Hà Văn Thùy: VỀ CỘI NGUỒN NGƯỜI VIỆT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA KHOA HỌC NHÂN VĂN VIỆT NAM

01 Tháng Mười Một 20228:44 SA(Xem: 2191)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 2 – THỨ BA 01 NOV 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


SINH HOẠT HỌC THUẬT


VỀ CỘI NGUỒN NGƯỜI VIỆT

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA KHOA HỌC NHÂN VĂN VIỆT NAM


Hà Văn Thùy


image003Làng Bán Pha gần Tây An, Thiểm Tây nơi chôn nhau cắt rốn của người Việt hiện đại 7000 năm trước.

 

Hà Nội 01.10.2022 - Trung Tâm Văn Hóa Minh Triết

image005

TRUNG TÂM MINH TRIẾT

SINH HOẠT HỌC THUẬT


CHỦ ĐỀ


TÌM VỀ CỘI NGUỒN TỘC VIỆT


DIỄN GIẢ, NHÀ NGHIÊN CỨU VĂN HÓA


HÀ VĂN THÙY


Tại Tòa nhà NÚI TRÚC-SQUARE, Tầng 10,


Số 17-19 ngõ Núi Trúc, phố Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội.


Vào hồi 13 giờ 30, Thứ Bảy, ngày 01 tháng 10 năm 2022


Kính Mời


Quý Anh/Chị, những người quan tâm tới Lịch Sử - Văn Hoá - Cội nguồn Dân tộc Việt Nam, tham dự và đóng góp ý kiến.


Trân trọng!


Giám đốc Trung Tâm


NGUYỄN KHẮC MAI


Ngày 1.10. 2022, tại Hà Nội, tại Tòa nhà NÚI TRÚC-SQUARE, Tầng 10, Số 17-19 ngõ Núi Trúc, phố Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội.


TRUNG TÂM MINH TRIẾT


SINH HOẠT HỌC THUẬT


CHỦ ĐỀ


TÌM VỀ CỘI NGUỒN TỘC VIỆT


DIỄN GIẢ, NHÀ NGHIÊN CỨU VĂN HÓA


HÀ VĂN THÙY


Cùng đợt ra Hà Nội lần này, nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy báo cáo về chuyên đề trên tại Câu lạc bộ Thăng Long và báo cáo trong cử tọa hẹp của Trung tâm Minh triết và Trung tâm   chuyên đề Nguồn gốc người Việt và Khoa học Nhân văn Việt Nam để chuẩn bị cho Hội thảo Khoa học Xã hội nhân văn Việt Nam thành tựu vấn đề và phương hướng phát triển.


Lê Khánh, Trung tâm Minh triết Việt


+++++++++++++++++++++++++++++


image001Diễn giả Hà Văn Thùy, nhà nghiên cứu Văn Hóa cổ sử Việt đang thyết trình tại Trung tâm Minh Triết tại Hà Nội ngày 01/10/2022. Ảnh do tác giả cung cấp.


image003Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Minh Triết tại Hà Nội, tòa nhà NÚI TRÚC-SQUARE, Tầng 10, Số 17-19 ngõ Núi Trúc, phố Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội. Ảnh tác giả cung cấp.

image003Quý quan khách tham dự buổi hội thảo tại Trung tâm Minh Triết ở Hà Nội. Ảnh tác giả cung cấp.

VỀ CỘI NGUỒN NGƯỜI VIỆT

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA KHOA HỌC NHÂN VĂN VIỆT NAM

image007

Hà Văn Thùy


Về cội nguồn tộc Việt


Khoa học nhân văn là khoa học về con người nên có vai trò hướng dẫn sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử văn hóa nhân loai. Thế kỷ XIX và XX song hành hai lý thuyết về nguồn gốc loài người. Thuyết Nguồn gốc châu Phi (Out of Africa hypothesis) và Thuyết Đa vùng (Multiregional hypothesis). Nhưng sang thế kỷ XX, với phát hiện người Bắc kinh Chu Khẩu Điếm, Thuyết Đa vùng thắng thế cho rằng, châu Âu là quê hương người da trắng, châu Phi sinh ra người da đen và châu Á xuất hiện người da vàng. Người vượn Bắc Kinh là tổ tiên dân cư châu Á. Được dạy như thế, “kẻ sỹ” Việt Nam tin vậy và hơn thế kỷ xây dựng khoa học nhân văn theo chủ thuyết đó.


Nhưng sang thế kỷ mới, công nghệ sinh học khám phá rằng loài người được sinh ra tại quê hương duy nhất châu Phi sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Khám phá chấn động này buộc phải viết lại lịch sử loài người. Nhưng những nhà viết sử găp phải nhiều vấn đề nan giải: i. Thời gian ra khỏi châu phi khi nào? ii Những con đường nào đưa người di cư ra thế giới? Di truyền học có nhiều điều kỳ diệu nhưng không phải phép màu nên không thể trả lời mọi câu hỏi. Những khám phá di truyền thường được kiểm tra bằng di vật khảo cổ. Tuy nhiên, con đường ra ngoài châu Phi đã bị nước biển nhấn chìm nên cho đến nay vẫn có những ý kiến khác nhau về vấn đề này. Cụ thể là những thuyết sau:


Năm 1998, J.Y. Chu của Đại học Texas công bố tài liệu: “Con người xuất hiện ở châu Phi 160.000 năm trước. 70.000 năm trước di cư tới Việt Nam. 50.000 năm trước, người từ Việt Nam lan tỏa ra các đảo Đông Nam Á, Nam Thái Bình Dương, châu Úc và chiếm lĩnh Ấn Độ. 40.000 năm trước đi lên chiếm lĩnh Hoa lục sau đó qua eo Bering sang châu Mỹ. Năm 2003, Stephen Oppenheimer công bố: “Con người ra khỏi châu Phi 85-90.000 năm trước tới Bán đảo A Rập, sau đó theo ven bờ biển Ấn Độ đi về phía Đông. Khoảng 80.000 năm trước, một dòng người xâm nhập Ấn Độ, làm nên dân cư đầu tiên ở đây. 74.000 năm trước, núi lửa Toba trên đảo Sumatra phun trào, tỏa nham thạch tiêu hủy toàn bộ dân cư và môi trường sống trên đất Ấn Độ. Trong khi đó dòng di cư chính đi tiếp đến Đông Nam Á và tới Việt Nam 70.000 năm trước. Người từ Việt Nam lan tỏa ra nhiều khu vực của thế giới.


