Về hội chứng ‘hầu học giả”

06 Tháng Ba 20236:53 SA(Xem: 1843)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 3 – THỨ HAI MAR 06, 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Về hội chứng ‘hầu học giả”

image006

Hà Văn Thùy


(Bài 2)


Là người chịu khó đọc, nhiều chữ nghĩa và tham vọng, ông Đỗ Ngọc Giao bàn sang “Nguồn gốc người Việt.” Nhưng đây là vấn đề cực khó mà các học giả hàng đầu thế giới đang nhăn mặt trợn mắt như hóc miếng “kê cân.” Hoàn toàn không có chỗ cho những “học giả” ăn theo nói leo.


Bởi lẽ, muốn xác định nguồn gốc người Việt thì phải hiểu thấu đáo cuộc di cư của người tiền sử khỏi châu Phi. Nhưng không may, công việc khó nhằn này đến nay còn cãi nhau như mổ bò vì chưa tìm được sự đồng thuận. Năm 2013, hai tác giả hàng đầu của di truyền học Trung Quốc Chuan-Chao Wang và Hui Li (1) thừa nhận: “Thời gian và con đường di cư đến Đông Á vẫn còn gây tranh cãi. Ba mô hình khác nhau đã được nhấn mạnh bởi các nhà nghiên cứu khác nhau. Mô hình đầu tiên cho rằng dân cư phía đông của Đông Á di cư vào phía nam và trộn lẫn với tổ tiên người Úc đã định cư ở Đông Nam Á. Mô hình thứ hai cho rằng dân số phía bắc của Đông Á phát triển từ những người định cư phía nam. Tuy nhiên, một mô hình thứ ba cho rằng dân số phía bắc và nam Đông Á đã phát triển độc lập kể từ cuối kỷ Pleistocene hơn 10.000 năm trước [10, 15, 16].”


Ngay câu đầu tiên Thời gian và con đường di cư đến Đông Á vẫn còn gây tranh cãi mở ra cái vực sâu hoắm chắn ngang đường giới khảo cứu. Muốn vượt qua miệng vực, buộc phải xác định được: 1. Thời gian con người rời khỏi châu Phi. 2. Có mấy con đường di cư? và 3. Có mấy đợt ra khỏi châu Phi? Ta lần lượt xem học giả thế giới trả lời ra sao?


Stephen Oppenheimer là tác giả sớm quan tâm tới vấn đề này. Trong bài báo Out of Africa peopling in the World xuất bản năm 2003 ông cho rằng: “85,000 năm trước, con người từ Đông Phi vượt qua cửa Hồng Hải sang Bán đảo A Rập. 80,000 năm trước, từ đây, người di cư theo ven Ấn Độ Dương đi về phương Đông. 70,000 năm trước tới Việt Nam.”(2) Trong khi đó Spencer Wells và Calvalli Sforsa cho rằng: “ Có hai đợt ra khỏi châu Phi. Vào 60,000 năm trước, người tiền sử theo con đường phía Nam tới Đông Nam Á. Nhưng đợt ra đi thứ hai 45,000 trước mới quan trọng. Từ Bán đảo A Rập, người di cư vào Trung Đông rồi sang Trung Á. Từ Trung Á con người tăng nhân số rồi lan tỏa ra thế giới.” (3)


Về con đường di cư, Oppenheimer cho rằng chỉ có con đường duy nhất phương Nam. Trong khi Well và Sforsa khẳng định: “Có con đường phương Nam nhưng con đường phương Bắc mới quan trọng. Từ Trung Đông, con người vào Trung Á. Nếu châu phi là cái nôi của loài người thì Trung Á là vườn trẻ của nhân loại.” (3)


Tháng 8 năm 2004, trong khi lên mạng tìm tài liệu cho cuốn tiểu thuyết về Triệu Vũ Đế, tôi may mắn đọc được bài báo nhỏ trên báo Người Việt ở Cali. Với giọng trửng giỡn: “Người Tàu có phải là con giời” tác giả dẫn bài viết của J.Y. Chu (4) nói việc người hiện đại xuất hiện ở Đông Phi 180.000 năm trước và 70.000 năm trước di cư tới Việt Nam rồi lan tỏa ra làm nên dân cư thế giới.” Từ thông tin có được, tôi bỏ văn chương để tập trung tìm nguồn gốc dân tộc.


