Việt Nam: Chủ nghĩa xã hội “trồng người tỷ phú đôla”

03 Tháng Sáu 20217:23 SA(Xem: 4518)

VĂN HÓA ONLINE - TỪ CALIFORNIA - THỨ NĂM 13 JUNE 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Việt Nam: Chủ nghĩa xã hội “trồng người siêu giàu”


Bà Phương Hằng và những “đại gia” Việt thành danh dù chưa từng học đại học


TTO 01/06/2021    11:19 GMT+7


Là những đại gia được nhiều người biến đến trên thương trường, nhưng ít ai biết họ chưa một ngày ngồi ghế giảng đường đại học.


Đại gia Phương Hằng chưa học hết cấp 3


Thời gian qua, bà Phương Hằng - vợ đại gia Dũng "lò vôi" trở thành tâm điểm chú ý của dư luận nhờ những màn livestream thu hút đông đảo người xem.


Bà Nguyễn Phương Hằng là người rất nổi tiếng trong giới doanh nhân. Bà Hằng hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Nam. Trong những lần livestream của mình, bà Phương Hằng cũng khoe về số nữ trang kim cương đeo trên người khiến nhiều người lóa mắt.


image004Đại gia Nguyễn Phương Hằng vợ của Dũng “lò vôi”


Có thể nói, thành quả hiện tại của đại gia Phương Hằng là do bản thân gây dựng. Do hoàn cảnh gia đình nên bà chủ Đại Nam chỉ mới học hết lớp 11 sau đó đi theo con đường kinh doanh.


Tuy nhiên, bà Phương Hằng vẫn có bằng giáo sư. Trong 1 video đăng tải trên YouTube, nữ CEO tiết lộ cùng chồng - ông Dũng "lò vôi" được trường Đại học Apollos cấp bằng giáo sư thỉnh giảng để truyền cảm hứng cho cộng đồng.


Đây là danh hiệu cao nhất mà trường Apollos trao tặng cho những doanh nhân có nhiều cống hiến trong sự nghiệp kinh doanh và hoạt động cộng đồng vì châu Á. Điều này cũng thể hiện được phần nào khả năng của nữ CEO.


Đại gia Lê Phước Vũ


Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen - Lê Phước Vũ khởi nghiệp từ năm 1994 từ một cơ sở bán lẻ tôn, sau đó thành lập Công ty Cổ phần Hoa Sen tại Bình Dương vào năm 2001.


Nổi tiếng là doanh nhân tài ba nhưng ít ai biết đại gia Lê Phước Vũ là người chưa từng học đại học.


image006Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen - Lê Phước Vũ. Ảnh: HSG


Sau khi tốt nghiệp phổ thông tại quê nhà, ông tiếp tục học Trung cấp ngành vận tải ô tô và sau đó vào miền Nam lập nghiệp, bằng nghề làm ở đội xe khoán, rồi lái xe con…


Dưới sự lãnh đạo của ông Lê Phước Vũ, tập đoàn Hoa Sen đã thống trị thị trường tôn mạ với khoảng gần 50% thị trường nội địa. Tính đến ngày 29/5/2020, đại gia Lê Phước Vũ sở hữu trực tiếp 51,7 triệu cổ phiếu HSG và gián tiếp sở hữu 8.750 cổ phiếu HSG thông qua 100% cổ phần tại Công ty TNHH MTV Tam Hỷ.


Đại gia Đoàn Nguyên Đức


Đại gia Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) - Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cũng là người không có duyên với chuyện học hành. Năm 1982, khi vừa tròn 20 tuổi, bầu Đức tốt nghiệp cấp 3 hệ 10 năm.


Ông khăn gói lên Sài Gòn thi đại học nhưng bị trượt. Không nản lòng, bầu Đức tiếp tục vừa làm vừa học, quyết thi đại học, nhưng tới lần thi thứ 4, ông vẫn không đỗ.


image007Bầu Đức.


Sau 4 lần thi trượt đại học, bầu Đức nhận ra có nhiều con đường để dẫn đến thành công. Và rồi, ông chọn con đường khởi nghiệp bằng trường đời. Ông làm đủ mọi nghề để nuôi sống bản thân và tích góp kinh nghiệm.


Năm 1990, ông mở một phân xưởng nhỏ có tên Xí nghiệp tư nhân Hoàng Anh chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại quê nhà. Sau đó, ông mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất đồ nội thất rồi nhiều lĩnh vực khác để hình thành nên tập đoàn HAGL lớn như ngày nay.