Cũng năm 2003, Spence Wells của Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ cho rằng: “Có hai đợt di cư. Đợt đầu diễn ra 60.000 trước, theo con đường phương Nam tới Đông Nam Á, châu Úc. Đợt sau diễn ra 45.000 năm trước. Con người từ Trung Đông vào Trung Á, sinh sôi rồi đi ra làm nên phần lớn nhân loại ngoài châu Phi. Một dòng đi về phía Đông, làm nên dân cư Đông Á.


Đáng chú ý là, trong tài liệu công bố năm 2012, Oppenheimer thay đổi ý kiến, dựa trên đồng hồ sinh học, ông cho rằng: “Con người ra khỏi châu Phi 72.000 năm trước, sau tai biến Toba.” Dựa trên ý kiến của Oppenheimer kết hợp với chủ trương của Spence Wells, hiện nay nhiều nhà nghiên cứu đề xuất kịch bản: “Đoàn di cư phía nam làm nên dân cư Ấn Độ rồi sau đó, người từ Ấn Độ theo hành lang Đông Bắc sang làm nên dân cư Đông Á.”


Năm 2004, tiếp cận các tài liệu mâu thuẫn trên, tôi hơi hoang mang không hiểu sự thực ra sao. Sau đó nhờ đọc cuốn Nhân chủng học Đông Nam Á của Giáo sư Nguyễn Đình Khoa nói rằng: “Vào thời Đá mới, dân cư Việt Nam gồm hai đại chủng Mongoloid và Australoid. Họ hòa huyết với và con cháu họ hòa huyết tiếp, sinh ra bốn chủng người Việt cổ: Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid, cùng thuộc nhóm loại hình Australoid. Sang thời Kim khí, người Mongoloid xuất hiện, trở thành chủ thể dân cư Việt Nam. Người Australoid biến mất khỏi đất này, không hiểu do nhập cư hay đồng hóa?” Đồng thời tôi cũng đọc được tài liệu khảo cổ phát hiện di cốt người Mongoloid ở Liễu Giang Quảng Tây và người Australoid ở hồ Mungo châu Úc 68000 năm trước. Khảo cổ cũng tìm được 47 chiếc răng người hiện đại ở Động Phúc Nham tỉnh Hồ Nam 80.000 năm trước. Khi đọc kỹ tài liệu của nhóm J.Y. Chu, thấy có ghi: “Người Mongoloid cũng có thể từ phía nam lên.”


Từ những thông tin trên, tôi đi tới nhận định: “Khoảng 90.000 năm trước, hai đại chủng Australoid và Mongoloid, qua cửa Hồng Hải tới Bán đảo A Rập. Tại đây họ gặp gỡ và giao phối với người Neanderthal, nhận một lượng gen của người đứng thẳng và mang theo trong suốt hành trình. Khoảng 85.000 năm trước, toàn bộ người Australoid và phần nhỏ người Mongoloid theo ven biển Ấn Độ đi sang phương Đông. Một nhóm “đi tàu nhanh” đến Động Phúc Nham, Hồ Nam 80.000 năm trước. Có lẽ do khí hậu bất lợi, nhóm này bi tiêu diệt, chỉ để lại 47 chiếc răng. 80.000 năm trước có một bộ phận vào đất Ấn Đô, sinh ra dân cư đầu tiên ở đây. Nhưng 74.000 năm trước, núi lửa Toba phun trào, họ bị hủy diệt. Trong khi đó, dòng di cư đi chậm đã thoát khỏi tai họa Toba, vào Đông Nam Á và sau 15.000 năm hành quân, đã tới Việt Nam 70.000 năm trước. Trên thực tế, chỉ có duy nhất con đường di cư này.” Từ Việt Nam, người Việt cổ lan tỏa ra toàn thế giới.


Trong khi đó, các tác giả theo trường phái “hai con đường” đưa ra kết luận: “Con đường di cư phương Nam làm nên dân cư Đông Nam Á mã di truyền Australoid. Con đường phương Bắc làm nên người nông dân Trung Quốc chủng Mongoloid. Một lượng lớn nông dân Trung Quốc tràn xuống thay thế người bản địa, làm nên dân cư Việt Nam và Đông Nam Á.” Tôi đã đưa nhiều chứng cứ phản bác quan điểm này: Dân cư lưu vực Hoàng Hà xuất hiện muộn nên số lượng ít, không thể thay thế đân cư Đông Nam Á quá đông, 38.000 năm trước đã chiếm hơn 60% nhân số thế giới. Chứng lý quan trọng nhất là: nếu kịch bản thay thế dân cư xảy ra thì người Việt Nam hiện nay phải là con cháu người Trung Quốc. Mặc nhiên, đa dạng sinh học thấp hơn người Trung Quốc. Trong khi đó những khảo cứu di truyền dân cư châu Á đều xác nhận: “Người Việt Nam đa dạng sinh học cao nhất châu Á, có nghĩa, người Việt Nam là dân cư già nhất châu Á.” Chứng cứ này hoàn toàn bác bỏ quan điểm hai con đường. May mắn là, do chọn đúng đường hướng nghiên cứu, chúng tôi đã thành công trong việc khám phá lịch sử hình thành dân cư châu Á. Trong khi đó học giả thế giới đang mò mẫn trong mê lộ.


Tôi buộc phải trình bày cụ thể như vậy để bạn đọc hiểu cho, việc “nhận đường”có ý nghĩa quyết định. Thành bại ở chỗ này. Sai một ly đi một dặm, dẫn tới thất bại. Do chọn đúng đường mà từ năm 2006 trong cuốn Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt, tuy còn sơ lược nhưng tôi đã trình bày chính xác tiền sử người Việt. Những cuốn sau như Hành trình tìm lại cội nguồn, Viết lại lịch sử Trung Hoa, Góp phần nhận thức lại lịch sử văn hóa Việt, Tiền sử người Việt… được bổ sung chi tiết hơn nhưng nội dung cơ bản không thay đổi.