Hai năm sau, năm 2006, tôi công bố cuốn sách đầu tiên Tìm lai cội nguồn văn hóa Việt (5) trong đó có những ý tưởng sau:


i. 85,000 năm trước, người hiện đại ra khỏi châu Phi, theo ven Ấn Độ Dương tới Việt Nam 70.000 năm trước.


ii. Tại Việt Nam, hai đại chủng Australoid và Mongoloid hòa huyết sinh ra bốn chủng người Việt cổ Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid, cùng thuộc nhóm loại hình Australoid.


iii. Trong khi đó có những nhóm nhỏ người Mongoloid từ đoàn di cư đi lên Tây Bắc Việt Nam và dừng lại sống săn hái trong vùng lạnh giá. Do không chung đụng với ai, họ giữ được nguồn gen Mongoloid thuần.


iv. 50,000 năm trước, bốn dòng người Việt cổ: Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid di cư ra khu vực đảo Đông Nam Á, tới Nam Thái Bình Dương và châu Úc. Một dòng đi về phía Tây, làm nên dân cư Ấn Độ.


v. 40.000 năm trước, khí hậu phía Bắc ấm lên, người từ Việt Nam đi lên chiếm lĩnh Hoa lục. Từ Đông Bắc Hoa lục, một dòng người Việt cổ đi lên Siberia và 30.000 năm trước họ qua eo Bering chiếm lĩnh châu Mỹ. Một dòng người khác qua con đường Trans-Hymalaya chiếm lĩnh Mianmar, Tibe và Đông Bắc Ấn Độ. Từ phía Tây Hoa lục, một dòng người đi tới Trung Á, vào Nam Âu. Tại đây họ gặp người Europid từ Trung Đông qua eo Bosphorus sang. Hai dòng người hòa huyết sinh ra người European tổ tiên người châu Âu.


vi. Cũng 40.000 năm trước, cộng đồng Mongoloid từ Tây Bắc Việt theo hành lang Tứ Xuyên-Ba Thục đi lên đất Mông Cổ. Họ sống săn hái tạo thành cộng đồng Mongoloid tại Bắc Á, gồm các sắc tộc Mongol, Evenk, Altaic, Tungusic…


Với sáu điểm trên, chúng tôi đã trình bày rõ ràng, ngắn gọn và chính xác quá trình hình thành dân cư Đông Á. Đó là con đường chủ đạo làm nên dân cư thế giới. Chúng tôi tin rằng trong vấn đề quan trọng này, mình đã tới đích trước cộng đồng khoa học thế giới.


Thật bất ngờ, trong bài viết vào năm 2012, Oppenheimer, (6) dựa trên đồng hồ sinh học, thay đổi quan điểm. Ông cho rằng, cuộc ra khỏi châu Phi diễn ra khoảng 72,000 năm trước, sau khi núi lửa Toba phun trào. Là tác giả lớn nên việc Oppenheimer thay đổi quan điểm là rất đáng suy nghĩ.


Nhưng sau đó chúng tôi xác định là Oppenheimer đã sai do đồng hồ sinh học của ông không chính xác. Về nguyên lý, đồng hồ sinh học do con người tạo ra nên khả năng sai sót không thể loại trừ. Cần phải kiểm định khi sử dụng. Chúng tôi dựa trên tuổi của những di cốt tìm được tại Đông Nam Á và Úc. Đó là bộ xương người Mongoloid Liễu Giang Quảng Tây và sọ người Australoid ở Hồ Mungo nước Úc cùng 68,000 tuổi và hộp sọ Tampalin nước Lào 63,000 năm. Việc xuất hiện sọ người hiện đại ở Đông Nam Á thời gian trên đã khẳng định tài liệu di truyền cho rằng người châu Phi tới Việt Nam 70.000 năm trước. Việc người hiện đại có mặt ở Việt Nam 70.000 năm trước sẽ mặc nhiên phủ định việc người di cư ra khỏi châu Phi 72.000 năm trước. Không gì vô lý hơn khi cũng con đường ấy, con người và phương tiện ấy mà khi trước phải đi trong 15.000 năm, nay chỉ mất 2000 năm? Đấy là chưa kể việc phát hiện 42 chiếc răng người châu phi di cư tới Phúc Nham Động Hồ Nam 80.000 năm trước hay vết tích người 100.000 năm trước ở Trí Nhân Động Quảng Tây. Nghĩa là một sự vô lý không tưởng tượng nổi: khi theo đồng hồ sinh học, con người chưa ra khỏi châu Phi, thì trên thực tế đã có mặt ở Đông Á nhiều nghìn năm trước!


Không những thế, chúng tôi còn đưa ra giả thuyết: Rời khỏi châu Phi 85.000 năm trước nhưng người di cư chia thành hai đoàn. Một đoàn đi nhanh, tới Phúc Nham Động 80.000 năm trước. Nhưng có lẽ gặp khí hậu bất lợi, họ bị tiêu diệt, chỉ để lại 42 chiếc răng. Có thể một số người trong đoàn này sống sót và tới châu Úc. Trong khi đó đoàn đông người, đi chậm đã tới Việt Nam an toàn 70.000 năm trước, làm nên dân cư Việt Nam và thế giới. Từ đó khẳng định phát biểu năm 2012 của Oppenheimer đã sai và hợp lý nhất là phương án con người ra khỏi châu Phi 85.000 năm trước theo ý kiến ban đầu của ông.


