Nguyễn thị Mắt Nâu: Áo yếm Việt Nam

01 Tháng Sáu 20238:41 SA(Xem: 1155)

VĂN HÓA ONLINE – ĐỊA LÝ NHÂN VĂN – THỨ NĂM 01 JUNE 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Áo yếm Việt Nam

image003

Nguyễn thị Mắt Nâu


Áo yếm là gì anh hỡi anh

Là vuông vải chéo nhỏ mỏng manh

Che ngang trước ngực, hai dây cột

Treo vào khuôn cổ đẹp như tranh

Thuần phong mỹ tục đầy nghệ thuật

Áo yếm đơn sơ dệt mộng lành.


Áo yếm của Việt Nam không đích xác có từ bao giờ, có lẽ xuất hiện


khoảng thế kỷ 12 triều nhà L‎ý.


Người Việt Nam xưa có thói quen ăn chắc mặc bền, ăn no mặc ấm... chưa


đạt tới ăn ngon mặc đẹp như bây giờ.


Thời xa xưa ấy, ăn mặc tằn tiện, chẳng mấy ai để ‎‎ý đến nội y (mặc lót


bên trong). Cho nên phát sinh ra sáng kiến này nọ, có lẽ nảy sinh từ các


công chúa, thiên kim tiểu thư, các phu nhân quí tộc


Và áo yếm là một trong những bày vẽ chuyện cho vui, để thăng hoa đời


sống, là tiêu khiển thì giờ của các công nương nhàn rỗi.


Nhờ thế, di sản của phụ nữ Việt Nam mới có chiếc áo yếm độc nhất vô


nhị để đời, mà trên thế giới chẳng nước nào có được,


Rõ ràng áo yếm, duy nhất chỉ có ở Việt Nam. Nói là áo, kỳ thật yếm chỉ


là mảnh vải vuông vuông nho nhỏ đủ che phần trước, mảnh vải xoay chéo


góc, thành ra hình thoi, rồi khoét tròn bên trên thành cổ áo, đính hai sợi dây,


treo vòng qua cổ, cột lại sau gáy.


Và thêm hai dây cột ngang người để giữ mảnh vải chéo đừng rơi


Thật là đơn giản và chỉ tưởng tượng là thấy áo yếm mát mẻ nhẹ nhàng.


Chính sự đơn giản đến độ không gì đơn giản hơn, mà cuộc hành trình áo


yếm trở thành không đơn giản.


Người ta cho rằng áo yếm ra đời để tôn nét đẹp của tấm lưng óng ả,


đồng thời che đậy, bảo vệ phía trước của phái nữ, nơi khu vực dễ gây những


bất ngờ lẫn bất tường, điều này không có gì bàn cãi.


Bàn cãi làm chi chuyện tất nhiên

Quá khứ vị lai khắp mọi miền

Dù Nam hay Bắc, Trung cũng vậy

Yếm áo mơ màng đẹp thần tiên.


image005Ảnh minh họa: Nguồn Net


Từ nguyên thủy, chiếc áo yếm là mảnh vải vuông vắt chéo, khoét tròn


làm cổ, đính hai sợi dây cột ra sau gáy..., sau đó biến đổi qua thiên hình vạn


trạng mà thành:


1/ Yếm cổ tròn, gọi là yếm cổ xây.


2/ Yếm cổ xẻ (cổ chữ V)


3/ Yếm cổ nhạn (cổ chữ V xẻ sâu)


Tự ngàn xưa, nửa kín nửa hở, là cả một nghệ thuật tối hảo trong mọi tình


huống, mọi trạng thái và cũng là nghệ thuật áo yếm Việt Nam nói riêng.


Tranh tối tranh sáng là nguyên nhân kích thích tò mò cho nửa cái phần


vẫn còn mờ tối.