Tới đây xin tóm tắt quá trình hình thành dân cư và văn hóa phương Đông và Việt Nam như sau:


Hai đại chủng người châu Phi Australoid và Mongoloid theo ven biển Ân Độ tới Việt Nam 70.000 năm trước. Tại đây họ gặp gỡ, hòa huyết sinh ra bốn chủng người Việt cổ: Indonesian, Melanesian, Negrito thuộc loại hình Australoid. Trong khi đó có những nhóm Mongoloid đi lên Tây Bắc Việt Nam và sống biệt lập trong môi trường lạnh giá. 50.000 năm trước, ba chủng người Austroloid di cư ra các đảo Đông Nam Á, châu Úc và Ấn Độ. 40.000 năm trước, một đợt di cư khác xảy ra. Trong khi cộng đồng Australoid chiếm lĩnh Hoa lục thì người Mongoloid từ Tây Bắc Việt Nam theo hành lang Ba Thục đi lên đất Mông Cổ. Ban đầu sống săn bắn hái lượn trên đồng băng, khi băng hà tan, họ chuyển sang du mục. Do giữ được thuần chủng nên được gọi là người Mông cổ phương Bắc.


Lên nam Hoa lục, người Hòa Bình Việt Nam bắt đầu trồng trọt rau củ quả sau đó là kê và lúa, xây dựng nền nông nghiệp phát triển. Khi Kỷ Băng hà kết thúc, người Việt mang kê và lúa lên lưu vực Hoàng Hà. 7.000 trước, tại di chỉ Bán Pha Thiểm Tây, người nông dân Việt gặp gỡ hòa huyết với người Mông Cổ du mục, sinh ra người Việt hiện đại chủng Mongoloid phương Nam. Người Viêt hiện đại tăng số lượng, trở thành chủ thể dân cư lưu vực Hoàng Hà. Khoảng 5300 năm trước, Thần Nông tổ của người Việt xây dựng nhà nước đầu tiên ở phương Đông với kinh đô Lương Chử vùng Thái Hồ. Theo chúng tôi, đây là nhà nước Xích Quỷ trong truyền thuyết.


Khoảng năm 2698 TCN, người Mông Cổ đánh chiếm miền Trung Hoàng Hà, lập nhà nước Hoàng Đế. Tỵ nạn chiến tranh, người Việt hiện đại chạy xuống Nam Dương Tử rồi di cư tiếp xuống Nam Trung Quốc và Việt Nam, đem gen Mongoloid chuyển hóa di truyền dân cư Nam Dương Tử và Việt Nam sang chủng Mongoloid phương Nam. Khoảng 2000 năm TCN, toàn bộ dân cư Việt Nam mang mã di truyền Mongoloid phương Nam.


Có một vấn đề chưa thấy học giả quốc tế đề cập.


Đó là việc chủng Mongoloid phương Nam ra đời muộn, khoảng 7000 năm trước nhưng vì lẽ gì, chỉ sau 5000 năm, tới đầu Công nguyên, trở thành chủ thể dân cư châu Á? Chúng tôi cho rằng, 70.000 năm trước, khi hai đại chủng Australoid và Mongoloid hòa huyết sinh ra người Việt cổ thì do số lượng người Australoid đông áp đảo nên toàn bộ dân cư mang mã di truyền Australoid. Tuy nhiên, trong máu của họ vẫn tồn tại một lượng gen Mongoloid, trong đó ở chủng đa số Indonesian tỷ lệ cao nhất. Vì vậy, khi hôn phối với người Australoid, dân Mongoloid bổ sung cho con mình một lượng gen Mongoloid, khiến cho lượng máu Mongoloid trong con lai tăng lên, vượt giới hạn của chủng Australoid, trở thành chủng Mongoloid phương Nam. Đến lượt những con lai trưởng thành, hôn phối với đồng bào của mình, cũng bổ sung cho con một lượng gen Mongoloid để trở thành người Mongoloid phương Nam. Cứ vậy, như trò chơi Domino hay như phản ứng dây chuyền, dù không có mặt của người phương Bắc thì dân cư Đông Nam Á cũng tự động chuyển hóa sang chủng Mongoloid phương Nam.


Người Việt là chủ nhân Kinh Dịch. Khảo cổ phát hiện ngôi mộ ở trấn Bộc Dương Hà Nam 6500 năm trước, được cho là mộ của Phục Hy. Trong mộ có hình Thanh long, Bạch hổ, phương vị của nhị thập bát tú nên học giả cho rằng Kinh Dịch được hoàn thành vào thời điểm này. Tại văn hóa Lăng Gia Than 5800 tuổi ở tỉnh An Huy lần đầu tiên phát hiện con rùa bằng ngọc với đồ hình Bát quái. Như vậy chắc chắn thời điểm này Kinh Dịch đã hoàn thiện. Trong khi đó, người Trung Quốc nhận là con cháu Hoàng Đế, người đánh trận Trác Lộc năm 2698 TCN. Như vậy sinh sau khi Kinh Dịch ra đời 1200 năm nên không thể làm ra kinh Dịch. Sự thật, Kinh Dịch là sáng tạo của tộc Việt, được hoàn thành vào thời Phục Hy, là bản kinh vô tự (không có chữ) rồi truyền qua thời Hoàng Đế. Đến thời Chu, Văn Vương và Khổng Tử bổ sung Thoán từ, Hào từ … thành Chu dịch.


