Trịnh Quang Dũng: Chạm tay tới 5000 năm lịch sử

05 Tháng Ba 201812:36 SA(Xem: 8903)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN VĂN HÓA  - THỨ  HAI 05 MAR 2018


CHẠM TAY TỚI 5000 NĂM LỊCH SỬ


image023


Trịnh Quang Dũng


image024image025


Mậu Tuất 02-2018

CHẠM TAY TỚI 5000 NĂM LỊCH SỬ


Lịch sử và Cổ Phả Hùng Vương đều ghi chép rằng: "Đế Minh đi tuần thú phương Nam đến vùng Ngũ Lĩnh đã cho lập Thiên đài tế cáo trời đất… Ngài phong con thứ tư là Lộc Tục lập nước Xích Quỷ làm vua phương Nam . Đã hơn 5000 năm trôi qua… mảng tối về sự thật Thiên đài vẫn còn đó ẩn sâu trong lớp bụi thời gian nghiệt ngã!


Tháng 4 năm 2017, chúng tôi lớp hậu duệ Việt tộc quyết định đi tìm cho ra sự thật : Có hay không có Thiên đài nơi khởi nguồn, nơi Tổ tiên đã tuyên ngôn lập quốc Văn Lang.


TỒ TIÊN DẪN LỐI ĐƯA ĐƯỜNG



*Tài liệu [4] ghi rõ tên Hai Bà là Trưng Chắc và Trưng Nhì mới chính  xác với nguồn gốc phát tích của Hai Bà. Các sử gia sau này chép là Vua là viết theo sử liệu TQ đã cố bỏ mất Đế hiệu của Bà Trưng Chắc.


Chuyến “Hành hương về nguồn” của đoàn như đi vào cõi vô định, bởi “Thiên đài” và huyền thoại Đế Minh suốt hơn 5000 năm được khắc sâu in đậm trong tâm tưởng người Việt, song chưa có một chứng cứ xác thực, chuẩn xác nào từ lịch sử hay khảo cổ học…Tuy nhiên tất cả chúng tôi đều có một linh cảm, niếm tin cho chuyến đi từ một khát khao cháy b3ng đầy mãnh lực: Tìm vế cội nguồn !

Trước khi lên đường, chúng tôi quyết định đến dâng hương tại Đình Thổ Quan Hà Nội, nơi có thời vị Thần liên quan tới chuyến hành trình sắp tới. Tọa lạc trên con ngõ Thổ quan tai một khu làng Việt cổ xưa kia, giờ nó đã bị cơn lốc đô thị hóa gói gọn giữa các con phố chật trội, nhà cửa san sát, đông đúc giữa Hà thành: phố Khâm Thiên, phố Hàng Bột và Đê La Thành. Lội ngược dòng lịch sử chúng ta biết được Đình Thổ quan hiện đang là nơi hương khói thờ vị Thần, vị anh hùng Đào Hiển Hiệu, một nhân chứng lịch sử, một danh tướng của Hai bà Trưng đã ngã xuống ngay tại Thiên đài từ 5000 năm trước để giữ trọn khí phách hiên ngang của nòi giống “Rổng – Tiên”. Theo thần phả  lưu giữ tại đây, Đình Thổ Quan thờ ba vị Thành hoàng làng, ba chị em họ Đào quê gốc Thanh Hoá, chị tên là Đào Phương Dung. hai em trai là Hiển Hiệu và Quí Minh. Cả ba được phong “Thượng đẳng phúc thần”, trên các bài vị đề: vị thứ nhất là Hiển Hựu Đại Vương, vị thứ hai là: Quý Minh Đại Vương, vị thứ ba là: Phương Dung Công Chúa. Hai ông mặt hồng như hoa đào, chân có lông mọc ngược. Cả ba người đều có diện mạo phi thường, tính tình điềm đạm, thông minh. Ba vị cùng hóa vào ngày 02 tháng 12 âm lịch.


Theo tư liêu của Gs. Trần Quốc Vượng, nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Sán và nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc: “ Đáp lời kêu gọi khởi nghĩa của Trưng Trắc, Trưng Nhị, ba vị mộ quân hưởng ứng theo vua Trưng chống giặc Hán”.


Trong tài liệu “Thiên đài di lục sự”, Tiến sĩ Chu Minh sọan đời Đường Thái Tông [627-647] ghi rõ: “Đến thời Đông Hán một tướng của Vua Bà ( Hoàng đế Lĩnh Nam - Hai Bà Trưng) tên Đào Hiểu Hiện được lệnh rút khỏi Trường Sa trong trận huyết chiến với quân Hán, khi rút tới Quế đường (chính là ngọn Kỳ Điền lĩnh) ông cùng với một nghìn quân lên Thiên đài lễ, nghe người giữ đền kể lại tích xưa của ông cha, ông cùng quân sĩ đồng lòng thề quyết tử chiến bám đất của tổ tiên, khiến đại tướng Lưu Long nhà Hán thiệt hại mấy vạn binh sĩ mới chiếm được núi”[1] nêu gương sáng cho tinh thần bất khuất ngàn  đời của người Việt thà : “Sống làm bậc danh tướng, chết làm bật danh Thần” ! Ngay tại miếu thờ tướng Đào Hiểu Hiện (xưa trên Thiên đài ) cũng còn lưu đôi câu đối:   


       “Nhất Kiếm Nam hồ kinh Vũ đế   


          Thiên đao Bắc Lĩnh, trấn Lưu Long


Dịch nghĩa: “Một kiếm đánh trận ở phía Nam hồ Động đình làm kinh động vua Quang Vũ nhà Hán”.


