Vì sao Trần Huỳnh Duy Thức 'không muốn sống lưu vong'?

05 Tháng Hai 20176:33 CH(Xem: 6898)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  06  FEB  2017


Vì sao Trần Huỳnh Duy Thức 'không muốn sống lưu vong'?


image041

Bản quyền hình ảnh Oc-OpenGlobe Image caption Ông Trần Huỳnh Duy Thức (trái) hiện đang thi hành bản án tù 16 năm và đã trải qua bảy năm ở trong tù.


Một tù nhân chính trị của Việt Nam bị kết án 16 năm với 7 năm đã thi hành án quyết định 'không đổi lưu vong lấy tự do', gia đình của ông chia sẻ với truyền thông sau chuyến thăm Tết tại nhà tù với tù nhân này hôm mùng Hai tết Đinh Dậu.


"Anh ấy nói với gia đình đừng có nói cái chuyện đi nữa. Anh nói sự thay đổi sẽ rất là nhanh chóng mà không có gì ngăn cản sự thay đổi đâu. Anh rất kiên định trong vấn đề anh ở lại, không có đi tị nạn," ông Trần Huỳnh Duy Tân, em ruột của tù nhân chính trị được đài VOA tiếng Việt trích dẫn hôm 02/2, nói.


Ông Thức là tù nhân duy nhất trong vụ án 'Lê Công Định và những người khác' vẫn còn ở lại trong tù, các thành viên khác là các ông Lê Công Định, Lê Thăng Long và Nguyễn Tiến Trung đã được trả tự do trong những khoảng thời gian khác nhau.


Không, tôi không nghĩ việc này là một sự lãng phí đâu. Bởi vì anh Thức đã trở thành một biểu tượng đấu tranh cho các lớp người tham gia đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Và việc anh không chấp nhận sự thỏa hiệp với đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam, nó là một thông điệp cực kỳ mạnh mẽKỹ sư Nguyễn Lân Thắng


Bình luận với BBC hôm thứ Sáu, 03/2 về nguyên nhân và tính 'đúng đắn' hay không của quyết định của ông Thức, người đang thụ án tù ở trại giam số 6 Bộ Công an ở huyện Thanh Chương, Nghệ An, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, một nhà vận động nhân quyền, từ Hà Nội nói với BBC:


"Cho đến bây giờ, tôi, báo chí, hay những người khác đều quan sát sự kiện của anh Thức theo tư thế của người ngoài, còn chính anh Thức hiểu hơn ai hết là cái gì tốt nhất cho anh ấy và chúng ta hãy cùng nhau tôn trọng sự lựa chọn đó."


"Tuy nhiên về phía tôi chẳng hạn, nếu tôi đặt địa vị mình vào trong địa vị của anh Thức, thì tôi cũng sẽ chọn con đường tiếp tục đấu tranh," kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nói.


'Không hề lãng phí'


Có ý kiến cho rằng ông Trần Huỳnh Duy Thức là một thương gia có xuất thân 'kỹ trị' và ông cũng có thể lựa chọn một cách khác để sớm được trả tự do nhằm theo đuổi các con đường khác 'có lợi hơn', 'ít lãng phí' thời gian hơn, qua đó, ông có thể phát huy, phục vụ cộng đồng, xã hội tốt hơn là khi 'ở trong tù' như hiện nay.


image042

Bản quyền hình ảnh Phuong Ngo bbc Image caption Nhà hoạt động, Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng từ Việt Nam cho rằng ông Trần Huỳnh Duy Thức không hề lãng phí thời gian khi chọn hình thức đấu tranh như hiện nay ở trong nhà tù


Bình luận về điều này, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nói với BBC hôm thứ Sáu:


"Tôi không nghĩ việc này là một sự lãng phí, bởi vì anh Thức đã trở thành một biểu tượng đấu tranh cho các lớp người tham gia đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam."


"Việc anh không chấp nhận sự thỏa hiệp với đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam, nó là một thông điệp cực kỳ mạnh mẽ."


"Nó tác động, ảnh hưởng rất lớn đến những người đấu tranh để người ta thấy rằng mình sẽ có thể rơi vào con đường trong tù như anh Thức và sẵn sàng hy sinh để đấu tranh cho tương lai của đất nước Việt Nam," kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nói với BBC từ Hà Nội.


