Xứ trầm hương: Ngôi làng già và bí mật ngải yêu

25 Tháng Hai 20187:46 CH(Xem: 11146)

VĂN HÓA ONLINE - NHÂN VĂN - THỨ  HAI 26  FEB  2018


XỨ TRẦM HƯƠNG


CHIA SẺ THÔNG TIN


Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011


Ngôi làng già và bí mật ngải yêu


- Như một sự may mắn tình cờ, tiếng cồng chiêng âm vang cùng vũ điệu tung tung da dá dâng trời trong buổi sinh hoạt văn hoá của cộng đồng đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện núi Tây Giang tỉnh Quảng Nam đã đẩy đưa chúng tôi đến với một trong những bí mật lớn nhất của đại ngàn Trường Sơn: Ngải yêu.


Câu chuyện ly kỳ về thứ "bùa mê, thuốc lú" được "nuôi" từ cây cỏ khiến con người ta say mê nhau như... "phải bùa, phải ngải" vốn lâu nay chỉ tồn tại một cách đầy mơ hồ trong màn sương huyền ảo giữa rừng già hùng vĩ bao la hoặc trong những câu chuyện đường rừng, giờ đây bỗng nhiên "mọc ra" ngay trước mặt chúng tôi với những con người bằng xương bằng thịt và loại cây cỏ lạ lùng có tên Ameer.

Làng già


Cây ngải yêu của bà Điệp.


Làng Tà Vàng lọt thỏm dưới thung sâu giữa rừng Trường Sơn, thuộc xã A Tiêng, huyện núi Tây Giang (Quảng Nam) giáp ranh với tỉnh TT-Huế và giáp biên với nước bạn Lào. Làng tựa lưng vào núi, sau làng là đầu nguồn khe suối Mà Lời con nước bao năm tuôn chảy về sông lớn A Vương.

Vài mươi ngôi nhà hầu hết dựng bằng gỗ lợp ngói, tranh, tre, vây quanh ngôi nhà gươl giữa làng theo truyền thống  lâu đời của người Cơ Tu. Tôi "gặp" Tà Vàng liền có ngay cảm giác rằng đây là ngôi làng rất "điển hình" của cái sự "vừa truyền thống, vừa hiện đại", với cảnh trẻ em đá bóng bên nhà gươl, vài ngôi nhà dài truyền thống được lát nền bằng gạch men "lấp lánh" ra đến tận hàng hiên. Nhưng người làng Tà Vàng trong tiếng cồng chiêng và vũ điệu tung tung da dá trước nhà gươl vẫn hiện ra với vẻ nguyên sơ đại ngàn. Đàn bà choàng lên mình tấm tút thổ cẩm sắc vàng đen trắng, đàn ông đóng khố thổ cẩm, quây lấy nhau thành vòng tròn hoà điệu say sưa rất mực.

Cả làng 50 hộ, hơn 200 người thì có đến 1/4 là người già hơn 60 tuổi, đa phần 80-90 tuổi, vài người gần 100 tuổi. Ông Bhling UÁp, 60 tuổi, kể vanh vách tên tuổi từng người một, cho đến khi tôi giật mình nghe thấy: "Ông Bríu Bơ Hơ, 110 tuổi". Hầu hết những người già đều không biết tiếng Kinh. Con trai út ông Hơ tên Bình, 35 tuổi, nói: "Ông già không đến 110 tuổi đâu, nhưng gần 100 thì chắc. Ông còn mạnh lắm, vẫn đi rẫy trong núi Tà Lèn. Ngày trước rừng già ở ngay trong làng, rẫy ở bên suối Mà Lời.

Thế rồi rừng xa dần, đi bộ nửa giờ, rồi 1 giờ, chừ phải 4 giờ mới đến rừng. Rẫy cũng mất 2 ngày đi bộ. Bà già cũng hơn 80 tuổi rồi, sinh được 4 chị em mình, giờ có thêm 10 đứa cháu nữa". Ông Zơ Rum Sâm chen vào, tất nhiên qua thông dịch của anh Bình, ông cũng chỉ nhớ mình khoảng 65-70 mùa rẫy. Những người già đều không giấy khai sinh, chỉ tính tuổi trời theo mùa rẫy lúa nước trời. Bà A Lăng Geen, gần 90 tuổi, đi tuốt lúa trên rẫy vừa trở về làng với chiếc gùi trên vai nặng trĩu lúa. Đang mùa thu hoạch. Những người già hầu hết đều ở lại chòi canh trên rẫy từ nửa tháng đến hàng tháng mới về làng. Tôi trộm nghĩ, phải vì cuộc sống gần gũi giữa thiên nhiên Trường Sơn trù mật nên họ cũng được hưởng tuổi trời dài thêm chăng?


Trên đường vào rừng xem cây ngải yêu, bà Điệp cứ dùng rựa vót gậy.


Câu chuyện "ngải yêu"Tôi cứ ấn tượng trước người đàn bà Cơ Tu vừa già, vừa có vẻ mặt dị tướng khó diễn tả với chiếc răng vẩu hiếm muộn chìa ra khỏi bờ môi. Qua "thông dịch viên" Bhling Thị Bới, 18 tuổi, tôi biết bà tên Ria Thị Điệp, 65 tuổi. Càng kinh ngạc hơn khi nghe Bới thì thầm: "Bà ấy biết ngải đó". Phải năn nỉ ỉ ôi, bà Điệp mới chịu kể "nhỏ giọt" như thử thách "cơn khát" của người nghe. Bà cưới được chồng nhờ một cây ngải "nuôi" trong rừng, chỉ cần 1 lá, dùng tay chà nát, lén bỏ vào túi áo quần, dưới chỗ nằm, hoặc xát lên người, thế là "nó" phải yêu mình ngay, yêu như "nó" (chồng) đã phải cưới bà, yêu bà cho đến tận lúc chết. Nhưng không được để "nó" biết, nếu "nó" biết sẽ phản tác dụng. Mỗi năm lại phải bỏ ngải một lần. Tối kị, và hậu quả là kinh hoàng, nếu để người ruột thịt khác giới "dính" phải ngải.

Xưa nay bà chỉ cho ngải để 3 người phụ nữ Cơ Tu tìm chồng. Bà cũng truyền ngải để con gái bà lấy chồng như ý... Lại "vận động, thuyết phục", bà Điệp mới chịu đưa chúng tôi đi xem loài ngải thần bí kia. Vớ lấy chiếc rựa đi rừng và chiếc gậy tre trong bếp, suốt trên đường đi không theo lối mòn, không một dấu chân người, qua 3 con suối, loanh quanh giữa rừng hơn 1 giờ, bà vừa đi, vừa dùng rựa vót vót đầu gậy, chẳng biết để làm gì, có lúc lại đi thật nhanh như hối hận về quyết định đã rồi, như muốn bỏ rơi, khiến chúng tôi chạy theo hụt hơi. Cuối cùng, bà dừng lại bên một mô đất cạnh suối, chỉ một bụi cây thấp tè, không thân, lá màu xanh hình bản kiếm dài vài tấc, có củ nhỏ. Liệu đó có phải là cây ngải yêu của bà?

Cây ngải yêu tiếng Cơ Tu là cây Ameer. Làng Tà Vàng có một người nữa biết ngải yêu, là bà Lăng Thị Ahút, hơn 90 tuổi. Bà Ahút có 3 đời chồng, 10 con, 14 cháu. Chuyện kể của bà Ahút giống bà Điệp ở sự dè dặt. Bà dùng hoàn cảnh của mình cùng tấm tút thổ cẩm để có được cây ngải từ một bà già ở làng Rà Bượp cùng xã, lúc bà đến đó ở với con trai bởi người chồng thứ nhất mất khi bà mới chưa đầy 20 tuổi. Dùng ngải, bà cưới được người chồng thứ hai. Nhưng với người chồng thứ ba thì chỉ có ngải "nghèo" kết đôi cảnh ngộ. Cách bỏ ngải của bà Ahút cũng đơn giản hơn, chỉ xoa ngải lên tay và lưng "đối tượng" một-hai lần. Bà từng bán ngải cho 13 người, đều là phụ nữ Cơ Tu ở nhiều làng, mỗi lá ngải đổi lấy một tấm tút thổ cẩm. 

ng Bhling Eng - Xã đội trưởng A Tiêng kể, mẹ ông từng có ngải yêu. Những năm sau giải phóng, trước cảnh 6 thầy - cô giáo người Kinh tình nguyện lên đây dạy chữ cho đồng bào, nhiều năm không ai dám theo, bà đã cho ngải để họ về xuôi tìm được vợ, chồng. Trong làng, ông Eng biết có một người đàn ông vốn già, xấu, nhưng cưới được vợ trẻ đẹp nhất làng mới 18 tuổi nhờ vào "ngải yêu".

Theo tập quán, ngải chỉ truyền nữ, không truyền nam. Nhà ông Eng không có con gái, nên thứ ngải đó cũng mất đi theo bà... Tôi hỏi đùa cô "thông dịch viên" Bhling Thị Bới: "Sao không xin cho mình một lá ngải yêu" và nhận được câu trả lời: "Lớp trẻ bọn em bây giờ tự do tìm hiểu nhau, tình nguyện đến với nhau mới hạnh phúc, cần gì ngải yêu".

Những điều bí mật


Bà Ahút diễn tả cách bỏ ngải yêu trên "người mẫu" là Bhling Thị Bới.


Thạc sĩ dân tộc học Nguyễn Tri Hùng - Phó ban Dân tộc - Miền núi tỉnh - khẳng định: "Chuyện ngải yêu là có thật. Đồng bào Cơ Tu, Bhnoong, Xê Đăng còn có nhiều loại ngải công dụng khác nữa. Ngoài yếu tố tâm linh truyền thống tồn tại ở các tộc người còn khá "gần" với tự nhiên nguyên thuỷ, thì ngải vẫn giải thích được bằng khoa học. Đó đều là cây thảo dược". Các cây thảo dược được đồng bào nuôi trồng, chăm sóc, bào chế và sử dụng theo phương pháp bí truyền, trở thành các loại ngải độc hại người hoặc ngải thuốc cứu người. Ngải rọm có công dụng tránh thai, phá thai, chữa bệnh máu trắng ở phụ nữ.

Râu cọp là một loại ngải cực độc. Lá ngón cũng vậy, chính là cây "đoạn trường thảo". Nhân sâm Ngọc Linh nổi tiếng vốn được phát hiện từ loại ngải được đồng bào gọi là cây "thuốc giấu". Riêng cây ngải yêu cùng họ với cây nghệ, gừng. Còn công dụng "yêu", là do nó có chứa chất kích thích tình dục, có hương liệu, khi bào chế, sử dụng với các thủ thuật đặc biệt sẽ để lại "mùi" và sự "thèm thuồng" khó quên, khó cưỡng lại. Ông Hùng nói: "Nhưng đó chỉ là xúc tác ban đầu nối kết 2 người, còn về sau, thì như quy luật hôn nhân gia đình, sự gần gũi sẽ kết dính thành tình nghĩa, thành hạnh phúc, chứ chẳng phải bằng loại ngải kia. Tôi có người cậu  từng bị cho là "dính" ngải yêu, cưới một phụ nữ Cơ Tu, ở lại núi luôn. Sau này, tôi hỏi, ông cậu cười bảo: "Tao chẳng cần biết có ngải nghiếc chi không, tao chỉ biết rất rõ là khi đó rất thích, rất thương, nên cứ đâm đầu chạy theo ý mình, quyết tìm mọi cách cưới vợ tao cho bằng được". Đó, quá "duy vật" đi chứ".  

Chính vì bí truyền nên các loại ngải bao phủ lớp sương huyễn hoặc. Yếu tố ma thuật tồn tại trong đời sống tâm linh đồng bào dân tộc càng góp phần gia tăng sự huyền bí của ngải. "Tuy nhiên, các "thầy cúng, thầy pháp" lợi dụng ngải, đánh vào lòng cả tin của đồng bào, tạo nên những hủ tục cúng ma, "thổi" bệnh... Trước đây, chúng tôi từng giải quyết nhiều vụ án khá ly kỳ liên quan đến ngải, đến một số đối tượng lợi dụng nó nhằm gây rối trật tự xã hội, kéo lùi đời sống của đồng bào. Chỉ đáng tiếc, việc nghiên cứu khoa học để khai thác nguồn thảo dược quý hiếm, bí truyền của đồng bào vẫn chưa được thực hiện bởi các nhà dược học và dân tộc học" - ông Hùng nuối tiếc.

... Cuộc sống vẫn luôn dành chỗ cho những điều bí ẩn và tự nhiên vẫn chưa được con người khám phá hết. Có lẽ, ngải yêu sẽ còn mãi những điều bí mật. Cũng như bản thân tình yêu vậy...


Chương I :Cách dùng bùa ngãi

1 / Cách dùng bùa ngãi :
Nhiều thày pháp bất lương luyện một loại ngải hại người, đó là ngải yêu (hay bùa mê, thuốc lú). Ai bị trúng ngải đó là tâm thần mê man, bỏ nhà cửa chạy theo tiếng gọi của ái tình.


Trong thế giới của những thầy pháp thời cổ đại tồn tại nhiều bí kíp kỳ lạ. Bùa ngải là một trong số đó. Ngày nay khoa học đã cho thấy đó là những điều hoang đường, tuy nhiên những câu chuyện đồn đại xung quanh chúng vẫn là những điều đầy hấp dẫn và nhuốm màu huyền bí.

Thuật luyện những giống thực vật đặc biệt và truyền cho chúng những khả năng siêu nhiên để đoán biết tương lai, cải tạo số phận, hay chữa trị bệnh nan y... thời xa xưa khá thịnh hành ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á. Người ta gọi đó là luyện ngải và tin rằng ngải giúp con người chế ngự sức mạnh huyền bí.

Những pháp sư cao thủ dành cả cuộc đời mình để luyện "công lực". Họ có thể biểu diễn những kỹ năng kinh dị như nhúng tay vào vạc dầu sôi, hay dùng đinh đâm xuyên qua người... Sau khi đã luyện thành cao thủ, họ sẽ tìm và chăm sóc một số loài thực vật mà theo họ có khả năng đặc biệt để truyền "công lực" sang. Các thầy pháp thuộc diện cao thủ bao giờ cũng là tay chuyên luyện bùa ngải hay độc trùng. Thông qua việc nuôi ngải, luyện độc trùng, các pháp sư khẳng định quyền năng của họ, qua đó đánh giá tài cao thấp.

Theo những câu chuyện lưu truyền, loại ngải quý hiếm nhất là Phù phấn ngải. Đây là một loại thực vật giống hoa lan đất nhưng có bộ rễ lớn hơn, thường mọc trong rừng thẳm. Loại ngải này có một lớp bột mịn phủ trên lá, nếu ai vô ý đụng phải sẽ thấy ngứa ngáy khó chịu, sau đó toàn thân sưng phù, đau đớn trong khoảng 100 ngày sẽ chết nếu không được các vị cao tăng cứu chữa. Loại ngải này rất hiếm, được gọi là "Phù phấn ngải" vì lớp bột rất độc trên lá. Nhưng nếu được tôi luyện đúng cách, nó sẽ trở thành một loại ngải cứu người rất quý.

Những cao tăng muốn tìm được loại ngải này phải vào sâu trong rừng thẳm. Khi tìm được, phải loại bỏ lớp phấn độc bên ngoài một cách rất khéo rồi đem trồng vào chậu đất nung, cho các chất tượng trưng cho Ngũ hành vào (gồm có đất núi, diêm sinh, sắt, gỗ mục, muối biển).

Sau khi nuôi trồng, người ta đặt ngải lên bàn thờ và bắt đầu luyện bằng các quyền phép của bản thân. Khi ngải được luyện xong, trong nó sẽ có 2 phần được gọi là thiên năng (năng lực tự nhiên) và linh phù (năng lực của người luyện). Các tay luyện ngải cao cấp còn nuôi ngải bằng trứng gà, hoặc máu gà. Họ cho rằng làm như vậy ngải sẽ mạnh hơn. Nhưng với những người non tay, cách luyện này có thể gây nguy hại cho chính họ. Phù phấn ngải luyện xong dùng để trị bệnh mất trí, hoảng sợ, thậm chí có thể tìm được người bị mất tích.

Một loại ngải còn quý hiếm hơn và đã bị thất truyền hàng trăm năm là Bạch đại ngải. Người ta cho rằng Bạch đại ngải mọc ở đâu thì các loài thú dữ đều hoảng sợ và không dám sinh sống ở quanh đó. Nếu ai đó trồng loại ngải này mà không biết về tu luyện thì sẽ nguy hại cho bản thân. Trước khi nhổ cây, phải ngâm một bài bùa chú, đại khái: "Nhiệm màu thay, nhiệm màu thay/Bạch đại ngải, Bạch đại ngải...". Nếu loài ngải này mà được một cao tăng luyện thì sẽ có thể giúp con người cải tử hoàn sinh.

Những pháp sư chạy theo vụ lợi cá nhân thường luyện một loại ngải hại người, đó là ngải yêu hay bùa mê, thuốc lú. Đó là thứ ngải để "lừa tình". Ai bị trúng ngải đó là tâm thần mê man, không biết gì về đạo lý, bỏ nhà cửa chạy theo tiếng gọi của ái tình. Những người bị trúng ngải yêu có dáng điệu luôn suy tư, hờ hững với xung quanh.

Loại Mê tâm ngải có tác dụng tương tự. Cây mê tâm lá màu xanh sẫm to bản, hình cái kiếm, hoa màu tím đen có đốm trắng, có mùi hắc rất khó chịu. Người trúng ngải này sẽ mất ăn mất ngủ, tâm thần bất loạn. Những kẻ muốn dùng ngải mê tâm hại người bắt buộc phải biết tên tuổi của nạn nhân thì mới thành công. Những tay nuôi loại ngải này thường bị dân làm ngải coi thường, liệt vào loại mờ ám.

Một loại ngải khác có tên khá kinh dị là Huyết nhân ngải. Nó mọc trong các khu rừng có thú dữ. Muốn tìm được Huyết nhân ngải, phải đợi vào đêm, khi ngải ửng lên màu đỏ như máu mới có thể nhìn thấy và nhổ được vì ban ngày lá cây màu xanh như bình thường. Hoa của loài ngải này nhỏ li ti và có màu đỏ như những giọt máu.

Tương truyền, loài hổ báo sau khi ăn thịt những người tuổi Dần sẽ bỏ lại quả tim của nạn nhân, từ quả tim bỏ lại đó sẽ mọc lên Huyết nhân ngải. Khi nhổ loài ngải này, phải đọc thần chú, luyện để nó hội đủ khí âm dương trong hàng năm trời. Củ của Huyết nhân ngải nếu đem ngậm một lát nhỏ sẽ giúp nhịn đói 1 tuần mà sức lực không suy giảm. Ngải này giúp người dùng có thần giao cách cảm, đoán biết được những sự kiện nghìn trùng xa cách.

Tại Trung Hoa có một loài thực vật rất quý hiếm mọc trong rừng sâu, trên những thân cây gỗ mục. Có những pháp sư cả đời đi tìm không thể thấy, nhưng nếu ai có duyên sẽ gặp được, đó là loại Mai hoa xà vương ngải. Theo những tài liệu về bùa ngải thì loài này có thân mềm mại, lá xanh đốm vàng trông như rồng cuốn. Hoa nở sắc vàng, hồng rực rỡ, có mùi hương vô cùng quyến rũ. Xung quanh cây có nhiều rắn chúa Mai hoa đến ở mới có tên như vậy.

Mai hoa xà vương ngải nếu luyện được thành công, khi ngậm vào miệng sẽ giúp thân thể cứng rắn như thép, dao chém không đứt. Nếu chẳng may ngải chết, người luyện phải làm lễ ma chay rất trang trọng và đem chôn trên vùng núi cao thoáng mát.

Ngày nay khoa học phát triển, không còn đất cho các pháp sư hành nghề luyện ngải nữa. Tuy vậy, những câu chuyện đậm màu huyền bí vẫn là đề tài hấp dẫn những người hiếu kỳ trong lúc "trà dư, tửu hậu". Mặt khác, các nhà Đông y học đang tiếp tục nghiên cứu những loài thực vật rất quý hiếm vốn được dùng làm ngải để dùng cho việc chữa bệnh.

Ví dụ: ngải quyến khách ( loại này tên khoa học là auttum crosscus có bán ở các chợ ươm cây, trồng cây kiểng trên xứ Mỹ)


2/ Các loại ngãi:

Thường thường chúng ta hay nghe nói bùa ngải... 2 tiếng hay gọi chung, về bùa chú thì ít nhiều người ta có khái niệm về tiếng đó hơn, còn ngải thì có nghe nhưng nhiều người không rõ lắm nó là gì ? xuất xứ từ đâu, linh nghiệm ở chỗ nào v.v... nay tại hạ không ngại hiểu biết giới hạn, vài dòng trao đổi với quý vị, mong các cao nhân ngải nghệ vô tình có để mắt đến đây vui lòng bổ sung cho đề mục thêm phong phú...!

Ngải là 1 loại thực vật ngoại biến càn khôn, thường mọc trong những vùng rừng núi, nhiệt đới như Thất Sơn, Trường Sơn Việt Nam, Lai Châu, Vân Nam Trung Quốc hay Tà Lơn, Lục Sơn bên Cao Miên.


Ngải có rất nhiều loại, tính tất cả vừa nguyên thủy vừa lai giống có thể đến gần 800 loại, có 1 số đã có tên khoa học và đã được công nhận tính năng chữa bệnh hay giúp ích cho cơ thể con người bởi các nhà nghiên cứu khoa học, nhưng đa phần vẫn còn trong bí ẩn mà tên gọi chỉ được truyền miệng qua kinh nghiệm dân gian hay các ngải sư với nhau.