Trong Thần phả, văn bia, văn tế tại một số đền miếu thờ Hai Bà và các huân thần, huân tướng ở miền Bắc Việt Nam, vùng Lưỡng Quảng, Hồ Nam (TQ ngày nay) sau khi chiến thắng ca khúc khải hoàn, quần hùng tướng sĩ suy tôn bà Trưng Chắc lên làm Hoàng đế Lĩnh Nam và bà Trưng Nhì (*) là Lạc Vương Giao Chỉ. Hoàng đế Lĩnh Nam xét truy phong cho các huân thần nghĩa sĩ và Đào Hiển Hiệu được truy phong Thống Lĩnh Đại Thần, trong đình còn đôi câu đối:


Nhất nhất trung trinh, thí tỉ thị huynh phát xuất Thanh Hoa tam trí dũng


Úc niên miếu mạo, vị thần, vị tướng, lực phù Trưng chúa lưỡng anh thư


Dịch: 


Một cửa trung trinh, này chị, này anh gốc tự Thanh Hoa ba trang trí dũng


Muôn năm miếu mạo, là thần, là tướng, sức phò Trưng chúa hai vị anh thư


Chiến công oanh liệt thời dựng nước còn in dấu vào câu hát ả đào phố Khâm Thiên:


Chinh tập hành hành xuất ngọc quan


Tam quân như nhất, một hào đoan


Thiên lý trí khu, thiên lý mộng


Nhất trùng ly biệt nhất trùng quan


Dịch:


Phất cờ ra khởi ải quan


Ba quân kết đoàn một khối thép gang


Ruổi rong muôn dặm, giấc mộng bàng hoàng


Biệt ly xá kế bước đàng viễn chinh


Chúng tôi thắp hương tưởng niệm anh linh chư vị anh hùng, khẩn cầu các vị phù hộ cho chuyến hành hương về nguồn được “xuôi chèo mat mái”. Bát hương bỗng dưng bùng cháy như một lời khích lệ của vị Thần tướng và tổ tiên khiến mọi người phấn khích vô cùng.


Tác giả trao đổi cùng Gs. Trần Đại Sĩ 2013

image026
NGƯỜI TIÊN PHONG

“Cổ Lôi Ngọc Phả Truyền thư” (Quốc phả thời Hùng vương) chép một câu rất chí lý và nó còn nguyên giá trị đến ngày nay : “ Việt Nam là một vong quốc nô… Chính sử (sử của kẻ thống trị T.g.) là giả mạo, dã sử, huyền sử mới là sự thật ”. Nghe qua có vẻ vô lý và các sử gia ngày nay khó chấp


hận, nhưng nếu suy ngẫm cho thấu đáo với hoàn cảnh nước nhà, ta càng thấm thía vô cùng, thấy càng


(*)Gs.Trần Đại Sỹ, giám đốc Trung-Quốc sự  vụ Viện Pháp-Á (Institut Franco-Asiatique).  Ông được hưởng thụ hai nền giáo Á-Âu: 5 tuổi đã được tiếp xúc với Âu học, thuộc lòng thơ Ngụ ngô Pháp; 6 tuổi học nằm lòng Bắc sử, Nam sử; 7 tuổi thông thuộc Tứ thư, Ngũ kinh; 8 tuổi học làm câu đối, văn sách, chữ Hán cổ* theo nền Khoa cử kinh điển Á Đông (*Gọi chữ Hán là không chính xác vì loại chữ tượng hình này có cả ngàn năm trước trước thời Hán). Thời niên thiếu ông còn được rèn luyện võ thuật, tinh thần trượng nghĩa, ái quốc của tiền nhân.


 phải hết sức cẩn trọng trong việc khai thác tư liệu nước ngoài khi truy tìm côi nguồn dân tộc. Người tiên phong đi tìm cội nguồn dân tộc không ai khác hơn là Gs.Bs.Trần Đại Sĩ(*).


Sự uyên thâm của ông bắt nguồn từ


image027

Bản đồ núi Ngũ Lĩnh nơi có Thiên đài và hồ Động Đình


 nền giáo dục hà khắc, nghiêm túc. Vốn dòng dõi gia đình nho học ở Huế, từng được “tập ấm”, thụ sắc phong của Hoàng đế Đại Nam. Trần Đại Sĩ là lớp trí thức Việt Nam hiếm hoi đầu tiên được khai sáng bằng cả hai nền nếp giáo dục bài bản Á – Âu. Sau ông tốt nghiệp bác sĩ ở  Pháp và Trung y ở Trung Quốc. Bằng cách tiếp cận một cách khoa học và logic, ông đã cùng đồng nghiệp áp dụng công nghệ sinh học mới nhất vào nghiên cứu hệ thống AND của 35 dòng họ người Việt Nam,  người Hoa Nam và người Hoa Bắc để tìm ra địa bàn di trú của người Việt cổ lên tới vùng Nam sông Dương Tử, trùng hơp với công trình nghiên di truyền học AND của Gs. J.Y. Chu cùng 13 bác học Trung Quốc được công bố trên diễn đàn quốc tế năm 1998.

Vốn là nhà nghiên cứu y khoa, biện chứng căn bản của ông rất giản đơn mà logic: “Khi có chứng trạng, ắt có nguyên do, không có nguyên do sao có chứng trạng !”. Và năm 1980 Gs. Trần Đại Sĩ bắt đầu dấn thân lần vào cõi vô định của huyền sử lần tìm những chứng cứ từ quá khứ!


Trước tiên ông tiến hành cuộc điền dã thực địa, lặn lội tìm về vùng núi Ngũ lĩnh, Thiên đài, Thung lũng sông Tương, những địa danh tồn tại trong huyền sử Việt và ông  đã minh chứng một cách thuyết phục:  Tất cả các gốc tích đều có thật và một số còn tồn tại tới ngày nay ! Quả thật có Thiên đài trên núi Ngũ-lĩnh nơi phân chia lãnh thổ Nam – Bắc.


