Tiến sỹ David Reich giải trình DNA những bộ xương cổ

16 Tháng Hai 20237:27 SA(Xem: 1923)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 3 – THỨ NĂM FEB 16, 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Tiến sỹ David Reich giải trình DNA những bộ xương cổ

image004

Hà Văn Thùy

image006

* Gởi ông Đỗ Ngọc Giao (trong nước)


Trong giới di truyền, Tiến sỹ David Reich của Trường Y Havard, nhân vật thời thượng, đang nổi như cồn. Ông rất có tài nên được giao phụ trách labo hiện đại bậc nhất thế giới của Trường. Rất nhiều tiền nên ông có thể thuê những chuyên viên hàng đầu thế giới về phòng thí nghiệm của mình để làm công việc cực khó là giải trình tự DNA những bộ xương cổ. Nhờ vậy ông có trong tay hồ sơ của hơn 900 genomes người cổ và có đến trên 7300 mẫu so với 5 mẫu năm 2010, một kho tàng vô giá. Nắm trong tay bí mật này, ông có thể làm đảo lộn thế giới học thuật.


Năm 2018 ông tổ chức Hội thảo với 1000 người tham dự để công bố thành quả của mình trong sự ca ngợi hết lời của báo chí. Sau đó một cuốn sách mang tên ông được xuất bản và lọt danh sách bán chạy hàng đầu: Chúng ta là ai và Chúng ta có ở đây như thế nào: DNA cổ đại và khoa học mới của quá khứ loài người (2018).


image002Mr. Oppenheimer làm viêc trong lab


Tôi không đọc cuốn sách này vì nó không liên quan nhiều tới công việc của mình nhưng cũng lướt qua những ý quan trọng của nó và thấy rằng, có tiền để giải trình tự nhiều bộ gen cổ là một chuyện nhưng có đầu óc để giải mã chính xác những kết quả thu được lại là chuyện khác.


Do thiếu bản lĩnh khoa học nên nhiều kết luận của Reich không độc lập mà dựa dẫm vào những ý kiến sai lầm có sẵn.


Chẳng hạn như ý kiến cho rằng: “Mẫu lấy từ xương của người hiện đại tuổi 40,000 năm ở Tianyuan Cave (Điền Nguyên Động,田园洞) gần Bắc Kinh bên TQ là tổ tiên của người Đông Á và thổ dân châu Mỹ và khác với giống châu Âu hiện đại.” Đây là nhận định sai lầm. Năm 2013 khi đọc thông tin này từ bài viết của Dr. Paabo (Giải Nobel năm 22), tôi đã không chấp nhận vì tin rằng, dòng người từ Việt Nam đi lên Điền Nguyên Động 40.000 năm trước cũng có những nhóm đi về phía Tây Hoa lục rồi từ đó đi sang phương Tây làm nên tổ tiên người châu Âu. Vì vậy tôi truy cập tiếp và gặp bài: “Nghiên cứu răng khẳng định, người châu Âu đầu tiên đến từ châu Á, không phải châu Phi” ( First Europeans Came From Asia, Not Africa, Tooth Study Suggests http://africascience.blogspot.com/2007/08/first-europeans-came-from-asia-not.html)


Và đọc được: “Thật bất ngờ khi họ phát hiện ra rằng một cá thể 35.000 năm tuổi đến từ Bỉ, GoyetQ116-1, theo những cách khác cư xử như một người châu Âu cổ đại, đã chia sẻ một số điểm tương đồng về gen với cá thể Tianyuan mà không người châu Âu cổ đại nào khác có. Điều này không chắc là do sự tương tác trực tiếp giữa các quần thể gần bờ biển phía đông và phía tây của Âu Á, vì những người châu Âu cổ đại khác không cho thấy kết quả tương tự. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu gợi ý rằng hai quần thể được đại diện bởi các cá thể Tianyuan và GoyetQ116-1 có nguồn gốc từ một số tổ tiên của chúng từ cùng một quần thể phụ trước khi phân tách Âu-Á. Mối quan hệ di truyền quan sát được giữa hai cá thể cổ đại này là bằng chứng trực tiếp cho thấy các quần thể châu Âu và châu Á có một lịch sử phức tạp.”


