Bà Kim Ngân "giải trình hay đàn hặc" trước đảng, chính phủ, quốc hội và đồng chí X"

17 Tháng Sáu 20188:21 CH(Xem: 7881)

VĂN HÓA ONLINE - TỪ CALIFORNIA - THỨ HAI 18 JUNE 2018


Bà Kim Ngân "giải trình hay đàn hặc" trước đảng, chính phủ, quốc hội và đồng chí X?


Đại biểu Dương Trung Quốc: "ai cũng biết là đầu cơ đất đai."


‘Quốc hội lên án hành động lợi dụng dân chủ’


BBC 16/6/18


image001


Chủ tịch Quốc hội Việt Nam biểu dương tinh thần yêu nước và lên án hành động 'xuyên tạc sự thật, quá khích'.


image004


TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang nghe bà Bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu. Ảnh trích từ video BBC.


image006


(Từ trái): Cựu Thủ tướng Nguyên Tấn Dũng, cựu TGB Nông Đức Mạnh và cựu TBT Lê Khả Phiêu đang nghe Bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu. Ảnh trích từ video BBC.


image008


500 đại biểu Quốc hội. Ảnh trích từ video BBC.


Trong bài phát phiên bế mạc kỳ họp quốc hội 21 ngày 15/6 vừa qua, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị chính phủ tăng cường công tác vận động quần chúng để 'không bị lôi kéo, lợi dụng, dẫn đến có hành vi vi phạm pháp luật'.


Bà Ngân cũng nói việc Quốc hội quyết định điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật Đơn vị Hành chính - Kinh tế đặc biệt là dựa trên cơ sở 'nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, các tầng lớp Nhân dân và cử tri, sau khi cân nhắc nhiều mặt'./


Quốc hội VN họp báo: nhiều câu hỏi về hai bộ luật


BBC 15/6/2018


image010BBC Tiếng Việt vừa có tường thuật trực tuyến từ phiên họp báo của Quốc hội VN tại Hà Nội 15/06/2016.


Tại đây, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và ông Nguyễn Thanh Hồng, Thường trực ủy ban An Ninh Quốc Phòng của Quốc hội đã trả lời nhiều câu hỏi của truyền thông Việt Nam và nước ngoài về Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng.


Trả lời BBC Tiếng Việt nêu lại câu hỏi của Facebooker Triều Bùi yêu cầu nêu danh tính các đại biểu QH bỏ phiếu ủng hộ Luật An ninh mạng vừa qua, ông Nguyễn Hạnh Phúc giải thích vì sao Việt Nam chưa thực hiện bước này:


"Trong biểu quyết Quốc hội VN thực hiện nghị quyết là công bố kết quả nhưng không công bố danh tính. Thế giới có ¼ công bố danh tính, ¾ không công bố danh tính. Chúng tôi có hỏi ý kiến các tổng thư ký nghị viện thế giới thì việc quốc hội lựa chọn hình thức nào thì tùy từng nước. Thực hiện cách nào cũng có mặt tích cực và mặt không tích cực. "


Trả lời câu hỏi của phóng viên AFP về luật An ninh mạng, ông Hạnh Phúc nói nếu "anh chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam thì chúng tôi phải ngăn chặn".


Nhưng các quan chức Việt Nam cũng cho biết họ tiếp tục lắng nghe ý kiến của người dân, cộng đồng mạng và các công ty dịch vụ thông tin về lĩnh vực này.


"Chúng tôi cũng sẽ tham khảo ví dụ của Indonesia", quan chức Việt Nam cho hay.


Phóng viên Nguyễn Mai của Reuters đặt câu hỏi xin bình luận của Quốc hội sau khi luật An ninh Mạng được thông qua, Hiệp hội Internet châu Á, trong đó Facebook và Google là thành viên, nói luật này ảnh hưởng đến tự do ngôn luận và phát triển kinh tế của Việt Nam.


Thường trực ủy ban An ninh Quốc Phòng của Quốc hội ông Nguyễn Thanh Hồng trả lời:


"Đến giờ phút này, theo thông tin chính thức thì chính phủ chưa có văn bản đề nghị về vấn đề này, nhưng theo thông tin trên cộng đồng mạng thì đại diện của Facebook nói là sẽ nghiên cứu để triển khai các yêu cầu của luật này. Đến giờ phút này, theo thông tin chính thức thì chính phủ chưa có văn bản đề nghị về vấn đề này, nhưng theo thông tin trên cộng đồng mạng thì đại diện của Facebook nói là sẽ nghiên cứu để triển khai các yêu cầu của luật này".


"Còn xung quanh Luật An ninh mạng, hai nội dung đặt máy chủ tại Việt Nam và lưu trữ dữ liệu của người dùng Việt Nam tại Việt Nam là hai vấn đề vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau giữa các quốc gia trên thế giới. Hiện nay theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng An ninh theo thông tin dữ liệu chính thức mà chính phủ cung cấp, hiện nay có 18 quốc gia yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ mạng, nhất là mạng xã hội, phải lưu trữ dữ liệu tại các quốc gia đấy.


Thông tin cá nhân người dùng thì theo hiến pháp là quyền nhân dân được pháp luật VN bảo hộ và xem như là tài sản của công dân VN cho nên phải được lưu trữ tại VN.Nguyễn Thanh Hồng, Thường trực Ủy ban An ninh Quốc Phòng của Quốc hội


Ví dụ như trong tháng 5 vừa rồi, Liên minh Châu Âu đã có yêu cầu chính thức Facebook phải lưu trữ dữ liệu tại các nước ở Liên minh Châu Âu. Đây là yêu cầu cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, vừa đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công dân đã được hiến pháp quy định".


Ông Nguyễn Thanh Hồng nhấn mạnh Luật An ninh mạng vừa được thông qua "chỉ lưu trữ dữ liệu người dùng Việt Nam, công dân Việt Nam tại Việt Nam, và chủ yếu là một số thông tin. Thông tin cá nhân người dùng thì theo hiến pháp là quyền nhân dân được pháp luật Việt Nam bảo hộ và xem như là tài sản của công dân Việt Nam cho nên phải được lưu trữ tại Việt Nam"./


+++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


- Đại biểu Dương Trung Quốc.
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 7293)
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 6943)
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 6865)