Hồ Động Đình rộng 3915 Km2, sâu tới gần 40 mét thuộc lĩnh địa Văn-lang cổ.


Hồ vẫn còn đến nay sau 5000 năm bể dâu với biết bao câu chuyện hoa mỹ đầy xúc cảm, nhân văn đã được dã sử thêu dệt vào bức tranh tòa cảnh nên thơ của hồ. Sông Tương-giang, nơi hẹn hò hội ngộ của tiền nhân vẫn hiền hòa chảy xuôi dòng cùng lịch sử theo hướng Nam-Bắc cho tới ngày nay suốt dọc chiều dài 811 cây số với vùng  lưu vực rộng tới 92,500 m2, phân đôi tỉnh Hồ-nam với Quảng-Tây.


Ánh sáng từ những vật chứng : Thiên đài, hồ Động Đình, sông Tương hiển hiện trong thực tiễn đã soi dọi vào những tồn nghi trong  huyển sử của đất nước từng một thời la “vong quốc nô” và dường như chúng được tổ tiên Lạc Việt thổi hồn, truyền nhịp thở, cảm hứng…để cất lên tiếng nói chân thực và sống động từ lịch sử thời quá vãng.


Tuy nhiên một dấu hỏi lớn làm day dứt lòng người: Tại sao vị bác sĩ khả kính không chụp lại và công bố bộ ảnh về những nơi ông đã đi qua làm chứng cứ cho hậu thế chiêm bái mà: “Tâm phục, khẩu phục”! Và để có một cái hậu hoàn mỹ, chúng tôi quyết định sẽ lên đường làm nốt công việc dang dở này của ông, chỉ mong sao có duyên với tiền nhân, cầu mong được Tổ tiên dẫn lối chỉ đường…


HÀNH HƯƠNG TỚI THIÊN ĐÀI


Ngày 6 thàng 4 năm 2017, chúng tôi lên đường với hành trang duy nhất là niềm tin vào những thông điệp của tổ tiên và thông tin hiếm hoi của Gs.Trần Đại sĩ. Dẫu sao vốn liếng như thế cũng là quá nhiều so với người đi “Tiên phong” từ gần nửa thế kỷ trước.


Huyền sử và chính sử kể rằng: “ Vua Đế Minh, cháu ba đời của Thần Nông (triều đại Thần Nông 3118 TCN), khi đi tuần thú phương Nam đến vùng núi Ngũ Lĩnh, Ngài đã cho lập Thiên đài làm lễ tế cáo trời đất, chia cương thổ làm hai, lấy phía Bắc Trường giang lập con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc.


Vua Đế Minh phong con thứ tư là Lộc Tục làm vua phương Nam [1],[3]. Lộc Tục lên ngôi vua, mở đầu cho triều đại “Thần Nông Nam” lấy hiệu là Kinh Dương Vương cải quốc hiệu là Xích Qủy, định đô ở Phong Châu.. Vua Kinh Dương lấy con gái Động đình Quân sinh ra thái tử Sùng Lãm.


Vua Kinh Dương băng hà, thái tử Sùng Lãm lên kế vị tức Quốc tổ Lạc Long Quân. Ngài cải quốc hiệu ra Văn Lang và thời đại Hùng Vương, dòng tộc Lạc Việt bắt đầu phát triển từ đây.


Huyền sử kể lại “Quốc tổ Lạc Long Quân kết hôn với công chúa con Đế-Lai. Vật đổi sao dời, người ta không nhớ được tên công chúa, nên đã lấy tên loài chim Âu, rất hiền hòa, xinh xắn ở vùng hồ Động-đình, Tương giang,mà đặt tên cho Bà là Âu-Cơ (Cơ có nghĩa là bà vợ vua).


Âu Cơ mang tên loài chim Âu nên dân gian luận ngay Quốc-mẫu sinh hạ bọc chứa 100 trứng nở thành 100 người con tuấn tú. Cũng nên biết rằng: Con số một trăm chỉ mang tính ước lệ, con số triết học mà người Việt dùng nó khá phổ biến với hàm ý là “tất cả”.


Một lần Lạc Long Quân tâm sự với Âu Cơ: “Ta vốn giống Rồng, nàng là giống Tiên ở với nhau lâu không được. Nay ta mang 50 con xuống biển, nàng mang 50 con lên rừng. Mỗi năm cùng về gặp nhau tại cánh đồng sông Tương một lần”. Cánh đồng sông Tương nơi tiền nhân hẹn hò nay vẫn còn đó, cho dù giờ đã bị thu hẹp khá nhiều.


Thật thú vị, đúng như trong huyền sử và ghi chép của Bs. Trần Đại Sĩ, quả thật Ngũ lĩnh đang hiển hiện là dãy núi phân đôi Nam Bắc dẫu rằng ngày nay đã có những tên núi bị thay đổi theo dòng thế sự. Nơi đây từng  in dấu chân của hai vị danh sĩ Đại Việt khi đi sứ : Nguyễn Thực (1554 - 1637) tiến sĩ khai khoa nhà Lê – Trịnh (năm 1595), trong bài “Nam hoàn chí Ngũ Lĩnh” và  Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803) trong bài “ Phân Mao lĩnh”.


Dãy Ngũ lĩnh sừng sững với 5 dãy núi liên kế kéo dài theo hướng  từ Đông Bắc xuống Tây Nam: Đại Hữu Lĩnh ( 1073m), Kỳ Điền Lĩnh (1.510 m), Đô Hùng Lĩnh (2.009m), Minh Chữ Lĩnh (1.787 m) và Việt Thành Lĩnh (2.142 m). Chu vi vòng quanh Ngũ Lĩnh trải gần 1500 km. Tương truyền Vua Đế Minh đã lập Thiên đài  tế cáo trời đất trên đỉnh núi Thiên đài thuộc dãy Kỳ Điền Lĩnh.