Tài liệu khác, Yang, Melinda A. (2022-01-06). "A genetic history of migration, diversification, and admixture in Asia". Human Population Genetics and Genomics. doi:10.47248/hpgg2202010001. ISSN 2770-5005:


“Người đàn ông Tianyuan thể hiện mối quan hệ di truyền độc đáo với GoyetQ116-1 từ Hang động Goyet ở tỉnh Namur, Bỉ mà không được tìm thấy ở bất kỳ cá thể cổ đại nào khác từ Tây Á-Âu. Anh ta chia sẻ nhiều alen hơn với những người ngày nay từ các bộ lạc Surui và Karitiana ở Brazil so với các nhóm người Mỹ bản địa khác, cho thấy một nhóm dân số liên quan đến người đàn ông Tianyuan đã từng phổ biến ở Đông Á.[9]”


Trong tài liệu năm 2003, Out of Africa peopling in the world, Stephen Oppenheimer công bố:


“Người từ Việt Nam đi lên Hoa lục. Có một nhánh từ Tây Hoa lục đi sang Trung Á rồi vào châu Âu, làm nên tổ tiên người châu Âu European.”  Sự thật là vậy nhưng do đọc không đủ tài liệu, David Reich đã sai lầm khi cho rằng người đàn ông Điền Nguyên không liên quan tới dân châu Âu. Cố nhiên thông tin này được truyền đi nhanh chóng và với uy tín của Reich cùng Havard, nó sẽ dìm chết những gì nói khác!


Sai lầm khác của Reich là cho rằng: “Một thí dụ quan trọng có tính đảo ngược là tổ tiên của người thổ dân ở các đảo ở Châu Á Thái Bình Dương và Úc không chỉ đến từ Đông Nam Á mà cả từ phía Đông Bắc Á vì họ có DNA Denisovans lần đầu tìm thấy ở Siberia (Nga).” Đây là sai lầm tệ hại vì thiếu hiểu biết và chủ quan. Reich cho rằng Hang Denisova là nơi duy nhất có người Denisovan sinh sống. Hoàn toàn không phải vậy. Chỉ có thể là, Denisovan vào thời điểm 70.000 năm trước, có mặt ở Sundaland. Trên đường đi, người di cư châu Phi đã gặp họ, nhận một lượng gen Denisovan rồi mang đến Việt Nam. Trong cuộc đại hòa huyết tại Việt Nam sinh ra người Việt cổ, cả gen Neanderthal và gen Denisovan được hòa trộn trong máu người Việt cổ rồi tràn ra thế giới. Gen Denisovan tìm được tại hang Denisova là điều may mắn. Nhưng người Việt cổ không nhận gen Denisovan từ người hang Denisova ở Siberia. Chắc chắn những người Denisovan để lại gen cho người Việt đã biến mất khỏi Đông Nam Á. Và sự kiện này được coi là “gen ma quỷ”.


Thực tế cũng không hề có cuộc di cư từ Đông Bắc Á xuống Nam Thái Bình Dương. Bản báo cáo của NAS, dựa theo tài liệu của Reich cho rằng thổ dân Úc, “đi tới Úc làm hai đợt, một từ Đông Á và một từ Đông Nam Á. Đợt đầu tiên là từ khoảng 62-75,000 năm.” Trong khi đó, Oppenheimer khẳng định, theo đồng hồ sinh học, cuộc ra khỏi châu Phi chỉ xảy ra khoảng 72.000 năm trước. Nếu như theo tài liệu của Oppenheimer hiện được công nhận rộng rãi, khi con người ra khỏi châu Phi 72,000 năm trước, cố nhiên không thể có người hiện đại ở Đông Bắc Á 62-75,000 năm trước. Trên thực tế, người di cư có mặt ở Đông Nam Á vào 70,000 năm trước nhưng là thuộc dòng di cư ra khỏi châu Phi 85,000 năm trước! Khảo cổ và di truyền học khẳng định, người hiện đại chỉ có mặt ở Đông Bắc Á vào 40.000 năm trước, khi từ Việt Nam đi lên. Đó chính là người đàn ông hang Điền Nguyên. Như vậy hoàn toàn không có việc người từ Đông Bắc Á đi xuống Nam Thái Bình Dương rồi tới Úc. Reich đã máy móc và phiêu lưu khi cho rằng “Người hiện đại nhận được gen Denisovan từ nguồn duy nhất là người hang Denisova trên Siberia.” Không có chứng cứ, nhưng không thể bác bỏ suy luận cho rằng, người Denisovan từng xuất hiện tại Sundaland trùng với thời gian người di cư châu Phi tới Đông Nam Á. Ngươi di cư châu Phi theo con đường phía Nam đã nhận được gen Denisovan tại Đông Nam Á.


