Hà Văn Thùy - Tao Babe: Khám phá chữ Lạc Việt tại Quảng Tây

03 Tháng Giêng 20187:31 CH(Xem: 9093)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN VĂN HÓA  - THỨ  NĂM  04 JAN  2018


Khám phá chữ Lạc Việt tại Quảng Tây


TAO BABE


Năm 1923, nhà khảo cổ học Madelaine Colani đào xới quanh khu vực phía bắc của nước Việt Nam ngày nay, đã tìm thấy hai đĩa gốm nhỏ có niên đại từ 8.000 năm trước Công nguyên với hai chữ Sĩ và Tượng là ông quan và con voi - hai quân của môn cờ tướng. Những mảnh này được phát hiện cách đây hàng chục ngàn năm, có nghĩa là các ký tự Trung Quốc đã có mặt và đang được sử dụng rộng rãi. Chữ khắc trên vỏ rùa đã được tìm thấy tại một địa điểm khai quật khảo cổ khác, Giả Hồ, tỉnh Hà Nam có niên đại từ 9.000 năm trước. Có rất nhiều mảnh gốm được khai quật tại di chỉ Bán Pha 2 ở tỉnh Sơn Tây, có niên đại từ 12.000 năm trước. Vấn đề là, các ký tự Trung Quốc, được Thương Hiệt một quan chức của Hoàng đế phát minh ra vào năm 2650 trước công nguyên. Khám phá này có nghĩa là ký tự Trung Quốc đã được sử dụng ít nhất bảy nghìn năm trước khi Thương Hiệt phát minh ra nó. Có thể như vậy được chăng? Trả lời rằng, đó là sự dối trá bởi từ nhiều năm trước con người đã sử dụng những ký tự đó.


Các nhà sử học Trung Quốc cổ đại đã viết rằng khoảng năm 2300 TCN, vương quốc Việt Thường gửi đến Đế Nghiêu con rùa một nghìn năm tuổi (lúc đó vẫn còn sống), nó mang trên lưng những chữ Khoa Đẩu, một ngôn ngữ cổ của người Việt, ghi chép những điều xảy ra từ thời khai thiên lập địa. Đế Nghiêu cho chép lại và đặt tên là Lịch Rùa (Quy lịch). Có những ký tự khắc trên đồ đồng Đông Sơn của người Việt cổ khớp với những quân cờ cũng như các ký tự trên vỏ rùa thuộc triều đại Thương vào năm 1.300 TCN.


Vào tháng 12 năm 2011, Lí Nhĩ Chân đã thông báo rằng Hiệp hội Nghiên cứu văn hoá Lạc Việt đã khám phá ra một số lượng lớn những chữ tượng hình cho thấy sự hiện diện của văn bản Lạc Việt tại tỉnh Quảng Tây. Khám phá này cho thấy sự thật là người Lạc Việt cổ đã có một hệ thống chữ viết ở khoảng 4000 đến 6.000 năm cách nay. Đây là một bước đột phá vì nó có nghĩa là việc khám phá gần đây của văn bản Lạc Việt trên thực tế sẽ viết lại lịch sử chữ viết Trung Quốc. Điều này cho thấy văn hoá Lạc Việt có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của chữ Hán Trung Quốc thời Trung cổ.


Vậy ai là những người đã sáng tạo ra Giáp cốt văn? Chúng ta hãy phân tích ký tự từ những phát hiện khảo cổ khác nhau:


1. 12.000 BP - chữ viết khắc trên đồ gốm


2. 9000 BP - chữ khắc trên vỏ rùa


3. 8.000 BP - các quân cờ.


4. 6.000-4.000 BP – chữ khắc trên đá ở Quảng Tây.


5. 2.000 BC - chữ khắc trên đồ đồng Đông Sơn


6. 1.400 BC – Giáp cốt văn


Những gì chúng ta thấy ở đây là một dòng tiến hóa tự nhiên của ký tự, từ đơn giản đến phức tạp. Tất cả các ký tự tạo nên dòng chảy này cho thấy cách văn bản được bắt đầu rồi tiến triển như thế nào, và các hiện thân khác nhau của nó trước khi nó trở thành hệ thống chữ viết cuối cùng hiện nay.


1. Những mảnh gốm 12.000 năm chứa rất nhiều ký tự của Proto-Lạc Việt.


2. Ba ngàn năm sau, đã có nhiều văn bản được phát triển đầy đủ hơn trên vỏ rùa.


3. Một nghìn năm nữa đã trôi qua và những người này đã từng chơi cờ vua bằng cách sử dụng hệ thống chữ viết này.


4. Hai ngàn năm sau và một hệ thống văn bản tiên tiến hơn xuất hiện trên các mảnh đá ở Quảng Tây.


5. Dẫn chứng cuối cùng chữ viết xuất hiện trên trống đồng của Đông Sơn 2000 năm trước.


6. Sự phát triển cuối cùng của hệ thống văn bản Lạc Việt đã xuất hiện trên Giáp cốt.


Và đây là kết quả:


Hình bên trái là chữ Khoa Đẩu (chữ Tadpole) chữ Mộc, nghĩa là gỗ. Ký tự ở bên phải là từ gỗ được viết bằng chữ Hán ngày nay.


image026


Không ai phủ nhận rằng có một sự kết nối giữa Giáp cốt văn và chữ Hán hiện đại. Có một liên kết rõ ràng giữa hai ký tự. Đó là những gì đang được thảo luận với lý lẽ cũ mòn:


1. Người Việt không có chữ viết trước khoảng năm 1200. Sau thời gian này, chữ viết đầu tiên của người Việt là Chữ Nôm, là một hệ thống chữ viết mượn từ chữ Hán và chữ Nho được dùng để diễn tả tiếng Việt không có trong tiếng nói Quan thoại.


2. Những người sống ở miền nam Trung Hoa thời cổ đại không phải là người Việt Nam mà là sự hợp nhất của nhiều nền văn hoá khác nhau.


Trong bài này, tôi đã trình bày các thông tin khảo cổ, được phát hiện gần đây như năm 2011, cho thấy rằng người Việt thực sự có một hệ thống chữ viết. Tôi cũng đã trình bày trong bài viết trước đây của tôi, cổ Việt: cái nôi của nền văn minh châu Á, bằng chứng về di truyển khảo cổ học cho thấy dòng máu Việt cổ vẫn còn chảy trong huyết quản người Việt hiện đại. Trong bài tiếp theo, tôi sẽ đi vào thí nghiệm-tư duy về mối liên hệ giữa chữ Hán và chữ Nôm Việt Nam. Đây có lẽ là một điều điên rồ, nhưng tôi sẽ nói lên sự thật, ngay cả khi giọng tôi run lên./
23 Tháng Tư 2020(Xem: 6023)
05 Tháng Hai 2020(Xem: 6620)