Ai làm ra chữ Nho. Truyền thuyết Trung Quốc nói rằng, Hoàng Đế sai Thương Hiệt làm ra chữ. Nhưng đó chỉ là truyền thuyết. Không chỉ thời Hoàng Đế chưa có chữ mà tới nhà Hạ cũng chưa có. Chữ tượng hình xuất hiện sớm nhất ở An Dương, kinh đô nhà Ân khoảng 1400 năm trước. Nhưng thời gian dài không biết nguồn gốc từ đâu ra. Tại đây cũng tim được hàng trăm ngàn mảnh Giáp cốt văn nên cho rằng Giáp cốt văn là cội nguồn của chữ viết Trung Quốc. Sau này khảo cổ học tìm được Giáp cốt văn sớm nhất tại văn hóa Giả Hồ 9000 năm trước, chữ khắc trên đá ở Cảm Tang Quảng Tây khoảng 6000 năm trước và nhiều nơi khác. Do tìm được những ký tự tượng hình sớm nhất trên bãi đá khắc Sa Pa 10.000 năm trước, và hai đĩa gốm khắc chữ Thượng và chữ Sĩ ở văn hóa Hòa Bình 8000 năm trước, chúng tôi cho rằng, người Việt cổ đã phác họa những chữ tượng hình đầu tiên rồi đưa lên Trung Quốc. Năm 1400 TCN khi chiếm đất An Dương của người Việt, bắt gặp Giáp cốt văn, vua Bàn Canh đã sử dụng “họa sư” người Việt sản xuất thật nhiều chữ Giáp cốt. Từ đây, chữ tương hình ra đời. Có thể nói là, người Việt đã kiên trì sáng tạo chữ tượng hình trải qua hàng nghìn năm và nhà Thương là lớp con cháu hoàn thành sự nghiệp này.


Về nhà nước Văn Lang.


Sau 80 năm nghiên cứu văn hóa Lương Chử (1936-2016) học giả Trung Quốc phát hiện, 5300 năm trước nhà nước đầu tiên của phương Đông được xây dựng, diện tích bằng nửa Trung Quốc, kinh đô tại Lương Chử, Hàng Châu. Chủ nhân của nhà nước này là người Lạc Việt (Haplogoup O3M122), được gọi là Vũ nhân hay Vũ dân, thờ vật tổ chim và thú. Từ khám phá này cho thấy đây chính là kinh đô nước Xích Quỷ trong truyền thuyết. Vũ nhân, Vũ dân gợi ý về họ Hồng Bàng. Vật tổ chim và thú là dấu tích của Rồng-Tiên. Điều nầy đã được trình bày trong cuốn Nhà nước Xích Quỷ từ huyền thoại đến hiện thực. Thực tế cho thấy không hề có nhà nước Văn Lang thành lập năm 700 TCN vì theo tài liệu địa chất thủy văn đồng bằng sông Hồng thì khi đó, nơi này còn là vịnh Hà Nội. Chỉ tới khoảng 300 năm TCN, khi nước biển rút, phần chủ thể của đồng bằng mới xuất hiện và dân xung quanh kéo về khai phá. Không ai có thể thành lập quốc gia trên biển nước!


Về lịch sử Việt Nam.


Lịch sử là kết quả hoạt động xã hội của con người. Muốn biết lịch sử người Việt phải biết quá trình hình thành người Việt. Người Việt Nam hình thành theo hai thời kỳ. 70.000 năm trước là người Việt cổ mã di truyền Australoid. Khoảng 2500 năm TCN, người Việt hiên đại chủng Mongoloid phương Nam từ lưu vực Hoàng Hà trở về chuyển hóa di truyền người Việt cổ sang người Việt hiện đại. Tới 2000 năm TCN, toàn bộ dân cư Việt Nam thuộc chủng Mongoloid phương Nam. Sau đó, do biến động lịch sử ở phía Bắc, người từ Thái Sơn-Trong Nguồn và Nam Dương Tử liên tục trở về Việt Nam, mang theo văn minh phương Bắc về xây dựng đất nước. Điển hình là Triệu Vũ Đế, Lê Hoàn, Đinh Bộ Lĩnh, nhà Trần… Do vậy, lịch sử Việt Nam phải bao gồm lịch sử của người Việt khai phá phương Bắc.

image009image011image013image015image017image019image021image023

Những vấn đề của khoa học nhân văn Việt Nam.


Sang khai hóa phương Đông, học giả phương Tây mang theo vũ khí trí tuệ siêu việt là Thuyết Đa vùng của nguồn gốc loài người (Multireoginal hypothesis) với da trắng thượng đẳng. Trên cơ sở đó là quan niệm Âu trung: châu Âu là trung tâm của thế giới và Hoa tâm: Trung Hoa là trung tâm của văn minh châu Á. Hơn trăm năm khoa học nhân văn Việt Nam được dựng trên cái nền vững chắc: Người Bắc Kinh Homo pekinensis là tổ tiên dân da vàng châu Á. Từ phía Tây, người Hán xâm nhập miền Trung Hoàng Hà xây dựng văn minh Hoa Hạ rồi mang văn minh Hoa Hạ xuống khai hóa các sắc dân bán khai phương Nam. Đông Nam Á là vùng trũng của lịch sử, dân nơi đây không hề có thiên tư sáng tạo. Đồ đá mài Hòa Bình là từ lưu vực Hoàng Hà đưa xuống. Nghề đúc đồng từ Hallstatt Đông Âu đưa tới lưu vực Hoàng Hà 1000 năm TCN và 500 năm TCN người thợ Trung Quốc truyền xuống Việt Nam. Năm 333 TCN, nước Sở diệt nước Việt. Con cháu của Viêt vương Câu Tiễn chạy xuống Bắc Bộ Việt Nam, làm nên dân cư Việt Nam hôm nay. Tiếng Việt vay mượn 70% từ ngôn ngữ Hán…


Trí thức Việt Nam thời thuộc địa mang hai đặc điểm: vừa là nô lệ vừa là học trò. Là tên nô lệ trong vai học trò, là kẻ học trò trong thân phận nô lệ! Nhiệm vụ của họ là học thuộc những điều ông thầy Tây truyền giảng, nghề nghiệp đầu tiên của họ là thông ngôn. Thành tựu của họ là đem những điều học được từ ông thầy Tây truyền lại cho đồng bào và phục vụ yêu cầu của nhà nước cai trị. Vì ở vị trí học trò nên kiến thức của họ hạn chế, không thể vượt qua thầy. Mặt khác, trong thân phận nô lệ, họ không có quyền cãi lại ông chủ. Do vậy, suốt thời thuộc địa, tầng lớp trí thức dân tộc mắc hội chứng học trò-nô lệ, ở vào vị thế bị động, không được tạo điều kiện chủ động sáng tạo. Trong hoàn cảnh như vậy, trí thức Việt tiếp thu thụ động những kiến thức ông thầy Tây truyền dạy, cả cái đúng lẫn cái sai. Cái sai cũng được truyền bá rộng rãi, trở thành tri thức nền tảng của xã hội Việt Nam. Hoàn toàn không có khả năng phản biện.