Còn nhiều điều vô lý khác trong tài liệu của Reich! Chắc chắn rằng, do uy tín “ảo”quá cao của vị tiến sỹ này, những sai lầm tương tự sẽ được nhân lên, không biết bao kẻ nghe theo làm loạn học thuật.


Không chỉ ở Tây. Bên ta còn có một “hầu học giả” Giao Chỉ kinh dị hơn.


Trong bài Nguồn gốc người Việt đăng trên Nghiên cứu lịch sử, ông Đỗ Ngọc Giao đưa ra nhiều điều mà bản thân ông không hiểu là gì nên chỉ nói đại thành những mẩu chuyện vui.


i.Chuyện thứ nhất.


Ông Đỗ Ngọc Giao viết: “Chủng’ là một cái ý lỗi thời dùng để phân biệt loài người, mà cách nay hơn bảy năm tôi đã có dịp giải thích ở một bài khác,[2] nên không lặp lại ở đây (độc giả coi lại bài đó để hiểu rõ hơn); dù vậy, hình 1 cũng đủ cho thấy cái ý ‘chủng’ đã bị học giả phương tây quăng vô sọt rác từ những năm 1960.”


Muốn hiểu chuyện, trước hết phải biết được “chủng” là gì? Khoa Phân loại học đã chia giới sinh vật làm sáu bậc, từ lớn đến nhỏ: Ngành, Lớp, Bộ, Họ, Giống, Loài. Loài là đơn vị cuối cùng trong hệ thóng phân loại. Nhưng câu hỏi được đặt ra: Có cần một đơn vị phân loại dưới loài không? Bởi lẽ sinh vật không nhất sinh bất biến mà luôn tiến hóa. Một Loài luôn tích lũy biến dị để sinh ra các type mới. Khi biến dị của các type đủ lớn đến mức phân biệt được về di truyền để nhận biết type A khác type B, khác type C… thì cần một thuật ngữ để gọi những biến dị này. Một thuật ngữ ra đời, là race và khoa học gọi là Thứ rồi gọi là Chủng. Vậy là Chủng được ra đời một cách khách quan do yêu cầu của cuộc sống. Khoa học định nghĩa: race – chủng là đơn vị phân loại cuối cùng dưới loài để phân biệt sinh vật về mặt di truyền. Do sự phát triển của sinh vật nên khoa học đưa ra đơn vị phân loại dưới chủng là sắc tộc (Ethnicity) để phân biệt sinh vật về fenotype – những tính trạng bên ngoài mà không phải gen.


Xin dẫn ví dụ về tầm quan trọng của chủng – race.


Cuốn Nhân chủng học Đông Nam Á của Giáo sư Nguyễn Đình Khoa xác nhận: “Thời Đồ đá, dân cư trên đất Việt Nam gồm hai đại chủng Australoid và Mongoloid. Họ hòa huyết với nhau và con cháu hòa huyết tiếp cho ra bốn chủng người Việt cổ Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid cùng loại hình Australoid. Nhưng sang thời đại kim khí, người Mongoloid xuất hiện, dần trở nên chủ thể dân cư. Trong khi đó người Australoid dần biến mất khỏi đất này, không hiểu do di cư hay đồng hóa.”