Là học giả lớn, có uy tín nên rất nhiều người đã nghe theo ông, khiến cho trường phái ra khỏi châu Phi 72.000 năm trước có thêm nhiều người ủng hộ. Sai lầm càng trở nên nghiêm trọng.


Từ tất cả những phân tích trên cho phép khẳng định:


i. Chỉ có con đường di cư phương Nam đưa người rời châu Phi 85.000 năm trước, theo ven Ấn Độ Dương tới Việt Nan.


ii. Không có con đường đưa người di cư từ Trung Đông lên Bắc Á.


iii. Người Mông Cổ cũng từ Việt Nam đi lên Bắc Á.


Việc người Mongoloid xuất hiện như thế nào có vai trò quan trọng lớn đối với dân cư Đông Á. Hai mươi năm trước, chúng tôi chỉ có thể suy đoán là khi tới Việt Nam, một bộ phận dân Mongoloid không chịu hòa huyết với người Australoid mà đi lên sống ở vùng Tây Bắc giá lạnh. 40.000 năm trước họ đi lên Bắc Á tạo ra cộng đồng Mongoloid. Nay bài báo của Chuan-chao Wang và Hui Li dẫn những nghiên cứu về nguồn gốc của haplogroup N ở Tây Nam Trung Quốc và Đông Nam Á: “Đó là một cuộc tuần hành dài đối với những người đầu tiên với haplogroup N để đi qua lục địa từ Đông Nam Á đến Bắc Âu. Sự di cư của haplogroup N là một bằng chứng khác cho nguồn gốc phía nam của người Đông Á.”


Và:


“Xue và cộng sự đã áp dụng phân tích khả năng đầy đủ của Bayes cho 45 dữ liệu Y-SNP và 16 dữ liệu Y-STR từ 988 người thuộc 27 dân số từ Trung Quốc, Mông Cổ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Họ báo cáo rằng các Y-STR có sự đa dạng cao hơn ở các dân tộc phía đông Đông Á so với các dân số phía nam. Quần thể phía bắc mở rộng sớm hơn dân số miền nam [40].


Như vậy, haplogroup N được sinh ra ở Việt Nam, thuộc chủng Mongoloid từ châu phi di cư tới 70.000 năm trước. Vì thế, cũng như haplogroup O, C, D, haplogroup N có độ đa dạng sinh học cao trong dân cư châu Á. Đúng như chúng tôi dự đoán từ 20 năm trước, thêm bằng chứng phủ định con đường di cư phương Bắc.


Ở đây ta nhận ra sự kỳ bí của tự nhiên. Hai haplogroup M và N từ châu Phi tới Việt Nam. Trong thời Đồ đá, họ lai nhau cho ra ba chủng người Việt cổ Indonesian, Melanesian, và Negrito. Trong khi đó, chủng Mongoloid được giấu kín trên Tây Bắc giá lạnh đến nỗi hoàn toàn vắng mặt suốt 30.000 năm. Để tới 40,000 năm trước, họ xuất hiện trở lại tại Bắc Á với bộ genome thuần. Rồi đến thời của mình, những người Mongoloid thiểu số làm cuộc lật ngược dòng ngoạn mục tạo nên chủng Mongoloid phương Nam chủ thể dân cư châu Á.


Không phải nhà nghiên cứu nghiêm túc mà chỉ là cop-sỹ ăn theo nói leo học giả nước ngoài nên ông Đỗ Ngọc Giao không thể nắm được sự huyền vi làm nên dân cư Đông Á. Nhìn vào Hình 3. ông vẽ lại theo Matsumura et al, chúng tôi thấy ngay những sai lầm thô thiển. Nhìn vào mũi tên xanh ghi “Lớp 2” hướng sang phía Đông cùng các con số 45 Kya, 40 Kya trên vùng Siberia quả thật tôi phải lộn ruột vì tức cười! Xin được hỏi hai vị: Người hiện đại có mặt tại Bắc Á là ai? Từ đâu tới và thời gian nào? Cố nhiên hình vẽ đã trả lời: họ từ phương Tây sang, 45.000 năm trước tới Trung Siberia và 40.000 năm trước tới Đông Bắc Siberia.


image010Hình 3. vẽ lại theo Matsumura et al.11


Đó là những điều tưởng tượng và bịa đặt.