Phô bày toàn phần, không cần tưởng tượng nữa, còn đâu mờ ảo trữ


tình... sẽ chỉ được đánh giá rất nhanh trong thoáng chốc, kèm theo ham


muốn thật nhanh - Và sau một cái chậc lưỡi, hay một búng tay là đựơc xếp


hạng vào đẳng cấp không cao kỳ lắm


Sự thoáng qua nhanh là cơn khát cấp thời, mà người đời vốn dĩ bạc bẽo


tạm gọi bình dân là ... phi nghệ thuật.


Tuyệt diệu của yếm là ba góc của yếm luôn ở tình trạng hở ...nhưng vẫn


kín. Nửa kín nửa hở là nghệ thuật tuyệt vời, là tuyệt chiêu vừa mỹ thuật vừa


nghệ thuật.


image007Ảnh minh họa: Nguồn Net


Các cụ ngày xưa khéo ỡm ờ

Nửa kín nửa hở lơ mơ tơ vàng

Chẳng cần huỵch toẹt giữa đàng

Chẳng cần quần áo xé rách toang


Để chứng minh trường phái ngang tàng chịu chơi


Các cụ nghệ thuật tuyệt vời


Mặc cái áo yếm thảnh thơi nhẹ nhàng.


Khởi từ cái yếm, do kỹ thuật ngày xưa đơn sơ yếu kém ... sau biến cải


thành cái áo nhỏ mặc riêng cho phần ngực, cũng chẳng kín đáo hơn cái yếm


bao nhiêu nhưng cho người mặc cảm giác bớt lỏng lẻo hơn là chỉ đeo cái


mảnh yếm.


Khi thực dân Pháp xâm lăng nước ta, họ xâm lược luôn cái yếm, mẫu


corset của đàn bà Tây phương ra đời, tạo sở thích của phái nữ rất nhanh.


Các cô tân thời mặc đầu tiên, sau tới gái nạ dòng, sau đó, gái tỉnh thành,


và thôn quê đều mặc...


Cái yếm gần như biến mất, chỉ còn số ít các đàn bà thuần chất nhà quê


sử dụng.


Qua nhiều thế kỷ, thế giới văn minh, thừa thãi trang phục ngày nay, lại có


chiều hướng tìm về nguồn cội & quot; thiếu vải & quot; của các cụ nhà mình


Ngày xưa thiếu vải thật. Bây giờ thiếu vải giả vờ...


Cũng là một nghệ thuật lộng chân thành giả, lộng giả thành chân, của


các nhà sưu tầm và nghiên cứu về tâm l‎ý và trang phục, áp dụng trong quy


luật vận hành của thiên hà vũ trụ.


Hết sáng thì tối, hết tối thì sáng, tái đi tái lại mà vòng đời chỉ có thế -


Xem ra thực chất áo ngực phụ nữ ngày nay, biến dạng từ áo yếm, ra đời


phục vụ nhu cầu phái nữ.


Nhu cầu phái nữ ngày càng tân tiến qua nhiều thời đại và hoàn cảnh.


Thời chiến tranh ác liệt, người ta mô tả áo ngực được thiết kế dày,


cứng, để phòng chống ảnh hưởng bom đạn.


Lúc đầu chỉ là nhiều lớp vải dày, sau lót carton, rồi lót mica, rồi lót


lưới...vv...


Như cổ cao của áo dài cũng thế, một thời lót cổ cồn, cổ mica, cổ lưới,


rồi tới khoét tròn, khoét vuông, cổ thuyền, có lúc gọi là cổ áo bà Nhu


(người nghĩ ra kiểu cổ áo này) ...