Khảo cổ học cho biết, suốt thời đồ đá, trên địa bàn Đông Á chỉ có duy nhất người Australoid. Phía đất Mông Cổ, Siberia là người Mongoloid, bắt đầu từ cái mũ sọ duy nhất tìm được ở đất Salkhit Mông Cổ 39.000 năm trước. Nhưng tới 7000 năm trước, tại di chỉ Bán Pha thuộc văn hóa Ngưỡng Thiều, Nam Hoàng Hà phát hiện nhiều di cốt Mongoloid nhưng không hoàn toàn giống với người Mông Cổ. Các nhà nhân học định ra chủng mới là South Mongoloid để đối sánh với dân Mông Cổ North Mongoloid.  Người South Mongoloid tăng trưởng rất nhanh, trở thành chủ thể dân cư châu Á.


Trong cuốn Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt (2006), lần đầu tiên tôi phân tích chủng người Mongoloid phương Nam và xác định, họ sinh ra do hòa huyết giữa người Việt cổ Australoid và người Mongoloid sống trên bờ Bắc Hoàng Hà.


Câu hỏi đặt ra: nếu không có đơn vị race để phân biệt hai chủng North và South Mongoloid thì làm sao hiểu được lịch sử dân cư Đông Á?


Dù từ lâu có người kêu gọi xóa bỏ đơn vị race nhưng bất chấp những lời la lối om sòm của bọn dở hơi, theo kiểu chó cứ cắn, người cứ đi, giới khoa học vẫn duy trì “race” dài dài. Nếu bây giờ chỉ có Loài Homo sapiens sapiens mà không có các Chủng North Mongoloid, South Mongoloid, Ouropid, Cocasoid … thì lấy cái gì gom những cá thể giống nhau hơn trong cùng một loài thành từng nhóm- haplogroup? Chắc chắn Sinh học sẽ loạn. Theo nguyên lý: cái gì hợp lý thì tồn tại. Vậy việc khoa học vẫn dùng race chứng tỏ là nó hợp lý!


Không phải nhà chuyên môn, “bắc nồi chõ nghe hơi” rồi hùa theo để nói leo chỉ làm trò cười cho thiên hạ!


ii.Chuyện thứ hai


Hài sỹ Đỗ Ngọc Giao kể:


‘ Hai ông kia nói với nhau:


‘ “Đố anh biết người Hòa Bình là gì?”


‘ “Ủa, người Hòa Bình là người Hòa Bình chớ gì?”


‘ “Trật, người Hòa Bình là người Việt.”


‘ “Nói bậy đi.”


‘ “Nghe nè: người Hòa Bình làm ra cái rìu, nên người Hòa Bình là người mang rìu, mà rìu còn gọi là việt, nên người mang rìu là người mang việt, mà người mang việt nói gọn thành ra người việt. Vậy người Hòa Bình là người Việt. Hổng phải sao?” ’


Người xưa truyền lại: “Đất vốn không có tên. Chỉ từ khi người đến ở, đặt tên cho đất rồi đất mới có tên.” Vùng Cổ Loa xưa là xứ sở của ốc nhồi. Con người đến ở xứ nhiều ốc, được dân chúng gọi là Kẻ Ốc. Sau đổi theo chữ Nho, gọi là Cổ Loa. Dân cư khai phá một khoảnh rừng lập làng. Làng vốn không có tên. Có người mang nứa về đan cót. Từ đấy làng được gọi là “Làng Cót” dân làng được gọi là dân Cót hay người Cót.