Hơn 40 năm trước, dù vượt rất nhiều gian nan, song Gs. Trần Đại Sĩ  đã không tìm thấy dấu vết Thiên đài trên bản đồ thời hiện đại. Tuy nhiên “Bia miệng dân gian” ngàn đời vẫn còn đó với thời gian dẫn ông tới được núi Thiên đài thuộc dãy Kỳ Điền Lĩnh nằm gần ngay bờ sông Tương trùng lặp với những gì có trong huyền sử “…Thiên đài là ngọn đồi nhỏ cao 179 m, đỉnh tròn có đường nhỏ thoai thoải đi lên, trên đỉnh còn ngôi chùa nhỏ để hoang đã thành phế tích” [6].


Thật kỳ lạ, trải ngót hàng ngàn năm, vậy mà nền và cổng bằng đá vẫn còn nguyên …tra soát tại thư viện Hồ Nam giáo sư tìm được một tài liệu cổ, chép trên 60 trang giấy đã hoen ố nhuốm mầu thời gian, nét chữ rồng bay phượng múa có nhan đề: Thiên đài di lục sự, Trinh quán Tiến sĩ Chu Minh văn soạn (Trinh quán là niên hiệu vua Đường Thái Tông [627-647]). Tài liệu chép rõ: Cổ thời trên đỉnh núi chỉ có Thiên đài thờ vua Đế Minh, vua Kinh Dương. Đến đời nhà Đường để xóa nhòa vết tích cương vực nước Văn lang cổ cùng các sự tích tranh hùng Nam-Bắc, các quan được sai sang đô hộ vùng Lĩnh Nam mới cho xây chùa tại đây. Song trên phế tích “Thiên đài”, may mắn thay vẫn còn dấu vết đôi câu đối cổ khắc sâu vào đá:


Thiên đài đại đại phân Nam Bắc       


        Lĩnh địa niên niên dữ Việt Thường


image028

Tượng Lạc Vương ở Labo


Dịch nghĩa:“ Thiên đài bao đời phân Nam Bắc, núi Ngũ lĩnh năm này qua năm khác với dòng giống Việt Thường” [1].

Ngày nay, nhờ có Internet và hệ thống định vị vệ tinh, chúng tôi đã sơ bộ tìm được vị trí Thiên đài nằm gần một ngôi chùa cổ có tên “Phương xưởng Tự” trên bản đồ Google. Đòan hành hương rời Hữu nghị quan  bằng xe buýt 25 chỗ trực chỉ Tp. Liễu Châu Nam Ninh.


Nơi đầu tiên trên đất cố hương, chúng tôi dừng chân đến dâng hương cầu Tổ tiên dẫn lối đưa đường tại đền thờ Long Mẫu – Mẫu Thượng Ngàn (mẹ vua Lạc Long Quân) và đền thờ Lạc Vương (Vua Hùng) tại thị trấn cổ La Bo huyện Vũ Minh là di tích Việt cổ nhất còn tồn tại tới TQ ngày nay.


Trông thấy bút tích của tổ tiên chạm trên một tấm câu đối mà con chữ đã mòn theo 5000 năm hoa lửa: “Hùng khởi Nam quốc – Uy trấn Hoa di” khiến tất cả thành viên trong đoàn lặng đi trong cảm xúc hừng hực dâng trào. Một vế câu đối đã bị Hồng vệ binh phá mất một nửa thời “Cách mạng văn hóa”.


Nhà hán học cổ Trần Đình Hiến giảng giải: “ Hùng ở đây nghĩa là hùng cường mạnh mẽ, còn có nghĩa là đàn ông, là trận thư hùng sống mái với quân thù.Uy danh lừng lẫy làm đối thủ kinh hồn bạt vía, khiếp sợ”. Thế đấy, khẩu khí của tiền nhân thật oai hùng khiến con cháu thấy hổ thẹn vô cùng”. Ở những nơi này còn bảo lưu được một số câu đối, hoành phi về dấu tích dòng tộc Lạc Hồng thời xa xưa, củng cố cho chúng tôi thêm niềm tin về cội nguồn tổ tiên. Trời về chiều, vì còn cách Thiên Đài tới hơn 500 km, đoàn hành hương đành về nghỉ đêm tại Tp. Liễu Châu.


image029

Núi Ngũ Lĩnh nhì ra từ dải Kỳ Điền Lĩnh.


image030

Lễ dâng hương tại đền Lạc Vương


Sáng sớm ngày 7-04-2017, xe chúng tôi tiến thẳng về hướng Thiên đài theo ngả Quế Lâm. Quế Lâm có con sông Ly Giang thơ mộng uốn quanh dãy núi Vòi voi nơi còn ghi đậm  bao dấu tích của tiền nhân.


Rời Quế Lâm, xe khởi hành đi Thiên đài trên đường, đoàn ghé thăm kênh đào Linh Cừ nơi ghi dấu nhà Tần đào khai thông thủy lộ để chuyển quân lương đánh vào Lĩnh Nam thời Hùng vương.


Điều bất ngờ nhất với chúng tôi là ngay tại tại bảo tàng ở Linh Cừ có trưng bầy một bức tranh dân gian in trên giấy gió về tích Trưng Vương đánh quân Đông Hán.


Ăn trưa xong, xe lên đường trực chỉ Hành Sơn (Hồ Nam) tiến về Thiên đài. Dọc đường xe băng qua các di tích: Núi Cửu Nghi :  là một trong năm cửa ải Tần Thủy Hoàng chiếm đóng khi tấn công vào đất Việt;  Hồ Đầu – Ngũ Khê, nơi Mã Viện chết trong khi đang đánh dẹp cuộc khởi nghĩa của Hoàng đế Lĩnh Nam.


