Hà Văn Thùy: Người Việt khai phá lưu vực Hoàng Hà

18 Tháng Mười Một 20208:17 SA(Xem: 6480)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN THẢO LUẬN - THỨ TƯ 18 NOV 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Người Việt khai phá lưu vực Hoàng Hà

image006

Hà Văn Thùy


(bản Anh ngữ phía dưới)


             Như một phép màu, năm 2011 các nhà di truyền, bằng thao tác công nghệ tinh tế, xác nhận những mảnh xương tìm được vào năm 2003 ở Điền Nguyên Động Chu Khẩu Điếm gần thành Bắc Kinh là của người đàn ông 40.000 năm tuổi. Giải trình tự DNA cho thấy, “Trong bộ gen của ông có từ 1-2% gen của người Denisovan. Ông là tổ tiên của người Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và là thủy tổ của dân bản địa châu Mỹ.”(1)


image005Người Điền Nguyên


Một câu hỏi cần được trả lời: ông từ đâu tới? Chúng tôi cho rằng, ông từ Việt Nam lên. Con số 1-2% gen Denisovan trong máu ông có ý nghĩa đặc biệt. Nó cho thấy, trên đường sang phương Đông, dòng người di cư châu Phi đã gặp và hòa huyết với người Denisovan ở nơi nào đó rồi mang tới Việt Nam cách nay 70.000 năm. Tại Việt Nam những nhóm người nhập cư đã hòa trộn máu, sinh ra người Việt cổ mang mã di truyền Australoid với 1-2% gen Denisovan. 40.000 năm trước, nhờ khí hậu ấm hơn, người từ Việt Nam đi lên chiếm lĩnh Hoa lục, trở thành tổ tiên người Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. Những người đi tiếp lên Siberia rồi vượt eo Bering sang châu Mỹ thành thủy tổ người Mỹ bản địa. Người ở lại Việt Nam thành dân cư Hòa Bình. Đến thời điểm này, người đàn ông Điền Nguyên là bằng chứng duy nhất xác nhận khám phá từ năm 1998 của di truyền học: 40.000 năm trước, người từ Việt Nam đi lên chiếm lĩnh Hoa lục (2).  


Khảo cổ và di truyền học cũng cho thấy, người Điền Nguyên không phải dòng người duy nhất rời Việt Nam lên phương Bắc. Cùng thời điểm đó, những nhóm người Mongoloid, sau 30.000 năm sống ở Tây Bắc Việt Nam đã theo hành lang phía Tây Hoa lục tới đất Mông Cổ. Do giữ được nguồn gen Mongoloid thuần, họ được gọi là chủng North Mongoloid. Như vậy, hai dòng người từ Việt Nam lên chia nhau hai bờ Nam-Bắc Hoàng Hà.


Cho tới khi Kỷ Băng Hà kết thúc vào khoảng 10.000 năm trước, con cháu ông tổ Điền Nguyên đã sống 30.000 năm trên vùng băng giá lưu vực Hoàng Hà. Nhưng trong suốt thời gian đằng đẵng ấy khảo cổ học chỉ tìm được ba cốt sọ của họ tại Hang Mới Chu Khẩu Điếm 27.000 năm trước. Tiếp đó là di chỉ Shizitan  (Thạch Tử Đàm) tỉnh Sơn Tây 28.000 – 24.000 năm trước. Khai quật diện tích 1.200 m2, làm lộ ra một dãy trầm tích sâu 15 m bao gồm tám tầng văn hóa. 285 lò sưởi và hơn 80.000 hiện vật được phát hiện, cung cấp một tập dữ liệu phong phú, độc đáo. Tại đây sản xuất microblade (dao đá nhỏ) tiếp tục diễn ra trong suốt Pleistocen cuối, trở thành một bộ phận quan trọng của nhiều địa điểm thời kỳ đồ đá cũ phân bố rộng rãi từ Bắc Trung Quốc đến Siberia, Mông Cổ, Viễn Đông Nga, Bán đảo Triều Tiên và Quần đảo Nhật Bản, cũng như ở Bắc Mỹ, đặc biệt là trong thời kỳ Khô hạn trẻ (Younger Dryas).(3) Hạt kê và nhiều thực vật hoang dã được sử dụng làm thức ăn cho thấy dân cư sống chủ yếu bằng săn bắn hái lượm trên vùng lãnh thổ rộng lớn nên quá thưa vắng.