Chuyện dân gian vốn như vậy thì việc người Hòa Bình được gọi là người Việt có gì lạ? Mà điều này xảy ra lâu lắm rồi, có nhà nghiên cứu cho rằng khoảng 15.000 năm trước. Con người từ Châu Phi tới ở trên vùng đất mới, đất chưa có tên. Rồi con người chế ra chiếc búa, rìu bằng đá. Tự hào về sáng chế của mình, chủ nhân cái búa, cái việt đặt tên Búa, Việt cho mảnh đất mình đang sống. Vậy là đất có tên. Sau khi có tên thì tên đất được dùng chỉ tên người. Vậy là bên cạnh tên đất là Việt thì con người chủ mảnh đất cũng là người Việt. Không chỉ một lần mà đất Việt, người Viêt có tới hai lần đổi tên. Đầu tiên, vào thời đồ đá, búa, rìu được gọi là qua (戈),viết thành chữ Việt có Bộ Qua.Khoảng 10.000 năm trước, trên lưu vực  Dương Tử, khi thuần hóa được cây lúa nước, người Việt đổi tên thành Việt bộ Mễ, với ý tự hào là chủ nhân cây lúa (粤).Lần đổi tên tiếp theo vào thời đồ đồng, khoảng 4000 năm trước, người Việt tự hào là chủ nhân của công cụ đồng, trong đó có những cây kiếm (越).Điều này Hà Văn Thùy không thể sáng tác được mà dựa vào sách cổ của nhiều nhà, trong đó có cuốn Việt lý tố nguyên của học giả Kim Định. Ba cái tên Việt (戈, 粤, 越) thể hiện cả lịch sử hào hùng của người Việt xây dựng và bảo vệ đất nước. Tiền nhân đã nói rõ ràng như vậy nhưng tiếc thay, đám hậu sinh vừa dốt nát vừa thất đức nên đặt điều bỉ báng Tổ tiên


iii. Chuyện con người hiện đại ra ngoài châu Phi.


Chuyện con người hiện đại ra ngoài châu Phi là cuộc tranh cãi gay gắt từ đầu thế kỷ tới nay chưa ngã ngũ, xoay quanh những câu hỏi: Con người ra khỏi châu Phi khi nào? Chia làm mấy đợt? Đi theo mấy con đường? Rất nhiều thuyết được đưa ra, mỗi thuyết một phách. Hay nói cách khác, sau 20 năm nghiên cứu, con người vẫn dẫm chân tại chỗ ở cổng ra châu Phi! Vậy mà nhà nghiên cứu “thiên tài” Đỗ Ngọc Giao chỉ dựa hú họa vào công bố duy nhất của Rasmussen et al để kết luận: “Theo đó, AMH rời châu Phi qua tới Tây Á thì từ đó bắt đầu hai đợt di cư”:


•           đợt 1 (62–75 ngàn năm trước): đi sang Nam Á, lai với một nhóm Denisovan, rồi tới châu Úc lối 50 ngàn năm trước, là tổ tiên của thổ dân ở đó ngày nay (màu đỏ trong hình);


•           đợt 2 (25–38 ngàn năm trước): gồm một nhánh đi lên châu Âu và một nhánh đi sang châu Á, nhánh sau có lai với dòng dõi của đợt 1 trước khi tách ra hai nhánh nữa: (1) đi xuống châu Úc, (2) đi sang châu Mỹ hồi 15–30 ngàn năm trước (màu đen trong hình).”


Thực tế cho thấy, chỉ có duy nhất một đợt di cư ra ngoài châu Phi 85.000 năm trước mà không hề có di cư đợt 2. Theo thuyết năm 2003 mà tôi cho là hợp lý của Oppenheimer, ra khỏi châu Phi, con người tá túc trên Bán đảo A Rập. Từ năm 2006, trong cuốn Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt, tham khảo Stephen Oppenheimer, tôi công bố: “85.000 năm trước, con người vượt cửa Hồng Hải tới Bán đảo A Rập. Tại đây họ gặp người Neanderthal và diễn ra trao đổi gen. Sau đó người di cư chia tay nhau. Đại bộ phận người Mongoloid dừng chân trên Bán đảo A Rập. Toàn bộ người Australoid và phần nhỏ Mongoloid đi về phía Đông theo ven Ấn Độ Dương. Khoảng 80.000 năm trước, đoàn di cư đến đất Ấn Độ. Có những nhóm người đi vào đất Ấn. Họ sinh được khoảng 10.000 người, thành dân cư đầu tiên trên tiểu lục địa. Nhưng 74.000 năm trước, núi lửa Toba phun trào, tàn phá môi sinh và hủy diệt toàn bộ số người này. Trong khi đó, 70.000 năm trước, luồng chính của đoàn di cư đã tới Đông Nam Á. Một dòng người theo bờ đảo Borneo đi tới Việt Nam, làm nên dân cư Việt Nam. Những người còn lại, tiếp tục đi về phía Đông, tới châu Úc.” Điều này tôi học được của Stephen Oppenheimer từ bài báo công bố năm 2003 (Out of Africa peopling in the World). Nhưng tiếc rằng trong bài báo in năm 2012 (Out of Eden: The Peopling of the World - Amazon.com) do quá tin vào đồng hồ sinh học, ông khẳng định một cách sai lầm rằng “Cuộc ra khỏi châu Phi xảy ra 72.000 năm trước, sau sự cố Toba.” Rất nhiều tác giả đã theo chỉ dẫn sai lầm này. Riêng tôi, một kẻ “bảo hoàng hơn vua” vẫn theo quan điểm mà tác giả của nó bác bỏ! Thật may mắn, tôi đã đúng.