Khoảng 16h bản đồ dẫn đường Google chỉ cho biết đã gần tớí địa phận Phương xưởng tự - Thiên đài, mọi người đều rất háo hức nóng lòng… nhưng một sự cố bất ngờ ập đến! Theo dẫn đường của “ Mr.Google” xe đi vào một thôn trang hẻo lánh và cụt đường. Hỏi thăm dân làng về Thiên đài… chỉ nhận được những cái lắc đầu vô vọng.


Nhà cổ Hán học Trần Đình Hiến người đã từng công tác hơn ba chục năm tại Đại sứ quán Việt Nam, từng phiên dịch cho Hồ Chủ tịch và Mao chủ tịch, rất thông thổ xã hội Trung quốc than thở:


“Không thấy rồi, chịu rồi !”… Cả đoàn vô cùng bức xúc, ngao ngán, niềm tin hừng hực mấy hôm nay như đang tan chảy… Mục tiêu quan trọng nhất của chuyến hành hương đang có nguy cơ


image031

Hoành phi: “Điện Thiên Vương” trên cửa chính


biến thành số không.


Hoàng hôn xuống, đó đây bắt đầu xôn xao tiếng rút lui: “Về thôi, về thôi !”… Chợt niềm hy vọng vụt lóe lên… Có rồi, đây rồi ! Rất may nhờ có tấm ảnh Phương xưởng tự tải xuống từ Google, một người đàn ông trung niên trong làng nhận ra và bảo : “ Chùa này tôi biết, chỉ cách đây khoảng 15km, nhưng đường lên núi quanh co, đường nhỏ lắm, xe các ông không đi tới được đâu”.


Niềm hy vọng vừa được thắp sáng đã nhanh vụt tắt! Thật bất ngờ, ông ta bảo tôi : “ Tôi có xe con, có thể chở miễn phí cho 4 vị đi được”. Như vớ được phao cứu sinh, tôi cùng bác Hiến, họa sĩ Vũ chuyên gia nghiên cứu về mỹ thuật Việt cổ và anh Thiện người đam mê nghiên cứu về Hùng Vương nhanh nhảu theo người đàn ông lạ hối hả ra xe. Vừa lên xe, tôi nghe tiếng ý ới gọi phía sau: Chờ đi cùng nhé !… hóa ra hơn chục anh em trong đòan cũng đã nhanh chóng thuê thêm xe của dân làng đi theo.


image032

Tòa Phương xưởng Tự ở núi Thiên đài trên Kỳ Điền Lĩnh 


Trời đã xẩm tối… xe phải bật đèn gầm thận trọng chạy theo con đường núi vòng vèo… đôi chỗ cua tay áo khá nguy hiểm.


Ngồi cạnh ông bạn lạ, mới quen đang lái xe tôi lân la trò chuyện làm quen. Vị cứu tinh của chúng tôi trải lòng: “ Tôi tên Chu, chủ mỏ đá trong thôn… các bạn đã rất may vì hôm nay là ngày tôi nghỉ nên mới về thôn trang. Tôi đã có lần theo bạn lên chùa này chơi, chùa to, đẹp lắm ”.


Ông Chu rất vui tính, xởi lởi và hết sức nhiệt tình. Ông cho biết chúng tôi đang đi trên dẫy núi Kỳ Điền sơn (Có lẽ tên xưa là Kỳ Điền Lĩnh như Gs. Sĩ đã nhắc tới). Gia đình ông là cư dân bản địa ở vùng nay từ rất lâu đời, ông kể về món ăn, một số tập tục sinh hoạt của làng… cho thấy còn rất nhiều dấu vết văn hóa Việt ở địa phương này dù thời gian hàng ngìn năm đã trôi qua. Bỗng xe đi chậm lại, tôi thấy xuất hiện lác đác vài nếp nhà trong tranh tối tranh sáng của màn đêm Rồi xe rẽ phải, tiến vào một khoảng sân rộng thênh thang. Anh Chu dừng xe nói: “ đến Phương xưởng tự rồi đó”.


Nhà Hán học cổ Trần Đình Hiến trầm ngâm giảng giải : “Phương xưởng tự có nghĩa là ngôi chùa vuông, riêng cái tên này đã gợi mở một điều gì đó liên quan tới Thiên đài, vì trên Thiên đài thường mặc định gồm 3 tầng: tầng trên cùng là Viên đàn, xây thành hình tròn, tượng trưng cho Trời; hai tầng dưới là Phương đàn, xây thành hình vuông, tượng trưng cho Đất, lối kiến trúc thuận theo thuyết tam tài: thiên địa nhân”.


Chúng tôi lục tục xuống xe. Một ngôi chùa hai tầng hoành tráng trước mắt hiện ra giống hệt như ảnh tải xuống từ Google. Tầng dưới là bệ đá cao khỏang 4-5 m lút hai đầu người. Gần chục ánh đèn pin từ ĐTDĐ cùng chiếu lên thấy khá rõ hoa văn trang trí trên ngôi cổ tự mang dấu ấn nhà Thanh và cầu thang đá lên xuống từ hai phía chính điện rất rộng rãi khang trang. Phía trên cao trên cửa chính điện, một bức Hoành phi to chạm nổi ba chữ “ Điện Thiên Vương ” trên nền thếp vàng.