Ngải là loài thực vật có củ, nhỏ nhất thì nhỏ hơn củ nghệ 1 chút (như ngải đen, ngải nàng thâm, nàng xoài) lớn thì có thể bằng bắp vế người đàn ông lực lưỡng (như ngải mãnh hổ, cuồng phong, ngải tượng v.v...) Ngải có tánh linh tự nhiên kỳ diệu, ví dụ như 1 củ ngải khô đã vài năm để trong nhà không chạm đất, nhưng khi để vô chậu kêu 1 câu chú mời thần ngải về chứng thì 1 vài tuần nó sẽ tự động mọc mầm sống lại, lên cây trổ hoa như thường, hoặc có những người làm ăn, buôn bán vô tình trồng 1 vài chậu ngải bún (còn gọi là ngải hẹ) ở trước nhà mục đích chỉ để làm kiểng, nhưng tự nhiên từ đó đông khách đắt hàng, ăn nên làm ra mà nhơn chủ đâu biết là mình đã trồng loại ngải quyến khách cầu tài như vậy, loại này tên khoa học là auttum crosscus có bán ở các chợ ươm cây, trồng cây kiểng trên xứ Mỹ, tuy nhiên cùng 1 loại mà có phân màu sắc khi trổ hoa, cũng do màu hoa mà biết được ít nhiều về sự linh ứng của từng loại theo kinh nghiệm các thầy ngải. Loại trổ bông màu trắng là mạnh nhất, loại bông màu đỏ đứng hàng thứ 2, loại màu vàng vào hàng 3 và sau cùng là loại có bông màu xanh tím nhạt (thứ này thấy thường ở Mỹ), tại hạ có 1 người bạn chuyên môn về những loại này xưa ở đường NGUYỂN TRƯỜNG TỘ chuyên giúp thân chủ cầu tài, khá giả chẳng hạn như nhà sách HỒNG DÂN cũ, thẩm mỹ viện THẠCH THẢO cùng nhiều người trong giới kinh doanh trước 75...

Ngải so với bùa thì mạnh bạo, nhạy bén hơn nhưng về độ bền thì không như bùa, những chuyện gì cần giải quyết cấp tốc, hiển hiện trước mắt tạo tín tâm cho thân chủ nể phục thì các thầy hay dùng ngải ! Nói như vậy không có nghĩa là ngải mạnh hơn bùa, vì nếu người không học bùa thì không thể luyện ngải được. Bởi vì cần có bùa chú để triệu ngải về, mời ngải ăn (cúng ngải) tom ngải lại không cho đi bậy và người khác không phá được, sai khiến ngải nhứt nhứt đều phải qua phù chú của chư vị tổ sư...!

Các pháp sư luyện ngải qua 2 cách sau đây:

Ngải chậu và ngải khô:

1) Ngải chậu là cây ngải tươi hay bụi ngải tươi được bứng từ rừng về hoặc được gây giống ra mà trồng ở trong chậu để luyện.

2) Ngải khô là củ ngải đã đào lên từ bụi ngải trong rừng, trên núi hay trong chậu trồng của thầy mà đem phơi sương, nắng cho thọ khí âm dương sau 3 ngày thì đem vô nhà cúng và luyện.Luyện ngải chậu cách hay nhất là kiếm 7 cái đầu ông táo (miếng trên của cái lò đất) bỏ hoang nơi chùa, miểu, đình thần v.v... đem về bầm nhuyễn trộn với đất thiên nhiên, tuyệt đối không dùng phân (bất cứ phân gì) sau đó lấy 1 miếng chì vẽ khắc chữ bùa tom (cột) để dưới đít chậu, lấy 1 cái hột gà sống dùng mực đỏ vẽ thêm chữ bùa chủ dụng mà mình muốn luyện cho chậu ngải đó, ví dụ như : ngải thương, ngải ăn nói ngoại giao, ngải cầu tài, ngải quan tư tất thắng (ra toà thưa kiện) v.v...Lễ vật để cúng khởi đầu cuộc luyện rất đơn giản chỉ gồm: 3 cái hột gà sống, 1 dĩa gạo muối, 1 ly nước lạnh, 3 chung rượu trắng, 1 dĩa nổ (nếp rang hay bắp rang bong vỏ) đốt 2 cây đèn cầy bên cạnh, còn lại 3 cây nhang đốt thì cắm vô chậu ngải, khởi sự luyện luôn luôn vào lúc chiều chạng vạng (lối giờ dậu) đầu tiên pháp sư niệm chú hội ngải 3 lần, chú thỉnh 36 mẹ tổ ngải 3 lần rồi chú nguyện, van vái tên họ tuổi của mình (ngưòi luyện) ngày, giờ, năm, tháng này v.v....tôi muốn luyện chậu này gồm loại ngải gì... nói ra (có thể luyện 2, 3 thứ chung 1 chậu cũng được) sau khi tác bạch xong thì định thần, bắt ấn niệm chú sên (đọc thổi) vô chậu ngải, thông thường luyện khoảng 15 phút là được, với cây ngải đã cao lối 2 tấc thì tinh luyện khoảng 21 ngày liên tục thì ngải đã biết chào thầy, chào là khi thầy niệm 1 câu chú hỏi thăm lá ngải sẽ đong đưa qua lại về hướng thầy mặc dù lúc ấy trời không có gió... và cứ thế tiếp tục luyện cho đến khi thấy như có bóng trắng thoáng ẩn hiện là ngải đã có thần, trong thời gian luyện ngải ông thầy tuyệt đối không được ăn tỏi sống, vì thực ra ngải là loại mang khí rất thanh, khác với tỏi nặng về trược được nhà Phật liệt vào ngũ vị tân (tỏi, hành, hẹ, nén, kiệu) mà các vị xuất gia đều phải kiêng cữ... và cứ tiếp tục luyện đều đặn như vậy, càng lâu thì ngải càng mạnh, và mỗi tháng cúng ngải 2 lần vào ngày mùng 2 và 16 âm lịch như bên bùa cúng binh, tướng vậy. Đến 1 thời gian nào đó đã đủ thì pháp sư chọn ngày thâu ngải, cũng nhang đèn trứng, nổ v.v... khấn vái đợi khi tàn nhang thì đào gốc lấy củ đem vô nhà, việc đầu tiên sau khi rửa sạch là pháp sư phải cắn 1 củ nhai nuốt liền, vì theo thầy truyền là có như vậy ngải nó mới mến và phục tùng thầy lâu dài...!

Sau khi để lên dĩa đặt ngay bàn thờ binh, tướng đối diện bàn tổ, (bàn binh thấp dưới rún, bàn tổ phải cao trên ngực) pháp sư bắt đầu đọc chú kêu ngải ở với mình, các loài ngải thực là linh lắm, tính ý họ như các cô gái e dè, dịu dàng nhưng dấu kín những phong ba, khi luyện các thầy phải dổ ngọt vuốt ve, thủ thỉ... nói chuyện với ngải như những cô tình nhân, thế cho nên từ trước đến nay các ngải sư cao tay, vang tiếng đều là cô độc không vợ không con, vì nếu các nàng ngải biết thầy lấy vợ là hè nhau vật hoặc phá vợ thầy đau bệnh nặng hay rề rề không hết khó làm ăn lắm, các loại ngải ở Việt Nam ta và Miên, Thái, Lào hay dùng đều cùng loại nhưng khác thổ âm địa phương đôi chút thôi, người mình hay gọi : nàng thâm, nàng mun, nàng xoài, nàng gù, nàng trăng, nàng hồng v.v... đều là tiêu biểu cho phái đẹp.

Nói về pháp lực thì ngải rất mạnh và nhạy, chắc ít nhiều trong chúng ta có nghe qua những mẫu chuyện ngày trước ở Việt Nam đại khái như: cô nọ xách giỏ đi chợ tự nhiên có 1 bà xa lạ đến nói vài câu cô bỗng đờ đẫn lột tháo dây chuyền, bông tay, chiếc lắc... cho bà xa lạ đó, chừng 10, 15 phút sau mới hoàn hồn thì bả đã đi mất tiêu rồi ! Đó chính là công năng của ngải, bùa không thể làm con người mất cả hồn vía lập tức như vậy.Còn về mặt lý tính thì ngải nó đơn giản như ta nuôi con chó, con mèo vậy thôi, cho nó ăn đều vỗ về vài câu mỗi ngày là sai nó làm gì nó làm đó, không hề phân biệt thiện, ác trước khi làm, do đó những phù thủy có tâm thuật bất chánh thường hay luyện ngải để trục lợi, còn luyện ngải khô là khi thầy ngải khám phá ra những bụi hay đám ngải hoang trong rừng mà củ đã già, tốt hoặc ngải thầy trồng sau vườn lấy giống mà chưa luyện trong chậu kịp thì được lấy củ, rửa sạch và cũng để lên dĩa để trên bàn binh, tướng, nhưng thầy phải chiều chiều cúng vái niệm chú sên vô dĩa ngải đó như cách luyện ngải chậu vậy ! Thời gian có thể là 360 ngày, 100 ngày 72, hoặc 36 ngày hay ít nhứt là 21 ngày mới đủ linh nghiệm.

Chú hội ngải:

Án thầy rừng đại tướng thầy rừng phi tà án bộ, hởi chúng quỷ tà tinh, âm binh rừng ở đâu sao ta chưa thấy tới ? ớ... ma ru ma ru ven rừng 3 chu, thời thừa chi quy tu lục, phất tức phất xạ lu cha tha. năm tơ-rây hào đây huê kiểng ràng ràng thâm thâm ắ rặc. ớ... ma ru ma ru... (3 lần)

Nam mô tam vị thánh tổ, 36 mẹ tổ ngải, 12 nàng ngải, 12 mụ ngải, mẹ lục mẹ lèo, chú cậu các đẳng nhang vàng, thần ngải lộc ngải, ma ngải ma lai ngải, thiên linh ngải, thâm thanh, hồng hạnh, hùm hổ, nhâm sư chúa tướng, đuôi mọi rợ đợ gồng hổ cảm ứng chứng minh cho......... tên họ tuổi........ cầu việc gì nói ra............ (bình an giải nạn, kiện tụng đắc thắng, thương mãi đại lợi, giao tế viên mãn v.v...) (3 lần)

Ngải khi đã luyện khô rồi được sử dụng các cách như sau:

Khi có thân chủ lại nhờ việc gì đó, ông thầy đầu tiên hỏi tên họ tuổi đương sự, sau đó nhang đèn triệu thỉnh rồi cắt vài lát ngải khô hoặc cho nguyên cả củ nhỏ gói trong giấy cấp cho thân chủ, cũng có khi tuỳ việc mà sên thêm 1 vài lát cho ngậm vào miệng khi đi ăn nói như lúc ra toà, đi đòi nợ hoặc mượn tiền. Còn có thân chủ làm những nghề như buôn bán địa ốc, bán bar hay là chị em ta cần sự thương mến, chiếu cố của khách hàng thì thầy bảo mang đến 1 chai dầu thơm, bỏ ngải vào đó, chú nguyện tên tuổi, mục đích cầu gì v.v... kêu ngải theo trợ giúp người này... đương sự sau đó khi dùng chỉ cần mỗi ngày khấn 36 mẹ tổ ngải và xức dầu đó xung quanh miệng, nói người ta nghe, xức 2 chân mày nhìn người ta mến và xoa vào 2 tay bắt tay, vổ vai, vuốt ve đụng chạm thì người thương chuyện khó hoá dễ !

Thực ra khi mình xài ngải cũng như bùa, là không có chuyện phải chuộc, phải thỉnh để xài hoài, nếu không sẽ bị điên khùng như nhiều người nghĩ, đó chỉ là lòng vụ lợi của mấy ông thầy, muốn thân chủ trở lại hoài để cúng tiền, trả công cho ông mà thôi, nên nếu lâu người đó mà không đến thì ông thầy làm phép trục (kêu đến) người đó không an trong dạ, xuôi khiến chuyện này chuyện kia phải đến thầy mới trở lại bình thường, xét ra là vị thầy như vậy vốn không đủ tư cách với thiên chức pháp sư của ông ta và cũng không thấu đáo về luật nhân quả vậy !

Nói đi thì cũng nói lại, có nhiều thân chủ cũng bạt mạng, vì mục đích mà bất chấp, gạt cả ông thầy xính vính như chơi, ví dụ có cô là dân giang hồ mưu việc đoạt chồng người mà khi đến thầy bảo là chồng mình theo vợ bé, có người muốn mượn tiền người khác mà lại nói là người đó thiếu tiền mình v.v... có nhiều người thắc mắc rằng: "à....tại sao làm thầy mà không biết để cho họ qua mặt v.v...", thực ra ông ta chỉ là thầy bùa chớ đâu phải thầy bói, có nhiều ông còn không biết thiên cang, địa chi, ngũ hành nạp âm là gì (mấy thầy ở quê), nếu có người luyện cao thì có thiên linh mách bảo hoặc ngải mách, ma xó v.v... còn nhiều thầy chỉ là nghề tổ phụ truyền lại tam sao thất bổn biết bao nhiêu hành bấy nhiêu, mà đa số là có óc tự mãn, xem mình là cái rốn của vũ trụ, không học hỏi trao dồi thêm, hoặc là biết mình kém về mặt đó nhưng vì tự ái hảo cũng không chịu hạ mình bổ khuyết..., nói vậy không có nghĩa là mấy thầy đó làm không linh ứng, khi mà thần chú hoặc ngải nghệ đúng tầng số sử dụng, đúng chiêu bài thì nó sẽ phát huy công năng ghê gớm lắm !

Chú trục : (lấy tấm hình người đó đọc chú thổi vô dằn ông táo 3 bữa về hoặc đến)

Pháp sư thọ đáo lỗ ban chơn truyền triệu ngủ động âm binh, linh thần sở tại thâu tam hồn sanh nhơn (tên họ tuổi...) lai đáo hồi gia sát nhập lỗ ban cấp cấp như luật lịnh (3 lần)


Chương II : Cách trừ tà

Cách 1: Lấy vài cái hoa sen ( được hoa tươi thì càng tốt) và 1 nhúm cam thảo bỏ vào siêu nấu với nước, để sôi một lúc rồi tắc lửa. Dùng uống thay nước cả ngày, cũng hơi khó uống và sẽ gây ra buồn ngủ dữ lắm. Uống liên tục 1 tuần thì bùa ngải trong người sẽ được trục ra hết.

Cách 2: Lấy nước dừa tươi (1 trái). Bỏ thêm vào 7 hay 9 lá trầu tươi. Rồi nấu sôi lên, để ngụi. Rót ra đầy 1 chén rồi uống. Rất khó uống nhưng hiệu quả lắm đó. UỐng vào độ 10-15 phút thì sẽ có 2 phản ứng xảy ra. Hoặc nôn mửa, nôn đến mật xanh luôn đó (nhưng nôn xong là ko sao nửa) hoặc bị tiêu chảy, đi sạch ruột luôn. 1 tuần chỉ uống 2 lần thôi. UỐng 3 lần là hết bệnh.

2 cách trên chỉ dùng cho những trường hợp vừa mới bị hay bị ở mức độ nhẹ. Còn nếu bị người xấu cố ý thư yếm thì phải nhờ đến các thầy cao tay hơn mới gở được.


 


Chương III :

Sau đây là những nhân chứng : bị trúng tà :

Mặc định Re: Cách Dùng Bùa Ngải

vụ này nghe nhiều rồi 0_0 bà chị họ cũng bị lột sạch vàng bạc tỉnh ra thì bọn trộm vong mất.Mẹ tôi cũng xém bị nà ,bả đi chợ tự nhiên có người lại hỏi mua nón ở đâu mà đẹp wá mẹ tui im lặng rồi dọt lẹ, lúc người hỏi mẹ tui đi mất mấy bà bán gần đó mới cho bít là nhiều người cũng bị người đó cho ngải lột sạch đồ đưa .Hỏi sao mẹ tôi ko bị dụ bà nói cái mũ bảo hiểm của bả nó xấu hoắc hà hàng cho mà lấy cái gì mà đẹp, thế là bả nghi nghi lừa đảo nên ko trả lời.Nếu mà trả lời tên lừa đảo kia là dính chấu rồi

Nguồn: LEY_ES


Mặc định Re: Cách Dùng Bùa Ngải


đây đây,gia đình bạn trai em bị chính bà chị dâu chơi ngãi,làm cho chồng bã tự tử 3 lần,có 1 lần là lấy cây dao cắt nước đá chặt lên đầu,hix,,,đến lần cuối uống cái nước rữa toilet con vịt ji` đó rùi die lun.lúc bạn trai em đến là thấy anh 2 ói máu wa trời mà bã ngồi cho con bú tỉnh weo( cái này em nói thiệt nha),rùi làm cho mẹ bạn trai em ko bao giờ ngũ ỡ nhà đc,nói chuyện với bạn trai em thì bị nhức đầu,nge mẹ bạn trai em nói là bả chơi ngải để chiếm tài sản,đó jo` em mới bít cái này nge thấy ghê we

nguồn : linkingwong (68 huỳnh mẫn đạt p2 q5)


Mặc định Re: Cách Dùng Bùa Ngải


xác nhận có thiệt 100% nhưng ngãi đó là ngãi nói thôi !! luyên ngãi cao nhất là ngãi ông hổ ..mạnh lắm phải có thần chú trấn an ..người nuôi ngãi thì có thể được bảo vệ trong 500m !! nghĩa là mỗi lần có chuyện gì nguy hiểm thì trong vòng 500m mình sẽ cảm nhận được nguy hiểm ( khi đi xe )
có nhìu loại ngãi ( ăn tứng gà là chính xác ..nó hút hết bên torng luôn, gà con đi lạc vào bui ngãi còn xương luôn chứ huống chi là cái trứng )
+ ngãi nói : dùng để dụ dỗ
+ ngãi mách : mấy bà bói hay dùng ( chỉ cần nắm tay đối phương thì ít nhìu cũng bik rõ được gia cảnh ) ( sure 100% ) ( nhà ống ở mũi tàu chỗ sỡ thú đi lên chút ) tên Trí !
+ ngãi quắc khách : tác dụng làm ăn
+ngãi hổ : mạnh nhất ( bảo kê ) ^^
nói trước ai nuôi ngãi hổ mà an thịt trâu bị hành 1 lần là tởn tới già nha !! ( ngồi nhai miễn chai, nuốt sắt )

khi nào ko nuôi ngãi nữa thì nhớ truyền lại thần chú ngự trị nó cho ngưòi nào nuôi.. ko có truyền mà đem cho bừa thì coi như giết ngừơi !
+ ko nuôi nữa thì đùng có quăng xuống ao nhè ..vì ngãi ko chết mà nó trôi lềnh bềnh ..ai đạp trúng--> lên dĩa

nói chung nuôi ngãi thì bình thường thôi bác nào biết về vụ luyện THIÊN LINH CÁI... mới ép phê nhé . có âm binh và có 1 đứa theo độ luôn !!

p/s ko cần phải bỏ tỏitrong giỏ chỉ cần bác an hủ tíu nam vang.. có tỏi là ok.. chẳng ai khè dc hết ^^

Cái vụ ngãi này ai là người Campuchia thì rành !! hihi trên Miên còn có đeo dây niệt nữa ( 1 loại dây đeo ngang lưng quần)
Lúc xưa: mấy thằng cướp trên Miên nó lấy vợ ồi vợ nó có baby vài tháng thế là nó mổ bụng vợ ra lấy baby đem phơi khô rồi đeo chung với dây niệt.. mỗi lần nó đi ăn trộm mà bị phát hiện nó khấn con nó lên ..vong linh con của nó lúc nào cũng theo nó !!làm sao để khi nó núp đại chỗ nào đó thì người ta ko phát hiện ra no ..y chang như hiện tượng bị ma giấu vậy đó!! nó bùa chú lên baby rồi !! ==> kinh chưa !

Lúc trước em có quen 1 anh làm bảo vệ ở KS nhà em , anh ấy hay ăn chay ..1985 thôi ! có 1 lần nói chuyện ảnh xem bói cho mẹ em .. xem xong xem cho em..cúng sao cho em !! nhưng tiết mục đặc sắc là đốt gấy tiền vàng bạc màk o cần lửa nhà ~.~ nhìn lên mâm gấy tiền tấy từ ừ cháy âm ỷ từ trên xuống dưới theo trình tự từ trái sang phải !! anh ấy nói là ko cần mồi lửa ..để anh ấy kêu bạn anh tới lấy !! nghe xong thật tình là ko hiểu..thấy goa61y tiền vàng bạc cháy âm ỉ là đủ hiểu ==> âm binh !! ổng xem xong ko ấy tền ổng kiu cúng chè cho ổng ..và lên chùa Châu Đốc 3 quyên góp giúp chùa ..tế là từ đó em lên chùa dc 3 lần rồi !! cái này sure 100% nha .. xem bói cũngn hiều mà ko phê nhưng cha bảo zệ ở nhà xem !! bói = bài đọc theo kinh !!
nhà ổng ở mũi tàu thị nghè ý tên Nghĩa !!


Các lọai Ngải Nàng: Nàng Chuyền, Nàng Quạt, Nàng Mọi(II)


January 13, 2010 in Nàng Chuyền, Nàng Mọi, Nàng Quạt, Ngải Nàng


Còn có tên gọi khác là dây nhện. Có lẽ người ta thầy nàng Chuyền trổ nhánh toả ra như mạng nhện mà đặt thành tên. Ngải nàng Chuyền có lá màu xanh đậm, chuyền sọc có lá xanh nhạt hơn, dài khoảng 15 cm, sống lá hằn sâu đến cuống.
Nàng Chuyền có 2 loại chủ yếu: nàng Chuyền trơn và nàng Chuyền sọc.
*Nàng Chuyền trơn:


image083


*Nàng Chuyền sọc


image084


Màu lá nhạt hơn nàng chuyền trơn. Sống lá có màu trắng, hai bên màu xanh, hoa trắng nhỏ như nàng Rù, có mùi thơm nhẹ lúc khuya và sáng sớm.



