Tiếng rao hàng bán rong ở Việt Nam

25 Tháng Năm 20239:38 SA(Xem: 1764)

VĂN HÓA ONLINE – ĐỊA LÝ NHÂN VĂN – THỨ NĂM 25 MAY 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Tiếng rao hàng bán rong ở Việt Nam

image039

Nguyễn thị Mắt Nâu


Rao hàng để bán hàng thôi/

Tiếng rao là tiếng chào mời người mua/

Đó là nghệ thuật năm xưa/

Âm thanh lanh lảnh đong đưa gọi mời/

Bất ngờ nhung nhớ đầy vơi/

Tìm đâu thấy khúc rã rời hôm nao/

Bây giờ đời sống nâng cao/

Còn ai mua bán mời chào nữa đâu/

Đời như nuớc cuốn qua cầu/

Nguợc về dĩ vãng dòng châu nhạt nhòa


... Nguời ta bảo xã hội càng tiến đến văn minh, thì đời sống vật chất càng nhiều tiện nghi huởng thụ và sung suớng. Nhưng đồng thời giảm đi phần nào thi vị của tâm hồn và mất đi một số giá trị văn hóa dân gian trong đời sống.


Nếp sống văn minh hiện đại khiến con nguời chú ý vào nhà cửa uy nghi sang trọng, tivi, máy lạnh, xe cộ đời mới, phần son hoa mỹ và quần áo hợp thời trang ... để dần quên đi âm thanh trầm bổng của cuộc đời.


Những âm thanh tuởng đơn giản, nhưng chính là giai điệu của từng nốt nhạc như trong một bản dân ca hay một đoản khúc tình ca diệu vợi, làm lòng nguời nhớ nhung nung nấu, đôi khi đến quặn thắt cả nguời


Một sự thật không ai phủ nhận đuợc, là ngôn ngữ Việt Nam với ngũ âm, đó chính là âm giai của tiếng nhạc, khiến ngôn ngữ tiếng Việt cất tiếng lên nghe như là đang hát


Cung bậc ngũ âm rất tuyệt vời/

Tuyệt vời cho lòng thấy chơi vơi/

Con tim náo động trong tiềm thức/

Nung nấu trào dâng đến nghẹn lời.


Tiếng rao của nguời bán hàng rong trên hè phố Việt Nam chính là âm huởng tha thiết chơi vơi từ tiềm thức xa xôi dội lại bẽ bàng.


Nhắc đến tiếng rao của nguời bán hàng rong ở Việt Nam, tâm tư mỗi chúng ta duờng như chùng lại, để hồn trôi về miền dĩ vãng, đó là vùng ký ức xa vời, diệu vợi, thấp thoáng những hắt hiu hoang vắng lụi tàn, để ai cũng hiểu quá khứ đã đi qua, chẳng bao giờ trở lại.


Quá khứ đã qua chẳng bao giờ quay lại/

Những ngày dài sống dại sống khôn/

Nhân sinh hiu hắt tủi hờn/

Vẫn biết vậy nhưng quên làm sao đuợc/

Thời gian chảy có bao giờ biết truớc/

Nhấp nháy dòng đời nguời như một ánh sao rơi/

Sao rơi tận cuối chân trời/

Nhìn sao để thấy lòng chơi vơi sầu


Tại những nuớc giàu có như Mỹ, Pháp.vv.. và ngay cả những khu phố sang trọng của Saigon truớc kia, như Tú Xuơng, Phùng Khắc Khoan, Lê Ngô Cát, Ngô Thời Nhiệm, hay ngay khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng quận 7, hoặc ngay những nơi quê nghèo, cũng vậy ... Nguời dân mấy khi thấy hình ảnh nguời bán hàng rong, đôi quang gánh trên vai, đẩy chiếc xe ba gác, hoặc chở sau bagage xe đạp cái sọt tre ràng dây thung đi bán dạo...


Tiếng rao hàng vang lên quen thuộc trên từng khu phố bình dân, và âm thanh ấy đi vào lòng nguời man mát khó quên.


Quên làm sao đuợc cái âm thanh len lỏi từng ngõ ngách thân quen, dội vào tai cho tâm tư chùng nhão.


Có những tiếng rao nghe vui, có những tiếng rao nghe não cả nguời.


Chả hiểu sao lại thế, nhưng nó là như thế.


Họ là đội quân bán hàng rong có mặt trên từng ngõ ngách, từng con hẻm, trên các đuờng phố đầy nắng ấm Saigon, và lạnh se se Hà Nội.


Tiếng rao cố định, lâu dần nghe riết thành quen, để hôm nào vắng tiếng rao quen thuộc ấy, nguời khu phố mang mang cảm giác rưng rưng nhung nhớ, trống vắng đến lạ kỳ.


Và đó là cái quyến rũ thân yêu tuyệt vời, chỉ ở xã hội Việt Nam mới có


Tiếng rao này chỉ Việt Nam mới có/

Của những nguời nghèo khó kiếm ăn/

Lao đao vất vả tiện tằn/

Mồ hôi nhỏ giọt tấm thân mệt nhoài/

Nhưng mà đầu óc thảnh thơi/

Bình dân kiếm sống một đời hiền luơng.


Rao hàng là buớc đầu sơ đẳng của nghệ thuật quảng cáo.


Qua tiếng rao, nguời bán không chỉ cho thấy hình ảnh của món hàng, mà còn để gợi lòng thèm muốn nơi nguời mua, và chinh phục tình cảm của người mua.