Khi đất nước được giải phóng thì ngoài những yếu tố chính trị bị loại bỏ, nhà nước độc lập tiếp thu phần lớn tri thức của nền giáo dục thời trước. Không chỉ vậy, hội chứng học trò-nô lệ như thứ bệnh di căn sống dai dẳng trong trí thức: không chịu độc lập suy nghĩ, tin hoàn toàn vào thầy, thiếu tinh thần phản biện... Một hạn chế khác cũng rất đáng kể là do ngoại ngữ kém nên khó tham khảo tài liệu. Vả lại tài liệu cũng rất hiếm nên không có điều kiện mở mang kiến thức. Những nhược điểm này không chỉ tồn tại suốt nửa sau của thế kỷ XX mà còn kéo dài tới nay, khiến cho khoa học nhân văn Việt Nam lạc hậu thê thảm so với thế giới. Thí dụ: năm 2005, trong bài trả lời Tiến sỹ Mrc Oxenham của Đại học Quốc gia Úc trên BBC tiếng Việt, Giáo sư Trần Quốc Vượng tuyên bố dõng dạc: “Việt Nam ủng hộ Thuyết Đa vùng của nguồn gốc loại người,” trong khi gần chục năm trước, thuyết này đã chết lâm sàng. Tới năm 2012, ông còn khẳng định: “Với phương pháp này (di truyền học), các nhà nghiên cứu kết luận rằng tất cả các con người hiện đại đều sinh ra từ một tổ tiên chung ở châu Phi trong khoảng 200.000 năm trước. Tuy nhiên tư liệu hóa thạch người dường như lại không hoàn toàn ủng hộ cho quan điểm một trung tâm phát sinh người duy nhất này.” (Lịch sử Việt Nam. Nxb Giáo dục. H, 2012. T 1, trang 22) Lời xác quyết của bậc danh sư đóng lại con đường dẫn khoa học nhân văn Việt Nam kết nối với khoa học hiện đại. Không chỉ vậy, cuốn sách này còn cho rằng: “140.000 năm trước, người “đi” thẳng Homo erectus sinh ra người Việt hiện đại.” Năm 2018, người đứng đầu ngành sử, Giáo sư Phan Huy Lê còn tuyên bố: “Tiền sử Việt nam kéo dài tới 800.000 năm TCN.” Do vậy, lịch sử Việt Nam lạc hậu thê thảm so với thế giới, hoàn toàn không biết rằng, di truyền học đã thay đổi khoa học nhân văn, đưa Sử học trở thành khoa học chính xác


Có thể hiểu biết của tôi còn hạn chế, nhưng tôi nhận thấy ít nhất có một người trong lĩnh vực khoa học nhân văn đã vượt qua nhận thức đương thời, là Giáo sư Nguyễn Đình Khoa. Năm 1963, ông từ Nga về Đại học Tổng hợp Hà Nội. Là người được đào tạo bài bản về nhân chủng học, ông rà soát lại toàn bộ sưu tập sọ cổ của Việt Nam, thấy rằng kết quả giám định của học giả Pháp chưa chính xác. Vậy là ông cùng học trò tập trung khảo sát lại 70 sọ cổ, đưa ra nhận định của riêng mình. Luận văn của ông được đánh giá cao, được Đại học Tổng hợp Matscơva trao bằng Tiến sỹ. Năm 1983 ông xuất bản cuốn Nhân chủng học Đông Nam Á. Có lẽ đoạn văn giá trị nhất của cuốn sách là: “Thời đồ đá, trên đất Việt Nam xuất hiện hai đại chủng Australoid và Mongoloid. Họ lai giống với nhau và con cháu họ lai giống tiếp, sinh ra bốn chủng người Việt cổ là Indonesian, Melanesian, Negritoid và Vedoid cùng thuộc nhóm loại hình Australoid. Sang thời kim khí, người Mongoloid xuất hiện và trở thành chủ thể dân cư Việt Nam. Người Australoid biến mất trên đất này, không hiểu do di cư hay chuyển hóa di truyền.” Nhiều năm cố đọc nhưng tôi không hiểu đoạn văn này. Chỉ năm 2004 khi nghiên cứu tài liệu di truyền học về cuộc di cư của người châu Phi tới Việt Nam, thì nhờ cuốn sách, có lẽ tôi là người sớm nhất biết rằng người di cư châu Phi tới Việt Nam là hai đại chủng Australoid và Mongoloid và cũng biết dân cư Việt Nam được hình thành như thế nào. Cũng từ đó, tôi mới trả lời được những câu hỏi mà Giáo sư Nguyễn Điình Khoa đề xuất. Phần lớn tác giả trong và ngoài nước không hiểu thông tin này vì vậy, sách của ông hầu như không được trích dẫn.

image025

Bản đồ phân bố dân cư Đông Á

Haplogroup C = Melanesian strain

Haplogroup D = Negritos strain

Halogroup N = Mongoloid strain

Halogruop O = Indonesian strain


Phải 30 năm sau, vào năm 2013 tôi mới thấy trong bài báo Suy luận về lịch sử dân cư Đông Á theo nhiễm sắc thể Y (Inferring human history in East Asia from Y chromosomes) của Vương Truyền Siêu và Lý Huy Đại học Phúc Đán công bố khám phá bốn chủng người đó trên địa bàn Đông Á (hình trên). Do khảo sát thực trạng dân cư nên hai tác giả chỉ biết sự có mặt của họ mà không biết họ xuất phát từ đâu nên đưa ra suy đoán thiếu thực tế. Trong khi đó tôi hiểu, họ từ Việt Nam đi lên. Nhờ vậy mà giải quyết hợp lý những vấn đề dân cư Đông Á. Thực tế cho thấy, do suy nghĩ độc lập tự chủ, Giáo sư Nguyễn Đình Khoa đã khám phá ra sự thật lịch sử.


