới bên ngoài vốn không đồng cảm với người và cảnh Hà Thành nên tranh Phố Cổ Hà Nội kh̀ông được cuốn hút. Thời gian gần đây, nhiều tranh Phố Phái đưa lên sàn đâu giá quốc tế ở Mỹ và Âu Châu chỉ ở mức US$1,000-2,000.00 một bức. Hiếm có tranh bán được US$20,000.00 như bức Strand mit Fischerbooten (Thuyền và Biển) vẽ năm 1984 trong cuộc đấu gía Spring Auction (A 128): Swiss and International Art ngày 10.5.2019 của công ty Dobiaschofsky Auktionen AG, trụ sở tại Bern, Thụy Sĩ.


TRẦN ANH TUẤN


5.2019
15 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 6065)