Cũng như các loại ngải nàng, công năng của ngải nàng Chuyền chủ yếu là hoá giải bớt sự xui rủi, vận chuyển tài khí đến cho chủ nhân. Nàng Chuyền chỉ phù hợp khi ở trên cao, cho nên người ta thường trồng trong chậu và treo hai bên cửa. Nếu trồng ở chậu dưới đất, nàng Chuyền sẽ lấy hơi đất mà phát triển thân và lá hơn mức bình thường.


image085


***
Riêng người chà Châu Giang thì họ lại dùng 1 loại ngải có hình dáng như cây cây gừng núi ,gừng gió ,lá như hổ mà nhỏ hơn ,thân cây không xanh như hổ mà có màu tim tím …gọi là nàng Cát.


image086


Công năng dùng để chiêu tài, mua bán … có thể dùng ngải chậu để dùng hoặc dùng hoa của nó, loại nầy không mọc trên núi mà mọc trong cồn cát ở giữa sông ví vụ như miệt Tường Đa, tỉnh Bến Tre .
Tuỳ theo mỗi môn phái mà thầy hay có những bài chú khác nhau về nuôi và dùng ngải họ hổ, trên Miền đông miệt Kon tum, Buôn mê hay Định quán thì lại có loại ngải dạng như hổ mà lá nhỏ hơn và nhọn hơn gọi là ngải sa-bây (hay sa rây) cũng dùng để mua bán và nói cho nghe. Sau này nghiên cứu, tôi mới biết ngải Sa bây chính là nàng Cát.
Có một loại cây thuộc Nam dược cũng chính là cây ngải. Đó là ngải nàng Quạt.


image087


Nàng Quạt có tên gọi dân gian là cây rẻ quạt. Rẻ quạt có tên khoa học Belamcanda sinensis (L.) DC, họ lay ơn. Đây là một loại cây mọc hoang sống lâu năm; thân rễ mọc bò. Lá mọc thẳng đứng, bẹ lá xếp vào nhau xòe ra như cái quạt. Lá hình mác dài 20-40 cm, rộng 1,5-2 cm. Hoa có cán dài 20-40 cm, chia thành nhiều cành, mỗi cành mang một cụm hoa. Hoa có 6 cánh màu vàng cam đỏ điểm đốm tía. Quả nang hình trứng. Hạt hình cầu xanh đen bóng, đường kính 5 mm. Đông y xếp xạ can vào loại thuốc thanh nhiệt giải độc. Xạ can vị đắng, tính hàn, vào các kinh phế, can, có tác dụng trị đau hầu họng, trừ đờm, dịu ho. Xạ can hơi có độc. Người có tì vị hư hàn, trẻ em dưới 7 tuổi, phụ nữ có thai không được dùng. (Theo BS Trần Xuân Thuyết – Vnexpress)


image088


Trong huyền môn, nàng Quạt được luyện để làm bùa yêu. Thầy luyện ngải dùng bông của nó để luyện vào dầu. Bông rẻ quạt có nhiều màu sắc, mỗi màu lại sử dụng cho một công năng yêu khác nhau. Ví dụ, bông vàng luyện phép yêu dành cho những người ở gần nhau, bông đỏ dành cho người không có điều kiện gần gũi, bông trắng dùng cho phép yêu mà không thể cưới …
Tuy nhiên, có một điều mọi người cần nhớ. Khi luyện nàng Quạt, khí vận của người luyện gắn liền với sự sống của cây. Nếu cây bị chết, người trồng sẽ bị xui xẻo không cứu vãn nổi.
Dưới đây là ngải Nàng Mọi. Nhiều người sưu tầm trên mạng các bức hình ngải Mọi theo dân gian và vị thuốc Đông y mà không biết rằng ngải nàng Mọi hình dáng thật là thế nào.
Dưới đây là hình ngải Nàng Mọi.


image089image090


 (hình sao lại từ trang TGVH)


Nhìn vẻ bề ngoài, nàng Mọi không khác gì nàng Mơn, nhưng quan sát kỹ ta sẽ thấy lá nàng Mọi dài hơn, màu xanh đậm hơn và lá xoăn dần ở phần ngọ. Công năng của nàng Mọi chủ yếu là để chiêu khách. Cho nên, khi trồng loại cây này nhất thiết phải để trước cửa, gần nơi khách vãng lai thường qua lại.
(Còn nữa) 


Bí ẩn ngải yêu của người Cơ tu


27/04/2010


Dãy Trường Sơn huyền bí, thâm u… rất đa dạng và phong phú các loại động vật, thực vật sinh sống. Tuy nhiên cây độc đáo của người Cơ tu là cây ngải yêu, có tên là  “amêêr”.


Già Làng Alăng Avil, 85 tuổi,ở thôn Tà Làng, xã bhalêê (Tây Giang, Quảng Nam) cho biết: “Cây ngải hiện có đến mấy chục loại cùng họ. Trong đó có mấy loại cây có khả năng thông linh giữa con người và tạo hóa, là nguyên liệu chính để người Cơ tu xưa sử dụng làm bùa yêu, vẫn là điều bí ẩn muôn đời mà chỉ một số ít người biết được”.


Núi rừng Trường Sơn hoang sơ, hùng vĩ.


Cũng theo già làng Alăng Avil, khi để hoặc chà xát lá cây ngải yêu này vào áo quần, da thịt của người con trai hay con gái mà mình yêu thích thì người đó sẽ yêu mình... hết cỡ.


Cũng từ cây ngải yêu này mà trong tộc người Cơ tu ở vùng núi cao Tây Giang, sát biên giới Việt Lào xảy ra một chuyện động trời còn lưu truyền mãi tới bây giờ. Có một người mẹ, muốn người con gái làng kia yêu  con trai mình, nhưng cô gái rất thờ ơ nên bà vào rừng, tìm ngải yêu về để tìm cách gắn kết hai người.


Già làng Alăng Avel kể chuyện.  



Tuy nhiên do sơ xuất về cách thức bỏ ngải nên mang đến hậu quả là hai mẹ con bà làm những việc trái với luân thường đạo lý. Người ta kể lại rằng  người mẹ quên “làm thuốc” trước cho con dâu sau khi làm thuốc cho con trai mình nên thuốc không có hiệu quả với người con dâu mà có hiệu quả với chính bà. Sự việc xảy ra, dân làng thông cảm nên hai mẹ con người kia không bị phạt theo luật tục mà được giúp đỡ để tìm thuốc giải.


Chính vì câu chuyện nói trên mà việc dùng ngải yêu của người Cơ tu hết sức nghiêm ngặt và không nhiều nhiều làm được. Trước, tại ngôi làng này, có một người đàn bà rất giỏi làm bùa yêu, đó là bà  Alăng Thị Ahút (90 tuổi), có 3 đời chồng, 10 con, 14 cháu.  Bà từng bán ngải yêu cho 13 người phụ nữ Cơ tu ở nhiều làng, mỗi lá ngải yêu được đổi lấy một tấm tút.


Cây ngải tía (zanu apuy) người Cơ tu trồng trước sân nhà để chống tà ma xâm nhập.


Các bậc cao niên người Cơ tu cho biết: “Trước đây, cây ngải yêu có một số người trồng bí mật ở trong rừng, người có nhu cầu mua một lá ngải yêu, phải trả giá từ vài con heo hoặc đổi vài tấm tút. Theo tập quán, ngải yêu chỉ truyền cho người nữ, không truyền cho người nam. Kể từ ngày Cách mạng về vận động đồng bào phát huy cuộc sống văn minh, văn hoá nên cây ngải yêu đã mất dần và đẩy lùi ra khỏi cộng đồng của người Cơ tu trên dãy Trường Sơn…”.

Ngoài ngải yêu, người Cơ tu nơi đây biết phân biệt, sử dụng các cây thuốc để chữa nhiều căn bệnh hiểm nghèo. Già làng Alăng Avil cho biết, có những cây cực độc, ăn phải sẽ gây chết người, sinh bệnh hoạn như các cây mr’nghêê, bha’nuốh, a’úh, anir, ađập, ch’găm… Thậm chí có những cây có mắt cây là thuốc độc còn lóng cây là thuốc giải, hoặc có những cây bứt đọt lá xông hơi trúng người nằm trên sàn hít phải cũng gây tử vong. Ngoài ra, có những cây mà người Cơ tu mang theo khi buôn bán sẽ được thuận tiện, may mắn như cây ưnang, ư’nêêr; để trừ tà ma, người Cơ tu trồng  các cây thuốc có tên: chr’hor, zi’rơ, cr’tợ… trong vườn hoặc trước sân nhà; để gặp điều thiện, tránh điều ác, họ trồng các cây thuốc cr’đắp, ư’đăr, pr’vih…


CÂY RÂU HÙM(TACCA CHANTRIERI) CÒN GỌI LÀ CỦ DÒM:


CÂY VÀ HOA CỦA NGẢI MỌI:

image091
CỦ CỦA CÂY NGẢI MỌI:

CÂY NGẢI MỌI (GLOBBA PENDULA) HỌ GỪNG.CÒN GỌI LÀ GỪNG HOA MÚA
TREO,RIỀNG RỪNG.


BÌNH VÔI:

image092image093
CÂY BÌNH VÔI (STEPHANIA ROTUNDA) CỦ MỘT,CỦ GÀ ẤP,CỦ NGỖNG,DÂY MỐI TRƠN,CÀ TÒM 


Cây ngải tượng


image094image095

(tên khác: cây bình vôi; nông; Stephania rotunda; tk. củ một, củ mối trôn, ngải trương, tử nhiên), cây leo, sống lâu năm, họ Tiết dê (Menispermaceae). Thân thảo có rãnh, nhẵn. Rễ có củ to hình cầu, màu nâu đen, có củ nặng tới 20 kg, đường kính 30 cm. Lá hình khiên, hơi tròn. Cụm hoa hình tán kép, mọc ở nách lá hay trên thân. Hoa đơn tính cùng gốc. Quả hình trứng ngược, dẹt lõm cả hai mặt, đường kính 6 - 7 mm.

Phân bố ở Việt Nam, Lào, Cămpuchia, Trung Quốc, vv. Ở Việt Nam, gặp ở khắp nơi, nhất là ở những vùng núi đá, thường mọc trong các hốc đá dưới tán rừng. BV là cây ưa râm, ẩm nhưng có khả năng mọc ngoài ánh sáng và nơi khô hạn, chỉ cần một lượng mưa tối thiểu, không cần nhiều đất. Mùa ra hoa tháng 4 - 6; mùa quả tháng 8 - 10. BV có khả năng tái sinh bằng củ rất mạnh. Củ thái mỏng, phơi, sấy khô dùng làm thuốc an thần. Hoạt chất chính chiết từ củ là một ancaloit có tên gọi là rotunđin (1 - tetrahiđropanmatin) dùng dưới dạng muối hiđroclorua có tác dụng trấn kinh khi sốt nóng, mất ngủ, chữa nhức đầu, đau dạ dày, hen.

Về nghề thuốc, cây bình vôi còn được các thầy dùng làm thuốc trị gân cốt, kéo liền xương, nắn bong gân, làm xương gân chắc hơn. Còn một công dụng nữa, đây là một trong những vị phối hợp đặc biệt làm thuốc kích thích hoạt động sinh lý con người, tăng cảm giác hưng phấn khi làm chuyện gối chăn.
Trong thế giới huyền thuật, ngải tượng dùng để làm phép gọi người bỏ nhà ra đi quay trở về, luyện thành thần giữ của cải cho gia chủ.
Nếu luyện ngải lâu năm, thầy có thể dùng ngải tượng để triệu vong linh con nít trở về theo sự điều động của thầy mà không cần dùng đàn pháp trục thỉnh.
Tamandieungo

Bổ sung thêm: Cây ngãi tượng muốn luyện thành phải bỏ công sức nhiều, chờ khi nó trổ hoa, chảy nhựa màu đỏ sánh như máu mới dùng được. Lấy nhựa của nó rồi luyện bằng chú pháp cộng với dầu ít nhất 21 ngày mới thành công. Người ta cũng có thể dùng lá ngải đốt lên thực hiện một số phép tắc quan trọng khác nữa


Cây ngãi nàng Thâm


image096

(TADN)Trước đây, trên các diễn đàn tâm linh, nhiều bạn trẻ tung hê không ít về loại ngải này.


image097


Ngải nàng Thâm là một loại ngải khó trồng, khó kiếm. Thói đời cái gì hiếm thì trở nên quý giá, thật ra công năng của ngải nàng Thâm cũng khá đặc trưng nhưng chưa phải là ghê gớm như mọi người thường nghĩ. Điều quan trọng là sức luyện của thầy đối với ngải ra sao mà thôi.
Cây ngải nàng Thâm,còn có tên gọi theo Nam dược là thiềng liềng đen. Đây là cây và hoa của loại thiềng liền lá hẹp ,tức loại cây thấp nhất trong các loại địa liềng .
Hiện nay, trong lĩnh vực y học, nàng Thâm được xem là thuốc có khả năng tráng dương mãnh liệt. Người đời thường sử dụng sừng tê giác, hoặc đông trùng hạ thảo gì đó nhưng ít ai biết loại ngải này có khả năng thể hiện “bản lĩnh đàn ông”, chỉ cần sử dụng đúng liều, đúng giờ và hạn chế một số loại thức ăn kiêng kỵ, nàng Thâm đã trở thành vật bất ly thân của quý ông nhà ta.
Nhưng viết để biết vậy thôi, bản thân tôi cũng chưa bao giờ đi sâu tìm hiểu cái loại công năng đầy dục tính này. Trong lĩnh vực huyền môn, đây là loại ngải có ma thuật khá mạnh mẽ. Các thầy ngải có thể dùng loại này để cứu người hoặc hại người đều được.
Tôi nhớ ngày xưa có quen với một huynh đệ chuyên về ngải. Vì mến tôi nên có nhã ý tặng cho tôi một pho tượng tơm ngải. Pho tượng lục BatBuot bằng ngà voi được huynh ấy tơm ngải một đêm. Hôm sau nó đã biến thành đen mun đầy ấn tượng.
Tuy nhiên, đeo thứ này vào phạm nhiều khắc kỵ quá. Vừa mang vào được 2 ngày, tình cờ vào bệnh viện thăm một bệnh nhân, pho tượng nổ một cái “chát” ngay trong áo. Cầm sợi dây chuyền lên xem thì thấy bức tượng đã nứt nẻ rồi nát vụn.
Ngải nàng Thâm dùng để thư người khác thì tuyệt hảo. Có nhiều cách để thư ngải nhưng không tiện trình bày, tôi chỉ giới thiệu cách đơn giản nhất là quăng ngải trước nhà cho người ta đạp phải.
Người bị thư ngải có triệu chứng như thư vật, nhưng sau một định kỳ nhất định, thân thể bắt đầu lở loét, chảy nước vàng hôi thối hoặc thân thể bị rút lại dần dần. Trong câu chuyện “Truyền nhân của ngải” huynh Thanh Pali có kể việc thầy Tư Ngỡi phun ngải làm xác chết rút lại đặt vào hòm vừa vặn, phải chăng là loại này?
Ngải nàng Thâm luyện lâu thành hình có thể hiển hiện hình bóng theo ý muốn của chủ nhân, lúc này người thầy có thể sai khiến ngải làm một số việc nhỏ giống như là thầy bùa sai khiến binh gia, hoặc sai khiến vong nhi.
Nhưng, nàng Thâm cũng có nhiều loại. Điều quan trọng là người thầy phải biết chọn đúng loại mà luyện. Loại độc bao giờ cũng chuộng máu huyết chủ nhân.
Ngãi mala lùn ,thuộc loại thiền liềng ,cây không mọc cao như các địa liềng khác ,lá hơi bầu tròn ,mọc toả ra tứ phía như cãi xa lách ,xuất xứ từ cao miên đem vào ,không có mọc trên vùng thất sơn 1 cách tự nhiên …………. Đây còn là món thuốc thần sầu cầm máu ,sát trùng ,nắn gân bong trặc ,xoa bóp nghề võ ,……có nhiều đặc tính huyền bí về sát thương kẻ nghịch ….cũng như làm mê hoặc bất kì ai trong lưỡng phái nam nữ……… Đây chính là cây ngãi chuộng máu huyết của chủ nhân !!

image098


BỔ SUNG



Huynh TADN nói còn thiếu nhiều quá đi.Hay là huynh ta sợ nói hết bí mật sẽ có kết quả xấu.Theo tui, ngãi nàng Thâm còn nhiều cái hay lắm.Dùng để trục ngãi độc khác trong người bệnh nhân là bá phát.Thường thì mấy người dân đi rừng hay đạp phải ngãi hoang ngãi độc do mấy thầy ngãi không nuôi nữa thả rông.Đi về đến nhà hai chân sưng vù nổi mụn đỏ như đau ban rồi mung mủ lở lói tới xương.Thầy ngãi đưa nàng Thâm vào người kẻ bệnh rồi đọc thần chú trục ngãi, vuốt theo hai vai xuống sống lưng rồi đưa ra hai chân cho ngãi chui ra theo ngón cái là xong.Ở trước ngón chân để sẵn trứng gà, hạt nổ để cúng ngãi.Xong thì đem trứng nổ đi chôn thật xa, chôn rồi đi ngay không quay đầu lại nhìn.Chỗ lở loét lấy rượu ngâm củ ngãi đắp vào, cho uống thêm mấy vị thuốc nữa là ok.
Còn nữa, nàng Thâm dùng để trừ tà, phá độc cũng ngon cơm luôn. Nhưng muốn luyện ngãi nàng Thâm thành quỷ dữ cũng được.Nhớ cúng nhiều trứng và gà sống.Lấy máu của gà, máu của ông thầy cúng rồi cho ngãi ăn là ngãi hùng mạnh vô cùng. Hổng muốn cúng máu, ngãi cũng tự động khiến cho ông thầy phải tuôn máu.Thí dụ như là tình cờ cắt đứt tay hay là té trúng vật sắc nhọn chảy máu.Ngãi ăn máu huyết mãi rồi quen, không ăn không được.Thầy phải đáo hạn cúng ngãi hoài hoài luôn. 


Các nàng ngãi


image099


(TADN)Nghe tên gọi là ngải nàng, chắc mọi người đều đoán được phần nào công dụng của loài cây có tánh linh này. Đó là các loại ngải chủ yếu thuộc họ lan chi, thân hình mềm mại có dáng điệu như lá lúa, lá hẹ, cỏ linh chi, củ ngải thuộc họ này có màu trắng, dáng như củ kiệu nhưng nhỏ hơn tròn hơn và thanh hơn rất nhiều.
Họ ngải nàng rất nhiều dạng vô cùng phong phú: nàng Mơn bông trắng, nàng Mơn bông đỏ, nàng Mơn bông vàng, nàng Mơn bông tím nhạt, nàng Mơn ống, nàng Mọi, nàng Chuyền trơn, nàng chuyền Sọc, nàng Rù, nàng Mách, nàng Quạt, nàng Sắc, nàng Tía, nàng Hẹ, …
Có loại ngải củ tròn to như củ hành gần gũi với họ lan đất nhưng không thuộc loại lan như : ngải Năm Bà, ngải Hậu, ngải Thứ Phi...
Nhiều cây ngải thuộc họ gừng riềng, nhưng giới huyền thuật vẫn gọi là nàng như: nàng Cát, nàng Mén, nàng Xoài, nàng Nghệ ,nàng Thâm ,nàng Lùa ..lá và cây tựa như ngải hổ vậy, nhưng gọi là nàng vì âm tính nó thể hiện rõ rệt trên lá và thân cây có vẻ nhu mì và mềm mại.
Mỗi loại ngải nàng có một công năng cụ thể khác nhau. Nhưng, đặc tính chung của loại ngải này là dùng để chiêu tài quến khách, phù hợp cho công việc mua bán, giao thiệp tình cảm…
Tâm lý chung của người đời là thích che dấu. Khi buôn bán ở cửa hàng, ở tiệm, ai cũng ngại lập bàn thờ với những đạo bùa đen đỏ vẽ ngoằn ngoèo. Họ sợ người khác biết mình chơi với thầy bùa, sợ người ta ngại ngùng không dám đến tiệm, sợ đối thủ cạnh tranh ra tay phá khuấy…
Những lo lắng mông lung ấy đã được các thầy giải toả bằng những chậu ngải. Chỉ cần một hai chậu ngải nàng để trước cửa như hoa kiểng, chịu khó tưới nước đều đặn, thắp nhang mỗi tối hoặc mỗi sáng sớm là có thể vận chuyển tài khí đến nhà rồi. Cho nên, phương án trồng ngải cầu tài đa số được mọi người ủng hộ.
Trước đây, phong trào trồng ngải không phổ biến. Nhưng kể từ khi các diễn đàn tâm linh xuất hiện, các bài về ngải được phổ biến thì hầu như các thầy chuyên nghiệp, nghiệp dư cùng những người có máu say mê huyền thuật lập tức ra công sưu tầm ngải nghệ trồng ở nhà với hy vọng được sự phù trợ của loài thảo mộc tánh linh này.
Sự thật, trồng ngải nàng không khó. Nhưng khó ở chỗ làm sao để ngải trổ hoa. Có người mang về nuôi trồng suốt một thời gian dài không có một bông làm thuốc, người khác mới mang về ít bữa đã trổ nụ, đơm hoa kín cả chậu. Cây có hoa mới có sự viên mãn, việc vận chuyển mới thuận lợi, hanh thông.
Tuy nhiên, không phải cứ trổ hoa là tốt. Nếu các nàng ngải chưa được luyện, việc trổ hoa xem như tô điểm cho vườn cây mà thôi. Ngải đã luyện già rồi, mỗi lần trổ hoa là một lần đắc lợi. Hoa của các loại ngải nàng còn được dùng cho công dụng thứ hai – Tình cảm.

image100
Một trong những đề tài muôn thuở của con ngườI chính là tình yêu. Dạo qua biết bao trang web, trang blog cá nhân, quanh đi quẩn lại vẫn là những câu chuyện về tình cảm: thất tình, tình phụ, si tình, luyến ái, bẫy tình, lừa tình… Để đạt mục đích thị dục, con người ta dùng đủ mọi phương cách khác nhau từ hữu hình cho đến tâm linh.
Một trong những phương thức cứu cánh khi mọi thứ vật chất đã thất bạI chính là bùa ngải.
NgảI là một hình thức phổ biến nhất được các thầy sử dụng để làm phép yêu cho thân chủ. BởI lẽ, so vớI bùa phép, tính năng của ngảI mạnh hơn nhiều, hiệu quả nhanh hơn khiến cho ngườI sử dụng sớm được thoả mãn hơn.
Trong các loạI ngảI, ngảI nàng Mơn thường sử dụng cho mục đích này nhiều nhất. Sở dĩ các thầy sử dụng nàng Mơn vì một trong các lẽ sau:
- Không rành về các loại ngải khác.
- Biết sử dụng loại khác nhưng hậu quả nặng nề. Mê Tâm ngải là một ví dụ.
- Ngải nàng Mơn tánh tình nhu mì hiền hoà, đem đến sự cảm mến tự nhiên cho đối tượng.
Đọc qua các bài khác về ngải, tôi thấy nhiều bạn chỉ dẫn lấy bông ngải ngâm vào trong dầu để sử dụng. Điều đó không sai, nhưng chỉ đúng … một phần rất nhỏ.
Không phảI loại ngải nào cũng dùng bông làm phép yêu được cả. Thậm chí gặp đúng loại ngải làm phép yêu nhưng phải chọn đúng những bông có dấu hiệu đặc biệt mớI sử dụng được. Trong những bông đã chọn, thầy phải thả vào trong thau nước lớn và sạch sẽ, nước sử dụng phải là nước mưa hoặc nước giếng lấy vào lúc 5 giờ sáng. Thầy bắt đầu ngồi đọc chú hội tổ ngải và đọc chú luyện phép yêu. Đọc cho đến khi có những bông hoa ngải tách ra, trôi về phía người thầy. Đó chính là những bông dùng để luyện phép yêu. Những hoa khác đều bỏ đi.
Cho nên, bạn trẻ ham vui nào đọc những cách hướng dẫn úp úp mở mở trên diễn đàn rồi bắt chước làm thử, mãn đờI cũng không làm được phép yêu.
Chúng ta thử nghĩ xem, luyện ngải, luyện phép dễ dàng như kể chuyện thì tất cả những ai tham gia diễn đàn đều trở thành thầy ngải hết rồi. Còn đất đâu cho mấy ông thầy nòi kiếm sống kia chứ !
Khi tôi viết về loạt bài này, có nhiều bạn trẻ gửI mail, vào chat room để xin ngải, xin chú luyện. Nhân đây tôi cũng xin giải thích, việc viết bài chẳng qua để thoả chí bình sinh của cá nhân. Tôi chỉ sợ những kiến thức huyền môn dần dần mai một theo thờI gian khiến ngườI đời sau quan niệm lệch lạc rồI làm sai mà mang hoạ. Vì vậy nên viết lại vừa đọc chơi cho vui, vừa góp vốn cho những ai có lòng với huyền pháp. Chứ bản thân tôi dở dở ương ương, học Phật không xong, làm thầy cũng chán, xứng đáng gì mà chỉ dẫn cho người !
Các bạn trẻ thường viện dẫn huynh A, thầy B đã tận tình chỉ bảo, cho chú, tặng ngải…, tại sao tôi lại làm ngơ trước tấm lòng thành.
Thật ra chuyện chỉ dẫn qua thư, qua tin nhắn chỉ phù hợp với những huynh đệ đồng môn mà thôi. Còn đối với người chưa biết mặt, chưa biết tâm tính như thế nào đã hướng dẫn tràn lan thì hậu quả sau này ai chịu?
Xin hỏi có bao nhiêu ngườI dám khẳng định những gì được chỉ dẫn qua tin nhắn là chân truyền, là đúng pháp? Không khéo, có ngườI hằng đêm say sưa đọc chú luyện ngải mà không biết mình đang đọc chú réo ma chết ngoài đường về nhà làm bầu bạn.
Tôi vốn là kẻ lười chảy thây, chảy nhớt, lười bẩm sinh và rất sợ trách nhiệm. Chỉ bảo cho ai điều gì, nhỡ ngườI đó gặp chuyện, làm sao tôi giảI mở được. Hơn nữa, không chỉ dạy thì thôi, đã chỉ dạy thì phảI toàn tâm toàn ý không dấu giếm. Muốn thế phảI làm lễ tổ, truyền pháp, điểm thần… Ôi! hàng loạt rắc rối.
Do vậy, đã không muốn phiền phức thì từ đầu không nên chỉ dẫn cho ai.


image101


Cây ngãi là gì

image102


Tôi có đọc qua khái niệm về ngải, chủ yếu trong các bài viết của Sương Mãn Thiên và Huỳnh Liên Tử. Nhưng chưa có định nghĩa nào làm tôi thoả mãn. Một người thì định nghĩa quá “đao to búa lớn”, một người định nghĩa không chính xác …

Ngải không phải là loài thực vật “ngoại biến càn khôn”. Vì sao vậy? Vạn vật trên thế gian này, kể cả Thần Tiên Ma Quỷ cũng không qua khỏi Càn Khôn. Ngải chỉ là một loài thực vật hấp thụ linh khí của đất trời, nhờ hơi của đất mà sinh củ rễ, nhờ khí của trời mà mọc lá hoa. Làm sao có thể “ngoại biến càn khôn” cho được?