Cái váy đầm xòe cũng vậy, lót nhiều lớp lưới nhiều tầng bên trong cho


váy phùng xòe lên, vòng eo xiết dây cột nhỏ xíu, cho váy xòe nhún nhẩy


theo bước chân thục nữ vô cùng quyến rũ, mà chúng ta thấy qua hình ảnh


các công nương Pháp thời cổ


Ngày nay phái nữ khoe nhau chiếc áo lót nổi tiếng mắc tiền hàng hiệu


Victoria Secret. Chuyên sản xuất duy nhất một mặt hàng phục vụ nữ giới,


với đủ kiểu đủ trò,


Nào là áo ren mỏng, mouse mỏng, mouse dầy, đủ size đủ cỡ, và tân kỳ


hiện đại với chất lỏng sền sệt bên trong mềm như sóng biển áp vào da thịt.


Văn minh cải tiến tuyệt vời

Phục vụ phái nữ một trời xa hoa

Ngày xưa gấm vóc lụa là

Ngày nay Secret Victioia mắc tiền.


image009Ảnh minh họa: Nguồn Net


Trời sanh người nữ muôn đời thích làm đẹp và cả khuynh hướng nửa


che, nửa khoe.


Và nửa kín nửa hở, vẫn là nguyên tắc muôn đời, giới phái ỡm ờ dùng


dằng không dứt khoát. cũng khởi nguồn gây nhiều phức tạp nhiễu nhương


mâu thuẫn trong suy nghĩ đa chiều.


Chiếc áo yếm được xếp vào một trong những nguyên nhân ấn tượng, gây


hậu quả qua câu thơ:


Gió chiều như giục cơn sầu/ Vi lô hiu hắt như mầu khơi trêu


Đàn bà, một sinh vật phức tạp đầy mâu thuẫn, người ta bảo thế.


Muốn khoe, và trong nước bây giờ dùng chữ; khoe hàng; để có nhiều


người ngắm nghía và thèm muốn.


Song lại giả vờ như che đậy để treo cao giá ngọc, hầu biểu dương tính


chính chuyên, từ chương lễ giáo với chung quanh ...


Cuối cùng không biết đâu là hư, đâu là thực, và thực tế muốn gì?!


Ai dám bảo áo yếm ngày xưa, là cổ lỗ sĩ? Dù xuất hiện từ thời cổ đại.


Nay văn minh hiện đại hóa toàn cầu, áo yếm hiên ngang xuất hiện cả


ngoài đời thường, nhất là trên sân khấu, như một thách thức đầy kiêu hãnh,


có ‎ý thức gợi cảm và quyến rũ. Như câu ca dao từng bảo


Khi xưa ở với mẹ cha/ Một năm chín yếm xót xa trong lòng


Từ khi đi về nhà chồng/ Chín năm một yếm, lật trong ra ngoài;


image011Ảnh minh họa: Nguồn Net


Một số nhà nghiên cứu cho rằng chiếc áo yếm ra đời để tôn vinh tấm


lưng ong, phần được coi là nét gợi cảm của người phụ nữ trong văn hóa


Việt Nam.


Các cụ xưa thường bảo Đẹp khoe/ Xấu che Cũng là một nguyên l‎ý bất


di bất dịch.


Yếm che đằng trước, hở nguyên phần lưng là một nguyên tắc nằm trong


nguyên lý ấy.... Miễn trời cho cái lưng thon đẹp để khoe...


Một số vị, trời không cho tấm lưng ong, vẫn quyết phô ra, bất cần thiên


hạ sự.


image013Ảnh minh họa: Nguồn Net


Ca dao Việt Nam có câu vè lục bát:


Những người thắt đáy lưng ong / Vừa khéo chiều chồng vừa khéo nuôi con


Những người béo trục béo tròn/ Ăn vụng như chớp đánh con cả ngày.


Là nói thế ... tất nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ - kẻ lưng ong thắt


đáy, vẫn đánh con đôm đốp, chẳng chiều con mà còn hành hạ chồng.


Hoặc người béo trục béo tròn lại chiều chồng và nuôi con rất khéo...


Nhưng đã là ngoại lệ thường chỉ là số ít, nghĩa là không ra ngoài nguyên


l‎‎ý là bao.


