Bắc Kinh lên án Mỹ-Úc tập trận ‘‘gây bất ổn hòa bình khu vực’’

04 Tháng Năm 20209:21 SA(Xem: 6354)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ HAI 04 MAY 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


image003

Hải quân Mỹ ở biển Đông. Ảnh: US NAVY


Bắc Kinh lên án Mỹ-Úc tập trận ‘‘gây bất ổn hòa bình khu vực’’


RFI 01/05/2020


Trọng Thành


Khẩu chiến giữa Trung Quốc và Mỹ cùng đồng minh về Biển Đông tiếp tục. Ngày 01/05/2020, đến lượt bộ Quốc Phòng Trung Quốc tố cáo Hoa Kỳ thúc đẩy « quân sự hóa » Biển Đông. Tuyên bố được đưa ra hơn một tuần sau cuộc tập trận của Hải Quân Mỹ - Úc tại một khu vực phía nam Biển Đông. 


Trang mạng Financial Review dẫn lời người phát ngôn bộ Quốc Phòng Trung Quốc Ngô Khiêm (Wu Qian) lên án cuộc tập trận nói trên, với nhận định: « Thực tế đã một lần nữa chứng minh Hoa Kỳ là kẻ tạo điều kiện lớn nhất cho việc quân sự hóa Biển Đông và là kẻ gây bất ổn hòa bình và ổn định khu vực ».


Phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc khẳng định: « Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân luôn trong tình trạng báo động cao, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và các lợi ích phát triển của quốc gia, cũng như hòa bình và thịnh vượng của khu vực »


Căng thẳng tại Biển Đông tăng thêm một nấc vào lúc tàu thăm dò Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc tiến hành khảo sát ở khu vực gần nơi mà tàu thăm dò của công ty dầu khí Nhà nước của Malaysia Petronas hoạt động, trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia.


Hôm 21/04/2020 , Hải Quân Mỹ xác nhận tàu tấn công đổ bộ USS America và tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill đã được triển khai ở Biển Đông.


Hôm 22/04/2020, bộ Quốc Phòng Úc cho biết tàu hộ vệ tên lửa HMAS Paramatta của Hải quân Hoàng gia Úc tập trận cùng với ba chiến hạm Mỹ. Hãng tin Anh Reuters cũng xác nhận ba chiến hạm Mỹ đã đến gần khu vực tàu Trung Quốc khảo sát.  


Publicité


Promote health. Save lives. Serve the vulnerable. Visit who.int


Bắc Kinh bị nhiều quốc gia, trước hết là Hoa Kỳ tố cáo lợi dụng thế giới đang chao đảo vì đại dịch Covid-19, để lấn lướt ở Biển Đông. Ngày 18/04, Trung Quốc loan báo thành lập « hai quận » quản lý quần đảo Hoàng Sa, mà Việt Nam đòi hỏi chủ quyền, và quần đảo Trường Sa, mà một số nước Đông Nam Á, như Việt Nam, Philippines và Malaysia đòi hỏi chủ quyển toàn bộ hay một phần.


Cùng lúc đó, Bắc Kinh thông báo đặt tên cho 80 thực thể địa lý, trong đó có nhiều vị trí dưới đáy biển. Hành động của Trung Quốc bị nhiều luật gia lên án là vi phạm luật pháp quốc tế. 


Trước đó, ngày 17/04, Trung Quốc gửi công hàm đến Liên Hiệp Quốc đòi hỏi đích danh chính quyền Việt Nam « rút mọi lực lượng và phương tiện khỏi các đảo và đá mà nước này đã xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp » ở quần đảo Trường Sa. Công hàm nói trên được nhiều nhà quan sát cho là ngầm ẩn đe dọa sử dụng vũ lực.


Một số nhà nghiên cứu khẳng định lần gần nhất Bắc Kinh yêu cầu Việt Nam rút khỏi quần đảo Trường Sa là vào cuối tháng 2/1988, tức chỉ ít tuần trước khi Trung Quốc tấn công đảo Gạc Ma, quần đảo Trường Sa. 


Chính quyền Mỹ dường như đang gia tăng sự hiện diện tại Biển Đông để ngăn ngừa nguy cơ Trung Quốc manh động.


Ngày 30/04, theo Bộ Tư Lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương Hoa Kỳ, hai oanh tác cơ chiến lược B-1B Lancer đã có chuyến bay diễn tập trong vòng 33 giờ với trọng tâm là Biển Đông. Lần diễn tập trước đó của oanh tạc cơ B-1B Lancer là cùng với Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản, cách đây một tuần.
06 Tháng Sáu 2019(Xem: 8020)
Sử gia George Dutton tìm lại các nguồn sử liệu Việt Nam và nước ngoài để chứng minh rằng những nhà lãnh đạo Tây Sơn trên thực tế không có mục đích giải phóng nông dân.
19 Tháng Năm 2019(Xem: 7825)
26 Tháng Ba 2019(Xem: 10351)