Người bán dâm Thái kể về phố đèn đỏ Frankfurt

11 Tháng Bảy 20177:11 CH(Xem: 10437)

VĂN HÓA ONLINE - TỪ CALIFORNIA - THỨ  TƯ 12 JULY  2017


Người bán dâm Thái kể về phố đèn đỏ Frankfurt


Kaona Pongpipat Phóng viên BBC Tiếng Thái từ London


image024Image caption Sandy, một người chuyển giới nam sang nữ gốc Thái, đã hành nghề mại dâm hơn 30 năm tại Đức


Chính quyền Đức bắt đầu hợp pháp hoá nghề mại dâm vào năm 2002.


Gần đây, quy định mới của Chính phủ liên quan đến loại hình kinh doanh này đã được thông qua, trong đó bắt buộc gái mại dâm có chứng chỉ hành nghề và khách hàng phải đeo bao cao su.


Sandy ở Bahnhofsviertel


"Cứ thoải mái chụp ảnh đi nhé. Tôi đã hỏi chủ rồi". Sandy nói với phóng viên BBC khi đưa chúng tôi tham quan những tòa nhà ở Bahnhofsviertel.


Cô là một người chuyển giới nam sang nữ gốc Thái, đã hành nghề mại dâm hơn 30 năm tại Đức.


Đã ngoài 50 tuổi, Sandy rất quen thuộc với từng ngóc ngách khu phố đèn đỏ, nơi vừa là văn phòng vừa là mái nhà của cô trong hơn 20 năm sống ở Frankruft.


Sandy bắt đầu 'khởi nghiệp' từ khi bức tường Berlin sụp đổ.


Sandy nhớ lại những ngày tháng làm ăn khấm khá ban đầu do dòng người từ Đông Đức cũng là khách hàng của cô tràn sang Berlin.


Sau khi dành dụm trong một năm, Sandy bay về Thái Lan để phẫu thuật chuyển giới. Khi quay trở lại, cô tiếp sự nghiệp kinh doanh tình dục mà mình yêu thích và tự hào.


Sau hơn sáu năm ở Berlin, Sandy chuyển về Frankfurt vì nghe nói ở đó sẽ có những căn nhà để ở và làm việc, thay vì phải đứng đợi khách ngoài trời lạnh.


Đấy chính là khi cô bắt đầu sống ở Bahnhofsviertel.


image025Image caption Bahnhofsviertel - khu phố sung sướng khét tiếng ở Frankfurt Đức.


52 khách một ngày


Bahnhofsviertel - khu phố đèn đỏ ở Frankfurt là cái tên khét tiếng trong giới ăn chơi ở Đức.


Tại đây, du khách sẽ có cảm giác như lạc vào một "thế giới tội lỗi" với hàng tá các câu lạc bộ thoát y, cửa hàng bán đồ chơi tình dục, những nhà thổ được cấp phép.


15 năm kể từ ngày Đức hợp pháp hóa nghề mại dâm, nền công nghiệp này hiện nay được cho là đem lại khoảng 16 tỷ euro lợi nhuận mỗi năm.


Hiện nay ở Đức có khoảng 400.000 gái mại dâm "phục vụ" cho gần một triệu khách mỗi ngày.


Sandy vui vẻ nói kỷ lục cá nhân là tiếp 52 khách một ngày và kiếm được 200.000 bảng một năm.


Tuy nhiên, đây chỉ là một mặt của vấn đề.


Những người phản đối lên tiếng báo động vì cơ hội mà việc hợp pháp hóa mại dâm đưa lại từ năm 2002 đồng nghĩa với việc gia tăng tệ nạn buôn bán người phụ nữ, đặc biệt từ Đông và Nam Âu.


image026

Bản quyền hình ảnh BBC Sport Image caption Theo người hành nghề mại dâm, đạo luật mới vừa được thông qua ở Đức sẽ giải quyết nhập cư trái phép và nạn hãm hiếp phụ nữ.


Bộ luật mới


Đạo luật mới vừa được thông qua ở Đức chính là biện pháp nhằm giải quyết các tệ nạn nói trên, Sandy nói.