Các cụ ngày xưa ghê gớm lắm, điều tra nghiên cứu tinh tế kỹ càng, sau


đó mới tạo tác thành ca dao tục ngữ bất hủ, hoặc những câu vè truyền đời


con cháu qua kinh nghiệm bản thân của chính các cụ.


Theo dòng lịch sử, yếm không ngừng biến đổi, nâng cao tính-thẩm-mỹ


qua những lần cải tiến:


Thuyền anh ngược thác lên đây/ Mượn đôi giải yếm làm dây kéo thuyền


Ở gần mà chẳng sang chơi/ Để em ngắt ngọn mùng tơi bắc cầu


Mồng tơi chẳng bắc được đâu/ Em cởi giải yếm bắc cầu anh sang;


Cái yếm và cái giải yếm vô tình là một tiêu đề l‎ý thú, phong phú không


kém phần phức tạp.


Thế kỷ 17, cái yếm chưa có thay đổi lớn lao về hình thức.


Thế kỷ 19, cái yếm có hình vuông vắt chéo trước ngực, khoét cổ hai bên


có dây buộc chéo ra sau gáy.


Thế kỷ 20, áo yếm sử dụng phổ biến hơn với nhiều kiểu dáng và mẫu mã


phong phú hơn.


Yếm vải thô dành cho người nghèo và giới lao động. Người lớn tuổi mặc


yếm màu xậm. Con gái gia giáo mặc yếm màu trang nhã và kín đáo.


Loại yếm ỡm ờ, màu sặc sỡ, cổ sâu trễ xuống như thách thức nhãn quan,


dành ám chỉ dân trời ơi đất hỡi thuộc dạng Thị Mầu.


Thời kỳ cải cách tân thời, cổ yếm may dằn thêm ba đường chỉ, cho đẹp


hay cho chắc. Hoặc may viền nẹp nhỏ bằng vải. Hoặc thêu hoa nẹp theo


đường biên cổ.


image015Ảnh minh họa. Nguồn Net


Trong bài thơ Chùa Hương, nhà thơ trẻ Nguyễn Nhược Pháp, cũng nhắc


tới giải yếm đào thanh khiết của cô bé tuổi mười lăm (tuổi trăng tròn, tuổi


trong sáng) đi lễ chùa cùng thầy mẹ trong trang phục áo tứ thân và chiếc


khăn mỏ quạ nền nã mà rằng:


Khăn nhỏ đuôi gà cao/ Em đeo giải yếm đào


Quần lĩnh áo the mới/ Tay cầm nón quai thao


Cô bé toát ra vẻ thanh cao, hồn nhiên, thánh thiện. Nhưng chỉ là cái yếm


đào bình thường đơn giản của người thường trong xã hội.


image017Ảnh minh họa “khăn mỏ quạ”. Nguồn Dân Trí


Còn loại yếm được các cô khác sử dụng nữa là Yếm đeo bùa;


Tại sao gọi là yếm đeo bùa? - Là người mặc, dấu xạ hương (hương


thơm) vào trong cái túi vải nhỏ và đeo cạnh yếm.


Đây chính là vũ khí lợi hại của các cô thời xưa


Không chỉ vậy, yếm còn làm nên những câu chuyện vô cùng độc đáo.


Ngoài xạ hương, các cô hẹn hò với người yêu thương, thường ém một


miếng trầu trong yếm của mình


Dân gian gọi đó là khẩu trầu giải yếm. Có lẽ không có loại trầu nào


linh thiêng hơn loại trầu giải yếm này.


Yếm không chỉ ra vào chốn cung đình của các mệnh phụ và công nương.


Còn theo ra ruộng đồng dầm mưa dãi nắng với nông dân.


Rồi cùng chiếc áo tứ thân, yếm theo các chị em đến chốn đình đám hội


hè, tạo nên quốc phục thời xưa - Để trở thành quốc phục, trước khi áo dài ra


đời.


Đi kèm với yếm, là chiếc áo cánh (áo ngắn) khoác ngoài, không cài cúc


(nút), để khoe một phần yếm.