image007Microblades di chỉ Thạch Từ Đàm


Nhưng tới 9000 năm trước, điều kỳ diệu đã xảy ra: văn hóa Giả Hồ tỉnh Hà Nam xuất hiện. Đó là khu định cư lớn, 55.000 m2 cùng nghĩa trang có 300 ngôi mộ. Công cụ đá mới ở mức tinh xảo. Đồ gốm được chế tác với kỹ thuật cao. Dân cư trồng lúa. Lượng lúa dư thừa tới mức dùng để chế rượu vang


image008Ký tự Giả Hồ


image009Sáo xương chim hạc


bằng cách lên men cơm rượu rồi dầm mật ong và táo gai. Âm nhạc đã phát triển với những chiếc sáo bốn lỗ, sáu lỗ và tám lỗ, được chế bằng xương chim hạc. Tại đây lần đầu tiên có mặt 11 ký tự tượng hình khắc trên xương thú và yếm rùa. Có những chữ được dùng cho tới hôm nay như chữ Bát (số Tám), Chữ Mục, chữ Nhật, chữ Hỏa…


Một câu hỏi: chủ nhân văn hóa Giả Hồ là ai?


Nhìn từ toàn bộ đặc điểm của nền văn hóa này, rõ ràng không phải sản phẩm của người tại chỗ. Càng không phải của dân cư phía Bắc Hoàng Hà đưa xuống. Bởi lẽ, trình độ của người bờ Bắc chưa tới mức đó. Và điều này mới là quyết định: họ thuộc chủng Mongoloid. Chỉ khả năng đuy nhất: đó là người từ Nam Dương Tử lên vì ở đây là xương cốt người với mã di truyền Y-DNA O3-M122 thuộc chủng Indonesian của nhóm loại hình Australoid (4). Dân cư Giả Hồ chính là người Lạc Việt, nhóm đa số chiếm tới 60% nhân số Đông Á.


30.000 năm trước, khi dòng người của cụ Điền Nguyên lên phía Bắc thì người ở lại chiếm lĩnh vùng Quảng Đông Quảng Tây rồi lan tỏa khắp lưu vực sông Dương Tử. 22.000 năm trước, người Hòa Bình Việt Nam sáng tạo công cụ đá mới là những chiếc rìu đá cuội được đẽo trên toàn bề mặt hòn cuội, tạo thành công cụ nhẹ nhàng và sắc bén. Rìu được tra cán, trở thành công cụ lao động và vũ khí ưu việt. Người Việt chủ nhân của chiếc rìu được gọi là người mang rìu, người mang việt rồi thành tộc danh đầy tự hào Người Việt. Rìu cùng tộc danh Người Việt được đưa lên Nam Dương Tử, giúp cho việc mở đất. 20.000 năm trước tại Động Người Tiên tỉnh Giang Tây cách bờ Nam Dương Tử khoảng 100 km, người Việt làm ra đồ gốm đầu tiên. Tiếp tục cuộc sống săn hái kết hợp trồng trọt, cùng với rau củ quả, người Việt trồng lúa và kê, hai loại cây có hạt mà từ lâu được thu lượm để bổ sung nguồn thức ăn. Qua mỗi vụ, những bông lúa, bông kê tốt nhất được chọn ra làm giống cho vụ sau. Lúa và kê được trồng khô bằng cách đốt nương rồi chọc lỗ bỏ hạt. Khi đi nơi khác, hạt giống được mang theo.