Màn đêm đã buông không có sư trụ trì nên chúng tôi đành dâng hương hoa mang theo ngoài bệ chính điện. Soi đèn qua song cửa chúng tôi thấy bên trong có thờ tương Phật Di Lặc bài trí cho thấy đây không chỉ là chùa mà gộp cả kiểu bầy biện của đền, miếu thờ. Anh Chu vỗ vai tôi nói: “Tôi chỉ biết đến đây thôi, nhưng tôi có một người bạn thân là thổ dân xứ này, hình như anh ấy biết và từng lên tới Thiên đài… các anh chờ ở đây để tôi đi vào làng tìm  xem, may


image033

 Cổng Tam quan phía xa dẫn


Vào Phương xưởng Tư


ra gặp được”.


Đồng hồ đã chỉ 19 giờ tối… màn đêm tĩnh mịch bao phủ không gian ngôi chùa như ẩn chứa bao điều bí ẩn bên trong. 10 phút, 15 phút… rồi 30 phút đi qua một cách chậm chạp! Chúng tôi vô cùng sốt ruột, nhưng cũng chẳng thể làm được điều gì khác hơn là chờ… và chờ. Đề giảm bớt sốt ruột, chúng tôi tản ra đi khám phá quanh chùa. Trong bóng đêm, tôi phát hiện có một công trình cổ ở phía xa trước mặt Phương xưởng Tự.


Tới gần hóa ra là cổng tam quan đồ sộ… đây mới là hướng chính vào chùa… hóa ra anh Chu đã đưa chúng tôi “đột kích” vào bên hông Phương xưởng tự. Đang lúc sốt ruột bỗng nghe hàng tràng tiếng nổ đanh đanh của động cơ xe máy xé toạc màn đêm tĩnh mịch trên cổ tự…


Phút chốc anh Chu xuống xe cùng anh bạn mới trong tay cầm một con dao quắm  chuyên đi rừng và hồ hởi giớ thiệu: “ Đây là anh Lưu, thổ công vùng này, người đã tới Thiên đài nhiều lần là bạn nối khố với tôi. Anh ấy đồng ý sẽ dẫn các bạn đi tới Thiên đài ”. Những cái bắt tay xiết chặt trong đêm truyền cho nhau một cảm giác kỳ lạ, thân thương như găp gỡ lại cố nhân. Riêng tôi thật sự ngỡ ngàng, cảm động trước sự nhiệt tình, hiếu khách đến khó tin của hai người bạn phương xa “từ trên trời rơi xuống” này.


Anh Lưu nói: “Còn khoảng 5km nữa mới tới nơi, giờ tôi chạy xe máy dẫn đường, các bạn đi ô tô theo sau. Chú ý, đường núi đi đêm nguy hiểm đấy !”. Chiếc xe mô tô của Lưu lao lên núi trong đêm tối, ba xe ô tô bám sát theo sau. Càng lúc dốc càng cao, quanh co bên vực thẳm khiến xe ô tô phải đi chậm lại, cẩn trọng trườn lên trên đường núi lạ với các bác tài… Lưu bỏ cách chúng tôi một đoạn khá xa, Chu phải gọi điện thoại nhắc Lưu đi chậm chờ đoàn…. Xe mô tô đã dừng chờ ở đoạn quanh phía trước, chúng tôi xuống xe, anh Lưu nói : “ Thiên đài ở đây rồi, vùng này hoang vu rất ít người vào ngoại trừ dân gốc gác ở đây. Từ bé đã cùng ông nội, rồi cha tôi vào rừng quanh đây săn bắn, kiếm củi… đã vài lần leo lên sân Thiên đài chơi nghe các cụ kể chuyện. Nhưng cũng đã lâu lắm chưa trở lại, không biết có gì thay đổi không, còn nhớ chính xác đường không…Thiên đài cách đây khoảng 2 km nhưng phải băng qua rừng, đường nguy hiểm, có thể còn thú dữ! Nếu ai muốn đi, tôi sẽ dẫn đường”.


Đồng hồ chỉ 19h10’, không gian đại ngàn tĩnh lặng, âm u, vẳng xa có tiếng muông thú. Gió xào xạc thổi, trời xe xe lạnh. Có tiếng thành viên đoàn đề nghị: “Đường rừng tối lắm, nguy hiểm đi làm sao được, đến Thiên đài rồi… thế là được rôi, chụp vài tấm ảnh quanh núi Thiên đài rồi về thôi…”.


Trong tôi bỗng dâng lên một cảm xúc kỳ lạ, thôi thúc. Vốn là dân làm khai phá điện mặt trời, suốt ngót 40 năm lặn lội cùng trời cuối đất, từng trèo núi băng rừng, ra đảo trong đêm nên cũng thấy bớt căng thẳng lo lắng trước những lời cảnh báo của Lưu. Tôi nói: “ Đã lặn lội tới được đây rồi, phải tới tận nơi chứ, vị nào không đủ sức khỏe xin ở lại… một mình, tôi cũng đi !” đoạn tôi kéo anh Lưu hăm hở bước vào cửa rừng, vào khoảng không tối đen mù mịt, ẩn chứa đầy bất ngờ… một số anh em được khích lệ lục tục theo sau. Đường rừng chỗ dốc xuống , chỗ leo lên có đoạn quanh co một bên là vực thẳm. Cây cối xào xạc, vẳng xa tiếng đại ngàn vọng lại. Chúng tôi nhắc nhau hai người đi đi chung một đèn pin từ ĐTDĐ, tiết kiệm pin để còn đi ra và quay phim chụp ảnh… Thấy tôi di chuyển có vẻ khó khăn, Lưu chặt cho tôi một đoạn trúc đặc ruột  làm gậy, tôi và Lưu rảo bước sát bên nhau. Cảm giác hơi lo lắng trong tôi dần biến mất khi đi bên cạnh một “gã sơn cước thứ thiệt”.