Khi ra đường, các cô mới khoác thêm chiếc áo dài ngoài cái áo cánh,


cùng chiếc váy lưỡi trai bằng lĩnh, thêm môt giải lụa đào hoặc lụa mỡ gà,


hoặc màu thiên thanh, thắt ngang lưng, thêm cái xà tích bạc lủng lẳng, bộ đồ


trầu cạnh sườn, chân mang dép mũi cong như chiếc hài


Nhược Pháp nhà thơ trẻ hào hoa

Tài mệnh tương đố, hai mươi ba (23) qua đời

Đời người thi sĩ nổi trôi

Chùa Hương thi phẩm để đời ngàn sau.


Trong bài Chùa Hương, Nguyễn Nhược Pháp nhắc đến yếm đào và đôi


dép cong cong rằng:


Khăn nhỏ đuôi gà cao/ Em đeo giải yếm đào


Quần lãnh áo the mới /Tay cầm nón quai thao


... Mẹ cười, thầy nó trông/Chân đi đôi dép cong


Con tôi xinh xinh quá/ Bao giờ cô lấy chồng


Các bà mẹ xưa chỉ mong ngày gả con gái lên xe hoa đi lấy chồng.


Nhìn con gái có người đến cưới ... là xong bổn phận ...


Mặc kệ sau đó, có thể người con gái cả đời chẳng bao giờ hạnh phúc và


sung sướng.


Cái hạnh phúc cuối cùng của người làm mẹ, chỉ cần thấy con yên nơi


yên chỗ


Phải chăng là một hình thức phủi tay hết trách nhiệm của đời một người


đàn bà làm mẹ ngày xưa, vốn luôn lệ thuộc và chịu đựng, đa mang trách


nhiệm, lúc nào cũng gánh hết những điều tiếng báng bổ nặng nề tội nghiệp


mà người đời trao tặng; Con dại Cái mang. Đực chẳng mang gì hết.


Trăm tội tai ương đổ đàn bà

Đàn bà bao nhiêu tội xấu xa

Không con, không có người nối dõi

Không gả được con thành gái già

Bao nhiêu tiếng ấy đều gánh chịu

Cái nghiệp cơ cầu nghe xót xa

Đàn ông cái gì cũng cho qua

Tu bảy trăm kiếp để hào hoa bây giờ.


image019Ảnh minh họa. Nguồn Net


Cái mảnh yếm con con trở thành nhiều chuyện hơn chúng ta tưởng.


Là thứ trang phục vừa kín đáo nhưng ỡm ờ không tả được.


Là một nghệ thuật và độc đáo chẳng nước nào có.


Chả thế Thị Mầu đã cong cớn chảnh chẹ nói với chàng nô:


Gió xuân tốc giải yếm đào


Anh trông thấy oản, sao không vào thắp hương


Suốt chiều dài lịch sử, yếm đã đi vào giấc mơ biết bao thế hệ mày râu


tuấn kiệt. Yếm gợi tình để các anh cũng vờ vịt đem ra bỡn cợt trêu đùa


Trời mưa lấy yếm mà che/ Có anh đứng gác, còn e nỗi gì.


Hay là


Hỡi cô mặc áo yếm hồng/ Đi trong đám hội có chồng hay chưa?


Hoặc


Cô kia yếm trắng lòa xòa/ Lại đây đập đất trồng cà với anh


Bao giờ cà chín cà xanh/ Anh cho một quả để dành mớm con


Các nàng cũng đáo để, chẳng vừa vặn gì:


Ước gì sông hẹp tày gang/ Bắc cầu giải yếm cho chàng sang chơi.