Theo một báo cáo của báo The Independent, người cung cấp dịch vụ mại dâm cần có giấy phép kinh doanh hành nghề, được gia hạn hai năm một lần.


Đồng thời, người hành nghề mại dâm phải đăng ký khám sức khỏe hàng năm, và khách hàng bắt buộc phải đeo bao cao su.


Các hành vi vi phạm có thể bị phạt số tiền từ 860 bảng đến 43000 bảng Anh.


Trả lời phỏng vấn BBC, Sandy nói cô trả tiền thuê phòng là 140 bảng mỗi ngày.


Việc đăng ký với nhà chức trách khiến chính phủ kiểm soát việc nộp thuế của người hành nghề mại dâm một cách có hệ thống hơn.


Sandy thỏa thuận với chủ nhà giữ nguyên giá thuê, vì cô giải thích một phần tiền thuê sẽ là hình thức đóng thuế của mình.


Theo cô thì chính quyền Thái Lan nên học tập gương Đức trong việc hợp pháp hóa ngành nghề mại dâm.


Trong căn phòng vừa là chỗ ở và nơi làm việc, Sandy có đầy đủ hệ thống chiếu sáng, trang phục và dụng cụ đủ để mở một cửa hàng đồ chơi tình dục.


Ngoài ra, vấn đề an ninh cũng rất được coi trọng.


Nếu Sandy ấn nút bấm khẩn cấp được đặt ngay trong phòng, lực lượng an ninh sẽ có mặt để giải cứu cô trong vòng giây lát.


Theo Sandy, lợi ích của bộ luật mới là làm giảm lượng gái mại dâm cư trú bất hợp pháp ở Đức.


Cô nói đây chính là một trong những lý do chính khiến thù lao cho nghề mại dâm đã giảm mạnh trong thời gian gần đây.


"Đạo luật này là một điều tốt vì từ nay trở không phải ai cũng có thể làm công việc này, chỉ những người có visa hợp pháp ở đây. Họ cũng sẽ không thể phá giá thị trường nữa".


"Việc đăng ký với nhà chức trách cũng rất có lợi vì quá trình kê khai thuế trở nên đơn giản hơn", Sandy nói thêm.


image027

Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Các dụng cụ tình dục và trang phục của gái mại dâm


Người Thái ở Frankfurt


BBC được Sandy giới thiệu những đồng nghiệp thuộc nhiều quốc tịch, một phụ nữ Pháp có biệt danh "quý bà" chuyên sưu tập và làm việc với những dụng cụ tình dục bạo dâm, hay người bạn Thổ Nhĩ Kỳ chuyên phục vụ người lao động đồng tính nhưng chưa có tiền phẫu thuật chuyển giới.


Sandy tin rằng có khoảng 20 người Thái chuyển giới làm người hành nghề mại dâm ở Frankfurt.


Cô nói cách đây tầm 20 năm, con số người Thái ở đây lớn hơn thế rất nhiều.


Theo Sandy, những người Thái hoạt động mại dâm ở Đức rất ít khi gặp các vấn đề về luật pháp. Phần lớn những người này đều thận trọng và đã đăng ký với nhà chức trách trước khi sang Đức.


Đây cũng là quan điểm của Parama Chamrasromran, thám tán cơ quan Lãnh Sự Hoàng gia Thái ở Frankfurt.


"Mặc dù rất khó có được con số chính xác, nhưng số người gốc Thái hành nghề mại dâm bất hợp pháp ở Đức đã giảm đi nhiều trong vòng 20-30 năm qua", vẫn theo lời Chamrasromran.


Sandy mong chính phủ Thái Lan có chính sách tương tự đối với nghề mại dâm.


image028

Image caption Thái Lan là một đất nước Phật giao nên chưa có thái độ cởi mở với nghề mại dâm mặc dù có ngành công nghiệp tình dục rất phát triển


Thái Lan, đất nước hồi giáo


Nhưng ý tưởng của Sandy có lẽ là khá xa với đối với một đất nước như Thái Lan.