Bạn cùng lớp với tôi, Phó giáo sư nhân học Võ Hưng có lần tâm sự: “Khi mình xin làm đề tài nhân chủng người Việt, thầy Khoa nói: “Nhân chủng Đông Nam Á đã làm xong!”” Thầy Khoa nói không sai. Nhưng đó là với “nhân chủng học không có DNA” vào thời của Thầy. Jared Diamond của Đại học California có câu đáng suy ngẫm: “Những gì thuộc về con người mà không được di truyền học xác nhận đều không đáng tin cậy.” Khi áp dụng sinh học phân tử vào nhân học, nảy sinh biết bao điều thú vị. Tôi không nhớ đọc ở đâu đó: “Khi nhân học đạt tới mức độ phân tử thì nhà sinh học trở thành sử gia.” Phải nhiều suy nghĩ tôi mới hiểu sự thâm thúy của tác giả. Có những vấn đề quyết định nhất của lịch sử, không còn chỗ cho nhà chép sử kinh viện tra cứu hàng núi sách mà phải cần tới nhà sinh học tài năng, trung thực, qua kiểm nghiệm để khẳng định: hộp sọ này thuộc chủng nào, bao nhiêu ngàn năm tuổi? Bởi lẽ tiếng nói của ông quyết định chiều hướng của lịch sử! Mặc nhiên ông thành sử gia với ý nghĩa chân chính của từ này. Tiếc là Thầy Nguyễn Đình Khoa không có truyền nhân. Học trò của Thầy, PGS Nguyễn Lân Cường là người nổi tiếng nhưng công cụ của ông vẫn chỉ là thước, compa của nhân học cổ điển nên thành tựu khoa học chỉ quẩn quanh trong công nghệ đo sọ thô sơ!


Từ góc nhìn của kỷ nguyên mới cho thấy cuốn Lịch sử Việt Nam in 2012 của NXB Giáo dục có những sai lầm đáng tiếc sau:


Cho rằng 140.000 năm trước, người “đi” thẳng Homo erecrus chuyển hóa thành tổ tiên người Việt hiện đại. Điều này trái với khoa học, khiến lịch sử Việt Nam lạc điệu so với thế giới.


Xóa bỏ nhà nước Xích Quỷ-Văn Lang 2879 TCN tức là xóa bỏ thời kỳ lập quốc đầu tiên rực rỡ nhất của tộc Việt với  tổ Kinh Dương Vương thuộc họ Hồng Bàng, nòi giống Tiên Rồng.


Cho rằng nhà nước Văn Lang thành lập 700 năm TCN với 15 bộ là không đúng sự thật lịch sử vì khi đó đồng bằng sông Hồng còn là vịnh Hà Nội. Không ai có thể lập nước trên vịnh biển. Khi xác nhận nước Văn Lang 700 năm TCN là chúng ta đã bỏ mất diện tích và thời gian lịch sử của tổ tiên.


Cho rằng An Dương Vương là người Tày Cao Bằng không phù hợp thực tế. Sự thật An Dương Vương là hậu duệ của nhà nước Ba Thục, một bộ phận người Lạc Việt, thành lập ở Vân Nam, Tứ Xuyên 5000 năm trước. Năm 316 TCN khi nhà Tần diệt Ba Thục, vương triều lưu vong nhà Thục do Thục Chế dẫn đầu chạy xuống ở nhờ đất Vua Hùng, cùng dân Việt đánh bại quân Tần. Sau đó Thục Phán chiếm ngôi Vua Hùng, lập nước Âu Lạc. Khám phá văn hóa Tam Tinh Đôi cho thấy quá khứ vinh quang của nhà Thục.


Cho rằng Triệu Đà là người Hán xâm lăng nước Việt để lập quốc gia cát cứ là không thỏa đáng. Từ xa xưa, người Tày Thái là một nhánh Lạc Việt đi lên khai phá Hoa lục, trong đó có bộ tộc Tần sống ở miền Tứ Xuyên. Cuối thời Xuân Thu, một chi của Tần đi lên Nam Hoàng Hà, nhập nước Tấn, có công giúp các công tử nước Tấn. Khi mạnh lên, người Tần cùng Hàn, Ngụy chia nước Tấn thành ba nước Hàn, Triệu, Ngụy. Khi Tần diệt Triệu, Triệu Đà 20 tuổi, xung lính xuống đánh Lĩnh Nam, làm tới Huyện lệnh. Khi nhà Tần suy vong, ông cùng dân Việt nổi dậy lập Nam Việt. Triệu Đã là hậu duệ người Lạc Việt mà tổ tiên từ Việt Nam đi lên Trung Quốc sau đó trở về cùng dân Việt lập quốc gia độc lập. Niềm tín ngưỡng của nhân dân với ông suốt 2000 năm qua chứng tỏ điều này. Cũng không phải vô cớ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Triệu Đà là vị hiền quân…”


Một con người chưa biết tổ tiên là con người chưa trưởng thành. Một dân tộc xác định không đúng tổ tiên cũng là dân tộc chưa trưởng thành. Với khám phá mới, việc cần làm là viết lại lịch sử thời Tiền sử của người Việt.


