Nga-Trung hiệp đồng tác chiến “nghi binh” quấy nhiễu các nơi

27 Tháng Ba 20228:19 SA(Xem: 2429)

VĂN HÓA ONLINE – CHÂU Á THÁI B DƯƠNG – CHỦ NHẬT 27 MAR 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Nga-Trung hiệp đồng tác chiến “nghi binh” quấy nhiễu các nơi

image003

Tàu Philippines chạm mặt cự ly gần với tàu hải cảnh Trung Quốc ở Scarborough


27/03/2022


TTO - Lực lượng tuần duyên Philippines (PCG) cho biết một tàu hải cảnh Trung Quốc được điều động đến gần và cản trở một tàu Philippines ở bãi cạn Scarborough thuộc Biển Đông.


image004Tàu hải cảnh Trung Quốc (trái) và tàu của lực lượng tuần duyên Philippines gần bãi cạn Scarborough ngày 2/3/2022 - Ảnh: AFP


Dù vụ việc xảy ra từ ngày 2-3 nhưng chỉ mới được truyền thông tiết lộ hôm nay (27-3). Hãng tin Reuters dẫn thông báo ngày 27-3 của PCG cho biết vụ việc diễn ra khi lực lượng này đang tổ chức các hoạt động tuần tra quanh bãi cạn Scarborough.


Cụ thể, chiếc tàu số hiệu 3305 của Hải cảnh Trung Quốc (CCG) được điều động ở khoảng cách 19,2m so với chiếc tàu BRP Malabrigo của Philippines.


Phía Manila tố động thái của các tàu CCG làm tăng nguy cơ đụng độ với tàu Philippines.


“Việc này hạn chế không gian điều động của tàu BRP Malabrigo - vi phạm rõ ràng Quy định quốc tế về phòng ngừa va chạm trên biển (COLREGS) năm 1972”, thông báo của PCG nhấn mạnh.


Đô đốc Artemio Abu cho biết PCG đã yêu cầu Bộ Ngoại giao của Philippines giúp giải quyết vấn đề thông qua "các phương pháp tiếp cận hòa bình và dựa trên luật lệ". PCG cho biết trước đó họ đã phải đợi Lực lượng Đặc nhiệm quốc gia cho phép công khai sự việc.


Hiện vẫn chưa rõ liệu Philippines có đưa ra phản đối ngoại giao về vụ việc hay không.


Ông Abu cho biết đây là vụ điều động cự ly gần thứ 4 giữa tàu Trung Quốc và tàu Philippines ở bãi cạn Scarborough kể từ tháng 5-2021. Dù vậy, Philippines khẳng định sẽ tiếp tục triển khai tài sản và nhân lực tới vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước này.


Ông Abu nói rằng chính phủ đã yêu cầu PCG duy trì tuần tra gần Scarborough, nơi có nhiều tàu cá của nước này đang hoạt động.


Hãng tin AFP cho biết Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines và Bộ Ngoại giao Philippines chưa đưa ra bình luận về vụ việc.


Scarborough là bãi cạn đang tranh chấp giữa Philippines và Bắc Kinh, nhưng do Trung Quốc kiểm soát từ năm 2012. Bãi cạn này nằm cách đảo Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km và là một trong những ngư trường dồi dào tài nguyên nhất trong khu vực.


TTO - Cảnh sát biển Philippines ngày 25-4 nói đang diễn tập ở Biển Đông, thuộc khu vực gần đảo Thị Tứ và bãi cạn Scarborough. TRẦN PHƯƠNG


Mỹ không gật đầu, Trung Quốc khó có thể xây đảo nhân tạo ở Scarborough

Trung Quốc sẽ công khai đối đầu Mỹ về bãi Scarborough ?


image005Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nêu bằng chứng nước này tin rằng Trung Quốc đang chuẩn bị xây đảo nhân tạo phi pháp ở Scarborough tại diễn đàn ASEAN. Ảnh: news.abs-cbn.com.


++++++++++++++++++++++++++++++++++


Nga tập trận trên quần đảo Kuril đang tranh chấp với Nhật


RFI 26/03/2022


image006Quần đảo Kuril Wikipedia


Thanh Phương


Theo báo chí Nhật Bản hôm 26/03/2022, Nga đã tiến hành các cuộc thao dượt quân sự trên quần đảo Kuril mà Nhật khẳng định chủ quyền, vài ngày sau khi Matxcơva đình chỉ các đàm phán với Tokyo do các trừng phạt của Nhật liên quan đến cuộc xâm lược Ukraina.


Theo Reuters, hôm 25/03/2022, hãng thông tấn Nga Interfax cũng đã trích thông báo của Bộ tư lệnh chiến lược miền đông Nga về các cuộc tập trận trên quần đảo Kuril với sự tham gia của hơn 3.000 binh lính và hàng trăm thiết bị quân sự. Kịch bản của cuộc tập trận là đẩy lùi các chiến dịch thủy lục phối hợp trên quần đảo. Nhưng địa điểm của các cuộc thao dượt quân sự này này không được tiết lộ. 


Kể từ sau Thế Chiến Thứ Hai, Nga và Nhật Bản vẫn chưa chính thức chấm dứt chiến tranh do tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Kuril, nằm ở phía bắc đảo Hokkaido của Nhật. Quần đảo này, mà Tokyo gọi là “Lãnh Thổ Phương Bắc” đã bị Liên Xô chiếm sau khi kết thúc Thế chiến thứ hai. 


Hãng tin Reuters cho biết hiện chưa liên lạc được với bộ Quốc Phòng Nhật cũng như văn phòng thủ tướng Nhật để biết phản ứng của phía Tokyo về cuộc tập trận của Nga trên quần đảo Kuril. 


Publicité


Hôm 22/03/2022, chính phủ Nhật đã bày tỏ phẫn nộ sau khi Nga quyết định rút khỏi các cuộc đàm phán về một hiệp ước hòa bình giữa hai nước, đồng thời đình chỉ các dự án kinh tế chung liên quan đến quần đảo Kuril.


Nga 'xoay trục Châu Á' với việc tăng cường sức mạnh quân sự ở Kuril


image008Một phụ nữ đi ngang bức tượng Lenin tại Yuzhno-Kurilsk, khu định cư chính trên đảo Nam Kuril của Kunashir, ngày 17/9/2015. Liên Xô đã chiếm quần đảo này vào năm 1945, không lâu trước khi Nhật Bản đầu hàng trong Thế chiến Thứ hai, và trục xuất 17.000 người Nhật sinh sống trên những hòn đảo đó.