Có nguời bảo rằng trong hơn 10 năm sống ở nhiều nuớc Âu châu, nhưng chưa bao giờ thấy một dân tộc nào có tiếng rao đầy nhạc tính như nguời Việt Nam trên đất Việt Nam.


Và có một nguời bán trái cây ở chợ trời tại quảng truờng San Marco, Venise (nuớc Ý) rao "trái cây ngon" (Bella Frutta) nghe đơn giản mà ông nhớ mãi


Trong nốt nhạc một âm giai cao độ/

Ấy chính là quá độ xuớng âm/

Âm giai lên bổng xuống trầm/

Là mang rung động cho tâm rạt rào/

Chẳng cần tiết độ vun cao/

Mà sao hồn bỗng nghẹn ngào ngẩn ngơ


Và nếu chúng ta kiểm điểm lại các loại bán hàng rong trong quá khứ, sẽ thấy mỗi mặt hàng, dù là hàng ăn, hoặc một loại dịch vụ nào đó... mỗi dịch vụ đều có mỗi kiểu rao riêng, mang nét đặc thù của nó: *Ví dụ:


-->1/ Dịch vụ NHUỘM quần áo, một dịch vụ có lẽ lâu đời nhất:


Nguời thợ nhuộm, gánh trên vai cái đòn gánh, hai đầu là 2 thùng gỗ cao chừng non 1m, một bên là nồi nuớc nóng bốc lên nghi ngút.


Thùng bên kia là than củi, các túi bột hoá chất phẩm nhuộm, đủ các màu, ai yêu cầu màu nào họ cũng nhuộm, nhưng đa phần thuờng là nhuộm các màu đậm, màu tối, và nhiều nhất là đen, nâu xám. Vì khách hàng có nhu cầu nhuộm, đối tuợng là nguời bình dân lao động ở xóm nghèo.


Chiếc quang gánh quảy trên vai ông thợ nhuộm/

Nó nặng nề như nỗi truân chuyên/

Miệng không rao chân buớc liền liền/

Tay lắc trống bỏi, huyên thuyên gọi mời/

Aó bạc hai vai nhìn thấy rã rời/

Nhờ ông thợ nhuộm áo thời mới hơn.


Ông thợ nhuộm gánh đôi thùng gỗ to nặng, tay cầm cái trống bỏi, một vật mà thế hệ ngày nay không hình dung ra đuợc.


Trống bỏi có đuờng kính non gang tay hình tròn. Chung quanh vành trống bằng gỗ, có chuôi cán để cầm. Mặt trống bằng da trâu. Bên cạnh gắn sợi dây, đầu dây là cục chì, hay cục gỗ, để khi ông thợ nhuộm lắc, cục chì ở đầu dây đập vào hai bên mặt trống kêu bung bung.


Chẳng cần rao. Nghe tiếng trống bung bung, ngồi trong nhà, không nhìn ra, cũng biết đó là ông thợ nhuộm.


Nghề nhuộm quần áo cũ, ngày nay gần như mất hẳn. Nhưng tiếng trống bập bung khi hình tuợng lại, vẫn nghe lòng thật buồn. Và cái mùi trong thùng nuớc nhuộm, hăng hăng thum thủm nặng mùi nghe chừng khó ngửi.


Thế mà ông thợ nhuộm cứ quảy đôi thùng gỗ ấy đi rong rong các xóm, miệng chẳng cần rao.


Tay lâu lâu lắc cái trống bỏi, ai cần sẽ gọi và ông chậm rãi đặt đôi thùng truớc cửa nhà và ra tay nhuộm, hàng nhuộm có thể là xấp vải từ màu trắng nhuộm đen hay xám, hoặc chiếc áo vai đã bạc màu, chờ nhuộm cho tuơi mới.


Nhìn ông cầm 2 cái que gỗ xoắn khúc vải từ trong nồi nuớc nóng bung ra, xả trong chậu nuớc lạnh, thấy cả một đời tằn tiện chân quê.


Ngày xưa áo bạc hai vai/

Tìm ông thợ nhuộm trổ tài tái sinh/

Chân ông thợ nhuộm nặng tình/

Lê mòn đôi gót mưu sinh ngậm ngùi/

Cái nồi nuớc nhuộm đen thui/

Ông đang nhuộm cả cuộc đời tử sinh/

Ngày nay áo còn mới tinh/

Nhiều mặc không hết... đem trình Goodwill.


--->Dịch vụ thứ hai: Ông bán cà lem:


Cái bagage sau của xe đạp đặt tấm ván nhỏ. Hai bên hông đeo hai cái phích (bình thủy) đựng cà lem.


Cà lem cây hoặc cà lem từng miếng vuông vuông, ai mua ông mở phích, lấy mảnh kem đặt lên mặt gỗ, dùng con dao cắt từng miếng nhỏ chừng 3cm, xiên vào cái que tre vạt nhọn, đưa cho khách.


Xe bán cà lem rao hàng bằng tiếng leng keng của cái chuông nghe lanh lảnh nhức tai. Nhưng nghe ai cũng biết xe bán cà lem đi qua, không cần ngó.


Leng keng chuông bán cà lem/

Dòm trẻ con mút cà lem mà thèm/

Lạnh thơm béo béo dòn dòn/

Tiếng chuông lắc lẻo thân quen gọi mời.


--> Dịch vụ thứ ba: Hàng Mì gõ xực tắc:


Buổi tối khuya khuya lối chừng sau 9 giờ, trong các con hẻm, tiếng chân cô đơn lạc lõng, quyện vào âm thanh của tiếng hai thanh tre gõ vào nhau lốc cốc có vần có nhịp.