Ngôn ngữ học lịch sử cũng có nhiều vấn đề. Thế kỷ XIX, do nhận ra mối liên quan giữa tiếng nói và các tộc người nên ngôn ngữ học tách ra một nhánh gọi là Ngôn ngữ học so sánh (sau này là ngôn ngữ học lịch sử) để khảo cứu nguồn gốc các chủng người. Nhưng sau 200 năm, nguồn gốc ngôn ngữ châu Âu (Proto-Indo-European) chưa tìm được. Tiếng Trung Quốc ban đầu được ghép vào họ Indo-China, sau đó chuyển sang họ Hán Tạng (Sino-Tibetan) nhưng thấy không ổn, gần đây học giả George van Driem của Đại học Berna đề nghị cho vào họ mới Trans-Himalaya. Có ý tưởng “mới mẻ” này là do van Driem ăn theo quan niệm sai lầm của trường phái “Người từ Ấn Độ theo hành lang Đông Bắc làm nên dân cư Đông Á.” Tôi đã nói với ông: “Không có chuyện người từ Ấn Độ làm nên dân cư Đông Á mà ngược lại, 40.000 năm trước, người Indonesian từ Tứ Xuyên di cư làm nên dân cư Tây Tạng, Miến Điện và người Dravidian ở Đông Bắc Ấn Độ. Vì vậy không hề có cái gọi là họ ngôn ngữ Xuyên Himalaya. Thực sự, đó là một nhánh của Indonesian.” Cố nhiên ông không thể nghe một gã tay ngang!


Tiếng Việt ban đầu xếp vào họ Indo-China, sau cho vào họ Sino-Tibetan. Thấy không ổn, chuyển sang họ Tày-Thái. Sau hai chục năm vẫn thấy không xong bèn dồn vào họ Nam Á. Tôi cho rằng, rồi cũng tới lúc bị bật ra bởi lẽ, như khám phá của H. Ferey hơn trăm năm trước Tiếng Việt là mẹ đẻ các tiếng nói (L'annamite, mère des langues: communauté d'origine des races celtiques, sémitiques, soudanaises et de l'Indo-Chine) do quá phong phú hay nói cách khác là cái “thân xác mẹ” quá lớn nên khi nhét vào bất cứ “khuôn khổ”con nào cũng sẽ bị bật ra! Điều này quá rõ, di truyền học phát hiện, tiếng Hoa, tiếng Thái, Mon-Khmer đều là con của tiếng Việt, chỉ có các nhà ngôn ngữ học chưa biết!


Thập niên 1970, Peter Belwood của Đại học Quốc gia Úc, dựa trên ngôn ngữ học lịch sử đưa ra Thuyết “Chuyến tàu nhanh đưa người Austronesian từ Đài Loan xuống các đảo Đông Nam Á,” được nhiều người ủng hộ. Nhưng nay di truyền học cho thấy là sai lầm vì dân Austronesian đã từ Việt Nam chiếm lĩnh vùng này 50.000 năm trước! Những nhà ngôn ngữ học bậc thầy của Viễn Đông Bác cổ dạy rằng “Tiếng Việt vay mượn 70% từ ngôn ngữ Hán.” Nhưng rồi thực tế chứng minh, tiếng Việt là mẹ ngôn ngữ Trung Hoa. Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt là cuốn sách được đánh giá cao, góp phần đưa Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn tới Giải thưởng Hồ Chí Minh là thí dụ điển hình. Trung thành với luận thuyết “tiếng Việt vay mượn ngôn ngữ Hán,” trong cuốn sách này tác giả “sáng tác”ra: “Trong cơ tầng tiếng Việt có lớp từ Hán cổ và lớp từ Hán-Việt Việt hóa (!)” Không hiểu sao giáo sư không tự hỏi, thêm hai “lớp từ Hán” này thì tiếng Việt còn lại gì? Mượn đến bao nhiêu? Cũng thật khó hiểu khi ông cho rằng chữ “Đầu” tiếng Việt là mượn từ chữ “Tóu” của Hán! Trong khi dễ dàng tra trong sách Thuyết văn giải tự, (danh chính ngôn thuận là cuốn từ điển chữ Hán đầu tiên nhưng trên thực tế lại là cuốn từ điển tiếng Việt), ghi: “ Đầu là thủ! 度侯切- độ hầu thiết: đọc là đầu.” Thời Hán chữ 頭 đọc là Đầu! Chỉ tới thời Thanh, người Mãn nói ngọng, phát âm Đ thành T, tạo ra tiếng quan thoại Mãn đại nhân (mandarin) của thời nô lệ, Đầu mới đọc thành Tóu. Chả lẽ nhà bác học không biết rằng, đến thời Đường, còn đọc là đầu trong bài thơ Bạch đầu ông vịnh của Lưu Hy Di (白頭翁詠). Vậy người Việt mượn khi nào?! Cũng không thể hiểu nổi, vì sao Việt là dân sông nước, phải xăm mình để tránh giao long lại không biết chế ra thuyền ra buồm đi sông đi biển mà phải mượn tiếng “buồm” của dân chăn cừu lùa dê trên hoang mạc? Đáng buồn là sai lầm thô thiển như vậy, được di truyền, được thừa kế hôm nay trong cuốn sách Lịch sử ngôn ngữ người Việt sang trọng của người học trò hiếu đễ của ông là Giáo sư Trần Trí Dõi! Từ công việc của mình, tôi nhận ra, ngôn ngữ học lịch sử có gì đó không ổn về phương pháp luận. Việc dùng âm vị, từ vựng và ngữ pháp làm tiêu chí để phân các họ ngôn ngữ dường như trái lẽ thường vì đã lấy cái hằng biến làm chuẩn mực cho cái bất biến. Bản thân ngôn ngữ học so sánh chỉ cho biết hai ngữ gần nhau mà không đủ tin cậy để phân định cái nào là mẹ, cái nào là con. Chính ngôn ngữ học so sánh mà vào thời mình, nhà văn Bình Nguyên Lộc gọi là “ngôn ngữ tỷ hiệu” đã dẫn ông tới sai lầm khi tuyên bố: “Nguồn gốc Mã Lai của người Việt Nam.” Bởi thực tế cho thấy, ngôn ngữ Mã Lai là con của tiếng Lạc Việt. Chính cách làm đó cũng đã dẫn học giả phương Tây “lộn tu” khi cho rằng tiếng Việt mượn quá nhiều từ tiếng Hoa! Quả thật, ngôn ngữ học lịch sử đẻ ra quá nhiều học giả nhưng lại đưa học thật lạc đường!