1.Khảo cổ học cho thấy, có mặt ở Bắc Trung quốc đầu tiên là người đàn ông Hang Điền Nguyên 40.000 năm trước. (7) Đó là người Việt cổ mã di truyền Australoid từ Hòa Bình Việt Nam đi lên. Ông là tổ tiên người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và là thủy tổ người bản địa châu Mỹ.


image012Salkhit skeleton in Mongolia


Khảo cổ học cũng cho thấy, người hiện đại sớm nhất có mặt trên đất Mông Cổ là người Mongoloid ở Salkhit 39.000 năm trước (8), còn để lại chiếc mũ sọ quý giá. Bà cũng không phải từ phương Tây sang mà là từ Việt Nam đi lên 40.000 năm trước. Họ theo hành lang Ba Thục-Tứ Xuyên đi lên đất Mông Cổ, sống săn hái và tạo thành cộng đồng Mông Cổ.


2. Những mũi tên theo chiều Bắc-Nam ở Đông Bắc Trung Quốc hướng xuống (hình 3) cũng là tưởng tượng. 45.000 năm trước chưa có ai ở vùng Siberia cả, vì người có mặt sớm nhất ở Salkhit cũng chỉ 39.000 năm. 9.000 năm trước không hề có người từ Bắc Trung Quốc đi xuống. Thời điểm đó, sau khi Kỷ băng hà kết thúc, người từ Nam Dương Tử đang rộn rã đi lên chiếm lĩnh lưu vực Hoàng Hà, xây dựng văn hóa Giả Hồ, Hà Mẫu Độ! Chỉ khoảng 4000 năm trước, người Việt chủng South Mongoloid mới được sinh ra trên lưu vực Hoàng Hà bắt đầu di cư xuống phía nam.


3. Ngay mũi tên dài màu đỏ-vàng ghi “Lớp 1” cũng không hề như thế vì đó chỉ là sản phẩm của tưởng tượng! Cũng không phải thời gian 65-60 Kya mà 70.000 năm trước đoàn di cư đã tới Việt Nam.


*


Nghiên cứu luôn là sự kế thừa người đi trước. Nhưng thật thảm hại khi không biết kẻ đi trước sai đúng ra sao mà cố công cố sức “kế thừa”! Hoàn toàn không có tri thức tối thiểu về lịch sử dân cư Đông Á, ông Bùi Ngọc Giao chỉ chọn hú họa một nghiên cứu của học giả Nhật rồi dịch để giới thiệu. Ông không biết rằng nghiên cứu của Matsumura et al sai thê thảm. Trước hết là không hề có cuộc di cư theo con đường từ Tây sang Đông của người tiền sử. Tất cả những mũi tên xanh được được gọi là “Lớp 2” ấy không hề có trong thực tế mà hoàn toàn là tưởng tượng. Toàn bộ người sống ở Siberia thời gian đó không phải người phương Tây sang mà là người North Mongoloid từ Việt Nam đi lên. Cũng không hề có những mũi tên xanh hướng về phía Đông. Người sống ở Đông Bắc Á thời đó là người Việt cổ chủng Australoid từ Việt Nam đi lên bắt đầu từ 40.000 năm trước. Cho đến 4000 năm trước, chỉ có người Việt cổ từ phía Nam đi lên phía Bắc châu Á. Chỉ từ sau 4000 năm trước, chủng người South Mongoloid được người Việt cổ và người Mông Cổ phương Bắc sinh ra tại lưu vực Hoàng Hà từ 7000 năm trước tăng nhân số và đi dần về phương Nam… Đấy mới chính là bức tranh hình thành dân cư Đông Á.


Sài Gòn, 12. 2. 2023


Hà Văn Thùy


Tài liệu tham khảo


1.Chuan-Chao Wang và Hui Li. Inferring human history in East Asia from Y chromosomes (https://investigativegenetics.biomedcentral.com/articles/10.1186/2041-2223-4-11)


2. Stephen Oppenheimer. Out of Eden - The Peopling of the World - Bradshaw Foundationhttps://www.bradshawfoundation.com ›


3.Spencer Wells. The Journey of Man: A Genetic Odyssey - Amazon.comhttps://www.amazon.com › Journey-Man


4. Y.J.Chu et al. Genetic Relationship of Population in China


5. Hà Văn Thùy. Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt. NXB Văn học, H. 2006


6. Stephen Oppenheimer. Out of Eden: The Peopling of the World.


Amazon.comhttps://www.amazon.com › Out-Eden-Pe…,


7. Sergio Prostak. DNA Analysis Reveals Common Origin of Tianyuan Humans and Native Americans, Asians.


http://www.sci-news.com/othersciences/anthropology/article00842.html


8. Ancient Mongolian skull is the earliest modern human yet ...https://www.ox.ac.uk › news › 2019-01-...

29 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6978)
05 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6382)
02 Tháng Mười Một 2019(Xem: 6401)
23 Tháng Mười 2019(Xem: 7279)