Khảo cổ học cho thấy, con người đến cư trú tại khu vực Tiên Nhân Động từ 25.000 năm trước. Theo thói quen, cả kê và lúa lúc đầu được trồng khô. Nhưng ở đây, nơi đất thấp đầm lầy, cây lúa nước mọc tốt hơn. Dân vỡ đất thành ruộng cấy lúa nước. Do được chăm sóc đặc biệt, cây lúa ra nhiều bông, bông cho nhiều hạt. Hạt mẩy hơn và ít bị vỡ khi thu hoạch, nên lúa được thu hoạch khi thật chín và hạt giống nảy mầm tốt hơn. Do tạo được những cánh đồng rộng khiến cây lúa trồng không còn bị tạp giao với lúa hoang nên chất lượng cây trồng và hạt lúa tốt hơn. Chắc là người Tiên Nhân Động khi đó không biết đến khái niệm “thuần hóa” mà chỉ biết cấy trồng. Nhưng trong điều kiện canh tác như vậy, cây lúa đã được “thuần hóa.” Năm 2012 khi khảo sát hạt lúa còn sót lại tại di chỉ Tiên Nhân Động, các học giả cho rằng 12.400 năm trước, người ở đây đã thuần hóa thành công lúa nước Oryza sativa từ loài Oryza nivara. Trong khi đó, kê do năng suất thấp nên được cho là cây trồng phụ, vẫn trồng theo cách đốt nương, chọc lỗ bỏ hạt, tạo ra những nương rẫy nhỏ, vây chung quanh vẫn là quần thể kê hoang dã. Việc giao phấn chéo liên tục diễn ra khiến cho trong bộ gen giống cây kê được chọn lọc để trồng luôn nhiễm gen hoang dã. Do vậy, cây kê không được thuần hóa.


Hạt giống lúa từ Động Người Tiên được lan tỏa khắp lưu vực Dương Tử.


Có thể chắc rằng, trong thời Băng Hà, tuy rất lạnh nhưng sông Dương Tử không phải là bức tường ngăn con người cùng chủng tốc, cùng tiếng nói giao tiếp với nhau. Phía Bắc tuy giá lạnh nhưng cũng không hoàn toàn xa lạ với người bờ Nam. Trao đổi sản vật và những cuộc phiêu lưu có thể đã diễn ra.


10.000 năm cách nay, Kỷ Băng Hà kết thúc, khí hậu ấm lên. Băng tan, mặt đất xanh tươi, nước chảy tràn những dòng sông… mở ra Mùa Xuân của loài người. Người Việt ở phương Nam rộn ràng cho cuộc hành quân lên phương Bắc. So với hai cuộc di cư xảy ra 50.000 và 40.000 năm trước, hôm nay người phương Nam quá giầu có. Trong hành trang lên đường có giống lúa, giống kê, giống gà, giống chó, lợn và trâu bò. Chiếc rìu đá cũ thô sơ trước đây nay đã được cải tiến thành rìu mài bóng Bắc Sơn cùng đồ gốm đủ loại. Ngay sau khi băng tan, những con người tiên phong đã vượt sông. Chính những con người quả cảm này đã để lại dấu vết sớm nhất trên đất Sơn Đông 10.000 năm trước. Tại Tây Hà (Xihe) và Yên Đài (Yantai), tìm ra hiện vật có Cácbon phóng xạ nằm trong khoảng từ 10.000 đến 7400 cal. BP (4)


Rất có thể, một nhóm người phiêu lưu từ Tiên Nhân Động, Ngọc Thiềm Nham của Giang Tây, Quảng Tây đã lên Giả Hồ. Họ gặp đồng bào của mình đang sống bằng săn bắn hái lượm. Hai cộng đồng chung tay lập làng Giả Hồ, ngôi làng đầu tiên ở lưu vực Hoàng Hà 9000 năm trước như một mốc son đánh dấu bước chân mở đất của người Việt. Nơi đất thấp được san bằng, đắp bờ làm ruộng lúa. Những nơi cao thì chặt cây, đốt rẫy trồng kê. Rau củ quả được trồng cho người ăn và chăn nuôi. Đất lành chim đậu, người tìm đến đông vui hơn. Tin tức truyền lan theo dòng người đi như trảy hội. Người ta mách nhau tìm về vùng Sơn Đông ven biển ấm áp, mưa nhiều, có cao nguyên lại có nhiều sông suối dễ đánh bắt cá và trồng lúa, trồng kê… 8000 năm trước, văn hóa Hậu Lý với những địa điểm Việt Trang, Trương Mã Đồn, Tây Hà ra đời. 