Rồi những nhớ nhung mong đợi của kẻ xa quê cũng nhắc đến cái yếm


Mình về mình có nhớ chăng/ Ta về như lạt buộc khăn nhớ mình


Ta về ta cũng nhớ mình/ Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao


Hay thơ Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ nôm bao giờ cũng gợi tình, đôi


khi sống sượng đầy khao khát và mây mưa hoa bướm


Lược trúc lỏng cài trên mái tóc / Yếm đào trễ xuống dưới mương long


Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm/ Một lạch đào nguyên suối chửa thông


Cuộc cách mạng yếm xảy ra vào thế kỷ 20, khi các kiểu áo tây phương


xâm nhập vào Việt Nam, với sự ra đời của khá nhiều kiểu yếm và áo ngực


mới lạ.


Trang phục du nhập thêm, mang tính tiện dụng.


Yếm không còn sử dụng rộng rãi nữa, mà chỉ dùng đồng bộ cùng với


các trang phục cổ truyền trong các dịp lễ hội truyền thống


Yếm xuất hiện trong thơ, mang lại nguồn thi hứng cho nhiều tác giả.


Đồng thời yếm đi vào tài sản của trang phục trong văn hóa VN.


Yếm đi đôi với váy. Thời xa xưa phụ nữ Việt mặc váy, không mặc quần


hai ống như bây giờ. (thời xưa quần 2 ống dành cho nam giới)


Nào là váy đơn váy kép, váy chằng váy đụp.


Vì thế tục ngữ dân gian miền bắc xưa có câu


Cái thúng mà thủng hai đầu/ Bên ta thì có bên Tàu thì không


(đó là cái váy).


Trong bức tranh hứng dừa, cũng thấy các cụ bà căng váy hứng dừa


Nghe đâu đây thấp thoáng trong nhiều vần thơ cũ, những cung bậc cảm


xúc rất tinh tế và sâu sắc về chiếc yếm.


Để mỗi khi đọc những vần thơ nói về y phục cổ truyền lãng mạn nên


thơ ấy, trong lòng mỗi chúng ta lại dâng lên nỗi niềm hoài cổ.


Thời xa xưa, các cụ quan niệm con gái được coi là đẹp, khi trang phục


phải biết phô ra kín đáo và ‎ý nhị về những đường cong nền nã mượt mà.


Ngày xưa nền nã mượt mà

Ngày nay phô diễn xa hoa gợi tình

Thẩm mỹ dao kéo chỉnh hình

Cái đẹp hàng loạt toàn mình với ta.


Còn yếm trong ca dao thì sao?


Đàn ông đóng khố đuôi lươn/ Đàn bà mặc áo hở lườn mới xinh


Lườn là chỗ cạnh sườn của người phụ nữ. Khi xưa được đánh giá là đẹp


khi thân mình tròn lẳn, và vóc người thanh tao mềm mại.


Yểu điệu thục nữ/ Quân tử háo cầu (hay hảo cầu)


Thật vậy, thanh tao mềm mại của nữ giới, bao giờ cũng để lại trong tâm


tưởng người anh hùng nỗi nhớ sâu thẳm đằm thắm khó quên.


image020Ảnh minh họa. Nguồn Net


Tất nhiên quan điểm cái đẹp mỗi thời mỗi khác.


Nó thay đổi theo cái nhìn của thời đại, của hiện thực và qua cả cái tiện


nghi của giải phẫu thẩm mỹ, để ai hôm nay ai cũng có thể đẹp dễ dàng.


Một thời cổ điển còn lưu lại trong các viện bảo tàng, qua những tranh tố


nữ, qua những tác phẩm nghệ thuật đương thời khác.


Là nét đẹp cổ trong các bảo tàng thời xưa.


Ngày nay mode chân dài qua phủ dụ của các đại gia, khiến các kiều nữ


trong và ngoài nước đua nhau chân dài (trường túc) để lọt mắt đại gia


Ngày ấy mẫu phụ nữ là tròn trịa, các cụ bảo là có da có thịt, nhỏ nhắn


mượt mà xinh xắn. Chẳng những nhỏ nhắn, mà phải thấp hơn người nam,


hầu áp dụng thành ngữ núp bóng cây tùng (núp bóng tùng quân), mặc dù


chưa chắc đã được cây tùng cho núp.