Đó là anh bán mì gõ hay là hũ tiếu khuya.


Ai muốn ăn, kêu lại, sau một lúc tô mì nóng thơm phức đuợc bưng đến tận nhà.


Đi một vòng, độ chừng khách ăn xong, nguời bán mì gõ quay lại lấy tô và tính tiền.


Ai muốn vệ sinh hơn, thì lúc gọi, đưa tô riêng của nhà mình ra mua.


Tính tiền xong anh hàng mì gõ lại rảo chân đi khắp các ngõ hẻm trong bóng đêm khuya khoắt, tay gõ hai thanh tre tiếng nghe lách tách xực tắc xực tắc rất quen tai điệu nghệ


Cái tiếng thanh tre gõ rất buồn/

Đêm dài hun hút lại sầu hơn/

Tiếng ai gõ nhịp chừng xa vắng/

Mì gõ ăn đêm cũng muốn ghiền.


-->4/ Dịch vụ đu đủ bò khô:


Dùng ám hiệu là cái kéo lớn, nhắp nhắp kêu lách cách, nghe biết ngay hàng đu đủ bò khô gan cháy. Món đu đủ xanh nạo thành sợi, bày trên cái đĩa nhôm nhỏ, vài sợi khô bò, gan cháy, cắt sợi bày bên trên, thêm vài lát rau húng quế. Chế thêm tương ớt làm gia vị. Nuớc tuơng của mấy ông bán bò khô đu đủ, pha sao ngon đặc biệt.


Ăn một đĩa nhỏ nghe chừng chưa đã thèm.

Nuớc tuơng đen bò khô đu đủ/

Thêm tí mùi rau húng quế hăng hăng/

Bò khô gan cháy lằng nhằng/

Thêm vào chút ớt là tăng vị đời/

Bây giờ ngừơi Việt khắp nơi/

Bò khô đu đủ không cần mời rao


-->5/ Hàng kẹo kéo:


Cũng với tiếng kéo nhắp nhắp nhưng thong thả hơn hàng bò khô. Tiếng nhắp kéo không chỉ dành cho hàng đu đủ bò khô mà còn cho hàng kẹo kéo.


Hàng kẹo kéo chở đùm kẹo ở baga sau xe đạp, bọc kẹo đuợc trùm vải trắng, ai mua, ông hàng kẹo kéo mở tấm khăn, nắm kéo dài cục đuờng dẻo quẹo, kéo ra một khúc kẹo chừng 10cm, bẻ cái cụp, thành ra cây kẹo, ông lót tấm giấy mỏng làm tay cầm, đưa cho khách nhìn rất ư điệu nghệ.


Kẹo kéo vừa dẻo vừa thơm/

Có hột đậu phọng bùi dòn bên trong/

Buổi trưa nắng rám má hồng/

Ăn cây kẹo kéo thơm nồng mùi va ni/

Trẻ con chẳng kén chọn gì/

Đuợc cây kẹo kéo lòng thì nở hoa.


--> 6/ Hàng làm chìa khóa, sửa khóa:


Nghe tiếng chùm sắt lắc lắc phát tín hiệu xoang xoảng, ấy là hàng sửa khóa.


Ai bị mất chìa, dịch vụ này chỉ loay hoay mài dũa trong 15 phút là có ngay chìa khóa mới.


Nghề này ngày nay còn thấy chút chút trong các khu buôn bán nhỏ trong các kiosque (cái booth) ven đuờng, hay các mall thương mại bình dân.


Khi nghe chùm khóa kẻng vang/

Là hàng chìa khóa rộn ràng đi qua/

Xùng xèng xúc xắc tà tà /

Chừng muời lăm phút chìa khóa nhà có ngay.


-->7/ Ông thầy coi bói:


Với cái kẻng đồng, tay ông rung lên, tiếng kẻng rổn rảng cùng tiếng kéo lê của cây gậy, nguời ta biết đó là ông thầy bói dạo. Có nguời gọi là xẩm. Xẩm thuờng là thầy bói mù. Lang thang dạo trên phố chờ nguời gọi vào xem bói, xem thời vận....


.... Qua âm thanh làm hiệu rao hàng của một số hàng rong như vậy. Mỗi một mặt hàng dùng mỗi dụng cụ, mỗi âm thanh, để làm tín hiệu riêng.


Ngoài ra, còn những hàng rong khác rao bằng miệng, bằng tiếng nguời.


Nguời rao tiết kiệm hơi sức, chỉ rao ngắn gọn, nhưng vẫn hấp dẫn và nguời nghe vẫn hiểu: Ví như thay vì bà bán đậu hũ rao "Ai ăn đậu hũ không". Bà chỉ rao "Hũ đây. Hũ đây".


Đậu hũ mềm thơm nuớc đuờng vàng/

Thơm gừng cắt sợi thật mênh mang/

Nuối trôi xuống cổ lòng mềm dịu/

Tào hũ nhẹ thơm thơm thật mịn màng.


Thêm cách rao ngắn ngủn trên phà bắc Mỹ thuận.


Là lối rao hiện đại qua loa phóng thanh điện tử, thật thà ngây ngô thú vị của 1 thời Saigon.


Cùng thời với tác phẩm tựa đề "Hàng Rong và tiếng Rao trên đuờng phố Hà Nội" (Les Marchants et le cris de la rue Hà Nội) hồi pháp thuộc, đã đi vào lịch sử


Nguời bắc gọi tào hũ là tào phớ.