Tỏ ra rất bản lĩnh và dạn dầy kinh nghiệm đi rừng, Lưu đi thoăn thoắt như không cần nhìn đường và lựa chọn chuẩn xác từng vị trí đặt chân bước tới. Có vẻ anh băng rừng không chỉ băng mắt, mà bằng tất cả mọi giác quan và cả sự linh cảm dân nhà nghề. Những chỗ không có đường, tay Lưu vung con dao lên phát quang bụi rậm, tự mở đường, tìm lối đi trên những mô đá phủ đầy rêu phong. Có đoạn gặp suối cạn nước tràn qua, xâm xấp mặt đường mát lạnh dưới chân… Niềm tin đã trở lại, lao xao tiếng mọi người vui vẻ vừa đi vừa bàn tán về một Thiên đài trong trí tưởng tượng.


THIÊN ĐÀI CÓ THẬT - CHẠM TAY TỚI  5000 NĂM LICH SỬ


Lưu vừa lầm lũi đi, thỉnh thoảng lại cất tiếng cảnh báo: Chú ý có hố đấy, đường lầy, trơn, có khe nước… Nghe tôi gợi chuyện, Lưu vừa đi vừa tự sự : “ Đây là khu vực thôn Nam Việt, nhà tôi ở đây từ xa xưa, tính đến tôi đã hơn 20 đời có lẻ rồi… hồi bé tôi cón nhớ ông cố tôi kể lại:


Xưa lắm, dân gian truyền tụng lại rằng trước trên Thiên đài có ngôi đền - miếu cổ thờ Thần, thờ vua... Khoảng 1600 năm trước, đền-miếu cùng các bia đá, bệ đá trên Thiên đài được dời xuống vị trí Phương xưởng Tự bây giờ.


Mãi đến đầu đời Càn Long (1711-1799) nhà Thanh đền miếu mới xây lên to tát thành chùa Phương xưởng Tự như ngày nay. Tất cả các di vật đá, bia của đền-miếu cổ đều còn lưu giữ bên trong chùa, tôi đã vào xem nhưng toàn là cổ tự tôi không đọc và hiểu hết được.  Đại để có nhắc đến vị vua, nhân thần từ  thời rất xa”. Thấy lạ, tôi gặng hỏi Lưu: “Tên thôn Nam Việt có từ bao giờ ?”… “Ồ lâu lắm rồi, không ai biết chính xác từ bao giờ, chỉ biết xa xưa đã truyền từ đời này qua đời kia cái tên Thôn “Nam Việt”.


Thật khó tin ! Đã trải hơn 5000 năm bể dâu, vậy mà dâu vết của Thủy tổ Lạc Việt vẫn con đây với quốc hiệu linh thiêng một thời vẫn được bảo tồn tới ngày nay. Sự phấn khích bỗng tràn ngập trong tôi, bởi những gì Lưu kể khá trùng khớp với ghi chép trong thư tịch cổ: “Thiên đài di lục sự” đã được công bố. Rõ ràng sử liệu đã được xác thực thêm bởi dã sử truyền miệng và tín ngưỡng thờ phụng trong dân gian.


image034image037


Tác giả và hs.Vũ bên cối kê chân đá có mộng


image036

Đoàn hành hương và hai vị “cứu tinh Chu-Lưu”


Quả thực Thiên đài đây rồi ! mảnh đất linh thiêng, cội nguồn dòng tộc Việt đang ở ngay dưới chân tôi, xa xăm… mà gần gũi biết bao! Trời bỗng quang ra, trăng non 11 tháng ba treo lơ lửng hắt mầu sáng dịu an lành trên đầu, soi dọi đường về nguồn cho lớp con cháu hậu duệ Lạc Việt. Xung quanh tôi giờ là rừng tre, trúc mênh mang. Sáo gió vi vu, thi thoảng đưa những luồng gió mát… Một khung cảnh thật lãng mạn bao quanh.

Bất giác trong tôi bật lên tứ thơ:


image037

Một góc bệ đá có hoa văn 


trên Thiên đài


   “…Băng rừng, len giữa trăng khuya


 Hồn thiêng hiển thánh hiện về đoàn viên”


Bất giác một cảm xúc linh thiêng ùa về, tôi thầm nghĩ: “Hai người đàn ông này như hai vị cứu tinh được các đấng anh linh, tổ tiên cử xuống dẫn đường đưa con cháu về nguồn”... Lơ đãng thả hồn mình trong cảnh trí phiêu linh của thiên nhiên Việt. Lưu đã vọt lên trước lúc nào không hay…


Bỗng tôi nghe tiếng anh reo lên mừng rỡ : “ Tới rồi ! Đây rồi ! Không kìm được nữa, sự mệt mỏi đeo đẳng cả ngày đi đường, xuyên rừng bỗng tan biến hết. Như được truyền thêm sức mạnh tôi chạy vụt lên thấy Lưu đang đứng trên một bệ cao. Trong ánh trăng nhạt nhòa tôi hăm hở leo lên những bậc đá phủ rêu phong và cỏ dại… nước mắt chờ đợi và hạnh phúc bỗng ứa ra của đứa con tha hương nay về gặp lại được cố quốc ! Thiên đài đây rồi anh em ơi ! Một cảm xúc kỳ lạ chạy khắp người, ngây ngất trong sung sướng, tôi cúi xuống xoa tay lên bệ đá của Thiên đài… hưởng thụ cái chạm tay tới 5000 năm lịch sử của Tổ tiên. Miên man, chơi vơi trong cảm xúc dân trào văng vẳng tiếng những bước chân gấp gáp của mọi người… lên Thiên đài.


Sau những giây phút bâng khuâng, tôi chợt tỉnh ra và trở về với hiện thực bắt đầu cuộc thám sát theo cách riêng của mình. Thám sát trong đêm tối, nên rất khó khăn để có một cái nhìn toàn cảnh.