Doanh nhân Nguyễn Thị Như Loan


Dù chỉ học hết lớp 12, không có một tấm bằng đại học nào nhưng nữ doanh nhân Nguyễn Thị Như Loan vẫn là một “nữ tướng” đáng nể trên thương trường Việt Nam.


image008Doanh nhân Nguyễn Thị Như Loan. Ảnh: Nhadautu


Bà Loan hiện là Chủ tịch HĐQT & Tổng Giám đốc CTCP Quốc Cường Gia Lai với khối tài sản ước tính khoảng 778 tỷ đồng.


Bà Loan khởi nghiệp bằng nghề chế biến, cung cấp đồ gỗ. Nhờ nghề này, bà đã có được một gia sản khổng lồ từ những năm 80. Thời đó, cùng với ông Đoàn Nguyên Đức (tức bầu Đức), bà Loan là một trong hai chủ buôn gỗ lớn nhất ở tỉnh Gia Lai.


"Vua cá tra" Dương Ngọc Minh


Ông Dương Ngọc Minh được biết đến là một đại gia thủy sản. Năm 1984, ông được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc công ty Đông lạnh Hùng Vương, một doanh nghiệp nhà nước tại quận 6, TP HCM.


image009Ông Dương Ngọc Minh. Ảnh: Người đưa tin


Theo thông tin ghi trên báo cáo gửi nộp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ông Minh chỉ ghi vỏn vẹn mình tốt nghiệp trung học phổ thông (12/12) và có trình độ chuyên môn là nuôi trồng thủy sản.


Dù vậy ông vẫn làm nên chuyện lớn. Công ty Hùng Vương có 6 nhà máy chế biến cá, gồm 12 phân xưởng, công ty hoàn toàn chủ động nguyên liệu sản xuất, khả năng xử lý từ 1.000-1.100 tấn nguyên liệu/ngày.

Với những thành công đó, đại gia Dương Ngọc Minh được gọi là “vua cá tra”. Bên cạnh đó, tên ông cũng từng xuất hiện trong danh sách những người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt.


(Theo Tri Thức và Cuộc Sống)


Đâu là 'mẫu số chung' của giới siêu giàu tại Việt Nam?


BBC 1/6/2021


image010Nguồn hình ảnh, HOANG DINH NAM/Getty Images. Chụp lại hình ảnh,


Giới siêu giàu ở Việt Nam đang cho thấy những chuyển biến trong xã hội nước này


Giới siêu giàu ở Việt Nam có thể được phân chia thành ba nhóm nếu tính theo con đường, lĩnh vực làm giàu của họ, mặc dù sự đa dạng đó, giới này thể hiện đã chia sẻ một 'mẫu số chung,' một nhà quan sát kinh tế, xã hội Việt Nam từ Hà Nội nói với BBC.


Vẫn theo ý kiến này, cái nhìn của cộng đồng tại Việt Nam với giới này còn khá mâu thuẫn, một mặt có sự 'khâm phục', 'mê mẩn' sự giàu có của họ, nhưng mặt khác lại có sự 'căm hận', 'đố kỵ tiềm ẩn', chỉ chờ cơ hội để bộc lộ một cách đáng sợ, PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh nói với BBC hôm thứ Hai.


Tuy nhiên, vẫn theo nhà quan sát này, người từng có nhiều năm nghiên cứu giảng dạy ở các Đại học tại Việt Nam về thương mại, ngoại thương, những người làm giàu hợp pháp nếu làm lợi cho xã hội là điều đáng hoan nghênh.


Độ tuổi khá cao, ngành nghề còn 'bảo thủ'


image011Nguồn hình ảnh, NHAC NGUYEN/Getty Images. Chụp lại hình ảnh,


Việt Nam đang tiếp tục được đảng Cộng sản lãnh đạo định hướng đi lên Chủ nghĩa Xã hội


Trước hết, nhận diện giới siêu giàu tại Việt Nam hiện nay, từ Hà Nội hôm 31/5/2021, bà Nguyễn Hoàng Ánh nói với BBC News Tiếng Việt:


"Theo Báo cáo Thịnh vượng (Wealth Report) năm 2021 vừa được hãng tư vấn Knight Frank công bố, thì số lượng cá nhân siêu giàu - sở hữu tài sản có thể đầu tư trên 30 triệu USD - tại Việt Nam năm 2020 là 390 người, giảm từ 405 người của năm trước; 6 người giàu nhất Việt Nam sở hữu gần 17 tỷ USD.