Họ không gánh hai cái nồi nhôm có bếp than để riu riu nóng như trong miền nam, mà gánh 2 thùng to như gánh phở rong hoặc tuơng tự cỡ thùng hàng thợ nhuộm quần áo.


Còn qua phà bắc Mỹ Thuận thì đủ thứ hàng rong:


Phà bắc Mỹ Thuận tiền giang/

Mấy bà bán hàng rao ngọt như ru/

Mía ghim, cóc ổi lu bù/

Me xanh, xoài tuợng mà thu lòng nguời/

Suơng sa hột lựu tưoi cuời/

Chuối chiên dừa cốt mộng đời thêm huơng.


Ngày chưa có cầu Mỹ Thuận bắc qua sông Tiền Giang, mọi nguời phải qua phà Mỹ Thuận.


Ở đây có đội quân bán mía ghim hùng hậu, mía ghim là mía đã đuợc róc vỏ, đuợc cắt tiện từng khoanh từng khúc ngắn chừng 2cm, và ghim vào lóng que tre, que tre chẻ ra nhiều nhánh ghim từng khoanh mía nhìn xòe thành xâu đẹp mắt, chùm mía ghim đuợc uớp đá lạnh, ăn cho mát.


Và thay vì rao "mía ghim đây", các bà bán chỉ rao "Ghim đây, ghim đây", nhưng ai cũng hiểu là mía ghim.


Cây mía ngọt đuờng ai cũng hay/

Cắt khúc ghim vào một cái cây/

Cây tre chẻ nhỏ thành muời nhánh/

Trông xoè như nấm cũng hay hay.


Trong những sáng, những trưa, những chiều, những tối, Tiếng rao lảnh lót "Bánh dày bánh giò nóng đây". "Ai xôi khúc". " Bánh mì mới ra lò đây". "Ai suơng sa suơng sâm hột lựu đuờng cát trắng", "Chuối chiên bột báng nuơc dừa đây". "Hột vịt lộn ấp mề nóng hổi đây", vv...


Lẫn lộn trong không gian, dòng thời gian vẫn chảy, như dòng máu của trái tim trong lồng ngực vẫn đập nhịp điều hòa đơn điệu


Buớc qua thiên niên kỷ mới, cách rao hàng rong hiện đại hơn. Nguời ta không rao bằng miệng, cũng không dùng các dụng cụ cổ điển thô sơ, mà dùng loa phóng thanh. Đúng là thời đại đổi mới theo điện tử đuơng thời.


--- Loại dịch vụ này:


-1/ Đầu tiên phải kể đến ông bán Keo Diệt Chuột.


Kiểu rao điện tử du nhập vào Saigon từ miền bắc. Nguời miền bắc thuờng khéo nói. Khi nói thì có đầu có đuôi, có văn có chuơng, văn hoa bay buớm.


Vì vậy bài rao bán thuốc diệt chuột cũng khá bài bản dài dòng như thế này: "Viện Công nghệ hóa màu vừa cho ra đời một sản phẩm... là keo diệt chuột hiệu ABC gì đó"... tiếp theo là một lô đầy đủ xuất xứ, thành phần, tính năng, công dụng"...


Cứ như là một bài báo cáo khoa học. Muốn nghe cho hết bài rao, phải mất cỡ 5-10 phút...


Nhưng ông bán keo diệt chuột này không đứng yên một chỗ rao lời cho hết.


Ông đi thoáng qua một chút, bàn dân thiên hạ, chỉ kịp nghe cái giọng éo éo trên loa, rồi giọng ông cứ xa dần, xa dần, nhưng vẫn đủ để nguời nghe kịp hiểu nội dung ông bán keo diệt chuột, dù cái loa lâu ngày, yếu pin, âm thanh rè rè biến dạng.


Thấp thoáng mãi đằng xa, vẫn nhịp điệu lập đi lập lại câu "Viện công nghệ hoá màu vừa cho ra đời..." vv. và vv.


Loa phóng thanh bán keo diệt chuột/

Nói thì dài dòng nghe cũng vui tai/

Nguời xưa ưa giải thích dông dài/

Xã hội sống chậm thích kéo dài thời gian


-- 2/ Thứ đến là Dịch vụ "Cân sức khỏe"


Dịch vụ này xuất xứ từ miền bắc. Cái Loa mở nhỏ, tiếng chào từ tốn: "Xin... kính...chào... quý... kháck".


. ..Nguời làm dịch vụ này, đẩy cái cân khá lớn, cột cân cao hơn đầu nguời. Trên cột có bảng số điện tử, gắn với bàn cân vừa đủ đặt hai bàn chân đứng lên. Bên duới có bánh xe đẩy đi khắp nơi.


Cái cân đuợc ước tính đủ chiều cao và cân nặng, khách hàng đuợc xuớng tên, và bình giải cho biết trọng luợng của mình là bao nhiêu, là mập hay ốm, ngay trên cái loa , ví dụ như


"Nặng .. bảy.. muơi .. nhăm ký lô gram.


Cao...một... trăm .. sáu.. muơi .. nhăm cen ti mét ..." vv..


Chờ vài giây khách sẽ có lời nhận xét như: "Quí .. khách...hơi...béo... đề .. nghị... ăn kiêng....".


Rồi loa lịch sự lập đi lập lại 2 lần "xin...cám... ơn...quí...khách. Xin .. cám...on...quí...khách."