Ngải cũng không đơn giản “chỉ là một loại dược chất thảo mộc mà các nhà chuyên môn đặc biệt đã tinh luyện gieo trồng, nuôi nấng trong phạm vi thần quyền”. Nói như thế, HLT đã đề cao vai trò của “quyền phép bí thuật” mà người luyện “đã truyền vào cây ngải, hoặc củ ngải”. Nếu theo cách giải thích của HLT, không cần thiết là cây ngải, bất cứ một loài thực vật nào ta cũng có thể dùng “quyền phép bí thuật” để “truyền vào”. Như vậy, tác giả HLT đã bỏ mất vai trò của cây ngải cùng với tánh linh của nó.

Vậy, giải thích về ngải thế nào cho đúng?

Theo những gì tôi được dạy và được hiểu, ngải là một loài thực vật đa số là thân thảo. Ngải bao giờ cũng có củ. Củ ngải đa dạng khác nhau tuỳ theo họ của nó. Chủ yếu là họ gừng riềng, họ lan chi… còn những loại độc tướng thuộc họ khác không tiện bàn luận ở đây vì xét thấy không phù hợp phổ biến đại trà.

Ngải vốn là loài thực vật có linh tánh sinh hoá không lường. Sư huynh Minh Tịnh của tôi trong một lần trà dư tửu hậu có buột miệng nói, ngải là loài hoá sinh. Tưởng có thể trồng như cây cỏ bình thường, nhưng khi có chuyện là nó rủ nhau đi mất dạng. Đổ chậu đất ra mà rây từng chậu cũng không tìm thấy một củ nào. Vậy mà khi chuyện đã qua, ngải rủ nhau trở về cả vườn. Ngủ đêm thức dậy bước ra , mấy chậu ngải trống không bỗng mọc chồi xanh mướt.
Lúc đầu tôi không tin tưởng lắm. Nhưng sau này trồng chơi vài chậu cho vui cửa vui nhà, tôi mới biết những lời sư huynh tôi nói là sự thật…

Dựa vào đặc điểm này, nhiều thầy cao tay thường bỏ công trục ngải. Sau khi chuẩn bị chỗ ở sẵn sàng cho ngải, các thầy ra vườn ngồi trục. Cách trục của các thầy cũng đa dạng và khác nhau tuỳ theo môn phái mà mình theo học.

Phương pháp trục ngải có lẽ không tiện viết ra đây vì không phù hợp với vấn đề nghiên cứu. Hy vọng các bạn cũng hiểu và thông qua phần này.

Thầy cao tay và có duyên với ngải, chỉ cần trục một đêm là thành. Còn lại thông thường từ ba đêm đến bảy đêm mới có kết quả. Có những loại ngải quý xuất xứ tận bên Miên cũng theo bài trục của thầy về mọc mầm xanh um trong chậu.

Không trồng, không củ, không cây. Tự nhiên ngải mọc trong vườn , trong chậu đất trống không, nếu không có linh tánh và hoá sanh thì làm sao có thể xuất hiện?

Tánh linh của ngải còn thể hiện qua việc chọn người. Nếu hợp duyên, dù thân cây vàng héo, củ ngải bị dập nát hoặc úng gần hết, sau khi vùi vào chậu vài hôm sẽ xanh tốt trở lại. Ngược lại, dù đang xanh tốt, gặp người không hạp chỉ cần vài hôm là chậu ngải tàn rụi, củ ngải úng nát hoặc biến mất.


Các loại ngãi


Ngải bàn tay
image103
Mọc trên núi Két vùng An Giang ,là thuộc họ cây bắt ruồi ,củ như củ năng ,là loại ngãi có độc chất.



Ngãi Hồng y

image104
Có nơi còn gọi là loa kèn, có chỗ mọc hoa trắng gọi là bạch y.
Công dụng: lấy hoa và củ làm bùa tình ái.
Ngải này tạo nên sự lãng mạn và tăng vẻ đẹp cho người dùng. Người sử dụng có thể mơ thấy ý trung nhân của mình, sau đó không hẹn mà gặp, gặp rồi khó lìa……
Loại nầy mọc tại vùng Đông Nam bộ hợp khí sương lạnh…không thấy ai nói đến dược tính


 
Ngải Minh Ty rắn

image105
Loại ngải này thuộc họ vạn niên thanh,hoa có đầu giống như đầu rắn nên người đời gọi dáng thành tên.
Địa điểm: mọc trên núi Cấm - An Giang, thuộc giống ngãi giữ nhà.
Ngãi diệp tiên

image106
Ngải tiên - Hedychium coronarium Koenig, thuộc họ Gừng - Zingiberaceae.

Mô tả: Cây thảo cao 1-2m, có thân giống cây Gừng. Lá không cuống, hình mũi mác hay hình dải mũi mác, nhọn cả hai đầu, nhẵn ở mặt trên, có lông dễ rụng ở mặt dưới, dài tới 60cm, rộng 12cm, thon. Cụm hoa hình trứng, dạng nón của cây thông; lá bắc hẹp. Hoa to màu trắng, rất thơm; đài dạng ống không có răng, tràng có ống dài và có 3 thuỳ hẹp; nhị có chỉ nhị trắng, nhị lép xoan ngược, có móng dài; cánh môi xoan ngược có móng dài, chẻ đến tận giữa thành 2 thuỳ tròn.

image107
Ra hoa từ tháng 6-10.

Bộ phận dùng: Thân rễ, quả - Rhizoma et Fructus Hedychii Coronarii.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Malaixia, Úc và Việt Nam. Cây mọc ở những vùng có khí hậu mát lạnh và được trồng rộng rãi khắp nước ta. Thu hái thân rễ vào mùa thu, đông; dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hoá học: Hoa chứa 0,05-0,07% một chất sánh với mùi thơm gia vị, cho ra 50-57,8% một chất dầu đặc. Nếu chưng cất bằng hơi nước, chất đông đặc và chất dầu này sẽ cho tinh dầu (hàm lượng 19%) có giá trị cao trong hương liệu. Rễ tươi chứa tinh dầu (1,7%) mà trong thành phần có eucalyptol.

Tính vị, tác dụng: Vị cay, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng khư phong trừ thấp, ôn trung tán hàn. Tinh dầu có tính gây trung tiện, trừ giun.

Công dụng: Thường được dùng chữa đau bụng: Thân rễ khô 6-12g sắc uống hoặc tán bột uống. Cũng dùng chữa rắn cắn: Lấy thân rễ tươi giã lấy nước uống, bã đắp.

Ở Hawaii cây được dùng làm thuốc trị thối mũi.

Rễ cây tán bột được dùng làm thuốc hạ nhiệt ở Ấn Độ.

Ở Môluyc, người ta dùng làm thuốc súc miệng; cũng dùng làm thuốc trị tê thấp ở Ấn Độ, tinh dầu cũng được sử dụng làm thuốc trị giun.

Ở Vân Nam (Trung Quốc), thân rễ trị đòn ngã tổn thương, phong thấp gân cốt nhức mỏi, cảm mạo đau mình mẩy, bạch đới nóng lạnh. Quả dùng trị dạ dày bụng đầy trướng, ăn uống không tiêu.

image108

Hay còn gọi là ngãi tiên ,thuộc họ gừng , đặc biệt ra hoa vào mùa mưa ,hương thơm dai dẳng ,thuộc giống ngãi hổ hiếm trong 12 loại ngãi hổ ,nếu biết biết tận dụng hoa tác dụng cùng tinh dầu ,có thể tế luyện thành loại nước maha sanê ,yêu đương và lôi cuốn hấp dẩn ,chặt không đứt ,bứt không lìa !!!ngãi nầy có trồng tại nhà thầy Tamandieungo…..he he !

Cây ngãi phi

image109
Hay còn gọi là ngãi thứ phi ,không biết xuất xứ phải từ Philipin hay không ?
Thuộc họ lan đất ,hoa mọc thành chùm vươn cao màu trắng ,buổi sáng có mùi thơm thoảng rất diệu dàng nữ tính , đôi khi nhiều năm không trổ hoa ,tại các chùa Kh’mer Sóc Trăng hay Châu Đốc hay có trồng hoa nầy 2 bên cửa vào cổng chùa ……….nhưng dẫu sao ngãi nầy vẫn hiếm có và rất khó tìm ,và đặc biệt khó trồng tại tư gia.
Về mặt dược tính ,củ cây có tính gắn bó mau liền xương ,mạnh gân.
Về huyền bí ,nó cho người chủ nó được sự nuông chiều của nhiều ý trung nhân mà không hề tranh cạnh nhau về mặt ái tình. 


ẢNH CÁC LOẠI NGÃI NÀNG


Nàng chuyền lá dài


image110
Khác với loại lá ngắn, màu của nó sạm hơn, thân lá dài hơn.
Nàng chuyền lá dài còn có tên gọi khác là xặc kụ, tức là cây cỏ tu, có tánh linh.
Người Kh’mer Nam Bộ thường hay trồng nó trên mộ người mất. Người Việt thì lại trồng loại cây này để mong cầu tài vì thấy nó nhảy con tượng trưng cho việc phát lộc.
Kỳ thực loại cây này có đặc điểm như cây sống đời, thường nhảy chuyền bụi ra ngoài đất. Năm nào thấy nàng chuyền nhảy bụi ra nhiều thì người Kh’mer tin là năm đó con cháu trong nhà có sanh đẻ thêm .



Ngải nàng Sắc

image111
Hình dáng như nàng Chuyền trơn nhưng màu lá xanh đậm hơn và thân lá dài hơn. Phần ngọn lá nhọn chứ không bầu hoặc tròn như các loại nàng khác. Sau này, hiếm thấy nơi nào trồng loại ngải này. Có lẽ vì ít người biết công dụng của nó và khi trồng cũng khó trổ hoa. Công năng của nàng Sắc cũng dùng cho việc vận tài đắc lợi. Nhưng nó hay hơn các loại nàng khác ở chỗ có thể giữ nhà, đẩy bớt ám khí từ những kẻ cạnh tranh phá hoại ngầm việc làm ăn buôn bán.
Ngải nàng NghệNàng Nghệ thuộc họ gừng riềng, nhưng vốn tính nhu mì thuận lợi cho việc làm bùa yêu, ăn nói thu hút cảm tình đối tượng vận chuyển tài khí nên người ta thường gọi ngải nàng.

image112
Dáng của nàng Nghệ giống ngải hổ nhưng thân thanh mảnh hơn, lá thon và dài, không có sọc tím giữa sống lá. Sở dĩ người ta gọi là nàng Nghệ vì củ của nó có màu vàng như nghệ nhưng sao với củ nghệ, nó nhỏ hơn, màu vàng trong ruột củ cũng nhạt hơn.
Nàng Nghệ được trồng nhiều trong Đông y kết hợp các vị thuốc khác trị nhiều căn bệnh viêm loét bao tử, ngoài da, đường ruột…

image113


(Củ nàng Nghệ)

Còn nhiều loại khác như nàng Xoài, nàng Tía, nàng Rế… vì không có điều kiện sưu tầm nên đành gác lại vậy. Riêng nàng Thâm, nàng Lùa, tôi đưa sang bài "Các loại ngải độc tướng". Lý do, hai loại ngải này có công năng khá đặc biệt vượt qua công dụng bình thường của những loại ngải nàng.

Thông thường, khi hốt thuốc Bắc hoặc đi khám ở bệnh viện, ta thấy các bác sĩ đông tây y đều cho thuốc tổng hợp nhiều loại để bổ trợ cho nhau, không có ai chỉ cho duy nhất một loại thuốc. Trong cách luyện ngải cũng vậy. Các thầy thường phối hợp ít nhất 4 loại ngải với nhau để luyện. Cách luyện như thế nào, tôi sẽ giới thiệu khái quát trong bài phép luyện ngải.

Ngải Mén

Tên gọi khác là Nàng Mén hay chúa Mén.
image114

Loại ngải này dáng như ngải hổ nhưng nhỏ và thanh mảnh hơn. Không biết ở các vùng miền Đông Nam bộ và cao nguyên Bắc bộ có hay không, riêng ở miền Nam ngải Mén thường mọc phổ biến trên đỉnh núi Cấm – An Giang.
Ngải Mén rất kén thầy, phải là người có duyên mới bắt gặp được. Năm ngoái đi về núi Cấm cùng Minh Tịnh, đến Điện Kín làm lễ xong, chúng tôi ngồi mấy người bên gộp đá. vậy mà chỉ có ông huynh tôi bắt gặp cây này trong khi cả đám không ai nhìn thấy hết trơn. Tôi nghĩ đùa , chắc ông này không có vợ, không có người yêu nên nàng Mén muốn theo về cho có bạn chứ gì.


image115


Công dụng của ngải Mén là cầu tài, cầu duyên và đặc biệt là làm phép yêu. Người ta thường trồng nàng mén trước cửa nhà để chiêu tài, trồng sau nhà gần cửa sổ phòng ngủ để cầu duyên và dùng rể, củ nàng Mén để làm ngải yêu.

Nhiều bạn ngạc nhiên vì sao có nhiếu loại ngải yêu đến thế. Đó là công năng chung của các loại ngải nàng cơ mà. Tuỳ duyên và khả năng luyện của mình mà các thầy ngải chọn cho mình một loại ngải phù hợp nhất để luyện phép yêu. Tuy nhiên, theo ý kiến riêng của tôi, sở dĩ các thầy không luyện được ngải nàng Quạt hay nàng Mén vì không được người xưa chỉ dạy, hoặc không được ngải này chọn lựa.

Khi nàng Mén trổ hoa, cánh hoa Mén có số lượng khác nhau. Số lượng khác, công năng cũng khác. Hoa 6 cánh dùng để làm dầu ăn nói, Mén có hoa 7 cánh dùng để làm phép chiêu tài đắc lợi vô cùng. Dưới đây là 2 tấm ảnh về ngải Mén. Một tấm sưu tầm và một tấm sao lại từ trang TGVH.

NÀNG CÁT

image116
Riêng người chà Châu Giang thì họ lại dùng 1 loại ngải có hình dáng như cây cây gừng núi ,gừng gió ,lá như hổ mà nhỏ hơn ,thân cây không xanh như hổ mà có màu tim tím …gọi là nàng Cát

Công năng dùng để chiêu tài ,mua bán …có thể dùng ngải chậu để dùng ,hoặc dùng hoa của nó …loại nầy không mọc trên núi ,,,,mà mọc trong cồn cát ở giữa sông …ví vụ như miệt Tường Đa ,tỉnh Bến Tre .

Tuỳ theo mỗi môn phái mà thầy hay có những bài chú khác nhau về nuôi và dùng ngải họ hổ …….trên miền đông miệt kon tum ,buôn mê hay định quán thì lại có loại ngảii dạng như hổ mà lá nhỏ hơn và nhọn hơn gọi là ngải sa-bây (hay sa rây) cũng dùng để mua bán và nói cho nghe. Sau này nghiên cứu, tôi mới biết ngải sa bây chính là nàng Cát. ….



NÀNG QUẠT

image117
Có một loại cây thuộc Nam dược cũng chính là cây ngải. Đó là ngải nàng Quạt.

Nàng Quạt có tên gọi dân gian là cây rẻ quạt. Rẻ quạt có tên khoa học Belamcanda sinensis (L.) DC, họ lay ơn. Đây là một loại cây mọc hoang sống lâu năm; thân rễ mọc bò. Lá mọc thẳng đứng, bẹ lá xếp vào nhau xòe ra như cái quạt. Lá hình mác dài 20-40 cm, rộng 1,5-2 cm. Hoa có cán dài 20-40 cm, chia thành nhiều cành, mỗi cành mang một cụm hoa. Hoa có 6 cánh màu vàng cam đỏ điểm đốm tía. Quả nang hình trứng. Hạt hình cầu xanh đen bóng, đường kính 5 mm. Đông y xếp xạ can vào loại thuốc thanh nhiệt giải độc. Xạ can vị đắng, tính hàn, vào các kinh phế, can, có tác dụng trị đau hầu họng, trừ đờm, dịu ho. Xạ can hơi có độc. Người có tì vị hư hàn, trẻ em dưới 7 tuổi, phụ nữ có thai không được dùng. (theo BS Trần Xuân Thuyết – Vnexpress)
Trong huyền môn, nàng Quạt được luyện để làm bùa yêu. Thầy luyện ngải dùng bông của nó để luyện vào dầu. Bông rẻ quạt có nhiều màu sắc, mỗi màu lại sử dụng cho một công năng yêu khác nhau. Ví dụ, bông vàng luyện phép yêu dành cho những người ở gần nhau, bông đỏ dành cho người không có điều kiện gần gũi, bông trắng dùng cho phép yêu mà không thể cưới …


image087


Tuy nhiên, có một điều mọi người cần nhớ. Khi luyện nàng Quạt, khí vận của người luyện gắn liền với sự sống của cây. Nếu cây bị chết, người trồng sẽ bị xui xẻo không cứu vãn nổi.

Dưới đây là ngải nàng Mọi.

Nhiều người sưu tầm trên mạng các bức hình ngải mọi theo dân gian và vị thuốc Đông y mà không biết rằng ngải nàng Mọi hình dáng thật là thế nào.


image119
Nhìn vẻ bề ngoài, nàng Mọi không khác gì nàng Mơn, nhưng quan sát kỹ ta sẽ thấy lá nàng Mọi dài hơn, màu xanh đậm hơn và lá xoăn dần ở phần ngọ. Công năng của nàng MỌi chủ yếu là để chiêu khách. Cho nên, khi trồng loại cây này nhất thiết phải để trước cửa, gần nơi khách vãng lai thường qua lại.

Ngải nàng Chuyền

Còn có tên gọi khác là dây nhện. Có lẽ người ta thầy nàng Chuyền trổ nhánh toả ra như mạng nhện mà đặt thành tên. Ngải nàng Chuyền có lá màu xanh đậm, chuyền sọc có lá xanh nhạt hơn, dài khoảng 15 cm, sống lá hằn sâu đến cuống.
Nàng Chuyền có 2 loại chủ yếu: nàng Chuyền trơn và nàng Chuyền sọc.
image120
Nàng Chuyền sọc

Màu lá nhạt hơn nàng chuyền trơn. Sống lá có màu trắng, hai bên màu xanh, hoa trắng nhỏ như nàng Rù, có mùi thơm nhẹ lúc khuya và sáng sớm.
Cũng như các loại ngải nàng, công năng của ngải nàng Chuyền chủ yếu là hoá giải bớt sự xui rủi, vận chuyển tài khí đến cho chủ nhân. Nàng Chuyền chỉ phù hợp khi ở trên cao, cho nên người ta thường trồng trong chậu và treo hai bên cửa. Nếu trồng ở chậu dưới đất, nàng Chuyền sẽ lấy hơi đất mà phát triển thân và lá hơn mức bình thường.

Ngải nàng Rù


image121
Còn có tên gọi khác là ngải Quến hay ngải Quyến. Nơi bán hoa kiểng gọi đây là Lan chi sọc. Lá nàng Rù thanh mảnh, ngắn khoảng 20cm, đầu lá nhọn, hai bên viền sọc màu trắng, ở giữa có màu xanh lục, không đậm bằng màu của nàng Mơn.