Triết học cũng là chuyện phải bàn. Kế thừa từ Đại học Đông Dương, Việt Nam có Khoa Triết ở Đại học, Viện Triết để nghiên cứu triết học phương Tây, mong sản xuất ra những nhà triết học lớn. Nhưng hơn trăm năm chưa nảy nòi mống nào đáng gọi là nhà triết học, còn mong gì “triết gia nhớn.” Ngay định nghĩa Triết học philosophy đã là trò chơi chữ vô nghĩa khi cột vào đó cả hai từ chưa biết nghĩa! Cho đến nay trí tuệ phương Tây chưa biết minh triết là gì mà trong định nghĩa triết học lại là “yêu minh triết.” Thực ra đây cũng là một trò lừa khi làm cho người ta tin rằng, một khi đi tới tận cùng triết học sẽ gặp minh triết. Nhưng thực tế cho thấy, càng đi theo con đường duy lý tư biện, triết học càng xa cuộc sống nên càng xa minh triết!


Suốt 2500 năm tư biện theo chủ nghĩa kinh viện, tới nay, nói như Stephen Hawking “Triết học đã chết, đã biến thành trò chơi ngôn từ!” Trong khi đó, lối suy nghĩ của phương Đông là tư duy tổng hợp, trái ngược với lối tư duy phân tích thuộc bản thể phương Tây. Đem cái sở đoản của mình ra đấu với sở trường của thiên hạ để mong có triết gia lớn khác nào leo cây tìm cá?  Trong lần gặp mặt tại diễn đàn này, chúng tôi được Phó giáo sư Triết Phạm Khiêm Ích tặng tập tài liệu Tư duy tổng hợp mà ông là chủ nhiệm đề tài. Ông nói: “Bác đọc rồi góp ý cho tôi.” Từ Sài Gòn, tôi gửi thư cho ông: “Người Việt là tổ sư của tư duy tổng hợp. Nếu bác nghiên cứu lối tư duy của ông cha như Ngũ hành tương sinh, tương khắc, bác sẽ là thầy những giáo sư mà bác dịch ra để học!” Nhưng thói thường, dịch của thầy Tây ra để học dễ hơn. Dân Annam mãi mãi sẽ là đám học trò to xác! Trong khi đó, trước năm 1975 các học giả miền Nam bỏ nhiều tâm lực xây dựng Khoa Triết Đông đạt thành tựu đáng trân trọng, khẳng định Việt Nam có triết học nhưng không phải thứ triết học duy lý vô hướng vô hồn như phương Tây mà là triết học nhân sinh, hướng về con người. Việt Nho và triết lý An vi là khám phá lớn của triết học miền Nam, một hướng nghiên cứu đầy hứa hẹn. Tiếc là sau này những công việc rất có ý nghĩa đó bị dẹp bỏ.


Do tin tưởng tuyệt đối vào người thầy khai hóa xây dựng khoa học nhân văn trên nền tảng Thuyết Đa vùng với quan niệm Âu trung và Hoa tâm nên hơn thế kỷ, trí thức Việt Nam vô tư đi trên con đường được định sẵn. Với thói quen học trò-nô lệ nên không còn tinh thần phản biện.


Điều quái lạ là, sau 20 năm Thuyết Nguồn gốc châu Phi được khẳng định thì giới khoa học nhân văn quan phương Việt Nam chưa biết chuyện này mà vẫn tư duy, thao tác theo lối cũ. Cũng thời gian ấy, một số tay ngang người Việt trong, ngoài nước “theo tiếng chim gọi đàn,” nhờ khám phá của di truyền học đã có cuộc vận động tìm lại cội nguồn. Một tạp chí có tên “Tư Tưởng” ra đời tại Úc, nhiều bài viết và hàng chục cuốn sách được xuất bản.


Học giả người Mỹ Liam Kelley, sau hơn 10 năm, từ chỗ phản bác gay gắt xu hướng dị biệt này: “Tôi chưa từng được biết qua khóa đào tạo nào, tôi chưa từng thấy trong sách sử Việt Nam…” tới lúc buộc phải thừa nhận “có một lịch sử bên lề đang trở thành trung tâm(!)”


Rõ ràng là, sang thế kỷ mới, Thuyết nguồn gốc châu Phi thắng thế đã làm phá sản nền khoa học nhân văn Việt Nam vốn dựa trên lý thuyết sai lầm, bị thực tế bác bỏ. Những “công trình để đời”, những thần tượng một thời bỗng nhiên sụp đổ…


Điều vui mừng là trên đống hoang tàn của khoa học nhân văn cũ, khám phá vĩ đại của lịch sử được khai mở. Việt Nam là nơi phát tích của nhân loại ngoài châu Phi. Trong quá khứ xa xăm, người Việt Nam ra đi mở mang thế giới, đem máu huyết, tiếng nói và văn hóa làm nên các dân tộc châu Á, châu Âu, châu Mỹ.


Trên đất Đông Á, người Việt sáng tạo nền Minh triết Việt Nho rực rỡ mà do thời cơ chưa đến, còn trầm tích trong lòng đất, lòng người. Nếu biết khai mở, nền khoa học nhân văn thực sự của phương Đông sẽ tỏa ánh sáng Minh triết dẫn đường nhân loại trong kỷ nguyên mới.


Một thời cha ông ta dốt vì thiếu tri thức khoa học cơ bản và không có tư liệu khoa học. Nay, học trò phổ thông của ta ngang ngửa với trình độ thế giới, nhờ kỹ thuật số, ta có thể tra cứu mọi kho tàng tri thức nhân loại. Vì vậy, đầu óc người Việt không thua kém bất cứ trí tuệ sáng láng nào của thế giới. Công việc trước mắt của trí thức Việt là đoạn tuyệt với khoa học nhân văn sai lầm của quá khứ, từ bó mặc cảm học trò-nô lệ, xây dựng nền khoa học nhân văn phương Đông độc lập tự chủ.


Sài Gòn, tháng 9.2022
23 Tháng Bảy 2017(Xem: 8000)