- Xe cân lại đẩy đi và cứ thế lập lại trong ngày.


Tiếng rao ấy là thân thuơng ngày cũ/

Xưa quá rồi nhưng vẫn chẳng thể quên/

Xã hội xưa sao quá êm đềm/

Xa như mộng ảo thần tiên trong tiểu thuyết/

Nỗi nhung nhớ chập chùng ai có biết/

Nó não nề quay quắt tiếng Việt Nam.


Những tiếng rao hàng rong bình dân như vậy, trở thành âm vang quen thuộc thân thuơng.


Nó rất Việt Nam, để những nhà thơ viết nên những câu thơ mềm lòng lữ khách.


"Quê huơng là con diều biếc/ Tuổi thơ con thả trên đồng... "Quê huơng là đuờng đi học/ Con về rợp lá vàng bay"//


...Những âm thanh thấp thoáng run rẩy gợi tình, những hình ảnh ngây thơ vụng dại, những dòng thơ nhè nhẹ... cho lòng ấm lại pha chút nghẹn ngào.


Nhắc lại khi xưa thấy nghẹn ngào/

Nhưng cũng thi vị làm sao/

Mây xanh nuớc biếc trời trở gió/

Thấm đượm trong tim nỗi rạt rào/

Không gian ngơ ngẩn thời gian chảy/

Lơ lửng đằng xa một ánh sao.


--- Và những tiếng rao không chỉ chứa đựng giai điệu ngọt ngào, trong nó còn cả huơng thơm, mùi vị, màu sắc và một thứ gì khó hiểu, có tác dụng kích thích tòan bộ giác quan của một con nguời.


Tiếng rao của nguời bán hàng rong cho bộ mặt phố phừong tại các đô thị Việt Nam trở nên sinh động như có linh hồn.


Một thứ linh hồn không diễn tả đuợc.


Làm sao tả hết được tâm hồn/

Nắng úa chiều phai nhạt cuối thôn

Tai nghe mắt thấy lòng chùng nhão

Tận đáy lòng pha chút tủi hờn.


Điều này chẳng riêng nguời Việt, mà nguời nuớc ngoài cũng thích thú và bảo rằng tiếng rao hàng rong thật thú vị, tuy họ không hiểu về ngôn ngữ.


Và quý vị có biết, tiếng rao hàng rong của Việt Nam thời pháp thuộc, đã đi vào văn học và lịch sử nuớc ta.


Để giải mã những âm thanh đặc biệt như vừa kể.


Năm 1929, tác giả Pháp F. Fénis đã xuất bản cuốn sách mỏng với tiêu đề "Hàng rong và tiếng rao trên đuờng phố Hà NỘi" (Les Marchands ambulants et les Cris de la rue HaNoi).


Cuốn sách 40 trang mô tả khá đủ về các loại hàng rong ở Hà Nội với hình ảnh minh họa.


Bìa cuốn sách vẽ nguời phu xe kéo, đội nón lá và hoạt cảnh một dãy ngồi bán hàng trên hè phố.


Nét vẽ nhanh giản dị tựa nét vẽ tuởng nguệch ngọac, nhưng linh hoạt tinh anh có hồn theo kiểu nét họa của họa sĩ Bé Ký...


Tác phẩm của thời còn pháp thuộc/

Cũng trôi theo mệnh nuớc cuốn trôi xa/

Giang sơn một giải băng hà/

Như lãng đãng xa hoa đèn phố thị/

Những ngày của mất quyền tự trị/

Nhưng vẫn còn như vuơng vất đâu đây/

Quê huơng dằng dặc mưa bay/

Tiếng rao gợi nhớ những ngày năm xưa


Phần lớn các tiếng rao ở Hà Nội dành cho các loại bánh làm từ bột gạo, bên cạnh các món ở dạng sợi như bún, bánh phở. Các loại hoa quả, thức uống.


Một số tiếng rao không liên quan đến ăn uống như thu mua chậu, bát sứ vỡ, giẻ rách, sắt vụn, nồi đồng


"Ai chum chậu bát sứ vỡ hàn không".

"Ai chai cốc vỡ bán không",

"Ai giẻ rách sắt vụn bán không nào"

"Ai bánh tây ra mua"

"Ai mua dâu chín của nhà ra mua

"Ai bánh cuốn ra mua",

"Chè hạt sen đây",

"Ai mua ngô rang dạt giẻ ra mua",

"Ai cháo đậu xanh chè đậu đen ra mua",

"Ai mua bánh vừng không",

"Ai Nuớc vối nóng ăn thuốc không nào", với hình ảnh bán nuớc vối là một trung niên tay cắp cái rổ, tay xách bình nuớc vối và cái ống thuốc lào....


Nhắc đến tiếng rao cõi lòng như chùng lại/

Của một thời sống thu nhỏ đơn sơ/

Nào có đâu sống động như bây giờ/

Xứ Hà Nội nay đâu còn thơ mộng nữa


Những nguời bán hàng rong thuờng tụ tập ở khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm.


Ngày đó họ không chỉ gánh quang gánh trên vai, dùng đẩy xe, mà nguời miền bắc còn đội thúng trên đỉnh đầu rất tài tình, không rơi đổ bao giờ.


Họ vẫn cứ đi, miệng rao chân buớc, nhưng cái cần cổ của họ chả biết cứng cỡ nào và tập luyện cỡ nào mới vững vàng như thế


Ba tờ báo của thời thuộc địa lúc đó là tờ Trung Bắc, tờ Thực Nghiệp và tờ Khai Hóa, là thêm một dịch vụ cho các bé trai chạy rong rao bán báo. Chân chạy, miệng rao to


"Báo đây. Báo đây. Báo tin nóng sốt đây.