"Dẫn đầu danh sách này là chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng xếp vị trí 344 với 7,3 tỷ USD. Đây là năm thứ chín liên tiếp ông Vượng có tên trong top người giàu của Forbes. Năm ngoái, doanh nhân kinh doanh đa ngành này xếp hạng 286 với tài sản 5,6 tỷ USD.


"Đứng thứ hai và thứ ba lần lượt là CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo (2,8 tỷ USD)Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long (2,2 tỷ USD). Ba tỷ phú còn lại của Việt Nam là Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh (1,6 tỷ USD), Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương (1,6 tỷ USD) và Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang (1,2 tỷ USD).


Khi được hỏi đâu là đặc điểm nổi bật của giới này nếu thử phác họa chân dung họ, bà Nguyễn Hoàng Ánh nói:


"Trong số 6 tỷ phú của Việt Nam, có 4 người khởi nghiệp tại Đông Âu gồm ông Vượng, bà Thảo, ông Quang và ông Hùng Anh. Tổng tài sản của sáu người này đạt gần 17 tỷ USD, với độ tuổi trung bình là 55.


"Ông Trần Bá Dương là người Huế, lập nghiệp từ ngành ô tô, còn ông Trần Đình Long là người Hà Nội, lập nghiệp từ ngành sắt thép. Tất cả đều có bằng cử nhân đại học, ông Nguyễn Đăng Quang thậm chí là Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) của Đại học Kinh tế Nga Plekhanov và Tiến sĩ Khoa học Công nghệ tại Học viện Khoa học Quốc gia Belarus.


"Nếu so sánh họ với giới này nước ngoài và khu vực, thì tuổi của họ khá cao (55) và ngành nghề kinh doanh khá bảo thủ. Nhìn qua Trung Quốc, Hàn Quốc v.v..., nhiều tỷ phú làm giàu nhờ các ngành công nghệ cao, Internet… trong khi với Việt Nam lại là bất động sản, sắt thép, xe hơi trong khi học vấn của tỷ phú Việt Nam có vẻ cao hơn."


Phân loại con đường và mẫu số chung?


image012Nguồn hình ảnh, Getty Images Chụp lại hình ảnh. Tỷ phú Trịnh Văn Quyết và Bộ trường Giao thông Vận tải Việt Nam Nguyễn Văn Thể tại lễ cắt băng khai trương hãng Bamboo Airways do ông Quyết làm chủ sở hữu, tại Nội Bài, Hà Nội, hôm 16/01/2019


Theo nhà quan sát này, giới siêu giàu tại Việt Nam có thể được phân loại thành ba nhóm, nếu nhìn vào con đường, quy mô, cách thức và tầm vóc làm giàu của họ, nhưng tựu lại họ có một mẫu số chung:


"Có một nhóm người làm giàu từ Đông Âu, lợi dụng lúc chuyển đổi kinh tế ở những quốc gia đó để thu gom lượng tư bản đầu tiên.


"Nhóm thứ hai làm giàu từ đất đai như với ông Đào Hồng Tuyển, như ông Lê Viết Lam Sun Group hay ông Trịnh Văn Quyết FLC.


"Và nhóm thứ ba làm giàu từ những dịch vụ, mặt hàng thiết yếu như du lịch, hàng không, ngân hàng v.v...


"Nhưng theo tôi, mẫu số chung là đều thu gom tư bản trong thời kỳ kinh tế chuyển đổi, dựa trên quan hệ với quan chức để có được lợi thế làm giàu."


Trước câu hỏi có thể nói gì về môi trường mà giới những người giàu và siêu giàu ở Việt Nam đang làm ăn và trở nên thành đạt, liêu đó có ph là một xã hội Tư bản Chủ nghĩa hay xã hội XHCN hay không, hay là một kết hợp, lai ghép hoặc thế nào, bà Nguyễn Hoàng Ánh đáp:


"Việt Nam chỉ còn Xã hội Chủ nghĩa về mặt lý thuyết, hiện tại là xã hội tư bản nhưng là tư bản hoang dã vì không có pháp trị, mà người ta tận dụng khe hở để làm giàu.


"Nếu bạn đặt ra câu hỏi những người giàu này và cách thức họ làm giàu thể hiện, phản ánh gì về xã hội mà họ đang sống ở Việt Nam, thì tôi cho rằng cách thức họ làm giàu thể hiện ra từ lối sống của họ.


