Các phản hồi về bài viết của Gs Trần Anh Tuấn

10 Tháng Hai 20227:58 SA(Xem: 4611)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 3 - THỨ NĂM 10 FEB 2022

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Các phản hồi về bài viết của Gs Trần Anh Tuấn


Việt Thao Đào Đức Chương


LTS: Gs. Đào Đức Chương là một trong những cây bút chủ lực của tạp chí Viện Việt Học


02/03/2022  


Kính gửi Giáo sư Trần Anh Tuấn


       Cảm ơn Giáo Sư đã gửi cho tôi bài viết về Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Theo tôi, đây là bài viết chuyên nghiệp của một nhà sử học, theo đúng Phương Pháp Sử. 


       Bài viết rất khách quan và và xác thực, căn cứ vào tài liệu gốc, tác giả không bị chi phối bởi cảm tính mà thiên lệch. Đối tượng nếu có ưu điểm, tác giả mạnh dạn nêu ra, không sợ bị dư luận dè biểu là "trở cờ." Ngay cả việc dư luân chỉ trích một cách sai lệch về Thiền sư Nhất Hạnh, tác giả cũng sẵn sàng đính chính: "Nguyên văn như thế chỉ có nghĩa là hủy hoại thị xã Bến Tre với dân số 300,000 người, chứ không phải tiêu diệt 300,000 nhân mạng."  


      Khi gặp cái đáng trách, tác giả cũng mạnh dạn nêu ra nhưng luôn luôn kèm theo văn liệu và hình ảnh chứng minh, chứ không phải vì ghét thương mà hàm hồ lên án. 


     Tác giả không kết tội, nhưng với những chứng cứ nêu trên, người đọc thấy được vai trò của Thiền sư Nhất Hạnh là nguyên nhân không nhỏ làm cho VNCH sụp đổ, vì mất đi sự hậu thuận của thế giới, nhất là  nước Mỹ. Lời nói ấy còn mạnh hơn mấy cả mấy sư đoàn của Bắc Việt.


     Theo lời GS Lê Hữu Mục đã cho biết khi Ông đến San Jose, như sau: 


     Trong sự chọn lọc bài vở để hình thành tập sách "Việt Nam Văn Hóa Và Môi Trường" Ban Chủ Biên gồm các GS: Lê Hữu Mục và Thái Công Tụng, đã loại bài vở của Thiền Sư Nhất Hạnh ra khỏi tập sách, lúc đó tôi đã hiểu tại sao rồi, nhưng nay đọc bài viết của GS Tuấn tôi càng thấy rõ nét hơn, vì có kèm theo bằng chứng.


     Còn trong Môi trường Văn chương, qua đề mục về Giáo dục và Khoa cử thời Nho học, Ban Chủ Biên đã loại bài của Nhà Biên khảo Nguyễn Thị Chân Quỳnh, mà chọn bài của tôi "Lược Sử Chế Độ Khoa Cử VN Thời Nho Học" sđd., trang 310-327. Trong khi tôi đã được chọn bài "Sơ Lược Về Hát Cải Lương" trong phần Môi trường Nghệ thuật, sđd., trang 444-458. Tôi chỉ được nghe GS Mục nói như vậy, nhưng không rõ Bà Chân Quỳnh có tì vết gì mà bị loại. GS Tuấn có biết gì về NBK Chân Quỳnh không, xin vui lòng cho tôi biết với.


     Hôm nay là mồng 3 Tết Nhâm Thân, nhằm ngày mở ngọ, khai xuân cho một năm mới, thành thực chúc GS Trần Anh Tuấn cùng Gia Đình dồi dào sức khỏe, vạn sự an lành, thịnh vượng.


     Thân kính với lòng quý mến


     Việt Thao Đào Đức Chương


* Gs. Đào Đức Chương là một trong những cây bút chủ lực của tạp chí Viện Việt Học.


+++++++++++++++++++++++++++++


THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH VÀ BUỔI THUYẾT PHÁP TẠI NEW YORK NGÀY 25-09-2001


LGT. Vĩnh Đào là một trưởng trong Phong Trào Hướng Đạo Việt Nam tại hải ngoại. Ông tốt nghiệp Tiến Sĩ Văn Chương tại đại học Sorbonne, Pháp và là cựu Chủ Tịch Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam (International Central Committee of Vietnamese Scouting -ICCVS-, nhiệm kỳ 1993-2002.)