Ông A đánh bà B. Bà B chạy trốn mất tiêu đây"...


Chưa kể các cậu bé đánh giầy trên phố. Các trẻ này không rao, chỉ lặng lẽ xách cái thùng gỗ, xem ai gọi, hay chào mời đuợc ai, là ngồi ngay xuống mở thùng đồ nghề, lấy hộp si ra chùi giầy cho khách.


Nhìn cảnh khách ngồi trên, gác chân cao, các em quì gối duới đất, mặt cúi thấp cặm cụi chùi giầy, để thấy thế giới giàu nghèo, thật cách biệt và ngang trái.


Kẻ nhà giầu da hồng hào, phì nộn bóng như thoa mỡ, áo quần thơm nức nuớc hoa. Trẻ nghèo rách ruới gầy còm xanh mét, nhặt từng xu kiếm cơm qua bữa, là hoạt cảnh một thời phong kiến và giai cấp


Nhưng vốn dĩ cuộc đời là như thế/

Cách biệt sang giầu nắng xế chiều hôm/

Lang thang se lạnh gió nồm/

Cuộc cơm áo mưu sinh tội nghiệp/

Nghèo thiếu cơm ăn, nguời giàu đâu có biết/

Sống vênh vang thừa mứa vứt đổ đi/

Cõi đời cõi tạm quên đi/

Giang tay ôm cả sầu bi ngàn trùng.


Nhân nhắc đến tiếng rao hàng rong của Hà Nội Saigon, ít nhiều cũng khiến nguời dân Saigon hoài niệm về một số bích chưong quảng cáo (flyers) của thời Saigon xa lâu lắm rồi.


Đại khái có thể tóm luợc vài cái Flyers quảng cáo thế này:


-Quảng cáo thứ nhất: Sữa hộp Bông trắng Cal- Best.


-Quảng cáo thứ hai: Cà phê Ba Lê.


-Quảng cáo thứ ba: Bia 33 với dòng chữ in trên chai thủy tinh màu vàng nâu, dòng chữ không sắc xảo, nguyên văn như sau


"La ve Larue. Chế tạo tại Chợ Lớn trong một nhà máy kể vào hạng vĩ đại và tối tân nhất thế giới.


La ve này thêm sức mạnh. Có rất nhiều sinh tố, sức bổ duỡng vô song. Phẩm chất thuợng hạng. Nên uống lạnh".


Quảng cáo bia mà nói sao nhiều vậy/

Vĩ đại lung tung khoe mẽ đủ thứ trò/

Say rồi thì cũng nằm co/

Phẩm chất thuợng hạng uống cho vui đời.


-Quảng cáo thứ tư: Trại bán hòm TOBIA viết lời quảng cáo nguyên văn một hơi như sau


"Ta về ta tắm ao ta, dầu là nuớc đục ao nhà cũng hơn". Hòm Tobia đã đuợc nổi tiếng là đẹp, chắc cho đến ở Phi Luật Tân vừa rồi công chúng đã phải trầm trồ khen ngợi. Đó là một thành tích để đánh đổ óc thích xài ngoại hóa của ta từ thế kỷ nay. Lòng hiếu thảo của dân Việt: Sống một cái nhà, thác một cái hòm.


Nhớ kỹ 224 Hai Bà Trưng, Giây nói 22.725.


-Quảng cáo thứ năm:


Nội dung như sau: "Giáo sư Lê Văn Luơng, cử nhân Anh văn sẽ bắt đấu dạy nói tiếng Anh và tiếng Nhật bằng cách gửi bài lại tận nhà nguời học. Phuơng pháp rất mau nói đuợc và rất đúng gọng. cách học kín đáo và dễ dàng. Chấm các bài ra không tính tiền. Giá một thứ tiếng, Một thángg 1$50. Ba tháng 4$. Sáu tháng 7$50. Một năm 13$. Cả hai thứ tiếng, Một tháng 2$50. Ba tháng 7$. Sáu tháng 13$. Một năm 22$. Xin gửi tem 0$09 xu về lấy thể lệ và chuơng trình. Mr. Lê văn Luơng 15 rue de la Mission (service B). Những ai đã thất vọng với những cách học khác, xin thử một tháng sẽ đuợc hoàn toàn vừa ý. Xin chú ý: Số tiền quý vị đóng tiền học hàng tháng trích ra 10% nộp vào quỹ cứu tế chiến tranh".


Tiền học ngày xưa giúp chiến tranh/

Tiếng Pháp tiếng Nhật xa gần đều ưa/

Pháp Nhật nắng sớm chiều mưa/

Mấy thầy thông dịch ngày xưa kỹ càng.


- Quảng cáo thứ sáu:


"Nguời lịch sự chỉ dùng giầy BATA, vừa đẹp vừa bền nhất. Đại lý khắp Đông Duơng".


=Đại lý Bata khắp đông duơng/

Cho nguời lịch sự phô truơng với đời/

Rẻ bền đẹp nhất ai ơi/

Giầy mang vừa vặn cho nguời ngẩn ngơ.


-Quảng cáo thứ bảy:


"Tốt và rẻ chỉ có xà phòng Con Dê Cũ, Grande Savonnerie Alim -Macca Tân Phúc Hoa".