"Cũng như ở Nga có người Nga mới, Trung Quốc có trọc phú đi khắp thế giới để tiêu tiền, nhà giàu mới nổi ở Pháp được văn hào Molière mô tả từ thế kỷ 17, lối sống phô trương của họ thể hiện khắp mọi nơi.


"Có điều khác với mô tả của Molière, tư sản Pháp thời đó kiếm tiền chính đáng nên dù không biết cách tiêu nhưng không quá phung phí; còn người giàu mới ở Nga, Trung Quốc và Việt Nam kiếm tiền quá dễ nên rất hoang phí.


"Ông Lê Kiên Thành, con của cố Tổng Bí thư ĐCSVN Lê Duẩn từng nói: "Bạn tôi bảo trước kia cứ tưởng 1triệu USD là ghê lắm…" tức là với rất nhiều người 1 triệu đôla chẳng là gì! Báo chí từng đăng tin một phu nhân quan chức trả đến 1,5 triệu USD cho trường luyện thi cho con mình vào Đại học ở Mỹ, làm đến người Mỹ cũng choáng váng.


"Cách sống đó thể hiện một xã hội không minh bạch, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, thiếu hụt giá trị sống lành mạnh, tiềm ẩn nhiều bất ổn đáng ngại."


Đóng góp gì và được xã hội, chính quyền nhìn nhận ra sao?


image013Nguồn hình ảnh, MANAN VATSYAYANA/Getty Images. Chụp lại hình ảnh, Một khách sạn nạm vàng tại Việt Nam được khai trương vào tháng 7/2020 ở Hà Nội


Khi được hỏi giới siêu giàu ở Việt Nam đóng góp thế nào cho xã hội, họ được xã hội, cộng đồng nhìn nhận ra sao, giới cầm quyền đối xử thế nào và quan hệ của họ với chính quyền, chế độ ra sao, bà Nguyễn Hoàng Ánh đáp:


"Chưa có thông tin nào là người giàu ở Việt Nam trốn thuế, nhưng luật pháp có quá nhiều kẽ hở nên không loại trừ việc có trốn thuế. Họ có đóng góp từ thiện nhưng vẫn là từ thiện cứu trợ (charity) khi được kêu gọi, chưa có từ thiện phát triển (philantrophy).


"Cái nhìn của cộng đồng khá mâu thuẫn, một mặt đám đông mê mẩn sự giàu có của họ, khâm phục họ nhưng mặt khác lại có sự căm hận, đố kỵ tiềm ẩn, chỉ chờ cơ hội để bộc lộ nên rất đáng sợ.


"Chính quyền cũng để họ làm giàu nếu có quan hệ tốt và không can thiệp vào quyền lực của lãnh đạo nhưng sẽ luôn có sự kiểm soát khi có ảnh hưởng đến thế lực nào đó, như trường hợp Bầu Kiên và nhiều người khác."


Về tương lai của tầng lớp giàu và siêu giàu ở Việt Nam trong tương lai chung của đất nước và khi được hỏi có thể có điều gì như một thông điệp với tầng lớp này, bà Nguyễn Hoàng Ánh nói:


"Cá nhân tôi hoan nghênh những người làm giàu hợp pháp nếu họ làm lợi cho xã hội. Nhìn Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nga thì ta có thể hy vọng những thế hệ người giàu sau sẽ làm giàu nhờ chất xám nhiều hơn, nhờ được học hành, có tích luỹ của gia đình.


"Việt Nam có câu: học chữ chỉ cần một đời, học ăn cần hai đời còn học chơi thì cần ba đời. Làm giàu thì một đời là đủ, nhưng muốn sang, muốn có văn hoá thì cần tới 2-3 đời.


"Do truyền thống hiếu học, người giàu Việt Nam thường đầu tư cho con học hành, ta bắt đầu có thể thấy một số F2 (thế hệ hai) nhà giàu hay con quan chức Việt Nam (người Trung Quốc gọi là phú nhị đại hay quan nhị đại) có học vấn và có khả năng làm giàu văn minh, đóng góp cho XH nhiều hơn.


"Nhưng cũng không ít nhà giàu quá tham lam và chiều chuộng con, vơ vét khắp nơi để rồi của thiên trả địa, con họ lại phá hết. Hy vọng người giàu hãy hiểu đóng góp cho xã hội chính là di sản tốt nhất họ để lại cho con cái mình," bà Nguyễn Hoàng Ánh nói với BBC.

14 Tháng Sáu 2018(Xem: 7775)