Việc anh Thức cương quyết từ chối đi tị nạn chính trị đã được biết đến rộng rãi từ lâu và cũng không có gì bất ngờ. Đối với cá nhân anh Thức thì chắc chắn anh ấy phải tin đây là quyết định đúng. Riêng đối với tôi là người cũng từng trải qua cảnh tù đày và trong cùng vụ án với anh Thức thì tôi không muốn ai phải ở trong tù vì lý do chính trị hay tư tưởngThạc sỹ Nguyễn Tiến Trung


'Không có gì bất ngờ'


Từ Sài Gòn, Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung, một thành viên cùng vụ án với ông Trần Huỳnh Duy Thức trong vụ án Lê Công Định và những người khác, bình luận về 'quyết tâm' của ông Trần Huỳnh Duy Thức và bàn về tính đúng đắn, hợp thời của quyết định này.


Thạc sỹ Trung qua một email cho BBC hay: "Việc anh Thức cương quyết từ chối đi tị nạn chính trị đã được biết đến rộng rãi từ lâu và cũng không có gì bất ngờ. Đối với cá nhân anh Thức thì chắc chắn anh ấy phải tin đây là quyết định đúng. Riêng đối với tôi là người cũng từng trải qua cảnh tù đày và trong cùng vụ án với anh Thức thì tôi không muốn ai phải ở trong tù vì lý do chính trị hay tư tưởng."


"Do đó, tôi vẫn mong muốn anh Thức được tự do dù phải xa Việt Nam. Nhưng tôi tôn trọng quyết định của anh Thức."


Trước câu hỏi liệu ông Thức có thể chưa có thông tin đầy đủ về thay đổi chính quyền và chính sách ở nước Mỹ, một quốc gia phương Tây từng đi đầu trong hỗ trợ cho dân chủ, nhân quyền ở quốc tế, và rằng giả thiết trong trường hợp ông biết đầy đủ, thì ý kiến của ông Thức có thể sẽ ra sao, Thạc sỹ Trung bình luận:


image043

Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/AFP Image caption Năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đánh dấu 87 năm thành lập đảng ở quốc gia được LHQ luôn đánh giá cao về thành tích xóa đói, giảm nghèo


"Tôi không nghĩ là anh Thức có đầy đủ thông tin về tình hình thời sự trong nước và quốc tế. Trong tù thì anh Thức chỉ được đọc các báo của đảng cộng sản như Nhân Dân, ngoài ra thì mỗi tháng gặp gia đình một tháng thì người nhà cũng không thể nói hết về tình hình diễn biến bên ngoài được."


"Tuy nhiên, ngay cả khi anh Thức có đầy đủ thông tin về Việt Nam và thế giới thì tôi tin anh Thức vẫn sẽ lựa chọn ở lại đất nước. Đơn giản là việc dân chủ hóa đất nước là việc của người dân Việt Nam, dù tình hình bên ngoài có diễn biến thế nào đi nữa thì Việt Nam vẫn cần phải dân chủ hóa. Đó là nhu cầu cấp thiết của quốc gia, là đòi hỏi cấp bách của thời đại."


Ông Nguyễn Tiến Trung cũng cho rằng: "Việc Tổng thống Trump thắng cử với khẩu hiệu 'Nước Mỹ trên hết' cho thấy chính quyền của ông sẽ chú tâm vào các vấn đề cấp thiết của nước Mỹ hơn là thế giới. Do đó, tôi nghĩ chính quyền của Tổng thống Trump sẽ chỉ chú tâm một cách chừng mực về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam."


"Dù sao thì nhân quyền ở Việt Nam chỉ được tôn trọng khi người dân Việt Nam đoàn kết để hiện thực hóa quyền làm chủ của mình trên nền tảng pháp luật chuẩn mực, bắt đầu từ bản hiến pháp của toàn dân. Quyền làm chủ đất nước đó không thể đến từ bên ngoài như từ chính quyền Mỹ được."


"Vấn đề bây giờ là lực lượng chính trị nào có thể đứng ra đàm phán với đảng Cộng sản? Đến giờ phút này chúng ta chưa thấy được tổ chức chính trị nào đủ tầm để sẵn sàng tham chính. Chính trị phải nói tới lực lượng và tổ chức chứ một cá nhân không thể nào gây ảnh hưởng tới chính trị quốc gia."


"Do đó, tôi tin rằng khi có tổ chức chính trị đủ đông, đồng nhất và có đường hướng ôn hòa, bao dung, đoàn kết, hợp tác xây dựng thì lãnh đạo đảng cộng sản sẽ buộc phải ngồi xuống để đàm phán đưa đất nước đi tới, bắt đầu từ một bản Hiến pháp chuẩn mực của toàn dân," ông Nguyễn Tiến Trung nói.


image044

Bản quyền hình ảnh FB Nguyen Tien Trung Image caption Ba người trong cùng vụ án với ông Trần Huỳnh Duy Thức là các ông (từ trái sang phải) Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Long đã được trả tự do