-Quảng cáo thứ tám: Tạp chí Đàn Bà:


"Chồng tôi mê gái chỉ vì tôi không đọc tờ Tuần Báo Đàn Bà, nên, không biết săn sóc cho đẹp hơn. Không biết làm đố ăn ngon hơn. Không biết dạy con khéo hơn. Không biết giao thiệp giỏi hơn. Không biết ăn mặc thanh lịch hơn.


Nhưng từ khi tôi đọc Tuần Báo Đàn bà, với những mục Đẹp, Trang nhã, việc trong nhà, gia chánh, nhi đồng thể thao, tâm tình, thì chồng tôi không mê gái nữa chỉ yêu tôi thôi vì tôi đã trở nên ngừơi vợ hoàn toàn".


Và bên duới chú thích: Tuần báo đàn bà. Direcion et Administration 76 Wiélé, HaNoi. Giá báo Một năm 5$. Ba tháng1$30. Sáu tháng 2$50. Mua báo trả tiền truớc mandat cho: madame la directrice du Tuần Báo Đàn Bà số 76 Wiélé Hanoi.


Quảng cáo trên báo mà giống như tiểu thuyết/

Chân lý cuộc đời đơn giản làm sao/

Cái chân thiện mỹ ồn ào/

Lý tuởng chồng vợ thanh cao cuộc tình.


Buớc sang tiểu sử kem đánh răng Hynos, là một chuỗi âm thanh còn như rộn ràng rổn rảng quanh quẩn đâu đây:


"Anh yêu em hay anh yêu kem/ Hay anh yêu anh Bảy chà là da đen/ Hynos!! Hynos!!//


Quý vị chắc hẳn còn nhớ câu hát ra rả trên làn sóng phát thanh, ra rả trên loa phóng thanh đầu chợ Bến Thành và trên các đuờng phố qủang cáo phô truơng thuơng hiệu kem đánh răng Hynos, một loại kem có hình vẽ hình đầu anh chà-và đen thùi, cuời tít hai con mắt, khoe hàm răng trắng tinh trắng ởn. Mà nguời miền nam truớc 1975, giới tiêu thụ khuyến cáo nhau dùng hàng nội hóa. Ngoài kem Perlon, còn có kem Hynos anh Bảy chà.


Ông Vuơng Đạo Nghĩa, chủ hãng kem Hynos. Lúc đầu chỉ là nguời làm thuê cho hãng kem này, lúc ấy là một hãng nhỏ, ít tiếng tăm do một nguời Mỹ gốc Do Thái, có vợ Việt Nam, mở hãng sản xuất tại Việt Nam. Khi nguời vợ Việt Nam mất đi, ông chủ Do Thái buồn rầu, giao lại cho Vuơng Đạo Nghĩa vì nguời này đuợc tiếng là trung thành, cần cù làm ăn.


Vuơng Đạo Nghĩa là nguời có óc làm ăn cấp tiến kiểu tây phuơng. Là nguời có nhiều sáng kiến để quảng cáo trên các cửa hàng ăn uống, chợ búa, hệ thống truyền thanh và truyền hình.


Cái máu làm ăn kiểu nguời tầu/

Sẵn từ dòng máu đã từ lâu/

Lại thêm sáng kiến ông Vương Đạo Nghĩa/

Chẳng trách ai kia lập công đầu.


Ông là nguời đầu tiên biết vận dụng phim võ hiệp và tình báo kiểu Trung Hoa vào qủang cáo.


Sau khi gặp lại nguời anh họ ở HongKong là tài tử Vuơng Vũ, đã mời qua Việt Nam ở nhiều kỳ hè.


Nguời dân miền nam không quên hình ảnh tài tử Vuơng Vũ, nguời tài tử đã giải thoát các xe hàng do đoàn bảo tiêu hộ tống thoát khỏi quân cướp, cùng với hình ảnh bảy chà da đen, cuời toe với hàm răng sáng chói, có mặt khắp các đuờng phố, ngõ hẻm.


Bên cạnh điệp khúc Hynos cha cha cha trên đài phát thanh và trên chiếc deux chevaux hai ngựa, đậu một chỗ, bán hàng tại các chợ.


Ai sống ở Saigon truớc 75 đều biết và quá quen thuộc với hình ảnh anh bảy chà và đen, trên hộp kem đánh răng Hynos.


Vuơng Đạo nghĩa chọn hình ảnh này làm biểu tuợng cho sản phẩm của mình, chính vì cái nuớc da ngăm đen làm nổi bật hàm trăng trắng.


Và tất nhiên mục đích của ông muốn nói chỉ dùng kem Hynos răng mới trắng và khỏe như thế


Da đen răng trắng nổi phềnh/

Đập vào mắt sẽ muôn phần đẹp tuơi/

Hàm răng trắng khỏe sáng ngời/

Hiệu kem Hynos mọi nơi tin dùng.


Cũng nói thêm, nguời chà và ở đây là những nguời đến từ đảo Java, nhưng về sau cứ thấy ai da ngăm đen như nguời Bombay, Ấn độ. Malilla, Philippine nguời ta đều gọi Java trại ra là Chà Và Maní.


Sản phẩm kem đánh răng Hynos, cạnh tranh với các hãng kem Việt Nam hiệu Perlon, Leyna miền năm, và cả kem ngoại quốc Colgate (Mỹ). C'est it (Pháp).


Khi Hynos lên ngôi, các thuơng hiệu khác như Kool, Gibbs, Perlon bị cáo chung, tức là không sống nổi. Hynos có mặt khắp nơi Việt Nam, Campuchia, Lào, Singapore, Thái Lan, Hongkong.