 Trong Lời giới thiệu cuốn Rewriting Chinese History, in tại Mỹ và phát hành trên amazon, Tiến sỹ Nguyễn Đức Hiệp, Chuyên gia Khoa học khí quyển Bộ Môi trường và Bảo tồn, New South Wales, Australia, viết: “Là may mắn, nhưng có lẽ đúng hơn là do duyên nghiệp, nên tuy không phải bỏ ra đồng xèng nào cho những công trình di truyền học, người Việt Nam thụ đắc khối lượng lớn kết quả nghiên cứu của nhân loại. Kỳ diệu sao, tất cả những khám phá lẫy lừng thập niên đầu thế kỷ đều chứng minh rằng, con người tiền sử từ châu Phi tới Việt Nam rồi lan ra toàn châu Á; rằng, người Việt Nam có đa dạng di truyền cao nhất trong các sắc dân Đông Á… Một khi Việt Nam đã là cái nôi của các dân tộc châu Á, mặc nhiên cũng là nôi của văn minh châu Á! Bằng công trình của mình, nhà nghiên cứu Hà Văn Thuy trên thực tế, đã đặt nền móng cho khoa học nhân văn Việt Nam hiện đại và đưa khoa học nhân văn Việt Nam đứng vào hàng tiên phong của thế giới.”


iv.  Cây lúa tới Đông Nam Á


Cũng như mọi “cóp sỹ” khác, khi nói về cây lúa nước châu Á, ông Đỗ Ngọc Giao dẫn tài liệu của Coboa et al.[7]


“Hai nơi xưa nhứt có di tích cây lúa Oryza sativa japonica đã thuần hóa, một cách riêng rẽ, là Chengtoushan ở trung du sông Dương Tử (4250 BCE) và Hemudu ở hạ du sông Dương Tử (4800 BCE), từ đó nghề trồng lúa lan ra những nơi khác (hình 6), và người ta tính ra rằng ở Đông Nam Á [đất liền] thì phải cần trung bình ít nhứt hai người di dân mới làm cho một người thổ dân biết trồng lúa, nói cách khác: thường thì thổ dân không thể nào biết trồng lúa nếu không có di dân [biết trồng lúa] đi tới đó ở chung với họ.”


tài liệu khác của Fuller et al.[8]:  “Việc ‘thuần hóa’ cây lúa dại sao cho bông lúa không bị rụng và hột lúa bự hơn, chẳng hạn nói đại khái là làm sao cho cây lúa mọc hoang trở thành cây lúa nhà trồng là mt quá trình dài hàng ngàn năm, xy ra trong quãng 65004500 BCE.