Nàng Rù thường trồng trong chậu nhỏ. Người trồng thường đặt chậu lên cao theo các mức: đầu gối, thắt lưng, ngực, yếu hầu, chân mày hoặc qua khỏi đầu. Nàng Rù cần nhiều ánh sáng mặt trời và sự chuyển động của không khí. Cho nên, nếu để úng nước, rễ củ sẽ bị thối dần và héo lá đến chết.

image122
Hoa ngải nàng Rù màu trắng, cánh hoa nhỏ, dáng thanh, có mùi thơm nhẹ vào sáng sớm. Nắng lên sẽ không còn nghe mùi nữa.
Người ta thường treo hoặc đặt chậu ngải này ở hai bên cửa để vận chuyển tài khí cho gia chủ. Chức năng của nó là kêu gọi , rủ rê khách khứa vãng lai đến với cửa tiệm của chủ nhà, giữ cho gia chủ có một lượng khách bình ổn. Tuy nhiên, nàng Rù hay các loại nàng khác cũng thế, nếu gặp lúc chủ nhà gặp vận số quá đen, đem về trồng chẳng bao lâu nó sẽ bỏ đi, châu ngải nhanh chóng tàn úa cho dù chủ nhà chăm sóc rất cẩn thận.
Ngải nàng Mơn được trồng trong chậu, đặt phía trước cửa quán với mục đích chiêu tài, quến khách.


image123
Nàng Mơn bông đỏ:

image099
Lá của loại bông đỏ thường có màu xanh tươi hơn so với Mơn bông trắng. Cọng lá cũng dẹp hơn, và rộng hơn so với lá hẹ. Nàng Mơn đỏ có hoa màu hồng và hồng đậm. Cánh hoa có loại 6 cánh, 7 cánh và 8 cánh. Trong 3 loại này, chỉ lấy một loại để làm phép mà thôi. Không phải hoa nào cũng có thể lấy để luyện phép đâu.

Nàng Mơn bông trắng:

Loại này có bản lá hẹp hơn và sống lá khuyết sâu hơn ở phần cuống lá. Màu sắc lá cũng không xanh tươi như màu của nàng Mơn bông đỏ.
Nàng Mơn bông trắng chánh tông:

image101
Cánh hoa trắng tự nhiên, dáng cứng cáp, không bị lai tạp, giao thoa
Ngoài ra còn có nàng Mơn bông vàng. Nhưng loại này ngày càng trở nên hiếm hoi. Loại bông vàng tính năng rất yếu. Nếu trồng chung hoặc gần với bông trắng hoặc bông đỏ, chẳng bao lâu sau chúng chuyển sang màu trắng đỏ, bông vàng biến mất.
image124
(Nàng Mơn bông trắng)

Trong ba loại nàng Mơn phổ biến này, ta còn có Mơn ống bông trắng mà nhiều bạn thường gọi là ngải bún. Đây cũng là một họ của nàng Mơn.


image125
Công năng chung của loại này là chiêu tài, quến khách, làm phép yêu, dầu ăn nói khiến người nghe cảm mến mà hợp tác.
Trong các loại, thầy thường chọn hoa đỏ để cầu tài vì loại này có tính năng mạnh nhất. Còn loại hoa trắng thường dùng để làm dầu ăn nói, phép yêu. 


Các loại ngãi


(Sưu tầm tổng hợp) Theo tương truyền thì trên Thiêm Cẩm sơn có hơn 360 loại ngải ,nhưng họ ngải hiện diện ở đây nhiều hơn hết thuộc họ gừng.
Ước tính có khoảng 12 giống loài nầy, đa số thuộc họ nga truật.
Bà bên bùa ngải lại phân ra 5 giống chủ yếu trong số 12 giống nầy gọi là ngải ngũ hổ tướng .



1 - Bạch hổ:

image126
Có 2 loại ,hổ lùn và hổ đực.

Đặc điểm hổ lùn là cây cao độ ngang đầu gối ,còn hổ đực có thể cao hơn đầu người,lá giống nhau ở chổ sống lá có màu đỏ tía trên bề mặt lá.
Công dụng của bạch hổ rất đa dạng. Ở những bài trước đã trình bày khá kỹ. Từ bó sưng trặc, đánh gió, cho đến chiêu tài, làm phép bán nhà, giữ nhà, phụ giúp đánh tà, nuôi con nít... v...v.. đều được. Có thể xem đây là một loại ngải hội.



2- Ngải Hắc Hổ (Khalamao):

image127
Mặt lá xanh đậm có những đường sọc trắng đậm toả ra từ hai bên gân lá.
Chứ năng của loại ngải này sát phạt rất mạnh nên dùng để sát tà, giữ nhà, đánh kẻ trộm, thử phép nhau...củ ngải hắc hổ còn có thêm công năng trị đau bụng gió hay ăn không tiêu .

3- Củ ngải Bạch Hổ

image128
Củ Nga truật thì ai cũng biết, nhưng khi ruột chuyển màu có quầng xanh tím rồi thì người thầy có thể làm phép được.

Bây giờ ngải có tên gọi khác là Cocầntu. Đây là từ ngữ trong giới huyền môn luyện ngải, nghĩa là củ ngải có tuổi. Nếu lấy củ ngải này đem nấu với sáp ong luyện thành chất keo đặc, thầy ngải gọi là Brô nạp.

Brô nạp được đổ vào một hộp gỗ nhỏ, mang theo trong người, khi cần lấy ra xức như dầu cù là trị nhiều thứ: bị cảm mao, bị gió máy, đi vào chỗ rừng sâu núi vắng nghĩa địa vướng ma tà.

Nếu loại Brônạp này luyện thêm bông Xâmàdao vô nữa thì trở thành sáp bùa yêu mà các thầy gọi là Nơ nê.

Bông Xâmàdao là loại bông mọc ngay chỗ con chồn đực đứng giao phối với con cái. Tinh khí của hai con rơi xuống đất rồi mọc lên cây. Mấy cây nầy lớn lên như quấn vào nhau từng cặp. Hoa màu trắng nhỏ bằng đầu ngón tay, lại có mùi thơm. Loại hoa nầy bên Kampuchia mới có.

Ở Việt Nam, các vị ngải sư thế nó bằng bông mắc cỡ (hoa Trinh nữ). Tôi nghĩ chắc do nó mọc thành đôi lá chúm lại nên có khả năng làm ngải yêu chăng?
Cách giải: Ai trúng sáp yêu nầy chỉ cần người nhà hái vài nắm lá mắc cỡ nấu nước cho uống và tắm là hết ngay.



4 - Hổ sọc Đông Nam bộ:

image129
Tại Lâm Đồng - Đà Lạt còn có vài giống như hổ lùn và hổ sọc.


image130
(Hổ lùn)
Cây mọc không cao ,nhưng nhưng thành từng lùm từng bụi, lá có dạng bầu tròn và dai, gân lá nổi rõ rệt ,màu sắc lấn sọc hay đốm trắng , đốm tím trên thân cây và lá Đa số mấy loại nầy thầy dùng để giữ nương rẫy, không cho kẻ xấu vào trộm. Nếu đã vào bẻ trái thì sẽ không biết lối ra khỏi đó ……. Mấy loại nầy cũng có thể dùng để uy hiếp, gây sợ sệt ,và tạo ác mộng cho những cô gái còn trẻ (một dạng ếm nhẹ ).

Loại hổ dưới đây được xem là dữ dằn nhất. Vì nó có thể được dùng thư ếm mà không cần phải bày biện phép tắc nhiều. Những cô gái nhẹ bóng vía thường dễ bị ám nhất...

5- Ngải diệp môn,

image131
Tên gọi khác là Môn Tía Y.

Công năng: điều hòa âm dương, vận chuyển tài khí, giữ nhà.



6- Hổ vằn:

image132
Lá phía trên có màu đỏ tía, mà sống lá nổi gân ửng lên, củ ngải có ruột màu vàng tươi nhưng màu nhạt hơn nghệ.
Công dụng: cũng như các loại hổ khác, hổ vằn ngoài dược tính để chữa bệnh còn có thể giữ nhà, đuổi trộm, doạ mấy người yếu bóng vía...


7 Huỳnh hổ:


Ở trên núi Cấm , giống ngải ruột vàng và trắng rất nhiều ,dược tính lại yếu ,thuộc tính trong huyền môn chỉ vào hàng thứ yếu so với mấy loại hổ kia.
Cho nên người trồng hay lấy phối hợp nhiều loại củ ngải hổ, nấu chung lại thành cao để đắp ,hay làm thuốc tê , thuốc kiện tỳ và giúp lưu thông máu huyết hoặc làm thuốc trục máu dơ cho phụ nữ bị tắt kinh…

Nói chung thì ngải hổ xanh, hổ vàng và hổ vằn có củ gần giống nhau. Khi cây còn non rất khó phân biệt. Chỉ khi nào xem củ, ta mới khẵng định chắc chủng loại của nó.

Tuy vậy, những trường hợp chúng lai tạp lẫn nhau rất khó phân biệt trừ những thầy có kinh nghiệm lâu năm.

8- Ngải xanh

image134
Còn gọi là Thanh Hổ, lá như Bạch Hổ , nhưng không có sống tía trên lá. Có loại lá soc trắng dọc theo đường gân lá.
Tuy nhiên, nó khác Huỳnh Hổ ở chỗ cọng lá tròn ở phần cuống, có màu nâu nhạt.

Công năng: ngoài công năng chữa trị đau bụng gió, bó sưng trặc, đánh gió... ngải xanh còn được dùng trị tà, nuôi con nít, gọi người về trong phạm vi gần (người được gọi đang ở trong làng xóm)...

9 - Ngải xích hổ

image135
Thân lùn lá màu xanh đậm, bông đỏ hồng, không mọc thành búi như các loại hổ khác.

Công năng : trồng trước cửa để coi nhà, ngừa trộm đạo.

10-Gừng gió

image136
Tên gọi khác là ngải gió ( đây là cây nga truật thuộc họ ngải hổ) ,ruột trắng tựa như củ riềng.

Công năng: kết hợp với các loại hổ khác phun trừ tà , giải phép thư , giải thuốc độc.


image137
Loại này cũng có mấy dạng khác nhau. Các loại cây có xuất xứ ở miền đông thân mảnh, lá nhỏ hơn so với cây trồng ở vùng bảy núi.

11- Huỳnh hổ

image138
Còn gọi là hổ vàng,lá như bạch hổ mà không sống tía trên lá. Ngải vàng nầy không lai tạp ,ra bông đúng màu (Huỳnh hổ chánh tông)

image139
Công năng về huyền pháp của loại ngải vàng này yếu nhất trong họ ngải. Cho nên chủ yếu người ta trồng làm thuốc. Hoặc sử dụng phối hợp nhiều loại ngải khác. Xét về diệu dụng, ngải Huỳnh hổ có công năng chiêu tài, kéo khách. Nếu là Huỳnh hổ chánh tông, bông của cây ngải vàng có màu vàng nghệ, lợt dần ở phần cuống hoa. Nhưng, cũng có khi trồng gần các loại hổ khác, cây bắt đầu chịu ảnh hưởng và có sự lai tạp lẫn nhau.

12- Ngải bạch hổ chánh tông:

image140
Giống nhau ở chỗ sống lá có màu tíaHoa trắng là chủ yếu ,có sọc tím chạy dài theo sống lá…nhiều công dụng…coi như 1 thứ ngải hội.

Sau này, ngải cũng lai tạp giao thoa nên hoa ngải thay đổi nhiều m àu sắc khác nhau.

14-Bông cây nga truật tím :

image141
Là 1 trong 12 giống tra truật thuộc họ gừng ,có mọc trên đỉnh núi Cấm sơn và Hoàng Liên sơn……về mặt y học đa số làm thuốc chữa bệnh phụ nữ ….hay góp phần làm thuốc ngâm rượu xoa bóp trật đả …..bó gân cơ bong trặc …..

Về mặt ma thuật làm ngãi trông nhà ,ngãi gọi ngừoi về ,ngãi báo mộng …tầm con nít đi lạc…..

Các thể loại ngãi hổ thường được thầy tơm trồng hai bên cửa nhà với công năng trị trộm ,kêu gọi giữ nhà ,kêu người về (tại địa phương),…khi đi trị tà ma thì kêu binh ngãi theo phụ và nhai củ ngãi phun bịnh ,…cũng đôi khi lấy hoa ngãi hổ và củ xắt miếng đưa cho khách dùng để nói cho người khác nghe. 


Bàn về ngãi (tt)


image142
(TADN)Ngải dùng để ăn nói cũng chính là ngải quyến. Người ta thường dùng ngải này để tạo thuận lợi cho công việc làm ăn. Khi tiếp xúc đối tác, người dùng ngải lấy dầu đã luyện ra xức vào hai chân mày, sau mang tai và… xoa hai bên mép. Khi tiếp xúc, đối tác bỗng thấy người dùng ngải nói năng có duyên, dễ mến. Nhờ vậy, hợp đồng làm ăn buôn bán cũng dễ dàng ký kết hơn.

Thông thường, ngải dùng cho ăn nói chỉ luyện bằng hoa của cây ngải. Sau khi đã chọn những hoa có linh khí, thầy cho vào lọ dầu thơm hoặc dầu dừa và bỏ ra 49 ngày luyện. Dầu ấy được chiết ra vừa đủ để thân chủ sử dụng trong vài lần. Muốn sử dụng thêm, thân chủ lại ôm tiền đến nhờ thầy cấp tiếp.
Thậm chí, sau ba bảy hai mươi mốt ngày, nếu không dùng cũng phải ghé thầy tơm phép trở lại. NHiều người cho rằng đó là những chiêu mà các thầy dùng để moi tiền. Thật ra, ngoài mục đích ấy, việc tơm phép cũng là điều cần thiết. Ngải vốn bạo phát bạo tàn, không đều đặn và bền bỉ như bùa. Người xài ngải cũng biết điều đó để quay lại gặp thầy cho đúng hạn.

Như vậy, sử dụng ngải nghệ phục vụ cho làm ăn, kiếm tiền quả thật nhanh chóng hơn bùa.


image143
(Ngãi mẹ)

Tuy nhiên, mặt trái của nó ít người biết đến.

Người sử dụng phải hiểu quy luật “ăn ba, cúng một”, được lợi nhuận ba phần phải bỏ ra một phần để cúng Tổ, tạ thầy và làm phước. Đó là cách giữ lại cho đời sau một chút cơm gạo. Bằng như quá tham lam, chỉ muốn vào mà chẳng muốn ra. Chẳng bao lâu ngải không còn tác dụng, người dùng ngải sẽ lâm vào tình cảnh đáng thương. Nhiều người ghét bỏ, xa lánh. Thân thể phát bệnh, nhất là vùng miệng, tay, chân, lưng, bụng nổi mụn nước rồi bắt đầu loét dần, loét dần…

Trước nay chúng ta chỉ nghe toàn những điều hay về ngải, bây giờ nhìn thấy mặt trái của việc lạm dụng ngải mưu cầu bất chính, không hiểu mọi người nghĩ thế nào đây!

Ngoài Nàng Mơn là loại phổ biến để chiêu tài, ăn nói và thuận việc tình cảm. Các loại ngải khác cũng được sử dụng nhiều. Đặc biệt là Nàng Mén. Nàng Mén bông đỏ dùng cho việc chiêu tài, nàng Mén bông trắng dùng làm phép yêu. Khác với Nàng Mơn luyện bằng bông. Ở loại ngải nàng Mén, người ta không dùng bông mà dùng củ và rể để làm phép. Phép luyện này có liên quan đến NangKWat trong các phép Nam Tông.

Một trong những công năng vốn đã thành huyền thoại trong giới huyền thuật, đó là ngải mét. Ngải mét hay còn gọi là Nàng Mách được sử dụng để mách bảo cho thầy những thông tin cần thiết để nhờ đó mà thầy lấy lòng tin nơi thân chủ.

Ngải Nàng Mách muốn luyện thành phải bỏ ra bảy bảy bốn mươi chín ngày cho ngải tượng hình, thêm 107 ngày cho ngải linh thông. Mỗi ngày hai thời hương khói, mỗi tháng hai lần cúng binh ngải bằng các thứ cốm nếp (gạo nếp rang nóng thành bỏng - cốm), đậu phộng (lạc) nấu, trứng gà sống, …
image144
(Ngãi hổ hoa tím)

Ngải mét có khả năng linh thông, biết được những thứ mà ta không thể nào đoán biết. Chẳng hạn như: số tiền trong túi thân chủ, những thông tin về gia đình, nhà cửa, giường tủ đặt ở đâu… Về mặt vô hình, ngảI mét có thể nhìn giúp thầy những phần âm (bậc thấp) đang theo thân chủ, một số chứng bệnh liên quan đến ngũ tạng lục phủ.

Chỉ bấy nhiêu cũng đủ làm cho đối tượng lè lưỡi thán phục rồi. Thầy cứ thế mà tha hồ phán bảo đông tây, con công đệ tử tha hồ mà cúng bái.



Tuy vậy, sự linh thông của ngải mét chỉ dừng lại ở phần hình thức thôi. Những yếu tố chiều sâu tâm linh, khả năng của ngải không vươn tới được. Ví dụ, ngải chỉ mách giúp cho thầy thân chủ đang bị bệnh gì, triệu chứng ra sao nhưng không thể nói được căn bệnh và cách trị. Ngải chỉ ra được những phần vong âm đeo bám nhưng không thể mét được vong đó từ đâu tớI, ân oán với thân chủ ra sao cũng như biện pháp giải trừ.



Thật ra, trong huyền pháp, ngoài ngảI mét ra các thầy vẫn có nhiều phương pháp luyện khác còn diệu dụng hơn. Ví dụ luyện binh Đại Càn, luyện Quỷ nhi Kumanthong, luyện Thiên Linh cái… Nhưng dễ luyện và tiện dụng vẫn không ngoài ngảI mét.

Ngải mét chỉ mạnh nhất lúc còn ở nơi trồng. Cho nên, các thầy coi cho thân chủ thường ngồi ở tại nhà là thế. Muốn đi xa, thầy phải luyện thành củ ngải. Mỗi khi đi đâu, thầy mang theo để sai xử.

Cách luyện và phép sử dụng tôi xin được miễn bàn ở đây. Một phần là không tiện phổ biến, thứ hai là … do tôi không biết.

BỔ SUNG:

Ngãi đen hay còn gọi là nàng Thâm có công dụng như ngãi mét.

Cúng ngãi không có mấy thức ăn trên là không được, nhưng mà cúng ngãi cho mạnh cần thêm huyết gà, thậm chí máu của ông thầy. 


Bàn về ngãi


image145
(TADN)Các bạn mến!



Đồ được gọi là “quý” khi nhiều người biết trân trọng nó. Khi bày bán giữa chợ đời thì chẳng còn gì gọi là quý nữa đâu. Tuỳ theo cảm nhận của từng người mà ta thấy quý hay không. Bạn Tinh, bạn jimmy198x xem là quý vì các bạn xem trọng huyền pháp, nhưng vẫn có khối người chỉ tin vào đồng tiền và bản thân mình thì họ xem những chuyện ta đang kể như trò gạt gẫm. Bác sĩ Tây Y còn chê bai Đông Y sĩ cơ mà! Huống chi là những chuyện mơ hồ về cây cỏ…



Tôi không phải thầy ngải, thậm chí ngày xưa tôi không thích ngải. Có nhiều chuyện liên quan đến những loài cây tánh linh này khiến tôi rất “chợn”. Nhưng, về sau này tôi tìm hiểu và nhận ra rằng cái nhìn của mình trước đây thật ấu trĩ. Bùa hay ngải hay Mật pháp hay Tiên gia đều có mặt trái ngược của nó. Đích đến càng cao thì mặt trái ngược càng dữ dội. Luyện bùa hay tu Mật pháp, Tiên gia đều có thể tẩu hoả nhập ma nếu tâm thuật bất chính. Luyện ngải cũng có phản chiêu như vậy. Những chuyện ngải phản chiêu cũng nhiều tình tiết, có lẽ từ từ những lúc rảnh rang cao hứng mới gõ mấy hàng kể lại cho vui. Còn bây giờ, tôi tiếp tục các công năng của 12 nàng ngải.



Công năng thứ ba phải kể đến là giúp ăn nói.
Trong cuộc sống, chúng ta từng nghe kể hoặc chứng kiến những người xung quanh, thậm chí người thân của mình bị lừa gạt lột sạch cả tiền bạc, nữ trang. Chỉ cần tiếp xúc nói chuyện với người lạ một hai câu là bỗng nhiên nghe theo răm rắp. Người kia bảo làm gì cũng làm theo mà không hề suy nghĩ. Mãi đến khi kẻ lạ cao chạy xa bay thì mới giật mình tỉnh lại. Tiền bạc lúc bấy giờ đã nằm trong túi người khác.
Có nhiều cách lý giải về trường hợp này. Những người tin khoa học cho rằng kẻ lừa gạt đã sử dụng loại thuốc gây mê nồng độ cao. Khi tiếp xúc với con mồi, kẻ gian rút khăn ra phe phẩy, thuốc mê trong khăn làm con mồi nửa mê nửa tỉnh nói gì làm đó…
Thực hư thế nào chẳng rõ vì tôi không phải trong nghề này nên không có lời giải thích đúng đắn.

image146
(Hoa ngãi)

Nhưng, trong các loại ngải Nàng, có những cây ngải chuyên dùng cho việc thu phục người khác - đó là Mê Tâm ngải. Loại ngải này trước đây tôi có thấy qua nhưng sau này ít gặp. Người luyện ngải này thường phục vụ cho nhu cầu lợi dưỡng cá nhân. Thầy bà dùng ngải này để chiêu dụ đệ tử, đặc biệt là những người giàu có khiến cho những người ấy mê lời thầy như tin lời Thánh phán. Thầy bảo làm gì thì răm rắp làm theo bất chấp lời khuyên can của người thân, bè bạn. Thậm chí bỏ cả công ăn việc làm để theo thầy “hành đạo giúp đời”, thực chất là mang tiền theo để bao thầy ăn chơi trác táng. Nhiều cô gái làng chơi bỏ tiền triệu ra chuộc ngải này để mê hoặc các đại gia lắm tiền của, mê gái gú. Trên diễn đàn, thỉnh thoảng ta vẫn thấy nhiều bài than thở cho hoàn cảnh gia đình bị người thứ ba xen vào làm cho tan nát. Nhiều lúc “người thứ ba” ấy còn xấu xí hơn cả người làm trong nhà, nhưng các ông vẫn say mê bỏ nhà bỏ cửa…

Mê Tâm ngải gần đây được các thầy tận dụng triệt để. Không chỉ vì nó là nguồn lợi dưỡng phong phú cho thầy mà còn tính năng hút hồn người khác, khiến cho đối tượng phải chiều lòn theo ý của thầy.