Và một mẫu quảng cáo kem Hynos với những câu mộc mạc gần gũi như sau


"Trồng lúa mới có gạo mà ăn. Thế mà có nguời phải trồng răng mới có răng mà ăn. Vì không săn sóc răng một cách chu đáo, có nguời đã bị sâu răng và mất nhiều răng. Với Hynos phospphaté, đánh răng sớm chiều/ răng vững bền nhiều.


Trong vòng muời năm, kể từ ngày góp mặt trên thị truờng, kem đánh răng Hynos từ một cơ xuởng sản xuất nhỏ vuợt lên thành một xí nghiệp với các thiết bị sản xuất hiện đại.


Sản xuất của hynos đã qua mặt các sản xuất cùng ngành nghề trong nuớc về chất luợng và kỹ thuật sản xuất.


Số luợng sản xuất vuợt xa những sản phẩm có từ lâu đời như Perlon, Leyna.


Kem Hynos độc chiếm thị truờng nội địa và tạo ảnh huởng khá mạnh trên thị truờng Đông Nam Á. bày bán ở các nuớc lân cận trong vùng Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Hongkong và đuợc nguời tiêu dùng hoan nghênh.


Có thể nói đây là một kỷ lục quảng cáo đột phá và gây ấn tuợng mạnh trong thuong mại của Saigon xưa trên đuờng hội nhập thị truờng quốc tế


Thuơng truờng như chốn chiến truờng/

Khuếch truơng sáng kiến mọi đuờng lo toan/

Tung cao đánh mạnh liên hoàn/

Mạnh đuờng quảng cáo rõ ràng thành công.


Nhiều năm qua đi. Người Saigon xưa vẫn nhớ điệu nhạc Hynos cha cha cha của anh Bảy chà và Hynos da đen hàm răng trắng, cuời hết ga híp mắt và điệu nhạc trên các loa phóng thanh ngoài phố


"Anh yêu em hay anh yêu kem, hay anh yêu anh bảy chà da đen".


Và nhớ cả vị cay cay thơm thơm khi dùng kem này đánh răng mỗi tối và mỗi sáng


Dĩ vãng qua đi cũng ngậm ngùi/

Rõ ràng thuở ấy rất là vui/

Hoan ca dân sống đời thịnh trị/

Mọi điều đơn giản thế mà thôi/

Phục ông Hynos nhiều sáng kiến/

Mạnh mẽ phô trương với cuộc đời.


Năm 1975, hãng Hynos bàn giao cho nhà nuớc, sát nhập với công ty Kolperlon, thành kem đánh răng Phong Lan. Sau đó liên doanh với các công ty nuớc ngoài đổi tên thành công ty Hoá phẩm P/S. Sau khi nhuợng vốn liên doanh cho Unilever.


Công ty hoá phẩm P/S quay trở lại sản xuất kem Hynos. Cũng xử dụng lại nụ cuời anh Bảy Chà trên góc vỏ hộp kem, góc kia thêm hình ảnh một gia đình hiện đại. Hynos có mặt trên các kệ hàng của các siêu thị, dù số luợng chưa nhiều


Thôi cũng là xong cũng hỏng rồi/

Quanh đi quẩn lại một đời gian truân/

Kỹ thuơng biến đổi mấy lần/

Hợp tan tan hợp duơng trần ngẩn ngơ/

Lộc trời đâu phải vu vơ/

Trời cho ai nấy huởng vẩn vơ điêu tàn//

Thiên không thời, địa không lợi, nhân tan/

Mênh mông suơng khói bạt ngàn khói mây/

Trăm năm như giấc ngủ ngày/

Không ngăn đuợc khói, khói bay lên trời.


Kem Hynos là một trong những mảnh chuyện đời xảy ra trong cuộc sống.


Ôn lại tiếng rao hàng rong từ những đôi quang gánh. Từ những thúng đội đầu, buôn gánh bán bưng...những âm hiệu của từng loạidịch vụ của đời.


Buớc chân cần lao, bàn tay lao động, những lời rao dung dị quê mùa chân chất...


Duờng như mọi ngõ ngách phố phừơng bỗng bừng lên tiếng thở dài u uẩn. Chút hoài niệm cho lòng mênh mang nhung nhớ đến hồ đồ day dứt như đọc lại dòng thơ cũ


"Bao giờ ta gặp em lần nữa/

Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa/

Đã hết sắc muà chinh chiến cũ/

Còn có bao giờ em nhớ ta".

Nguời Việt đi khắp năm châu.


Nay nhắc lại những tiếng rao hàng rong của Việt Nam xa xưa. Có lẽ cũng cảm thấy một chút gì duờng như là mất mát. Cái mất mát không cụ thể, nó gần như trừu tuợng, nhưng rất rõ ràng và đầy nhung nhớ.


Cái mất mát không đo luờng đựơc, và cái nhung nhớ thì không phân tích đuợc.


Nhưng đó chính là những gì rất Việt Nam mà chỉ Việt Nam mới có.


Tiếng rao hàng rong chỉ Việt Nam mới có/

Nghe vẫn là như đâu đó thân quen

Xa quê máu chảy ruột mềm

Sống Hải Ngoại, máu chảy xuôi êm về cố quốc.


(trích trong bộ biên khảo "XÃ HỘI VIỆT NAM xưa và Nay" của tác giả Nguyễn thị Mắt Nâu)