Đó là những tài liệu về việc thuần hóa lúa nước được thừa nhận rộng rãi. Nhưng sự thực không chỉ có thế. Tôi đã hỏi Dorian Fuller, người được coi là cha đẻ của lý thuyết này: “Tại Giả Hồ 9000 năm trước, cây lúa đã là lương thực quan trọng. Lúa gạo nhiều đến mức có thừa để đem nấu rượu làm rượu vang. Như vậy cây lúa phải được thuần hóa ít nhất ở đây rồi chứ?” Ông trả lời: “Đó có thể là lúa hoang vì vết tích lúa trồng chưa chắc chắn.” Tôi hỏi tiếp “Ở Tiên Nhân Động tỉnh Giang Tây, vào năm 2009, một nhóm nghiên cứu quốc tế Mỹ-Trung đã tập trung vào các lớp mang đồ gốm nguyên vẹn ở đáy hang, và một bộ niên đại từ 12.400 đến 29.300 cal BP được xác nhận. Mảnh gốm 2B-2B1, chịu niên đại cacbon phóng xạ 10 AMS, dao động từ 19.200-20.900 cal BP, làm cho gốm của Tiên Nhân Động trở thành đồ gốm được xác định sớm nhất trên thế giới hiện nay. Tiên Nhân Động thể hiện năm thời kỳ chuyển tiếp:


Thi k Đồ đá mi 3 (9600-8825 RCYBP)


Thi k Đồ đá mi 2 (11900-9700 RCYBP)


Thi k đồ đá mi 1 (14.000-11.900 RCYBP) có phytoliths ca O. sativa


Chuyn đổi thi k đồ đá cũ-đồ đá mi (19,780-10,870 RCYBP)


Epipaleolithic (25.000-15.200 RCYBP) ch có phytoliths ca Oryza hoang dã


Các bằng chứng khảo cổ cho thấy việc chiếm đóng sớm nhất tại Tiên Nhân Động là một thời gian lâu dài, với bằng chứng là các lò sưởi đáng kể và các đống tro. Chủ đạo là lối sống săn bắt-đánh cá-hái lượm, chú trọng vào hươu và lúa hoang (với phytoliths của Oryza nivara).”(1)


Theo tôi, nếu nghiêm túc khoa học, phải thừa nhận 12.400 năm trước, tại Giang Tây, cây lúa nước được thuần hóa sớm nhất. Sau đó lan ra lưu vực Dương Tử và 9000 năm trước, theo chân người di cư lên Giả Hồ. Nhưng cố nhiên, lý thuyết của “nhà sử học bên lề” sẽ chỉ ở bên lề!


Nắm trong tay nền khoa học kỹ thuật tiên tiến, người phương Tây nắm luôn vận mệnh nhân loại. Chúng ta hồn nhiên tin vào sự công tâm, trung thực của học giả phương Tây nhưng rồi khám phá biết bao mưu đồ thực dân trong đó, xuyên tạc lịch sử, văn hóa các dân tộc phương Đông. Trong khi đó, những “hầu học giả” ăn theo nói leo hồn nhiên truyền bá những điều ngu dân phản tộc như chúng tôi viết trong bài Cảnh báo về lịch sử Việt Nam bị đánh tráo.


v. Kết luận


Nghiên cứu tìm ra nguồn gốc người Việt không phải công việc của tay nghiệp dư mà đòi hỏi kiến thức đa ngành và chuyên sâu. Người nghiên cứu phải là người thông tuệ lịch lãm không chỉ nắm chắc lĩnh vực chuyên môn mà còn phải quán xuyến lịch sử vấn đề, biết được các tác giả đi trước đang làm tới đâu và mình còn phải giải quyết những công việc gì… Nhà nghiên cứu cũng không phải người chỉ chép lại từ sách nước ngoài mà phải phân biệt được trong đó cái gì đúng cái gì sai và nhất là những gì phù hợp hay không phù hợp thực tế Việt Nam để khỏi trở thành những “hầu học giả.”


Sài Gòn, 15/1/2023 


Tài liệu tham khảo:


1. Kris Hirst. Yuchanyan and Xianrendong Caves - Oldest Pottery in the World


https://www.thoughtco.com/yuchanyan-cave-hunan-province-china-173074


* Bài viết của nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy gởi Văn Hóa Online với tựa đề: VỀ HỘI CHỨNG “HẦU HỌC GIẢ”


XEM THÊM-CÙNG TÁC GIẢ:


 Hà Văn Thùy


Hà Văn Thùy: Cảnh báo về Lịch sử Việt Nam bị đánh tráo