Thiên đài là khoảng đất trống trải, khá bằng phẳng hình vuông mỗi chiều tôi đo được hơn 120 bước chân (khoảng 50m). Đây chính là tầng đế Phương đài xưa (hình vuông) còn phần Viên đài (hình tròn) đã phôi pha trong cát bụi 5000 năm…


Trên Phương đài nay chỉ có vài cây không to lắm và cỏ dại bò lan trên mặt đất hoang vu. Ngổn ngang rơi rớt vương vãi vài phế tích: 1 thanh đá granit chữ nhật (30cmx40cmx100cm); 1 cối kê chân đá có mộng chữ nhật (15cmx220cm) có thể để tra thanh ngưỡng cửa bằng đá.


Di vật quan trọng nhất còn lại tại Thiên đài là vòng đế bao quanh xây bằng đá hộc cao lút đầu người. Lớp trên cùng là đá thanh được chế tác vuông thành sắc cạnh (đoạn còn đoạn mất). Tuy nhiên lối lên sàn Thiên đài chỉ còn nền đất thoai thoải dẫn lên rộng chừng 10m -15m. Hẳn xưa kia chỗ này phải là 7 bậc thang đá uy nghi. Một bên, đầu thạch trụ còn rất vững chắc bởi một kỹ thuật xếp đá điêu luyện, tinh tế không miết mạch (bên kia đã vỡ bể) để có thể trường tồn sốt 5000 năm dâu bể, bão táp, mưa sa.


Đặc biệt có một tảng đá góc đầu cột lối lên còn nhìn thấy hoa văn chạm lờ mờ vượt lên gió bụi của thời gian. Theo họa sĩ Vũ, chuyên viên mỹ thuật cổ, đây sẽ là thông điệp giúp là sáng tỏ phần nào góc tối của của phế tích. Thời gian trôi nhanh quá, thoắt một cái đã 2 giờ trôi qua, anh Thiện trưởng đoàn về nguồn nhắc nhở mọi người xuống núi kẻo những người ngoài xe buýt đang mòn mỏi chờ đợi tại thôn trang huyện Hành sơn.


Đồng hồ đã chỉ 21h25 phút, trễ hơn lịch trình dự định 6 tiếng. Giờ là lúc phải lên đường gấp thì quá nửa đêm mới về tới Tp. Trường Sa thủ phủ tỉnh Hồ Nam. Chúng tôi hân hoan xuống núi trong lòng khoan khóai, phấn khích vô cùng.


image038image039


Phế tích trên Thiên đài: Tảng đá có khắc hoa văn cổ; Thanh đá


Trên đường về Trường sa trong màn đêm, cảm giác thăng hoa được chạm tới sự thực lịch sử 5000 năm của dân tộc cho tôi cái ngẫu hứng viết hết tứ thơ còn dang dở trên đường… Âu cũng là một kết thúc có hậu cho chuyến hành hương nhớ đời : 

         THIÊN ĐÀI LINH SỰ


Thiên đài ngang giữa đất trời
Tiếng thiêng sông núi ngàn đời âm vang
Cơ  đồ Lạc Việt mênh mang…
Tổ Tiên gây dựng, hiên ngang ngư kình !
Năm ngàn năm lẻ nước mình
Rồng - Tiên nòi giống, Động đình còn đây
Bao la non nước ôm mây
Tích xưa vương vấn đâu đây ùa về
Băng rừng, len giữa trăng khuya
Hồn thiêng hiển thánh hiện về đoàn viên
Thiên Đài nền móng uy nghiêm
Giang sơn hùng khởi còn nguyên vóc hình
Thiên thu hào sảng nghĩa tình
Đất thiêng ! con cháu quên mình đấu tranh
Ngàn thu.... khắc tạc sử xanh
Mai này giành lại, non xanh, đất trời


 Âu vàng Việt tộc muôn đời !
Rợp trời chim Lạc, rạng ngời Việt Nam.


                Đường từ Thiên đài về Trường sa


Với những chứng tích còn hiển hiện ở Thiên đài, rõ ràng sự tích vua Đế Minh phong vua Kinh Dương lập nước Xích Quỷ, sau truyền cho con là Hùng Vương lập nước Văn Lang hòan toàn là sự thật lịch sử chứ không còn là huyền sử nữa.


Thiết nghĩ đã đến lúc giới sử gia Việt Nam cần có một cách nhìn thực tế, biện chứng, chính xác hơn về lịch sử cội nguồn dân tộc.


  Tp.HCM 10-12- 2017


T.Q.Dũng


Tài liệu tham khảo


1.Đại Việt Sử ký toàn thư   Nội các quan bản/ Chính Hòa 1697              NXB KHXH  1993


2. Văn minh Trà Việt                     Trịnh Quang Dũng                            NXB Phụ Nữ  2012


3. Sự Thật gốc tích nhà nước Việt Nam    Nhóm nghiên cứu      TTVH Người cao tuổi 2013


4. Nguồn gốc dân tộc Việt và nền văn minh Việt cổ                     Bộ 3 tập -Tài liệu nội 2010


PGs.Đỗ Tòng và nhóm nghiên cứu.


5. Hà Nội nghìn xưa    Trần Quốc .Vượng, Vũ Tuấn Sán               Sở VH - TT Hà Nội 1975


6. Thử tìm lại biên giới cổ của đất Việt   Trần Đại Sĩ                                    Thư viện Ebook


7. Tư liệu trao đổi với Gs. Trần Đại Sĩ tại Hà Nội                                                           2013


8. Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam  Tập II                                              NXB KHXH 2005


9. Tư liệu điền dã của T.Q.Dũng trong chuyến đi Thiên Đài                                     4 - 2017


10. Tư liệu điền dã của họa sĩ Vũ trong chuyến đi Thiên Đài                                    4 - 2017