Bài của tiến sĩ Vĩnh Đào gửi cho TAT ngày 5.2.202. Ý kiến của tác giả Vĩnh Đào trong bài hoàn toàn không liên hệ gì đến phong trào Hướng Đạo Việt Nam tại hải ngoại. Đây chỉ là ý kiến cá nhân của một trí thức gốc Việt tại Pháp.


Vĩnh Đào


Thiền sư Thích Nhất Hạnh vừa qua đời. Đã có nhiều ý kiến đề cao những thành tựu to lớn của Thiền sư trong việc phổ biến tư tưởng Phật giáo và triết lý Thiền học đến các nước lớn Tây phương. Hơn 70 quyển sách viết bằng các ngoại ngữ Anh, Pháp được phát hành rộng rãi khiến cho Thiền sư là một nhà tư tưởng lớn và có uy tín trên thế giới. Những hoạt động tôn giáo ở trong và ngoài nước cũng như những vận động về hoà bình của Thiền sư cũng rất nhiều, không thể bàn đến hết. Tôi chỉ trở lại một sự kiện, đã được nhiều người biết, nhưng đối với tôi, nó có một tầm quan trọng đặc biệt để đánh giá một con người, nên xin trở lại với ít nhiều chi tiết.


Ngày 11-09-2001, cuộc tấn công khủng bố đồng loạt tại nhiều nơi trên nước Mỹ, kết thúc bằng hai chiếc phi cơ đâm thẳng vào hai cao ốc của Trung Tâm Thương Mại Thế Giới ở New York. Cuộc khủng bố đã khiến gần 3 ngàn người chết, một số lớn ngay tại thành phố New York. Trong khi nước Mỹ còn đang bàng hoàng trước một thảm cảnh chưa từng thấy thì một tin quảng cáo trên nhật báo New York Times thông báo một cuộc nói chuyện - thuyết pháp, vào cửa tự do, của Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ được tổ chức ngày 25-09, lúc 7 giờ tối, tại Riverside Church, một nhà thờ thuộc một Giáo hội Tinh Lành Mỹ, tại số 91 Claremont Avenue, New York.


Cuộc nói chuyện được chia thành ba phần, và mục đích là thuyết pháp về phản ứng tâm lý sau cuộc khủng bố. Nhà sư bắt đầu kể về kinh nghiệm của chính mình: "Trong cuộc chiến ở Việt Nam, có rất nhiều bất công, và hàng ngàn người, bao gồm cả bạn bè của tôi, nhiều đệ tử của tôi, đã bị giết. Tôi đã rất tức giận. Có lần tôi được tin thành phố Bến Tre, một thành phố 300 ngàn dân, bị không quân Mỹ bắn phá chỉ vì một số du kích cố bắn rơi máy bay Mỹ, nhưng không thành công, và họ bỏ đi. Và thành phố đã bị phá hủy. (…) Tôi đã rất tức giận."


Mục đích của cuộc thuyết pháp là khuyên dân chúng Mỹ chế ngự sự căm phẫn, lòng hận thù của mình: "Hận thù không bao giờ có thể trả lời hận thù; tất cả bạo lực là bất công. Đối phó với bạo lực bằng bạo lực chỉ có thể mang lại thêm bạo lực và bất công, nhiều đau khổ hơn, không chỉ cho người khác mà còn đau khổ cho chính chúng ta. (…) Nước Mỹ sẽ có thể làm một hành động tha thứ sẽ mang lại sự xoa dịu lớn cho nước Mỹ và cho thế giới. Đó là lý do tại sao gợi ý của tôi là thực hành tĩnh tâm, tập trung, tưới những hạt giống trí tuệ và từ bi đã có sẵn trong chúng ta, và học nghệ thuật chánh niệm. Đây là một cuộc cách mạng thực sự, một cuộc cách mạng duy nhất có thể giúp chúng ta thoát ra khỏi hoàn cảnh khó khăn nơi mà bạo lực và hận thù luôn chiếm ưu thế." Và để kết thúc buổi thuyết pháp, nhà sư trở lại với kinh nghiệm bản thân đã nói tới lúc khởi đầu: 2 "Lần đầu tiên nghe tin thị xã Bến Tre, một thành phố 300 ngàn dân bị máy bay oanh tạc Mỹ hũy diệt, tôi rất tức giận. Tôi không nói gì, tôi không làm gì cả. Là người tu hành, tôi quay lại với hơi thở của mình và nhìn sâu. Và lòng trắc ẩn trong tôi trỗi dậy. Tôi đã viết bài thơ này: Tôi ôm mặt vào hai tay. Không, tôi không khóc. Tôi ôm mặt vào hai tay. Để sưỡi ấm niềm cô đơn. Hai tay bảo vệ, Hai tay nuôi dưỡng, Hai tay ngăn cản Linh hồn tôi đừng bỏ rơi tôi trong cơn giận dữ." Bài ghi chép theo bản ghi âm toàn bộ buổi thuyết pháp có thể đọc trên mạng: http://www.buddhismtoday.com/.../ethi.../embracing_anger.htm