Ngải Mê Tâm được luyện vào dầu thơm, xức vào người để nói chuyện. Người sử dụng dầu phải biết cách sử dụng, biết thời điểm lấy dầu ra xức để thu phục con mồi

... Nhưng, cách luyện vào dầu để chài con mồi vẫn còn “nhân đức”. NgườI bị ngải chỉ mê mẩn trong một thờI gian nhất định rồI tỉnh lại. Loại này thường dùng vớI mục đích lừa gạt lấy tiền đốI tượng rồI thôi. Các cô gái làng chơi xức dầu này để lấy lòng khách nhằm xin tiền “boa” của khách nhiều hơn mà thôi, chưa đáng để lên án nặng nề.

Cách thứ hai mớI là tàn nhẫn.

Luyện ngảI cho vào đồ ăn thức uống.

Cách này làm con mồI ăn phải tâm thần trở nên lú lẫn, thị phi đen trắng bất phân. Hễ ngườI bỏ ngảI nói gì, lập tức kẻ bị ngảI làm theo như máy. Từ tiền bạc cho đến nhà cửa đất đai, từng thứ, từng món lần lượt độI nón chạy qua túi của ngườI bỏ ngải. Gia đình xào xáo, con ghét cha, vợ hận chồng. Nguy cơ tan vỡ chỉ còn trong tầm tay với.



Thật ra, trong cuộc đờI điên đảo này, không có ngảI xen vào, ta vẫn thấy bi kịch xảy ra nhan nhãn. NgảI nghệ xuất hiện để góp cho cuộc đờI một chút “thi vị” mà thôi.

Công năng của ngảI càng mạnh thì sức luyện càng nhiều. Cho nên, ở thành thị các thầy thường chọn cách thứ nhất. Ở các vùng Trà Vinh, Sóc Trăng, Tân Châu, Hồng Ngự… các thầy Miên thường chọn cách thứ hai. Vướng phảI mấy thầy này, con mồI chỉ còn nước tan nhà nát cửa.

Nói đi cũng phải nói lại. Ta không đổ tộI hết cho thầy bà. Người bị ngải là kẻ vô năng thiểu đức. Nợ nghiệp tiền khiên với người bỏ ngảI nên kiếp này mới gặp nhau mà trả món nợ ngày xưa. Điều quan trọng là ta phảI biết lúc nào ân oán nghiệp báo đến thờI kì viên mãn để mình can thiệp.

Thói thường khi gặp chuyện này, gia đình chạy tứ phương tìm thầy giảI mở. Vậy là tốn thêm một mớ tiền khác cho thầy khác. Nếu gặp thầy dzỏm thì “tiền mất tật mang”. Còn gặp thầy “xịn” thì sao? Kết quả càng tệ hạI hơn.


(Ngãi câu khách)

Tại sao?

Cơ thể ngườI bị ngải trở thành bãi chiến trường cho hai thầy đấu phép. Thầy gỡ ngảI thất bạI thì ngườI bị ngảI mê lú càng nặng hơn. Dẫu có thắng chăng nữa, ngườI bị ngảI cũng trở nên khờ khạo một thờI gian dài như ốm nặng vừa mớI khỏi. Vả lạI, nếu nợ nghiệp còn vương, gia đình dẫu gặp thầy hay cũng không thể nào giảI mở hết cho con bệnh được.

Trên diễn đàn, nhiều bạn trẻ góp nhặt ở đâu vài phương cách giải trừ ngải độc, đem ra hướng dẫn mọI người. Ví dụ như cho ăn tỏi sống hay … đại loại như thế. Đừng dại một mà thử, vì sao vậy? Tỏi đúng là khắc kỵ với ngải. Cũng
vì khắc kỵ nên cho ăn vào người ngải sẽ phản ứng dữ dội có thể sẽ bị lở loét, bị hành hạ vật vã đến điên loạn. Tội nghiệp này ai là người gây ra vậy? Lúc ấy, sẽ có ngườI viện dẫn tiêu đề của trang web “ tài liệu này chỉ mang tính tham khảo… không chịu trách nhiệm…”. Nếu là tham khảo, thì đừng chỉ phương pháp, bởI trên đờI có khốI con thiêu thân sẵn sàng lao vào thử lửa …



Than ôi! Nhân sâm cũng có lúc trở thành thuốc độc nếu cho uống nhầm lúc đang đau bụng…
Tốt nhất, dễ thực hiện nhất là cả gia đình dốc lòng yêu thương ngườI bị ngải. Ăn chay, phóng sanh hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng vì ngườI bệnh. GửI tên ngườI bệnh vào các tự viện linh thiêng, thành khẩn cầu xin những bậc đạo cao đức trọng chú nguyện cầu an cho họ. Đó là phương pháp ai cũng làm được nhưng… ít ai thèm làm. Vì … nó bình thường đến mức tầm thường, hổng có gì là huyền bí…
NgườI đời thích động dao động thớt hơn là âm thầm làm công đức.


Malai ngãi


image148image149

(TADN)Có 2 loại chủ yếu. Một loại mọc lá dài ở miền Đông Nam bộ ,một loại lá ngắn bông có 2 màu trắng và đỏ mọc ở Thái Lan đem về hơn 50 năm rồi.
Người ta gọi là ma lai ngải là gọi theo tiếng Việt, đây là cách nói trại từ tên gọi của Thái - Ma la ra.



Ngoài tên này, nó còn có tên gọi đúng là Rieềm chơ…
Công năng: làm đồ chơi đấu phép (không phải đấu ngải) giữa mấy thầy với nhau. Một trong những phép luyện ngải malai là dùng bông ngải.
Bông của loại ngải nầy phơi khô khi đốt lên thường hay chiêu dụ các loại yêu tà đến để hưởng khói. Từ đó, thầy đọc chú và sai xử... Tuy nhiên, nếu thầy không đủ bản lĩnh, nguyên khí của thầy sẽ bị các loại yêu tinh được chiêu dụ tranh nhau hút mất. Vấn đề này, bài trước tôi cũng đã nói sơ qua. Các bạn đã biết thì đừng nên đốt thử. Nếu có chuyện gì, không ai cứu giúp cả.
Cho nên, tên gọi có thể khác nhau tuỳ theo mỗi môn phái, mỗi thầy, mỗi vùng miền. Nhưng, công năng của ngải thì đừng bao giờ lầm lạc. Khi nói sai, mình tạo nghiệp không phải nhỏ.
Ngải Ma lai (mala) là một trong những loại độc tướng dùng để sử dụng trong những trường hợp đấu ngải, thư ngải, áp vía nhân gian.
Trước khi luyện thành, thầy ngải phải đưa đi thật xa tránh nơi ở của gia đình, hàng xóm. thường là nơi có cây cao, đồng vắng, bãi tha ma có bóng cây. Từ khi tế luyện cho đến lúc luyện thành nhanh nhất chí ít cũng 49 đêm.
Khi ngải thành hình, đối tượng đầu tiên được malai ngải hỏi thăm sức khoẻ chính là … ông thầy luyện ngải. Lúc ấy, đạo hạnh không cao, không có công phu hội tổ ngải và khăn sắc tổ ngải hộ thân thì nguyên thần ông thầy trở thành bữa ăn bổ dưỡng cho ngải. Nặng thì tận số, nhẹ thì cũng điên khùng và lở loét.
Ngải malai được một số người gọi là Hồng Tú cầu. Nhưng, “hồng tú cầu” này trồng ở nhà nào, nhà đó làm ăn không khá, có chuyện lục đục xảy ra liên miên, trẻ con thường hay bệnh nhưng bác sĩ không định rõ bệnh gì, người nhẹ bóng vía thường bị bóng đè, mộng mị lung tung…
Than ôi! Ai xem loại này là “ngải duyên” thì cứ ôm về trồng để… được hưởng thụ số kiếp “Cô” và “Quả”.

image150
BỔ SUNG:

Còn thiếu vài điều tôi bổ sung luôn. Có ý kiến cho rằng tên gọi ngãi malai bắt nguồn từ Malaysia.Tức là các loại cây có nguồn gốc từ Nam Dương.Ngãi malai khi luyện thầy phải kiếm nơi cây cao đồng vắng khi luyện ngãi thầy thường quàng khăn sắc hội tổ vào người để hộ thân.Sau khi gần mãn thời kỳ 49 ngày,ngãi thành hình nó thường biến thành ma quỷ hoặc thân hình khổng lồ như cây cổ thụ để dọa nạt thầy.Có khi nó le lưỡi dài cả thước để liếm mặt, lúc nó nhe hàm răng nanh dài như nanh heo rừng như sắp cắn cổ.Nếu ông thầy luyện ngãi không có vẻ sợ hãi thần ngãi sẽ quy thuận theo.
Từ đó ngãi đi theo thầy,muốn xử lý ai đó, thầy đọc chú gọi ngãi về.Malaingãi hớp vía đối thủ như chơi nếu người kia không biết đề phòng.


Phayant-NGÃI ? chap00


image151image152image153image154image155
Chào các bạn, các tiền bối!

Từ nhỏ đến lớn mình được nghe về bùa ngải rất nhiều. Trong nhà cũng có người chết vì bùa ngãi. Nhưng thật mình không hiểu bùa ngải là gì.

Nghe người đi trước kể lại thì bùa ngải là 1 loài cây có hoa lá có loại giống môn, có loại giống huệ.... nhưng thực vật này ăn được trứng và con gà, rất sợ hành tỏi.

Cho ngải ăn trứng gà thì chỉ còn vỏ không, cho ngải ăn con gà thì chỉ còn da với lông. Mà là thực vật không hiểu nó ăn như thế nào và làm sao nó có thể biết quá khứ dị lai được. Có người còn dùng ngải để hại người nữa.

Vậy ngải là thực vật hay động vật. Ngải là tốt hay xấu. Trong phật pháp chúng ta nghĩ gì về ngải...

Còn rất nhiều thắc mắc nữa nhưng chưa biết đặc câu hỏi sao để thể hiện hết ý. Xin các tiền bối đi trước giải thích dùm nhé!


Phayant-NGÃI ĐEN ? chap03


image156
Loại ngãi đen thứ ba ,tên là Cau na xăt…hay còn gọi là Sa hắt.



Có lời đồn là ngãi nầy là vua các loại ngãi ,nó là vô địch vương ngãi ,bởi đặc tính của nó bao trùm cả 2 lĩnh vực sa nê và thmup (sa nê là tên gọi chung lĩnh vực pháp thuật cho tình yêu ,vật chất..Thmup là tên gọi cho lĩnh vực thư ,trù ,yếm hại về tinh thần và thể xác )

-Truyền thuyết số 1,ngãi đen nầy do từ xứ huyền thoại nghìn lẻ một đêm(Ba tư) ,các thầy chà và đã mang nó sang đây trồng cùng với 1 loại lời nguyền ( có thầy khác lại cho nó có xuất xứ từ đảo Bali ).Lời nguyền là nếu cây ngãi nầy mọc được ở nơi đây ,con cháu họ sẽ vẫn còn tồn tại nơi đây ….và hàng năm phải có 1 cô gái còn trinh dâng máu trinh tiết của mình cho cây ngãi ( trọn đời cô sẽ không lấy chồng …thông thường đây là 1 người con gái của chính thầy nuôi ngãi đen )

-Truyền thuyết số 2,cây ngãi nầy do 1 loài phù thuỷ( neang-quỉ cái) nửa người nửa quỉ chết hoá thành ,cây ngãi nầy sẽ tự nhiên xuất hiện tại nấm mồ của cô gái chết trẻ mà ước vọng tha thiết chưa đạt được ,quỉ Neang sẽ xuất hiện dưới dạng cây ngãi đen nầy thu hút vong linh cô gái vào ,sau đó sẽ báo mộng cho thầy pháp đến cúng thu ngãi về nhà trồng luyện ,khi ngãi hoạt động sẽ là lúc các ước vọng của cô gái xuất phát ra (đúng hơn là các cảm xúc tiềm ẩn khát khao được thể hiện ,sau khi đã từng không toại nguyện )



-Trước 1975 ,tui được thấy 1 ông chà và trải chiếu ngồi ngồi bán vải ,bán gối ,và dầu cù là con voi trước cổng đình …..,gần đó là đường làng vào chợ (dạo đó chợ còn thô sơ ,kẻ mua người bán chỉ có mà ngồi chồm hổm trả giá ,hàng hoá ,lương thực tất cả đều do người bán gánh đến bằng gióng gánh ,hay bưng, đội thúng trên đầu , đa số người miên hay chà và ghé chợ mua bán đều đi ghe cập mé bờ gần đó ,rồi ôm hàng hoá lên rìa chợ mà bán )
-Tui nhiều lần thấy ông thầy bán vải đó chữa bịnh cho trẻ em ,nhổ lấy răng sâu ,chữa mụn nhọt to như cái chén ,trừ chí rận (dạo ấy người ta còn nhiều chí lắm ,có thật đó !)…nhổ răng thì lấy bông gòn thấm 1 chất thuốc nước đen đặc có màu hơi óng vàng , để miếng bông ấy vào chổ răng sâu , độ dăm phút sau lấy ra thì cái răng đã nằm gọn trong miếng bông ấy ,không một chút máu chảy ,không 1 tiếng khóc kêu đau …..loại ngãi nầy cầm máu và làm lành da rất thần hiệu !



-Còn chữa mụn nhọt to nhức nhối lâu ngày không bể miệng ..cũng chất thuốc ấy thấm vô vải đắp vào, để yên độ dăm phút. Sau đó ông kêu đứa bé đứng lên ,ngồi xuống đôi ba lần ….là tự dưng cái nhọt vở toác ra …Ông lại dùng 1 cái chén nhỏ để bông gòn và thuốc vào úp lên …lại dăm phút sau .. ông gở chén ra ,cái ngòi nhọt và mủ chui ra nằm gọn trong cái chén rồi!



-Trừ chí rận thì cũng cái thuốc ấy , ông rải lên 1 cái áo cũ do người mẹ đứa bé đem theo ,xong lại bịt trùm đầu tóc đứa bé ,chừng mươi phút , ông lại lấy cái thau nhỏ bảo hứng nước mang đến , ông thầy cho đứa trẻ nhúng tóc vào gội ,vậy là bao nhiêu chí rận nổi lềnh trong cái thau ấy !

-Tôi chú ý những khi chữa bịnh ông hay nói tiếng việt lơ lớ pha tiếng dân tộc của ông ( hay tiếng thần chú ???)…nhứt là khi việc chữa bịnh mới bắt đầu và kết thúc….Tôi đặc biệt chú ý cái chai thuốc chữa bách bịnh kia của ông ….Tôi làm quen ông ….Sau đến nhà ông chơi dạy kèm cho con ông học …..tôi được biết chất thuốc của ông làm từ chính cái cây ông trồng ….Cây nầy có 1 không hai ….nó không hề giống cái cây nào trên đời mà tôi thấy ….Lúc đầu tui còn không tin …cho nó là cái cây giả !!!vì màu sắc của nó lạ lùng quá !

-Về sau thân tình, ông cho tui biết đó là cây ngãi vua …tức là ngãi sa hăt ( dân mình gọi là ngãi đen ) vì sao tôi nói nó là ngãi đen? Vì chính tôi thấy điều nầy ,khi ông lấy cũ ngãi ( lớn bằng ngón tay cái ,như củ khoai từ ,mài lên trên cái nắp nồi cơm ,nồi đất ,rồi lại lấy rượu rỏ lên chổ ấy hứng để làm thuốc ,thứ thuốc mà tôi thấy ông từng dùng trị ở chợ).Sau đó cái nắp vung nầy đậy lên nồi ,nổi lửa nấu cơm…khi cơm sôi ,mở nắp nồi dùng đủa bếp xới ,tôi thấy 1 khoảng cơm màu đen thui (đen nhạt thôi ,không phải như dầu hắc đâu ).Chỗ cơm đó là chỗ nằm ở vị trí mài củ ngãi trên nắp nồi .
-Đây là việc có thật 100%...tôi nhiều lần thấy như vậy tại nhà ông ,chính tôi cũng dùng cơm đó …mùi vị vẫn rất bình thường ….Ban đầu tôi hơi ngại ,nhưng khi thấy cả nhà cùng dùng thì tôi không sợ nữa.

-Tôi tả về cũ ngãi thì nó ngoài vỏ màu như gừng ,mà trong ruột đen như sương xáo ,mùi hơi cay như củ riềng vậy ,khi dùng nó làm thuốc là củ ngãi đào lên để hơi lâu ngày ,củ ngãi săn ráo lại ,rồi mới đem mài trên nắp nồi đất ,mài đến đâu cho rượu vào đó ,hứng lại rượu đó vô lọ đất nhỏ , đậy thật kín , đêm đêm để nóc nhà phơi sương ….Thuốc nầy tuyệt đối không cho nước mưa vào ,1 giọt thôi cũng hư hết cả lọ !

-Ông thầy nói cơm có ngãi đen ăn vào ,miệng không có bị bịnh (theo tôi nghỉ có lẽ là các bịnh về răng miệng ,yết hầu chăng ?)



-Tôi từng đem bộ nồi gang tặng ông nấu cơm ,nhưng ông chỉ nấu qua vài lần rồi không dùng nữa ,không hiểu vì sao ?Nhưng củ ngãi sẽ không tác dụng làm đen cơm khi dùng nồi kim loại để nấu. Và khi cơm chín rồi ,cho dù có để 8 kí ngãi đen lên nắp nồi …cơm vẩn trắng tinh !

Tôi thấy ông lấy cũ ngãi lên từ chính cây nầy ,mỗi khi độ vài củ thôi ,và chỉ có 1 cây duy nhứt thôi ……….Buổi tối ông hay ngồi trầm ngâm rất lâu cạnh cây ngãi ,nhưng ông hề thắp nhang cho nó hay làm gì khác như kiểu người hoa hay cúng, ông nói với tôi cây ngãi đen nầy là do sư phụ ông (củng là người bà con bên nội của ông truyền lại cho ông ) cho biết rằng cây ngãi nầy trị đuợc 12 bịnh lớn và 136 bịnh nhỏ ! nghe vậy chớ không biết cụ thể là các bịnh gì !



-Về sau tôi mới biết là ông thầy đọc chú không ra tiếng như thầy pháp việt nam tụng kinh ,người chà đọc thần chú thì phải ngậm miệng kín ,chỉ phát âm ra lổ mủi thôi ,nên rất khó nghe rỏ …cứ chốc lát lại phải tằng hắng 1 cái ( có lẻ đây là lệ niệm thần chú như vậy )



-Trở lại vấn đề cây ngãi đen nầy , ông nói cây ngãi nầy trị được 136 thứ tà ma ,vì nó kêu gọi được 136 vị thần trên trời xuống (thiên sứ???). Trên vành chậu ngãi bằng đất nung nầy ,tôi thấy có ghi chép nhiều chử như tiếng Brumese Chà , ông nói đó là lời kinh Q'ran,vì nếu cây ngãi đen nầy không có các lời kinh bảo vệ ,ma quỉ sẽ nhập vào cây nầy tác quái ,ma quỉ rất thích cây ngãi đen nầy .



-Ông nói ông biết nhiều phép thuật từ cây ngãi đen ,tuy nhiên ông chỉ chuyên dụng làm thuốc mà thôi ,việc làm phép thuật từ cây ngãi đen là việc của các thầy khác ( các thầy chà chuyên về pháp thuật khu vực chợ Nancy ,gần cầu chữ Y,là lúc trước 1975)



-Dùng ngãi đen trị ma tà xâm xác người ,tôi thấy ông xài 3 củ ngãi đen ,lấy giấy màu dán lên cũ ngãi ,vẽ mắt và miệng lên ,lấy 3 cái que nhúng màu đỏ ghim vào từng củ ngãi ,dùng giấy quyến mỏng để vấn thuốc lá loại dài độ vài tấc (giấy trắng ) chiều ngang như cỡ chiều dài ngón tay ,viết đầy lời kinh Q'ran lên ,xong lại vấn vào mỗi que …….Khi đi trị bịnh , ông hay để trong túi vải , đầu tiên ông lựa lấy ra 1 que cầm để lên trán ,sau đó nhứ vào mặt người bị ma ,hỏi có sợ không, nếu không thì lát sau ông lại lấy ra cái khác nhứ vào mặt.Thường thì đến cái thứ 2 hay ba là người bịnh la lên ,hay ngất xỉu.Lúc ấy ông tháo cái giấy vấn vào que ra ,quấn lấy quanh 2 bàn tay người bịnh.Tôi theo ông đi vậy độ vài hôm 1 lần , đi chừng 3 lần là người bịnh tỉnh táo lại .



-Tôi thấy nếu không có cũ ngãi đen thì ông không thể dùng cái que hay giấy bùa mà trị ma được ,tức là cái chánh yếu phải là mấy củ ngãi đen ấy .



-Đây là cách tôi thấy ông dùng ngãi kêu gọi vợ giận chồng trở về nhà , ông kêu chồng lấy áo vợ đem đến , ông lấy ra cục đá mài dao cũ ,viết tên tuổi người vợ lên cục đá (bằng chử dân tộc của ông ) ,rồi ông lấy cũ ngãi đen mài lên cục đá chổ viết tên , độ 5 phút sau , ông lại lấy cục đá chà lên sau lưng áo …sau rốt ông gói cục đá vô cái áo xếp lại, đưa người chồng đem về để ở bếp nấu cơm ….quả là mấy ngày người vợ về làm lành lại ….Người chồng liền đem cái cục đá đến trả ông và cảm ơn .

-Ông làm phép yêu cho 1 người đàn ông lấy được vợ bên đạo Thiên chúa bằng cách mài ngãi cho vào dầu cù là ,chính tay ông chà dầu lên lưng trần của người đó ,người đó đi hỏi vợ và được đồng ý ,sau khi đã có lần thất bại tại nơi đó.

-Trẻ nít bị ghẻ hòm tại 2 ống chân , đã lâu không khỏi , ông dùng 2 vắt cơm nóng, nhỏ dầu ngãi đen vào , áp vào 2 ống chân nó ,chà lên xuống ….Lát sau lấy vắt cơm mở ra thấy có vòi nho nhỏ trong đó như lãi kim vậy ….Vài hôm ông trị 1 lần , độ hơn 15 ngày thì chân ống chân nó lành lại kéo da non .