Có thể chỉ là l‎ý thuyết ... nhưng xem ra đã khác hẳn so với ngày nay


Ngày nay, các người mẫu thật ốm, nhô xương cổ, lòi xương vai, miễn


đôi chân thật dài, dài lênh khênh như đi cà khoeo thời cổ đại (cà khoeo là hai


cây gỗ tựa như cây nạng), thời xưa trẻ con đi cao lênh khênh mà vui.


Các cô VN đa số chân cũng là tỉ lệ chiều dài theo tỷ lệ bình thường


của người Á châu, nhưng phải cố cho chân thật cao, thậm chí cao hơn phụ


nữ tây phương và hơn hẳn các ông (chẳng biết để làm gì),


Vì thế thời trang hôm nay cả trong lẫn ngoài nước đều một khuôn trình


diễn những đôi giày, những đôi guốc cao cả phía trước lẫn sau gót.


Đứng trên những giày guốc kiểu à la mode này, các cô cao hẳn thêm


vài chục centimetres (5,6,7 inches), với dáng lênh khênh như người làm xiếc


đi trên cà khoeo, mà trẻ em tập chơi lúc nhỏ


Thán phục gân cốt các cô, có khỏe mới có thế đứng dốc ngược trên mấy


đầu ngón chân bé xíu.


Dáng các cô hầu như gần giống nhau.


Dung nhan cũng đẹp tựa ngang nhau... mắt sâu, mũi thẳng môi đầy đặn,


do cùng một cơ duyên, cùng từ một bàn tay chuyên viên thẩm mỹ tạo hình


Cha mẹ khác nhau, vẫn giống nhau

Bàn tay thẩm mỹ thiệt là ngầu

So dáng đọ hình qua vi tính

Mũi cao cằm chẻ mắt đa tình.

Trai anh hùng, gái thuyền quyên

Nhân duyên vơ vẩn như thuyền vướng dây

Mấy anh đại phú vung tay

Các cô lọt lưới, là thay đổi đời

Người mẫu chưng diện ăn chơi

Làm thêm việc thiện người đời phục lăn.


Qua trang mạng, chuyên viên thẩm mỹ phân tích việc cưa nối ống chân


nơi gần cổ chân để đôi chân dài thêm 10cm.


Có lẽ thời nay người nữ, quan niệm đã đủ giỏi, đủ tài năng, đủ bản lãnh,


chẳng cần núp bóng cây tùng cây bách. Nên quí bà cô không ngại ngần


mang giày, mang guốc dép thật cao, miễn để được gọi theo chữ lóng của


người trong nước bây giờ là " chân dài tới nách, hầu dễ lọt mắt xanh đại


gia, thiếu gia, lắm tiền nhiều bạc, mong cuộc đổi đời.


Cũng vậy, các đại gia dư tiền, xài đâu cho hết, bèn tung chiêu dụ chân


dài khiến các cô thi nhau mang giày cao lênh khênh, hoặc đi thẩm mỹ kéo


chân cho dài hầu vừa mắt đại gia. - Hai bên cùng sảng khoái và có lợi.


Chân dài đến nách thấy mà ham

Để cho quân tử mơ màng cầu thân 

Nhân gian duyên nợ hồng trần

Chân dài trường túc xoay vần cuộc vui

Các ông lắm lưỡi nhiều lời

Tán dương chi để cuộc đời tan hoang.


Đôi khi quí cô mang guốc quá cao, người đối diện đứng nói chuyện


ngước lên mỏi cổ, người đối diện đó là nam giới Việt nam.


Đã không ít những sự việc xảy ra trong nhiều đoàn thể, trong ca đoàn


trở ngại khi sắp xếp đội hình trên sấn khấu, nội bộ lủng củng bon chen cao


thấp, chân dài chân ngắn, giầy cao giầy thấp ... nên nỗi mất đoàn kết trầm


trọng không đường cứu vãn.