Khuyên dứt bỏ hận thù để tha thứ cũng là chức năng cao cả và nhiệm vụ của nhà tu hành. Nhưng đem mình ra làm gương mẫu cho từ bi hỉ xã mà dựa trên một điều gian trá là việc không thể tưởng tượng được. Thành phố Bến Tre, theo số thống kê chính thức vào năm 2009, tức là vào khoảng thời điểm buổi thuyết pháp, là 143.639 người. Vào lúc chiến tranh, khoảng 40 năm trước đó, dân số của thị xã Bến Tre không thể quá 70 ngàn người.


Tiếp đó, trong thời gian chiến tranh phóng viên quốc tế đến săn tin chiến trường tại miền Nam đông như kiến, việc ném bom "hủy diệt" (destroy) cả một thị xã Bến Tre không thể nào dấu nhẹm, vậy tại sao không có một dòng nào trên báo chí thế giới thời đó? Không thể nói là nhà sư lẫn lộn với những nguồn tin không xác thực. Vì, vào thời điểm cuộc nói chuyện, chiến tranh đã chấm dứt gần 30 năm rồi, nhà sư dư thời giờ để kiểm chứng đâu là sự thật, đâu là tuyên truyền vô tội vạ. Và đâu ra con số 300 ngàn người của một thành phố bị hủy diệt?


Phải chăng, so với số 3 ngàn nạn nhân của cuộc khủng bố Al-Qaida thì "tội ác khủng bố" của quân đội Mỹ cả trăm lần lớn hơn? Rất có thể là một số đông người ngồi nghe buổi thuyết pháp đều sinh ra sau chiến tranh và một phần lớn rất mù mờ về những sự kiện đã xảy ra, nên nhà sư lợi dụng việc đó để gieo rắc một mặc cảm tội lỗi nơi những người ngồi nghe và tin tưởng nơi lời nói của một nhà tu hành.


Và bài thơ kết thúc cuộc thuyết pháp cũng là một sự gian dối nhằm minh họa cho lòng từ bi thánh thiện của mình. Làm người, không có ai tránh được lỗi lầm. Một sự thành tâm nhận lỗi cũng đủ để chuộc lại lỗi lầm. Nhưng nhà sư không bao giờ trở lại những điều ông đã tuyên bố, khiến cho người ta có thể nghĩ là đối với ông, gian dối là một điều rất bình thường. Nhà sư Thích Nhất Hạnh đã sống và ra đi với một sự gian dối không gột rửa. Không, đối với tôi, ông Thích Nhất Hạnh không phải là một thiền sư.


vinhdao 01/2022


++++++++++++++++++++++++++++++++


Gs. Nguyễn Thành Tương


Gs. Nguyễn Thành Tương là hội viên Hội Cựu Học Sinh Hồ Ngọc Cẩn, Gia Định viết:


Một sư ông còn quá nhiều sân si, tham vọng, phán đoán thì thiên lệch, thích dề cao cái tôi.  Một bực tu hành như thế thì ta cũng chắng nên tôn sùng quá đáng.  Cảm ơn bạn Trần Anh Tuấn nhiều.


Mùng 5 Tết Nhâm Dần (năm nay Dân không còn Nhầm nữa đâu!)


Nguyễn Thành Tương