Có những dòng người đi về phía Tây Bắc, tới cao nguyên Hoàng Thổ, thuộc địa phận Sơn Tây, Thiểm Tây ngày này. Tại đây khí hậu quá khô, không có chỗ cho cây lúa nên cây kê thành cây trồng chủ lực, tạo nên di chỉ trồng kê Lão Quan Đài 8000 năm trước. 7000 năm cách nay văn hóa Ngưỡng Thiều xuất hiện trên trên diện tích 3.000.000 m2, khắp các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây, Cam Túc, Hà Nam, Hà Bắc, Nội Mông, Hồ Bắc, Thanh Hải, Ninh Hạ…Tồn tại tới 3.000 năm TCN. Văn hóa đá mới Ngưỡng Thiều để lại những hiện vật sau:


 - Số lượng lớn công cụ đá cuội mài gồm rìu, cuốc, thuổng, xẻng, dụng cụ gieo hạt.


-  Nhiều đồ gốm men màu nâu, đỏ, đen được chế tác tinh xảo


-  Nhiều ngôi nhà nửa nổi nửa chìm, trong nhà có chum vại đựng số lớn vỏ hạt kê.


-  Nhiều xương lợn, gà, chó nhà.


-  Trong những nghĩa địa tìm thấy di cốt của người Mongoloid phương Nam, gần gũi với người Hán hiện nay.


image010Đồ gốm sơn Ngưỡng Thiều


Văn hóa Ngưỡng Thiều có tầm quan trọng lớn, bởi lẽ, với sự xuất hiện nền văn hóa bản địa trình độ cao trong chế tác công cụ đá mới, đồ gốm và nông nghiệp ngũ cốc, nó khẳng định vai trò của văn minh phương Đông, bác bỏ quan niệm cũ cho rằng, văn minh phương Tây lan tỏa sang phương Đông. Với người Trung Hoa, nó càng có ý nghĩa đặc biệt vì là nơi đầu tiên tìm thấy “di cốt của tổ tiên người Trung Quốc,” trong vai trò chủ nhân của nền văn minh. Từ đây xuất hiện quan niệm văn minh Trung Quốc được khai sinh từ Ngưỡng Thiều rồi lan tỏa về phía Đông Nam.(6)


Một câu hỏi cần được trả lời: Người Mongoloid phương Nam (South Mongoloid) Ngưỡng Thiều từ đâu ra? Theo truyền thống cho rằng, người từ phía Tây Bắc du nhập miền Trung Hoàng Hà sinh ra con người và văn hóa Hoa Hạ, tổ tiên người Hán. Nhưng khi khảo hết dân cư phía Tây Bắc vào thời điểm 7000 năm trước không hề có người Mongoloid phương Nam, học giả Trung quốc Zhou Jixu (7) cho rằng, người Ngưỡng Thiều từ phương Nam lên. Tuy nhiên, khảo cổ học không ủng hộ điều này vì suốt thời đồ đá, phương Nam không có người Mông Cổ!


Chúng tôi cho rằng, do cùng sống bên sông Hoàng Hà, 7000 năm trước người Mông Cổ phương Bắc (North Mongoloid) tiếp xúc với người Việt chủng Australoid sinh ra người Mongoloid phương Nam Ngưỡng Thiều. Sau này được gọi là người Việt hiện đại. Với thời gian, người Việt hiện đại tăng nhân số, trở thành chủ thể của lưu vực Hoàng Hà.


Khoảng 6000 đến 5500 năm trước, do khí hậu thay đổi, gió mùa hè mạnh hơn, mang mưa tới vùng cao nguyên Hoàng Thổ, đem nước tới cho các  dòng sông trong vùng, tạo điều kiện cho cây lúa phát triển, làm nên nông nghiệp lúa gạo. Đến nay, khảo cổ đã ghi nhận vô số di tích văn hóa tại lưu vực Hoàng Hà trong khoảng thời gian giữa c. 6500 và c. 500 TCN: Sơn Đông 7134 địa điểm, Hà Nam 2159, Sơn Tây 4611 và Thiểm Tây 6267 (8).