Nơi đây người Phật giáo chiếm đa số và mang tư tưởng truyền thống, tuy nhiên lại có các dịch vụ mại dâm rất phát triển mặc dù chưa được hợp pháp hóa.


Những người làm trong ngành công nghiệp này cho rằng, việc loại bỏ mại dâm sẽ làm suy yếu đến nền kinh tế Thái Lan, vốn đã bị ảnh hưởng sau cuộc đảo chính hồi năm 2014.


Khách du lịch nước ngoài và đàn ông Thái Lan thường đổ xô đến các quán rượu và mát xa ở Bangkok cũng như các thành phố du lịch khác để tìm kiếm dịch vụ biểu diễn sex có tên 'ping pong tour'.


Tuy nhiên, người làm trong ngành nghề mại dâm ở Thái Lan vẫn phải hứng chịu sự kỳ thị của xã hội.


Sandy là một trường hợp hiếm khi cả bố mẹ và em gái cô đều biết về việc cô đến Đức 30 năm trước để hành nghề mại dâm.


Chính mẹ cô, một người y tá, là người đã thu vén vali đồ dùng cho Sandy với nhiều gói bao cao su.


Sandy nói cô sẽ đi làm thêm một năm nữa rồi sẽ giải nghệ và trở về quê hương, sau đó mở cửa hàng kinh doanh thú vật nuôi.


Một người chuyển giới giấu tên làm nghề mại dâm khác ở Frankfurt, ở đây tạm gọi là Fai. Cô nói sẽ rất khó cho Thái Lan có chính sách tương tự.


"Vì Thái Lan là một quốc gia truyền thống".


"Tôi cũng muốn Thái Lan có hệ thống thuế minh bạch hơn, nhưng đây vẫn là một đất nước Phật giáo".


"Đức có những chính sách tốt với ngành nghề mại dâm. Bạn có những ngôi nhà nơi bạn có thể giải quyết nhu cầu tâm lý. Nó sẽ giúp giảm đi tình trạng tội phạm và hãm hiếp", theo lời Fai.


image029

Bản quyền hình ảnh iStock Image caption Nhiều nhóm hoạt động xã hội ở Đức đòi xem xét lại việc hợp pháp hoá nghề mại dâm.


Nhà chứa châu Âu


Theo giải thích của bà Manuela Schwesig, Bộ trưởng Đức phụ trách các vấn đề Phụ nữ và Gia đình, việc hợp pháp hoá nghề mại dâm sẽ cải thiện địa vị của gái mại dâm trong xã hội, họ sẽ độc lập hơn và có nhiều quyền hơn, chẳng hạn, quyền được chăm sóc y tế, được hưởng lương hưu và được bảo hiểm thất nghiệp.


Nhưng cũng có rất nhiều nhóm xã hội phản đối việc hợp pháp hoá này.


Những người phản đối lên tiếng báo động vì nước Đức đã trở thành "nhà chứa của châu Âu" và "thiên đường tình dục", nói cách khác, trở thành trung tâm du lịch tình dục thu hút khách mua dâm từ Pháp, Ý, các nước vùng Scandinavie và nhiều nước khác trên thế giới.


Ngày càng nhiều nhà chứa xuất hiện trên vùng đất biên giới giữa Đức và các nước khác, điển hình là thành phố Cologne có nhà chứa lớn nhất châu Âu.


"Việc này buộc nhiều người đàn ông và phụ nữ bị đẩy vào việc làm mại dâm bất hợp pháp và tăng rủi ro vi phạm quyền con người", theo lời Fabienne Freymadl, Chủ tịch tổ chức BesD bảo vệ quyền lợi người lao động làm nghề mại dâm ở Đức. (7/7/ 2017)


Phóng viên Kaona Pongpipat của BBC Thái ở London đã sang Đức thực hiện loạt bài về người di dân từ Thái Lan tại Đức trong tháng 6/2017.
22 Tháng Mười 2019(Xem: 7203)
01 Tháng Tám 2019(Xem: 7681)