-Muốn hai người trọn đời yêu nhau , ông lấy 1 xấp bánh tráng đem cúng và 1 nãi chuối xứ ,3 điếu thuốc lá ,3 xấp vải trắng ,3 hột gà luộc ….sau đó ông lấy 2 cái gương soi tròn ghi tên tuổi 2 người úp vô nhau , để vô cái túi vải kêu để đầu giường…Sau đó ông nhai củ ngãi phun vào xấp bánh tráng ….ông nói về nhà hai người ăn hết xấp bánh nầy không cãi nhau nửa , ở trọn đời (?).

-Con gái 1 vị thầy khác không lấy chồng được (ế chồng???) ông kêu đến cho 1 lọ cù là có ngãi đen về xức ,trong năm đó có đám cưới ,quả là y chang vậy .


-Có người đến xin phép năn nỉ khất nợ , ông ra ngồi kế cái cây 1 chút ,trở vô chửi người kia mấy tiếng ,kêu đi về ráng mà năn nỉ đi ! quả nhiên người đó về khất được nợ qua đến sang năm .
-Còn nói về chuyện thư trù bằng ngãi đen, là chuyện kể của mấy thầy khác nữa. Như muốn trả thù phải nuốt 1 củ ngãi đen (không được nhai ),kế đó hàng ngày đúng giờ ngọ phải ra miếu hoang hay nghĩa địa ngồi xổm ,phất 2 tay áo phần phật trong gió cho mạnh ,miệng kêu tên người có thù mà rủa bằng các lời cay nghiệt nhứt.Thỉnh thoảng lại phải vuốt tóc mình ,vuốt lông mày mình ,lại phất tay áo ,cứ vậy hàng ngày .Khi nào đi cầu(đi tiêu) mà cũ ngãi lọt ra ngoài ,thì lấy cũ ngãi đó liệng vô nhà kẻ thù ,sau đó 3 ngày ,kẻ thù nhứt định qua đời vì đủ mọi lí do !
-Ngãi đen còn có thể thư trù ( Thmup) có cách nuôi ngãi đen bằng huyết của chính vị thầy chủ nhân ,khi lấy cũ ngãi thì phải đốt bằng móng và da con trâu cổ thật già ( trâu đực )để hơ củ ngãi cho thật ráo.


Khi thầy muốn thư trù ai ,hay ai mướn thầy làm ( thường thì phải nêu rõ lí do trả thù và thề là nói đúng sự thật ,nếu nói dối ,người bị trù sau khi chết rồi thì kẻ mướn trù sẻ bị mù và điên ,con cái trong nhà sẽ chết yểu đến mấy đời).Khi đêm đến ,vị thầy sẽ lấy tên tuổi nạn nhân và người mướn trù ra cúng thần ngãi và tác bạch việc mình muốn làm ,sau đó ông thầy lấy vật tuỳ thân của nạn nhân như tóc ,khăn tay..vv..để vô 1 cái chén sành thật cũ úp lên ( chén nhặt tại các gốc cây ,khi xưa chén bát ,bình vôi cũ thường được dân làng đem vứt bõ tại các gốc cây to trong lang )rồi lấy cái áo của kẻ mướn trù ra , đặt 1 cái lưỡi câu cắm cá lóc(đã từng lấy trong miệng cá ra ) đặt lên đít chén ,phủ cái áo lên chén ….sau đó nhai cũ ngãi đen và niệm thần chú gọi tổ ngãi … phun thật mạnh ngãi lên cái áo. Sau đó giở cái áo lên xem lưỡi câu còn không?Nếu lưỡi câu còn thì ông lại để áo lên phủ lại nhai ngãi phun lần nữa 2 hay 3 lần mà thôi. Nếu lưỡi câu vẫn còn thì số người bị trù sẽ không chết ,nhưng sẽ bịnh nặng và làm ăn bại xụi 1 năm.


Nhưng nếu cái lưởi câu kia biến mất thì người ấy sẽ chết sau 100 ngày !...ban đầu là đau đầu ,biếng ăn … ngủ hay mớ ….về sau ăn nhiều mà ốm dần …bụng chướng lên ,mặt vàng đi ,2 ống chân phù ra …đường chỉ trong 2 bàn tay và chân mờ nhạt dần ……đến 60 ngày thì bụng chướng lớn lại hay có cục gù như nắm tay nổi lên di chuyển như 1 sinh vật ,lúc chạy vòng vo ,khi lại trồi lên hụp xuống ở vùng bụng.Đây là thời điểm thuỷ triều hay lên hoặc xuống ….Người bịnh tối khi mơ ,khóc lóc ,hay tự vạch trần, hài tội chính bản thân mình hay người liên kết tội lỗi với mình !Từ khoảng 90 ngày đến hơn 100 ngày là lúc tử vong .
-Đã ếm thư với ngãi đen thì không có việc làm vào ,mở ra !Nếu như bùa chú có cột có mở ,thì việc nầy không thể với ngãi đen.Vì nó phải trả giá bằng chính sinh mạng của thầy thư ngãi hay của con trai ruột của thầy (hoặc con gái )


-Theo tương truyền ,thầy nào thư ngãi đen hại người ,nếu lấy 3 mạng ,thầy sẽ mù 1 con mắt ,nếu lấy 7 mạng ,thầy sẽ đui trọn 2 con và tuyệt tự ,tức con cháu trong nhà tự nhiên mắc bịnh hoạn,tai ương lần lượt từ trần !
-Các thứ thuật thư chài bằng cá rô hay con rắn nhỏ vào bụng ,thư da trâu ,thư miễng sành chén cũ ...chỉ có thể thực hiện với sự hổ trợ của ngãi đen mà thôi !Vì vậy nên các thầy ngãi xem ngãi đen là ngãi vương vô địch !
-Còn việc khác nữa từ ngãi đen, như lấy mồ hôi người ta ( vắt từ cái áo ướt khi mới đi đồng về ) cho ngãi đen vào ,sau đó đánh bẩy chim (bẩy sập )nếu được 2-4-6 con thì không ,nếu được 3-5-7 con thì nhỏ mồ hôi vô miệng chim thả bay đi ,người kia sẽ bõ đi biệt xứ không về nơi sinh quán ,thoãng hoặc có về thì lại đau bịnh ,bức bối tinh thần ,lại mau chóng rời đi !


-Có 1 điều bất ngờ là sau gần 30 năm ,tôi tình cờ lại gặp cây ngãi đen thứ hai (loại Sa hăt) tại vườn ngãi ở núi Tượng ! Chủ nhân nói trồng hơn trăm loại ngãi quanh đây …tôi đi rảo vòng nhận diện ra hơn 20 loại ,có loại hiếm …Bất ngờ thấy cây ngãi đen như cây ngày nào xuất hiện.Có lẽ chủ nhân không biết sự lợi hại của nó. Ông trồng nó thẳng xuống đất bên cạnh tay phải của điện thờ ,tôi mừng quá lấy máy ảnh ra chụp ngay 1 tấm.Thấy ông có vẻ không thích,tôi vờ nói thấy đẹp quá ,chụp cái làm kỉ niệm.Hỏi về cây nầy thì ông cho biết gọi là ngãi Xiêm, trồng cạnh điện thờ cho nó nghe kinh mỗi ngày chứ không có gì hơn !Tôi tin là vậy ,vì đây là ông đạo tu ,trồng ngãi làm thuốc. Ông nói cây nầy lâu lắm rồi …từ ngày thầy ông còn đã có nó sẵn không biết từ lúc nào, ông cũng không biết dược tính của nó ra làm sao !


-Đây bạn nào tò mò mời xem hình của nó !tui cam đoan các bạn khó thấy cây nào giống vậy ! Lên núi có cái mắc cười là hể hỏi đến ngãi đen ,người hay hỏi bạn lấy bao nhiêu kí ?! vô vườn họ đào lên bán ngay ! trung bình là 50 ngàn 1 kí tuỳ loại !.....xem ra mới biết đó là cũ thiềng liềng đen (ruột nó đen tím lịm ,cắn vào miệng thấy vị tê cay ).Bà con cho đó là ngãi đen ! Lại còn cây gừng đen ,thuộc giống nga truật nữa ! củ lớn như củ riềng vậy ! Khi củ già cũng có màu nâu nhạt trong ruột !Còn lại loại nữa cũng là thiềng liềng mà lá thấp hơn ,vỏ ngoài củ màu vàng hơn thứ kia …ruột cũng tim tím cũng được bà con kêu là ngãi đen tuốt !Mấy anh nầy trong sách thuốc nam có chỉ mặt rỏ ràng !
-Loạt bài trên là tổng kết về 3 loại ngãi đen của truyền thuyết mà tôi biết hơn mấy mươi năm qua ! hy vọng đem lại chút kiến văn về ngãi đen cho các bạn yêu thích huyền thuật .


Phayant-NGÃI ĐEN ? chap02


image157image158
Loại ngãi đen thứ hai còn gọi là Tà náp (tuỳ theo chổ mà có thể có tên gọi khác nhau) ở đây là tên gọi theo vị thầy chỉ cây cho tôi nhận dạng.Loại ngãi đen nầy khá là hiếm hoi.Bỏ qua đặc tính thuốc của nó thì đây là loại ngãi các thầy chuyên dùng làm ma thuật ,nói ma thuật không hẳn là hại người ,là vì thuộc tính làm phép nằm trong bóng tối và hiệu quả kì lạ đến không tin nổi về nó .

Tà náp mọc tại vùng núi Tượng và núi Cô Tô thuộc Châu Đốc ,nó chỉ mọc trong sân vườn nuôi ngãi của thầy ,hiếm thấy cây mọc hoang bên ngoài ….Thầy nào trồng hay lắm chỉ được đôi ba bụi không nhiều hơn ….Cây lúc nhỏ cao gần 2 tấc có lá mặt trên xanh ,dưới màu đen ….Sau khi cây mọc cao hơn thì toàn bộ lá chuyển sang màu đen có sắc pha tim tím (xin chớ lầm nó với cây huyết dụ ,vì cây ngãi nầy lá bẹ và chỉ cao hết cỡ là hơn đầu gối thôi )….Cây ngãi biết chào chính là loại Tà náp nầy đây ….Khi chủ nhân nuôi ngãi niệm thần chú ,cây sẽ tự ngã nghiêng qua lại như có gió lùa bụi cây (tôi từng chứng kiến đều nầy ,khi trời lặng im không gió ,ngãi chỉ vẩy chào khi thầy đọc thần chú )



Ngãi tà náp nuôi không được ở chỗ nắng gắt ,chỉ cần chỗ hơi nước ẩm như phong lan ,tốt nhứt là nên trồng xen lẫn với 1 số bụi cây khác cho mát cây (có bóng râm).

Mỗi ngày phải chú trớ vào cây vào lúc nửa đêm ,mỗi tháng phải có 2 ngày cho cây ăn trứng gà (đặc biệt trứng gà ta ,và máu mồng gà trống viết thần chú lên trứng )cây Tà náp rất kị đàn bà đẽ lại gần ,cây sẽ vàng lá chết trong vài hôm.

Củ cây ngãi đen nầy nhỏ thì như hạt đậu ,to thì như ngón chân cái ,không hơn ,trong ruột đen sãm ,….khi thì giờ thích hợp thì thầy ngãi sẽ lấy cũ ngãi già nhứt tách khỏi cây.Sau đó cho cũ ngãi vào 1 cái dĩa sành , đậy lại bằng 1 tấm vải đỏ có ghi lời chú trớ trên vải …..hàng đêm thầy phải luyện củ ngãi nầy cho thuần phục mình trong 100 ngày đêm .



-Vì sao phải cực khổ như vậy với cây ngãi đen?vì họ tin rằng cây ngãi nầy sẽ mach cho họ hôm nay ai đến nhà , đến với dụng ý tốt xấu ra sao ….Khi lối xóm có mất đồ ,người ta đến nhờ xem thì ngãi sẻ mách cho biết ai đã lấy trộm ,quen hay không ?gần hay xa.

Còn chuyện khác nữa như củ ngãi nầy cắn lấy 1 mẩu nhỏ nhét kẽ răng đi nói chuyện vay mượn cho dể dàng ….cho người ta yêu mến ….Hay lấy ngãi nầy nhai phun vào tô nước cho khách rửa mặt và rải lên quần áo …sẻ mua may bán đắt trọn ngày.Nếu chẳng may có đàn bà chửa kêu tên hay vỗ vai thì ngãi thì chạy về lại nơi thầy ,lúc nầy ngãi không còn theo khách nữa.Nhưng điều gì cũng có giới hạn của nó.Mỗi người khách chỉ có 2 cơ hội xin ngãi xài ,không có đến lần thứ 3. Nếu có ,phần được của khách sẽ là cái mất mát của nhà ông thầy cho ngãi. Vì vậy ,ta biết rằng thầy ngãi không bao giờ xài ngãi ,chỉ cấp cho thuộc khách xài mà thôi .



Ba miếng cắn ngãi cộng với 3 giọt máu từ ngón tay út hoà với trứng gà sẽ là miếng bùa yêu độc chiêu vô song ,có thể đem cô gái về nhà ở hay đi với người chuộc ngãi đến bất kì nơi nào. Với người bị trúng ngãi đen nầy ,họ chỉ còn biết người tình mình là chánh yếu ,nói gì cũng nghe. Quyến thuộc với họ trở thành không quan trọng. Cô gái nầy có thể bỏ nhà đi biền biệt ,sau trăm ngày ngãi sẽ tan nếu người tình không tiếp tục chuộc ngãi .



Đây là trường hợp có thật từng xảy ra. Có người chuộc ngãi đen cho 1 cô giáo ăn phải ,cô ta bỏ nhà ,bỏ trường đi xây tổ ấm cùng người yêu ,anh nầy cũng thuộc loại tương đối khá có tiền chuộc ngãi liên tục và cũng hết lòng yêu chìu cô ta. Nhưng sau khi sanh con đầu lòng. Chắc có lẻ vì ngãi không chịu ô uế nên mất tác dụng ! Cô ta chợt bừng tỉnh như 1 cơn mơ …tự dưng thấy ghét chồng thậm tệ ,không chút cảm tình …cô liền ôm con trên tay về nhà cha mẹ ruột ,bất kể ông chồng tuyệt vọng nài nỉ hết lời !!!



Câu chuyện kế sau đây cũng hoàn toàn có thật...Cách đây gần 10 năm trước ,1 dạo gần Tết ,người ta hay có lệ sơn phết lại mặt tiền nhà (quét vôi trang hoàng cho sáng mừng năm mới ).Có 1 gia đình người Hoa ở quận 5 mời 3 người thợ (từ miền Trung vào ) đến quét vôi trong nhà.Trong nhà họ có cô con gái 21 tuổi đã đính hôn …chờ ra giêng làm đám cưới.Trong lúc thợ quét trong nhà thì tình cờ cái thang đè lên trên đôi dép cô gái. Cô gái kêu anh thợ lấy đôi dép giùm cho cô mang đi.Lúc đó anh thợ liền lấy đôi dép lên thổi mấy cái như thổi bụi bám rồi đưa cho cô gái. Có vậy thôi mà 3 ngày sau ,khi việc quét vôi đã xong thì cô gái bỏ trốn nhà theo anh thợ kia.Có người thấy cô ta đi ngoài đường với anh ta ,liền báo cho gia đình cô hay. Cả nhà túa ra tìm nhưng không hề thấy dấu vết gì của mấy người thợ hôm trước. Hỏi chổ nhà trọ ,người ta nói họ thu xếp về nhà ăn Tết rồi ……Vậy là cô gái mất tích luôn …Qua 30 ngày sau, tự cô trở về nhà ,tiều tuỵ và hốc hác. Cô tuyệt đối không nói nhiều …chỉ nói khi cần thiết … Cả nhà không ai có thể biết cô đã ở đâu? với ai? làm gì hơn cả tháng qua? .



Lúc đó ,có người quen nghi là cô mắc ngãi ,liền gọi thầy pháp đến ,họ có cúng nhưng cô vẩn y thái độ ,mổi ngày cô ăn rất ít. Sau đó họ nhờ đến vị thầy mà tôi quen …Ông đến xem khí sắc cô rồi nói cô bị trúng ngãi đen Tà náp rồi .

Ông nói mua trứng gà luộc rồi lén dấu 3 cái dưới gầm giường cô ta ngủ ….Sáng hôm người nhà lén lấy ra rồi kêu ông đến , ông không chạm vào ,kêu người nhà đập trứng ra xem thì thấy trong trứng từ lòng đỏ và trắng đều chuyển màu đen thui do ngãi ăn !

Vì sao ông biết trước việc nầy ?Vì chính ông củng từng nuôi ngãi đen Tà náp ,nhưng ông không cho dùng vào các việc tổn thất đức như vậy ! Ông cho biết mỗi trăm ngày chỉ được dùng 1 lần mà thôi ,và tuyệt đối người dùng không được trở lại hiện trường đã dùng ngãi.Tức là phải đi thật xa chỗ tác ngãi (đây chỉ nói với công tác làm ngãi yêu mê ,mờ mắt thôi. Với việc khác thì không như vậy)



Khi hỏi bao giờ hết thì ông nói nếu sau trăm ngày không tiếp chuộc ngãi cho người tình ăn thì ngãi sẽ không còn tác dụng. Còn cách nào sớm hơn cho giải ngãi ? Ông nói phải trục 1 tuần cho ăn uống 1 số thuốc ngãi khác cộng lại ,con bịnh sẽ nôn hay tiêu ra hết chất ngãi Tà náp mới tỉnh hồn lại .
Bởi vì ngãi Tà náp quá mạnh và lợi hại ( khi làm dầu hay sên sáp ngãi ,người Khơ me hay phối hợp 5 hay 7 loại ngãi lại nấu. Nhưng với ngãi đen thì chỉ duy nhất ,nên nó mạnh gấp mươi lần các loại ngãi kia hợp lại )

Trong khi ông thầy quen với tôi còn tìm vài loại ngãi mà ông biết để phối hợp giải ngãi Tà náp ,cô gái kia đã nhân sự sơ hở của gia đình ,mà cạy tủ lấy tư trang và tiền mặt trong nhà rồi biến mất lần nữa !

Đúng như lời ông thầy nói ,quả là sau trăm ngày cô lại trở về , ốm o gầy mòn ,còm cỏi.Nhưng lần nầy cô tỉnh táo hẳn, ăn uống dần lấy lại sức như xưa cũng không hề có ý muốn trốn nhà mà đi. Về việc cô đi đâu ,làm gì với ai thời đó ,cô có thuật lại cho ông thầy và gia đình cô nghe, nhưng việc ấy không tiện kể nơi đây và không quan hệ về ngãi nghệ.

Cũng xin kể lại việc chắc là cô gái trúng ngãi ra sao ? Vì chính tôi thấy khi ông thầy đến nhà cô ta , ông nói lấy 1 nắm gạo cho vô bọc ,và 1 nắm muối hột cho vô bọc , để cô gái ngồi 2 tay nắm 2 bọc ấy …..ông lấy 3 cái trứng gà (có vẻ chú trớ lên ) để vào 1 cái dĩa trước mặt cô ấy.Khi ông đọc chú trong miệng thì cô gái tự nhiên cầm khi thì nắm gạo ,khi thì nắm muối dí vào cái dỉa trứng (lúc nầy cô như con rối vô hồn ).Sau đó ông đi ra sau lưng cô ta niệm chú ,nếu ông đưa tay phải ông lên ,tự dưng cô gái củng đưa luôn tay phải cô lên ,dù cô không hề nhìn thấy ông làm gì!



Sau nầy ông giải thích với tôi là vì trong người ông củng có giử ngãi đen Tà náp ,nên ông khiến ngãi của ông nuôi liên thông với ngãi trong người cô gái mắc phải ,nhưng ông không tài nào có thể trục ngãi ra khỏi người cô ta được (vì ngãi thầy nào nuôi chỉ đi và về theo thần chú của thầy đó )

Nếu ngãi chỉ đi theo bám vào khách ,thì có thể xúc chạm ô uế làm ngãi bỏ đi về ,nhưng trường hợp nầy ,có lẻ cô gái đã bị ngửi hay ăn ngãi vào tận sâu trong trí ,chỉ sau trăm ngày ngãi mới tìm về thầy vì không còn thức ăn ( ngãi chỉ ăn khi có chú trớ của thầy nuôi nó mà thôi )

Tóm lại, Tà náp là ngãi đen chuyên về việc luyện ngãi mách ( nhưng nó không thể nói đồ mất rồi có lấy lại được không ?người đi quá xa ,như cách nhau nhiều km ,nó cũng không thể biết ,có thể nó chỉ hoạt động rất mạnh với phạm vi càng gần càng tốt ), giúp cho ăn nói vay mượn ( không quá ba lần ,chớ không phải muốn ra sao thì ra )……mê hoặc tình ái ( như câu chuyện trên ).Loại ngãi nầy không thuộc về ngãi độc thư trù ,thuốc thác người ta .



Trên là hình chụp thật sự của Tà náp ngãi tại vườn của 1 vị thầy Khơme Nam bộ.Tiếc là tôi không được cho phép chụp củ ngãi ra sao ,và vị thầy cũng không muốn đào nó lên không đúng lúc .( chỉ biết rằng củ ngãi đen Tà náp có hình tròn bầu dục như cái trứng chim cút và đen sãm trong ruột ,mùi của nó không như đa số các ngãi có mùi của gừng ,mà lại có mùi tựa như thơm tóc của các cô gái ).


Phayant-NGÃI ĐEN ? chap01


image159image160image161

NGÃI ĐEN ? TRUYỀN THUYẾT VÀ HIỆN THỰC TÔI TỪNG BIẾT .

Theo truyền thuyết mà tôi biết do nghe thầy tôi và các ông lão Khơ me Nam bộ kể lại từ các vùng miền tây ,nơi đất gần tiếp giáp xứ Kam pu chia ,ngãi đen gồm có 3 loại ,may mắn là tôi từng thấy và chụp ảnh lại cả 3 loại nầy .

Ba loại đó có tên là: Xà mo - Tà náp - Cau na xăt.

Dĩ nhiên là tuỳ theo từng thứ ngãi mà nó công dụng khác nhau ,từng ông thầy thuốc , ông thầy pháp ,sẽ dùng nó theo cách gia truyền của bổn môn ,sự nuôi nó khác nhau .có loại nuôi tại vườn nhà …có loại không được nuôi trong nhà ,chỉ biết chổ bí mật mỗi năm đến lấy 1 lần mà thôi .

Loại đầu mọc tại miền Tây ,chỉ tại vùng núi Cấm và núi Tượng mà thôi ,nó chỉ mọc trên núi và trong vườn thuốc ,không hề mọc tại chân núi và đồng bằng ,có thể tác phong của nó tồn tại nhờ khí hậu và thuỷ thổ đặc trù của vùng .

