Một câu chuyện tình để ra đời bài hát "Em đi lễ chùa này"

21 Tháng Giêng 20205:59 SA(Xem: 5815)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN VĂN HÓA - THỨ TƯ 22 JAN 2020

Bài vở vui lòng gởi về Email: vaamacali@gmail.com


Một câu chuyện tình để ra đời bài hát "Em đi lễ chùa này"


19/01/202


Thích Tánh Tuệ


image009

Ảnh minh họa


Những người yêu nhạc Phạm Duy, chắc không ai chưa tùng nghe qua nhạc phẩm: '' Em đi lễ chùa này''.


Năm 1964, nhà thơ Phạm Thiên Thư xuống tóc, đi tu ở một ngôi chùa với Pháp danh là Thích Tuệ Không. Trong 9 năm tu hành (1964 -1973), ông đã chứng kiến một cuộc tình giữa chú tiểu và một cô bé Phật tử. Chàng 16 tuổi và nàng cũng ngần tuổi đấy. Tình yêu vừa chớm như những bông hoa nở sớm sau sân chùa. Cứ mỗi lần, chú tiểu đánh chuông, cô bé đứng bên nhìn và tụng niệm. Trong những lời khấn nhỏ ấy, cô nguyện cầu cho 2 đứa được bên nhau mãi mãi...


'' Đầu mùa xuân cùng em đi lễ, Lễ chùa này, vườn nắng tung bay Và ngàn lau, vàng màu khép nép, Bãi sông bay, một con bướm đẹp''


Mùa xuân quen nhau, mùa hạ cùng em đi lễ... Rồi mùa thu, mùa đông, hai người vẫn yêu thương tha thiết, bốn mùa hẹn nhau trong ngôi chùa cổ, có lò hương với làn trầm nghi ngút:


'' Mùa hạ qua, cùng em đi lễ Trái mơ ngon, đồi gió mơn man Từ lò hương, làn trầm nghi ngút Khói hương thơm, bờ tóc em rờn.''


Chiến tranh loạn lạc, cuối mùa đông năm ấy, cô bé chết trong trong lúc chạy trốn những cuộc giao tranh. Trong mưa bay và gió lạnh, chú tiểu gạt nước mắt đưa tiễn người yêu trong chiếc áo quan đơn sơ và mộc mạc như chính tình yêu của họ:


''Tàn mùa đông vào chùa bỡ ngỡ ,Tiễn đưa em trong áo quan này. Từng cội hoa, trầm lặng thương nhớ, Tóc em xưa, tơ óng như mây.''


Gia đình đưa xác cô an táng sau chùa, nơi những bông hoa vẫn còn nở. Mỗi buổi chiều, chú tiểu đến bên mộ, thắp hương và ngồi mãi cho đến khi hoàng hôn buông xuống..


''Vườn chùa đây, vào nằm trong đất Nép bên hoa , ôi những hoa vàng Vườn đào tơ chập chờn cánh bướm Bướm khua râu, ngơ ngác bay ngang..'' Mộ của em, mộ vừa mới lấp..."


Mỗi cuộc tình đều có những kết thúc khác nhau. Có người đến đỉnh cao của hạnh phúc, tràn ngập niềm hân hoan vô bờ bến. Có kẻ rơi xuống vực sâu của bất hạnh, ôm lấy đơn côi trong im lặng và nước mắt.


Câu chuyện hoàn toàn có thật, Phạm Thiên Thư xúc động và sáng tác bài thơ nổi tiếng: "Em lễ chùa này". Sau này, Phạm Duy phổ nhạc và ca khúc đã đi vào lòng người cho mãi đến tận bây giờ.


SUY GẪM :


- Với cái nhìn thế nhân thì đây là một chuyện tình đẹp, mang hơi hướng của tác phẩm ''Hồn Bướm Mơ Tiên'', tuy 2 người không thể bên nhau nhưng tình yêu vẫn lóng lánh như giọt sương trên còn đọng lại trên những bông hoa nở sớm sau sân chùa. Từ xưa đên nay, sự dang dở, vô thường trong tình yêu mãi là chất liệu đậm đà cho sự sáng tác của thi nhân, nhạc sỹ..


- Với cái nhìn trong Thiền môn, một người xuất gia mà còn vướng víu với cõi tình là tự mâu thuẫn chính mình trên con đường giải thoát. Người ta có thể trốn cảnh, lánh đời, nhưng không thể trốn được cái nội tâm khát ái của mình, do vậy người xuất gia sống dối mình chỉ làm cho chính mình dằn vặt, đau khổ mà thôi! Ai cũng có hạt giống ái dục, vấn đề của là chuyển hóa chúng thành từ bi bao la, hay nuông chiều chúng để rồi quẩn quanh hoài trong vô thường, sinh tử..


Như Nhiên
TTT ( thư viện Hoa Sen)


Namo Buddhaya