Trong mười điều thương, điều thứ 5 là


Năm thương yếm thắm đeo bùa


Yếm đeo bùa vô cùng lợi hại, đôi khi đốn ngã những nhân vật được đời


tôn sùng là đức cao trọng vọng


Chẳng phải ai cũng đeo bùa vào yếm. Mà chả cần bùa, cái yếm cũng


đủ làm đấng mày râu lăn cù ra đất.


Danh ngôn có câu


Anh hùng bất quá mỹ nhân quan (anh hùng chẳng qua được cửa ải mỹ nhân).


Lịch sử Tây -Tầu -Ta, đã chứng minh điều ấy.


* Bên Tàu có:


-Bao Tự U Vương.


-Lữ Bố Điêu Thuyền.


-Tây Thi Ngô Phù Sai.


- Dương Quí Phi Đường Minh Hoàng.


*Bên trời Tây có:


- Napoléon - Josephine,


- Antony - Cléopatra.


- Roméo - Juliette.


* Khung trời Việt Nam có Trịnh Sâm, với bà chúa chè Đặng thị Huệ.


Chả biết các người đẹp nghiêng nước nghiêng thành thời hoàng kim ấy


có xử dụng áo yếm của Việt Nam không?


Văn hào Nga Macxim Gorki viết về người phụ nữ rằng:


Đời thiếu mẹ hiền, không phụ nữ


Anh hùng, thi sĩ, hỏi còn đâu


Bảo rằng ngày nay con gái táo bạo là chưa hẳn đúng.


Các cụ bà xưa, đã dùng giải yếm mỏng manh bắc cầu cho người yêu


sang chơi qua câu thơ


Ước gì sông rộng một gang


Bắc cầu giải yếm cho chàng sang chơi.


Hoặc:


Ở gần mà chẳng sang chơi


Để anh ngắt ngọn mồng tơi làm cầu


Mồng tơi chẳng bắc được cầu


 Em cởi giải yếm bắc cầu anh sang.


Liệu con gái hiện đại có dám hết mình, táo bạo lãng mạn thế không?


Cuối cùng, phải công nhận áo yếm đẹp và khêu gợi.


Là trang phục độc đáo duy nhất chỉ có ở Việt Nam.


Tưởng hở mà kín. Tưởng kín mà hở. Tuyệt vời là ở đấy.


Ai dám bảo các cụ cổ lỗ sĩ, quê mùa. Hậu thế ghi chép mòn tay vẫn chưa


theo kịp.


Chả thế thời Internet văn minh toàn cầu hóa như hôm nay, con cháu dù


kiêu hãnh tiến bộ vẫn quay về bắt chước cái tuyệt hảo của các cụ năm xưa


Đừng tưởng văn minh mà ngon hơn các cụ.


image022Ảnh Long Nguyễn. Nguồn Net


Thời xưa, Trung Hoa và các nước đông Á đều dùng sáo ngữ diễn tả như


Trầm ngư lạc nhạn Bế nguyệt tu hoa; (Cá lặn chim sa/ hoa nhường nguyệt


thẹn), diễn tả nhan sắc mỹ nhân ... Đẹp đến nỗi cá ngượng ngùng lặn xuống


nước, chim hờn ghen sà xuống đất. Hoa thua kém, trăng thẹn thùng xấu hổ.


Trình độ ca tụng, thưởng lãm cái đẹp của các cụ xưa xem ra cao hơn hẳn


lớp trẻ bây giờ.


Các cụ ngày xưa hơn hẳn bây giờ

Lớp trẻ đừng tưởng họ ngu ngơ

Chê bai các cụ là hủ lậu

Có biết người xưa sóng vượt bờ


.. Áo Yếm gợi tình nên Ý thơ


Nguyễn Thị Mắt Nâu
13 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 554)