Năm 1982 phát hiện văn hóa khảo cổ Xinglonggou tại lưu vực sông Liaohe vùng Nội Mông có tuổi 8000 đến 7500 cách nay, là tiền thân của văn hóa Xinglongwa (5500 - 5000 BP), văn hóa Hồng Sơn (4000 - 3500 BP) và văn hóa Xiajiadian. Đây là những nền văn hóa phát triển cao ở khu vực Nội Mông. So sánh về thời gian và những đặc điểm văn hóa cho thấy khu vực này chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Ngưỡng Thiều.


image011Tượng nữ thần Hồng Sơn phục dựng


Trình bày trên cho thấy, khoảng 6500 năm trước, trên lưu vực Hoàng Hà, người Việt đã sinh sống đông đúc, tạo lập hơn 2000 ngôi làng lớn nhỏ với nông nghiệp phát triển: tùy theo khí hậu, nơi trồng lúa, nơi trồng kê cùng nhiều loại rau củ quả. Chăn nuôi gà, lợn, chó, trâu… kết hợp săn bắn và đánh cá.


Hai thập kỷ gần đây, do hợp tác với phương Tây và có chương trình nghiên cứu bài bản, khảo cổ học Trung Quốc thu nhiều thành công lớn, giúp đưa ra ánh sáng nhiều thành tựu của thời Đồ đá mới và Đồ đồng. Không chỉ về văn hóa vật chất mà còn sự tiến bộ về tinh thần tư tưởng. Từ khám phá ngôi mộ có khả năng của Phục Hy ở Bộc Dương Hà Nam 6500 năm trước, cho thấy quan niệm trời tròn đất vuông, thiên văn, địa lý phong thủy, Dịch lý trưởng thành… hé mở giai đoạn đầu hình thành nhà nước của người Việt trên lưu vực hai con sông Dương Tử và Hoàng Hà: nhà nước của Thần Nông 5300 năm TCN với kinh đô Lương Chử rồi sau đó là nhà nước Xích Quỷ của Kinh Dương Vương năm 2879 TCN . Từ đây bước vào thời kỳ đồng thau với văn hóa Long Sơn nổi tiếng, dẫn tới thời nhà nước Hoàng Đế, Hạ, Thương, Chu.


Sài Gòn, 18.10. 2020


Tài liệu tham khảo.


1. A relative from the Tianyuan Cave. https://www.mpg.de/6842535/dna-Tianyuan-cave)


2. Chu et al. Genetic relationship of populations in China https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC21714/


3. Yanhua Song. Re-thinking the evolution of microblade technology in East Asia: Techno-functional understanding of the lithic assemblage from Shizitan 29 (Shanxi, China)


https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6388932/


4. O3系创造了灿烂的贾湖文化,多项领先中国


https://www.360kuai.com/pc/970d318e8b693f401?cota=4&sign=360_7bc3b157


5. Gary W Crawford et al. People and plant interaction at the Houli Culture Yuezhuang site in Shandong Province, China https://www.researchgate.net/publication/303769400_People_and_plant_interaction_at_the_Houli_Culture_Yuezhuang_site_in_Shandong_Province_China


6. 仰韶文化 http://baike.baidu.com/view/9771.htm 


7.  Zhou Jixu. The Rise of Agricultural Civilization in China: The Disparity between Archeological Discovery and the Documentary Record and Its Explanation.  SINO-PLATONIC PAPERS Number 175  December, 2006


8. GuiYun Jin et al. Archaeobotanical records of Middle and Late Neolithic agriculture from Shandong Province, East China, and a major change in regional subsistence during the Dawenkou Culture


file:///C:/Users/Admin/Downloads/Archaeobotanical_records_of_Middle_and_L%20(2).pdf                                                                                          


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


VIET PEOPLE EXPLOITED YELLOW RIVER BASIN


Ha Van Thuy


            As a miracle, in 2011 geneticists confirmed that the bone fragments found in 2003 in the Tianyuan Cave  Zhoukoudian near Beijing belonged to a 40,000-year-old man. DNA sequencing showed, “In his genome there are 1-2% of the Denisovan genes. He is the ancestor of the Chinese, Korean, and Japanese people and is the stem of the indigenous peoples of America. ”(1) One question needs to be answered: where are he from? We believe that he was from Vietnam. The number 1-2% of the Denisovan gene in his blood is of special significance. It shows that, on the way to the East, the influx of African migrants met and mixed blood with the Denisovans somewhere and brought to Vietnam 70,000 years ago. In Vietnam, immigrants was mixed blood, giving birth to ancient Viet with the Australoid genetic code with 1-2% Denisovan gene. 40,000 years ago, thanks to the warmer climate, people from Vietnam came to take over the mainland, becoming the ancestors of the Chinese, Koreans, and Japanese. Those who went on to Siberia and then crossed the Bering Strait into the Americas became ancestors of Native Americans. People who stayed in Vietnam became residents of Hoa Binh. Up to this point, the man Tianyuan Cave is the only evidence confirming the 1998 discovery of genetics: 40,000 years ago, people from Vietnam went up to dominate the mainland (2).