Loại Xà mo lá và thân cây như cây môn nước hay bạc hà ,tuy nhiên xà mo thì đen thủi từ cành lá đến gốc củ.Loại nầy dùng làm thuốc với củ và hoa ,hoa rất hiếm ra , đôi khi vài năm ra hoa 1 lần ,hoa như hoa loa kèn ,mọc từ củ đâm lên ,màu trắng pha sắc tim tím.Hoa có dược tính làm thuốc tình dục ,kích dục và cương dương.Củ thì làm thuốc dùng dung thực phẫm hàng ngày khiến cho trẻ con còi mau ăn chóng lớn, người già mau phục hồi dương khí ….Có lời đồn rằng cụ già 70 mà dùng nó trong 15 ngày có thể sung lực lại như con trai ,có thể lại có con tiếp ….Ngãi Xà mo thì làm thuốc nhiều hơn là phép thuật ,cách trồng cũng tương đối dễ. Thực ra nó tự mọc mà không cần chăm bón hay chú trớ gì vào cây .



Xin chớ lầm với loại cây có lá gần giống như vậy là cây môn tía lợi ,cây nầy mọc gần bờ nước như môn ,củ và lá có thể nấu canh ăn lợi dưỡng khí huyết.Nhưng cây môn tía lợi thì cành đen mà lá xanh. Trong khi cây Xà mo thì tất cả đều thâm đen ,không hề có màu xanh ,và cây mọc trên đất thịt , đất bằng không mọc tự nhiên gần hồ nước như cây môn .



Người khơ me hay xắt lá cây Xà mo cho heo gà ăn ,vì nó làm tăng đề kháng gia súc với bệnh tật đến từ thiên nhiên.Khi vào phum sóc của họ ,nếu để ý ta sẽ thấy vài bụi Xà mo họ trồng gần 2 bên đường vào làng. Loại nầy người Việt ít ai biết xài.Lại có người cho là có thuốc độc. Ví dụ như củ Xà mo ,muốn làm thuốc xài thì đợi đêm trăng thật khuyết ,trước tiên hứng sương trên lá nó ,sau lấy củ (người lấy đứng day lưng phía đông ),lấy sương trên lá nó rửa mặt mới được đem củ về nhà ,không đem vào bước qua thang (nhà sàn )mà phải chui lòn dưới gầm nhà sàn mà liệng nó vô xó bếp ,im lặng mà đi ngủ,sáng mai sẽ làm thuốc .



Người ta quả quyết nếu thanh niên trai tráng làng họ có bệnh hoạn hay thiếu hụt ,chỉ còn lại các cụ già ,thì các cụ già vẩn dùng những bài thuốc nầy duy trì dân số cho làng họ. Người nam vô sinh có thể dùng củ Xà mo để lấy lại lực lượng tinh trùng.Khi lên mạng khảo sát lại vô tình nhìn thấy loại cây nầy cũng có mọc tại Nam Mỹ với tên dân gian là BLACKWINDOW MAGIC….Không chừng ở xứ họ có cách làm ma thuật khác với cây ngãi nầy nên mới có tên gọi như vậy .



Quí bạn nào có về núi Tượng ,lên núi sẽ thấy loại ngãi nầy mọc hoang vào mùa mưa ,hoặc trên núi cấm khu vực gần suối Thanh Long ,nó không mọc tràn lan thành khu như cây môn nước ,mà chỉ duy nhứt 1 bụi mà thôi.Chính những người dân Khơ me gánh hàng lên núi bán cho người Việt ,họ đã bứng lấy những cây nầy về phum sóc làng họ trồng. Có ông thầy Miên biết cách dùng lá Xà mo làm thuốc cho thịt mọc lại từ vết thương đã bị khuyết lỏm.Tôi xem trong danh mục cây thuốc nam thì không hề thấy cây Xà mo được liệt kê vào danh mục thuốc (kể cả hình dạng của cây thuộc họ dứa)


Ngãi hậu


image162image163
(TADN) NGẢI LỤC BÌNH

Xét về dược tính, ta có thể tham khảo tài liệu dưới đây.

Ngải lục bình, Ngải hùm - Eurycles amboinensis (L.) Loudon (E. sylvestris Salisb.) thuộc họ Thuỷ tiên - Amaryllidaceae.

Mô tả: Cây thảo cao 0,7-1m. Lá rộng, có phiến hình tim, màu xanh dợt, gân cong, cuống hình máng. Tán hoa bao gồm 20-30 hoa xuất hiện vào tháng 6-7, trên một trục dài 30-60cm, mọc ở nách những lá đã rụng. Hoa trắng hay vàng nhạt, to, có cuống ngắn bao bởi 2 mo hình ngọn giáo, 6 phiến bao hoa như nhau đính ở gốc, 6 nhị đính trên ống, bầu dưới. Quả nang tròn, thường chứa một hạt hình cầu.



Bộ phận dùng: Lá, củ - Folium et Tuberculum Euryclis.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc phổ biến ở Lào, Malaixia, Philippin, châu Đại Dương. Ở miền Nam nước ta, gặp ít hơn. Thường được trồng làm cảnh. Thu hái lá quanh năm.

Công dụng: Thường dùng chữa nóng sốt, dịch hạch, kinh nguyệt không đều. Người ta dùng lá để đắp tiêu sưng.



Ở Inđônêxia, người ta dùng củ của nó để nhai, nhằm làm dịu cơn đau và các cơn choáng do ngộ độc cá và giáp xác độc.

Xét về khía cạnh huyền môn, thầy luyện ngải gọi đây là ngải Hậu hay ngải Cung Hậu.

Ngải Cung Hậu có bông màu trắng trổ thành chùm. Loại này phổ biến ở khu vực đồng bằng miền Tây Nam bộ, đặc biệt là ở khu bưng biền Đồng Tháp. Loại ngải này chỉ chịu mọc trong đất bùn đen. Nếu chuyển sang đất đỏ hoặc các loại đất khác nó sẽ bị chết hoặc không còn sinh lực huyền năng.



Tuy chưa phải là loại ngải mẹ nàng như ngải bà nhưng ngải Cung Hậu cũng có huyền năng không nhỏ. Tôi chỉ giới thiệu một công dụng phổ biến nhất, phần còn lại xin miễn bàn vì thuộc lĩnh vực chuyên sâu, không thể đem ra phổ biến được.

Cây nầy chủ về cầu không mất của, tức là bảo lưu cho những ai giàu có sẵn rồi.

Tên gọi của nó là Stiêng-vay…..nghỉa là chủ cả,kẻ có của.(như địa chủ ,hương quản bên việt nam ).
Có mấy điều tôi cần lưu ý:

1- Ngải này có câu chú luyện riêng không giống các loại ngải hội khác. Nếu không có Chú Tổ và chú luyện, người trồng sẽ không bao giờ phát huy được huyền năng của nó.

2- Ngải chỉ có ích khi người trồng, người thỉnh giàu có sẵn. Nó có tác dụng giữ gìn và bảo lưu tài vật cho gia chủ. Nhưng người chủ đang trên đà lao dốc mà mang ngải này về, chỉ còn nước ..bị gậy ăn mày mà thôi.

image164
BỔ SUNG:

Hổng phải tự dưng thầy bà gọi loại cây này là ngãi hậu đâu nghe. Hậu cũng có nghĩa là hoàng hậu đó.Ngãi này mà dừng lại ở ba cái chuyện giữ của cho nhà giàu thì làm sao gọi là hậu phải không bà con huynh đệ.Để tui nói thêm cho nghe, hoàng hậu ở đâu, phi tần, quý nhân, nữ tỳ phải theo đó.Chuyện lớn nhỏ trong hậu cung một tay hoàng hậu cai quản.Một vườn ngãi đủ loại nàng để ở chung với nhau đâu có được.Ngãi lớn nuốt ngãi bé là cái chắc.Có chậu ngãi hậu để vào,đọc chú thỉnh mẹ ngãi về trấn giữ,mấy chậu ngãi khác êm ru bà rù ngay.Hổng tin,mai mốt ai đó thử đem về một đống ngãi để chung với nhau đi,nó hổng ăn lẫn nhau tui thua đó. Trong vườn ngãi có chậu ngãi hậu, bà con phải biết cách sắp xếp sao cho có tôn ti trật tự.Bà con đừng để tứ tung minh tàng hổng phát huy công lực của mấy vị ngãi đâu, trồng vậy uổng công lắm lắm.


Các loại ngãi độc tướng


image165
(TADN) Tôi dùng từ “độc tướng” vì những loại ngải được liệt kê dưới đây có những công năng đặc biệt. Nếu như các loại ngải hổ, ngải nàng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu lợi sinh thì các loại độc tướng này dùng để giúp cũng được mà dùng để hại cũng xong.
Những mặt tốt đẹp của ngải chúng ta đã được nắm bắt sơ qua những bài viết trước, nhưng mặt trái của nó thì hiếm có người nhận thức rõ ràng. Đó cũng là lý do vì sao người đời sợ ngải hơn bùa.



Trong phạm vi giới hạn cùng với kiến thức nông cạn của mình, tôi chỉ có thể liệt kê ra một số loại mà tôi biết cùng những tính năng của nó. Nhiều bạn nhắn tin gửi mail cho tôi hỏi về một số loại ngải như “ngải đồ dơ”, “ngải Bram”, “ngải Thuỳ Hương” gì gì đó.
Xin trả lời là tôi không biết. Vạn vật vô danh mà, cùng một loại nhưng ta muốn đặt tên gì mà chẳng được. Còn những loại tôi trình bày là những thứ tôi từng trồng, từng luyện hoặc từng nghe sư bá, sư huynh kể lại. Những vị tiền bối ấy có nhiều công sức góp nhặt và tu luyện, được sự truyền thừa từ sư công tôi, chắc chắn rằng tên gọi những loại ngải ấy không phải mới xuất hiện gần đây.



Trong các loài độc tướng mà tôi biết có thể kể đến nàng Lùa, nàng Thâm, mala cao, mala lùn (hay còn gọi là ngải ma lai), chúa đinh, chúa sát, chúa sậy, khalamây, apakết…
Có những loại vốn là thuốc độc, trùng độc nhưng người đời vẫn quen gọi là ngải như bogiẹc, ba răng…
Hoặc có những thứ phép luyện dựa vào thực vật kết hợp với động vật cũng gọi là ngải như ngải tình yêu, ngải mê dâm…
Những thứ này công năng đặc dị vô cùng, hại người là chủ yếu.

image143
Cho nên khi viết về những loại này, tôi cũng chỉ trình bày khái quát để mọi người hiểu thêm về thế giới vô hình quanh ta chứ không thể bàn sâu. Lý do, không cần thiết và cũng không nên. Một điều quan trọng hơn là ... tôi cũng không biết rành về chúng, cũng chưa hề luyện qua.
Trước đây, sư huynh tôi có cho một cây mala cao về trồng thử. Chưa đầy 10 ngày, tự nhiên nó vàng lá rồi rụi hẳn trong lúc các loại khác vẫn xanh tươi. Ắt là tôi không có duyên với mấy vị độc tướng này rồi...
Vì vậy, khi đọc mấy bài này, người có lòng tin thì càng tự biết giữ mình, người không tin thì xin cứ xem đây là một câu chuyện huyền hoặc của dân gian, có thể bàn tán nhau chơi trong những lúc trà dư tửu hậu.

BỔ SUNG THÊM:
image166
Viết mà không đầy đủ chẳng khác gì trêu ngươi thiên hạ.Tui thấy cần phải bổ sung thêm nhiều.Nhứt là các loại ngãi độc hại người mà huynh TADN gọi là độc tướng.Ngãi nàng Lùa dùng để mê hoặc đàn ông,mấy cô trong kỹ viện gặp loại ngãi này như bắt được vàng.Không cần mấy chai trường xuân dược của mấy chú Ba ở Chợ Lớn đâu.Chỉ cần mấy cô xức dầu ngãi này vô, quẹt chút chút vô lỗ mũi mấy cha hám gái, thế là a lê hấp… mấy cha chơi một lần cứ muốn chơi hoài. Loại này khó kiếm lắm, mà nếu có chẳng thầy nào dại đem khoe,thiên hạ giựt mất nồi cơm thì sao.

Ngãi malai là tên gọi của mấy ông thầy Thái Lan.Nó là tên đọc mở đầu của những loại cây có xuất xứ từ Mã Lai. Loại này nhiều giống nhưng phổ biến ở Việt Nam là malai áp và malai am.Một thứ thân cao nở bông tủa ra hình cầu màu đỏ, bà con trồng kiểng ưa gọi hồng tú cầu, mấy cha ngốc ngốc gọi là ngãi duyên.Cái này hình như TADN cũng có một bài. Để tui lục lại rồi đưa lên tham khảo cho biết.
Chúa đinh,chúa sát,chúa sậy tinh là cây ngãi độc.Nghe cái tên bà con có thể hình dung thân hình của mấy cây ngãi này rồi.Chúa đinh thân có gai, chúa sát tui hổng biết, còn chúa sậy thân dài ốm như cây sậy, nhìn xa giống cây cỏ ống mà lá rộng và dài, thân to hơn cỏ,nhỏ hơn sậy. Mấy thứ này luyện rồi thả trước nhà kẻ thù,ai bước ngang hay đạp trúng nó thì xong luôn.Nó đâm vào người nhứt là ở cuống họng đau đớn phát ho, vướng hoài ở cổ để lâu rách thanh quản luôn.Người bịnh hổng biết chạy đi bác sĩ tưởng bị đau thanh quản phế quản cho uống thuốc tới chết cũng chưa hết.

image167
Còn khalamay là tên một loại cây độc theo cách gọi của người Lèo, mình gọi là ngãi cũng được.Nó cũng hóa sanh mà.Con cọp ăn no đi rông trong rừng rồi bỗng dưng nó đau bụng ỉa ra một bãi.Bãi phân đó từ từ không dần rồi mục nát.Từ trong đất chỗ phân cọp mọc lên một cái cây đặc biệt hổng giống ai. Đó, nó đó. Thầy nào may mắn tìm được nó đem về nhà luyện phép là ngon cơm.Mãn thời kì luyện sẽ trở thành đại sư trong nghề bỏ ngãi. Chuyện này tui nghe một cao nhân kể lại thôi, cả đời tui có vô rừng mấy lần đâu mà biết.Có vô cũng không may mắn tìm được phân cọp.Mà thấy phân cọp rồi hổng lẽ cất chòi ở đó chờ cây mọc sao.Nói chung là kể lại cho bà con nghe chơi đỡ ghiền.
Bogiec là thuốc độc lấy từ con độc trùng.Mấy vụ này ở ngoài Bắc rành hơn.Nhứt là những vùng cao như miệt thượng du Thanh Hóa, Hòa Bình và cả một khu giữa hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang.Ở đây người ta thường biết rõ cái chuyện bỏ thuốc độc trùng này.Có điều họ không biết gọi là Bogiec thôi.

image168
Đầu tiên người ta tìm chiếc râu cọp cắm vào mụt măng non vừa cắt trên rừng về.Một thời gian sau chỗ cắm râu cọp sinh ra một con sâu nhỏ.Con sâu này được nuôi nấng bằng sâu bọ khác, lớn lên một chút thì bỏ thịt tươi vào, lớn lên nữa thì nuôi bằng gà sống.Con sâu ban đầu nhỏ như chiếc kim, từ từ nó to bằng con mèo lớn. Người ta bỏ nó trong cái chum để khuất ở một góc sân.Con gà được thả vào chum, vài ngày sau chỉ còn lông nổi lên trên. Người ta lấy vớt lông gà đem chôn thiệt sâu kẻo súc vật ăn phải bị trúng độc mà chết. Muốn bỏ độc, người nuôi sâu chỉ cần lấy chất nhờn của con sâu trộn vào thức ăn, quệt vào miếng trầu ai ăn vào là xong đời. Người nuôi sâu mỗi năm phải thuốc một mạng cho Bogiec. Nếu không trong nhà sẽ có người thế mạng.Con sâu đó mà chết, người nuôi sâu cũng tiêu đời luôn.
Gõ mỏi tay rôi. Tui nói nhanh vụ barăng. Đây cũng là thuốc độc luôn.Nhưng mà luyện bằng mấy loại trùng độc như nhện, rắn, rít, bò cạp, con cóc… luyện cái này thành bột. Hít phải hay ăn nhằm bột này chỉ có cách chết thôi.

image169
Ấy,huynh đệ bà con gần xa xem mấy cái vụ ngãi độc này kinh chưa.Cũng may là bi giờ nó bị thất truyền một mớ, mấy người còn lại cũng ít sử dụng hoặc ít ra mặt, không thì giang hồ đại loạn, đại loạn.


Cây ngãi nàng Thâm


image096image097

(TADN)Trước đây, trên các diễn đàn tâm linh, nhiều bạn trẻ tung hê không ít về loại ngải này. Ngải nàng Thâm là một loại ngải khó trồng, khó kiếm. Thói đời cái gì hiếm thì trở nên quý giá, thật ra công năng của ngải nàng Thâm cũng khá đặc trưng nhưng chưa phải là ghê gớm như mọi người thường nghĩ. Điều quan trọng là sức luyện của thầy đối với ngải ra sao mà thôi.

Cây ngải nàng Thâm,còn có tên gọi theo Nam dược là thiềng liềng đen. Đây là cây và hoa của loại thiềng liền lá hẹp ,tức loại cây thấp nhất trong các loại địa liềng .



Hiện nay, trong lĩnh vực y học, nàng Thâm được xem là thuốc có khả năng tráng dương mãnh liệt. Người đời thường sử dụng sừng tê giác, hoặc đông trùng hạ thảo gì đó nhưng ít ai biết loại ngải này có khả năng thể hiện “bản lĩnh đàn ông”, chỉ cần sử dụng đúng liều, đúng giờ và hạn chế một số loại thức ăn kiêng kỵ, nàng Thâm đã trở thành vật bất ly thân của quý ông nhà ta.
Nhưng viết để biết vậy thôi, bản thân tôi cũng chưa bao giờ đi sâu tìm hiểu cái loại công năng đầy dục tính này. Trong lĩnh vực huyền môn, đây là loại ngải có ma thuật khá mạnh mẽ. Các thầy ngải có thể dùng loại này để cứu người hoặc hại người đều được.



Tôi nhớ ngày xưa có quen với một huynh đệ chuyên về ngải. Vì mến tôi nên có nhã ý tặng cho tôi một pho tượng tơm ngải. Pho tượng lục BatBuot bằng ngà voi được huynh ấy tơm ngải một đêm. Hôm sau nó đã biến thành đen mun đầy ấn tượng.
Tuy nhiên, đeo thứ này vào phạm nhiều khắc kỵ quá. Vừa mang vào được 2 ngày, tình cờ vào bệnh viện thăm một bệnh nhân, pho tượng nổ một cái “chát” ngay trong áo. Cầm sợi dây chuyền lên xem thì thấy bức tượng đã nứt nẻ rồi nát vụn.
Ngải nàng Thâm dùng để thư người khác thì tuyệt hảo. Có nhiều cách để thư ngải nhưng không tiện trình bày, tôi chỉ giới thiệu cách đơn giản nhất là quăng ngải trước nhà cho người ta đạp phải.



Người bị thư ngải có triệu chứng như thư vật, nhưng sau một định kỳ nhất định, thân thể bắt đầu lở loét, chảy nước vàng hôi thối hoặc thân thể bị rút lại dần dần. Trong câu chuyện “Truyền nhân của ngải” huynh Thanh Pali có kể việc thầy Tư Ngỡi phun ngải làm xác chết rút lại đặt vào hòm vừa vặn, phải chăng là loại này?
Ngải nàng Thâm luyện lâu thành hình có thể hiển hiện hình bóng theo ý muốn của chủ nhân, lúc này người thầy có thể sai khiến ngải làm một số việc nhỏ giống như là thầy bùa sai khiến binh gia, hoặc sai khiến vong nhi.



Nhưng, nàng Thâm cũng có nhiều loại. Điều quan trọng là người thầy phải biết chọn đúng loại mà luyện. Loại độc bao giờ cũng chuộng máu huyết chủ nhân.
Ngãi mala lùn ,thuộc loại thiền liềng ,cây không mọc cao như các địa liềng khác ,lá hơi bầu tròn ,mọc toả ra tứ phía như cãi xa lách ,xuất xứ từ cao miên đem vào ,không có mọc trên vùng thất sơn 1 cách tự nhiên …………. Đây còn là món thuốc thần sầu cầm máu ,sát trùng ,nắn gân bong trặc ,xoa bóp nghề võ ,……có nhiều đặc tính huyền bí về sát thương kẻ nghịch ….cũng như làm mê hoặc bất kì ai trong lưỡng phái nam nữ……… Đây chính là cây ngãi chuộng máu huyết của chủ nhân !!

image098

BỔ SUNG


Huynh TADN nói còn thiếu nhiều quá đi.Hay là huynh ta sợ nói hết bí mật sẽ có kết quả xấu.Theo tui, ngãi nàng Thâm còn nhiều cái hay lắm.Dùng để trục ngãi độc khác trong người bệnh nhân là bá phát.Thường thì mấy người dân đi rừng hay đạp phải ngãi hoang ngãi độc do mấy thầy ngãi không nuôi nữa thả rông.Đi về đến nhà hai chân sưng vù nổi mụn đỏ như đau ban rồi mung mủ lở lói tới xương.Thầy ngãi đưa nàng Thâm vào người kẻ bệnh rồi đọc thần chú trục ngãi, vuốt theo hai vai xuống sống lưng rồi đưa ra hai chân cho ngãi chui ra theo ngón cái là xong.Ở trước ngón chân để sẵn trứng gà, hạt nổ để cúng ngãi.Xong thì đem trứng nổ đi chôn thật xa, chôn rồi đi ngay không quay đầu lại nhìn.Chỗ lở loét lấy rượu ngâm củ ngãi đắp vào, cho uống thêm mấy vị thuốc nữa là ok.

Còn nữa, nàng Thâm dùng để trừ tà, phá độc cũng ngon cơm luôn. Nhưng muốn luyện ngãi nàng Thâm thành quỷ dữ cũng được.Nhớ cúng nhiều trứng và gà sống.Lấy máu của gà, máu của ông thầy cúng rồi cho ngãi ăn là ngãi hùng mạnh vô cùng. Hổng muốn cúng máu, ngãi cũng tự động khiến cho ông thầy phải tuôn máu.Thí dụ như là tình cờ cắt đứt tay hay là té trúng vật sắc nhọn chảy máu.Ngãi ăn máu huyết mãi rồi quen, không ăn không được.Thầy phải đáo hạn cúng ngãi hoài hoài luôn.
13 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 552)