image005Tianyuan man


Archeology and genetics also show that the Tianyuan people are not the only line of people leaving Vietnam to the North. At the same time, groups of Mongoloid people, after 30,000 years of living in Northwest Vietnam, followed the western corridor of the mainland to Mongolia. Due to keeping a pure Mongoloid gene pool, they are called the North Mongoloid strain. Thus, the two lines of people from Vietnam lived in the North and South banks of Yellow River. Until the Ice Age ended about 10,000 years ago, the offspring of the Tianyuan man  lived for 30,000 years in the icy regions of the Yellow River basin. But during all this time archeology has only found three skulls of their at the New Cave of Zhoukoudian site 27,000 years ago. Next is the site of Shizitan in Shanxi province 28,000 - 24,000 years ago. Excavation of an area of 1,200 square meters, revealed a 15-meter-deep sediment range comprising eight cultural layers. 285 fireplaces and more than 80,000 artifacts discovered, providing a rich, unique data set. Here production of microblade continued throughout the Late Pleistocene, becoming an important part of many old Paleolithic sites widely distributed from North China to Siberia, Mongolia, and the Far East Russia, the Korean Peninsula and the Japanese Islands, as well as in North America, especially during the Younger Dryas. (3) Millet seeds and many wild plants are used as food, showing that the inhabitants live mainly on hunter-gatherer in the large territory, so it is too deserted.


image007Microblades in Shizitan


image008Jiahu Character


image009Flute Bird Bones


But up to 9,000 years ago, a miracle happened: the Jiahu culture in Henan province appeared. It is a large settlement, 55,000 m2 with a cemetery with 300 tombs. New stone tools in a sophisticated level. Pottery is crafted with high technique. People grow rice. The rice was used to make wine by fermenting the rice wine and then pickling with honey and hawthorn. Music has evolved with four-hole, six-hole and eight-hole flutes, made of crane bones. Here, for the first time, there are 11 hieroglyphic characters engraved on animal bones and turtle covers. There are words used to this day such as number Eight, Eye, Sun, Fire  ... One question: who is the owner of the Jiahu culture?


Seen from all the characteristics of this culture, it is clear that it is not the product of the person in place. Yet not of the residents of the North Yellow River brought down. Because, the level of people from the North Yellow River is not that level. And this is decisive: they belong to the strain Mongoloid. Only the one possibility: it is the persons from the South Yangtze because their skeleton with the genetic code Y-DNA O3-M122 belonging to the Indonesian strain of the Australoid genotype (4). The population of Jiahu is the Lac Viet, the majority group accounts for 60% of the East Asian population.


30,000 years ago, when the flow of old man Tianyuan went to the north, the people stayed to dominate Guangdong Guangxi and spread throughout the Yangtze River basin. 22,000 years ago, the Viet in Hoa Binh created new stone tools, which were pebble axes, which were carved across the entire surface of the pebble, forming the gentle and sharp tools. The ax is put the handle, becoming a tool of labor and the preeminent weapon. The Viet, the owner of the ax, is called the ax bearer, then becomes a proud race name "Viet". The ax and the "Viet" race name was brought to the South Yangtze to help open the land. 20,000 years ago, at Xianren Cave, Jiangxi province, about 100 km from the Southern Yangtze coast, the Viet made the first pottery. Continuing a life of hunting combined with cultivation, together with vegetables and fruits, the Viet cultivate rice and millet, two kinds of seed crops that have long been collected to supplement their food sources. Through each crop, the best rice and millet grains are selected for the following crop. Rice and millet are grown dry by burning up the fields and poking holes to put the seeds in. When going elsewhere, the seed is carried.


Archeology shows that humans came to reside in Xianren Cave area from 25,000 years ago. As a habit, initially both millet and rice are cultivating dry. But here, in the swamp lowland, wet rice plants grow better. People break the land into paddy fields. Due to special care, the rice plant produces a lot of arista, and the arista produces many seeds. The seeds are more big and less broken when harvested, so the rice is harvested when it's fully ripe and the seeds germinate better. Due to the creation of large fields, the cultivated rice is no longer mixed with wild rice, so the quality of the crop and the grain is better. Probably the Xianren Cave people at that time did not know the concept of "taming" but only cultivated. But under such farming conditions, the rice plants have been "domesticated." In 2012, when surveying the leftover rice grain at the Xianren Cave site, scholars believe that 12,400 years ago, the people here successfully domesticated the Oryza sativa wet rice from the Oryza nivara species. Meanwhile, millet, due to its low productivity, is considered a sub-crop, still planted in a slash-and-burn manner, poking holes to put seeds, creating small fields, surrounded by wild millet populations. The continuous cross-pollination took place, making the millet genome selected for planting always infected with the wild gene. Therefore, millet is not domesticated.


The rice seed from Xianren Cave was spread throughout the Yangtze basin.


It can be sure that, during the Ice Age period, although it was very cold, the Yangtze River was not a wall preventing people from sharing the same race and voices. Although the North is cold, it is not completely strange to the people of the South bank. Product exchanges and adventures may have taken place. 10,000 years ago, the Ice Age ended, the climate warmed. Melting ice, green ground, water overflowing rivers ... opening the Spring of mankind. The Viet in the South were bustling for their march to the North. Compared to two exodus that occurred 50,000 and 40,000 years ago, the Southerners are too rich today. In the travel luggage, there were rice seeds , millet seeds , chicken breeds, dog breeds, pigs and buffaloes. The old, rudimentary stone ax has been transformed into a Bac Son polished ax, and all kinds of pottery. Immediately after the ice melted, the pioneers crossed the river. It is these brave people who left their earliest traces on the soil of Shandong 10,000 years ago. At Xihe and Yantai, artifacts with radioactive carbon ranged from 10,000 to 7400 calories. BP (4)


Most likely, a group of adventurers from Xianren Cave,  Yuchannian of Jiangxi, Guangxi went to Jiahu. They met their countrymen who were living by hunting and gathering. The two communities joined hands to set up the village of Jiahu, the first village in the Yellow River basin 9000 years ago as a milestone marking the opening footsteps of the Viet people. Low land is leveled, banks are covered for rice fields. In high places, cut trees, slash-and-burn to culture millet. Vegetables and fruits are grown for human consumption and animal husbandry. Good land birds perched, people find more fun. News spread through the flow of people like a festival. People told each other about the warm coastal area of Shandong, with heavy rainfall, highlands with many rivers and streams, easy to fish, and grows rice, millet ... 8000 years ago, Houli culture with locations Yuezhang, Zhangmatun, Xihe was born.


There are streams of people going to the Northwest, to the Loess  Plateau, in Shanxi, Shaanxi today. Here, the climate is too dry and there is no place for rice, so millet becomes the main crop, creating a site for Laoguantai  millet cultivation 8000 years ago. 7000 years ago, the Yangshao culture appeared on an area of 3,000,000 m2, throughout the provinces of Shaanxi, Shanxi, Gansu, Henan, Hebei, Inner Mongolia, Hubei, Qinghai, Ningxia ... existing up to 3,000 years BC. New stone culture Yangshao leaves the following artifacts:


- Large number of grinding pebble tools including axes, hoes, spades, shovels, and seeding tools.


- Many red, brown, and black enamel wares are finely crafted


- Many houses are half-submerged, and in the house there are jars containing large numbers of millet shells.


- Many bones of pigs, chickens, dogs.


- In the graveyards found remains of the Southern Mongoloid, close to the present Han people.


image010Pottery painting Yangshao


The Yangshao culture is of great importance because, with the emergence of a high-level indigenous culture in making new stone tools, ceramics and grain agriculture, it affirms the role of East civilization, rejecting the old concept that Western civilization spread to the East. For the Chinese, it is especially significant because it is the first place to find "remains of Chinese ancestors," as the master of civilization. From here appeared the concept of Chinese civilization was born from Yangshao and spread to the Southeast. (6) One question needs to be answered: Where did the Southern Mongoloid come from? According to tradition, people from the Northwest immigrated to the Central Yellow River, giving birth to the Huaxia culture and people, the Han ancestor. But when surveying the Northwestern population 7000 years ago, there were no Southern Mongoloid, Chinese scholar Zhou Jixu (7) said that the Yangshao people were from the South. However, archeology does not support this because during the Stone Age there were no Mongolians in the South!


We believe that, due to living together by Yellow River, 7,000 years ago the Northern Mongoloid came into contact with the Australoid Viet born the  Southern Mongoloid in Yangshao. Later called the modern Viet. Over time, the modern Viet multiplied, becoming the subject of the Yellow River basin. About 6000 to 5500 years ago, due to the changing climate, stronger summer winds, bringing rain to the Loess plateau, bringing water to the rivers in the region, creating conditions for rice to grow, making agriculture rice. Up to now, archeology has recorded a multitude of cultural relics in the Yellow River basin during the period between c. 6500 and c. 500 BC: Shandong 7134 locations, Henan 2159, Shanxi 4611 and Shaanxi 6267 (8). In 1982, the Xinglonggou archaeological culture was discovered in the Liaohe River basin in Inner Mongolia with the age of 8,000 to 7500 years ago, the precursor to the Xinglongwa culture (5500 - 5000 BP), the Hongshan culture (4000 - 3500 BP) and Xiajiadian culture. These are highly developed cultures in the Inner Mongolia region. A comparison of time and cultural features shows that this area is heavily influenced by the Yangshao culture.


image011Statue of goddess Hong Son restored


        The above presentation shows that, about 6500 years ago, in the Yellow River basin, the Viet people lived in a crowded setting, creating more than 2000 large and small villages with developed agriculture: depending on the climate, the place of rice cultivation, the place of cultivation millet with many types of vegetables and fruits. Raising chickens, pigs, dogs, buffaloes ... combining with hunting and fishing.  In the last two decades, due to its cooperation with the West and its well-organized research program, Chinese archeology has gained great success, helping to bring to light many of the achievements of Neolithic and Bronze Age. Not only material culture but also the spiritual and ideological progress. From the discovery of the capable tomb of Fuxi in Buyang Henan 6500 years ago, shows the concept of a square earth, circle heaven astronomy, geography, and Y-ching maturity ...  revealing the first phase of the formation of the Viet states in the basin of the Yangtze and Yellow rivers: the state of shannong 5300 BC with the capital of Liangzhou and then the state of Xichquy by Kinh Duong Vuong 2879 BC. From here, entering the period of brassiness with the famous Lungshan culture, leading to the reign of the Emperor, Xia, Shang, and Zhou.            


Saigon, 18.10. 2020


References:


1. A relative from the Tianyuan Cave. https://www.mpg.de/6842535/dna-Tianyuan-cave)


2. Chu et al. Genetic relationship of populations in China https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC21714/


3. Yanhua Song. Re-thinking the evolution of microblade technology in East Asia: Techno-functional understanding of the lithic assemblage from Shizitan 29 (Shanxi, China)


https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6388932/


4. O3系创造了灿烂的贾湖文化,多项领先中国


https://www.360kuai.com/pc/970d318e8b693f401?cota=4&sign=360_7bc3b157


5. Gary W Crawford et al. People and plant interaction at the Houli Culture Yuezhuang site in Shandong Province, China https://www.researchgate.net/publication/303769400_People_and_plant_interaction_at_the_Houli_Culture_Yuezhuang_site_in_Shandong_Province_China


6. 仰韶文化 http://baike.baidu.com/view/9771.htm 


7.  Zhou Jixu. The Rise of Agricultural Civilization in China: The Disparity between Archeological Discovery and the Documentary Record and Its Explanation.  SINO-PLATONIC PAPERS Number 175  December, 2006


8. GuiYun Jin et al. Archaeobotanical records of Middle and Late Neolithic agriculture from Shandong Province, East China, and a major change in regional subsistence during the Dawenkou Culture


file:///C:/Users/Admin/Downloads/Archaeobotanical_records_of_Middle_and_L%20(2).pdf