Hội nghị Mekong-Lan Thương; tập trận Biển Đông; Chiến hạm TQ áp sát Senkaku

05 Tháng Bảy 20227:49 SA(Xem: 1721)

VĂN HÓA ONLINE – CHÂU Á THÁI B DƯƠNG - THỨ BA 05 JULY 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Hội nghị Mekong-Lan Thương; tập trận Biển Đông; Chiến hạm TQ áp sát Senkaku


Myanmar: Hội nghị Mekong-Lan Thương khai mạc


RFI 04/07/2022


image008Ảnh minh họa: Ngư dân Cam Bốt thuộc làng Preah Romkel, tỉnh Stung Treng (Cam Bốt), bên bờ sông Mekong, khúc gần đập Don Sahong, gần biên giới Lào-Cam Bốt. Ảnh chụp năm 2016. AP - Heng Sinith


Phan Minh


Hội nghị hợp tác Mekong-Lan Thương (Lancang) quy tụ ngoại trưởng của 6 nước - Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bt và Vit Nam - đã khai mạc hôm nay, 04/07/2022, tại Miến Điện. Mục đích của hội nghị là thảo luận về tương lai của con sông quan trọng nhất khu vực. Trung Quốc nhân cơ hội này muốn khẳng định tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực. 


Từ Bangkok, thông tín viên Carol Isoux cho biết thêm chi tiết:   


Sáu bộ trưởng gặp nhau tại thành phố lịch sử Bagan, miền trung của Miến Điện để thảo luận về tương lai của sông Mekong-Lan Thương, Lan Thương là tên tiếng Trung ca con sông, nơi đa dạng sinh học đã bị việc xây dựng nhiều đập thủy điện hủy hoại. Hợp tác khu vực này - dưới sự bảo trợ của Trung Quốc - cạnh tranh trực tiếp với Ủy ban sông Mê Kông (MRC), một cơ quan chu nh hưởng ca M. 


Ngoại trưởng Trung Quc Vương Ngh đặc biệt tích cực trong hồ sơ này khi ông ha s tài tr cho các d án tr giá ba mươi triu đô la ca Cam Bt, ha tăng cường hp tác vi Lào v các ch đề như bo v môi trường, giám sát biên gii hoc nn kinh tế k thut s. 


Cuộc họp - trùng thời điểm với chuyến thăm ngoại giao của đặc phái viên ASEAN tại Miến Điện (đồng thời là ngoi trưởng Cam Bt) - chc chn s cho phép nhiu cuc gp mang tính chính tr hơn. 


Như vậy, Trung Quốc đang khẳng định ảnh hưởng của mình trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên ở khu vực sông Mekong và củng cố hình ảnh của mình như một trọng tài trong khu vực. 


Trong ngày hôm qua 03/07, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng đã kêu gọi quân đội Miến Điện đàm phán với đối lập. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Vương tới Miến Điện kể từ cuộc đảo chính hồi tháng 2 năm 2021 khiến nước này rơi vào tình trạng hỗn loạn.


++++++++++++++++++++++++++++++


Trung Quốc lại tập trận ở Biển Đông


Văn Khoa


05/07/2022 Thanh Niên Online


Một thông báo mới được đăng trên website của Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) nói rằng cuộc tập trận diễn ra ở Biển Đông từ ngày 5-6/7/2022, không lâu sau khi Trung Quốc tiến hành hàng loạt cuộc tập trận ở vùng biển này.


Theo thông báo trên, cuộc tập trận mới diễn ra từ 6 giờ ngày 5.7 đến 18 giờ 30 giờ ngày 6.7/2022, tại khu vực được giới hạn bởi các tọa độ: 18o51,87 vĩ bắc/110o30,65 kinh đông, 18o51,87 vĩ bắc/110o36,35 kinh đông, 18o46,47 vĩ bắc/110o30,65 kinh đông, 18o46,47 vĩ bắc/110o36,35 kinh đông, 18o47,18 vĩ bắc/110o31,53 kinh đông, 18o46,52 vĩ bắc/110o34,88 kinh đông, 18o55,13 vĩ bắc/110o33,32 kinh đông và 18o54,47 vĩ bắc/110o36,65 kinh đông.


Kết quả đối chiếu những tọa độ trên lên Google Maps cho thấy khu vực tập trận dường như nằm ở vùng biển gần bờ biển phía đông đảo Hải Nam của Trung Quốc. Thông báo không nói rõ quy mô tập trận, chỉ nói tàu thuyền bị cấm vào khu vực liên quan.


image012Tàu hộ vệ thuộc Chiến khu Nam bộ của Trung Quốc trong một cuộc huấn luyện tác chiến ngày 13/6/2022. Chụp màn hình Chinamil.Com


Trước đó, website của MSA đã đăng hàng loạt thông báo về tập trận ở Biển Đông, trong đó có thông báo vào ngày 24.6 nói rằng tập trận sẽ diễn ra ở Biển Đông từ 6 giờ ngày 27.6 đến 11 giờ ngày 30.6. Kết quả đối chiếu 4 tọa độ được nêu trong thông báo lên Google Maps cho thấy khu vực tập trận dường như nằm ở vùng biển phía đông nam đảo Hải Nam của Trung Quốc. Thông báo này cũng không nêu rõ quy mô cuộc tập trận, chỉ nói cấm tàu thuyền vào khu vực liên quan.


Tính từ đầu năm đến nay, TQ đã tiến hành hoặc lên kế hoạch khoảng 41 cuộc tập trận ở Biển Đông, trong đó có 9 cuộc tập trận ở vịnh Bắc bộ, theo các thông báo được đăng trên website của MSA và thông tin từ tờ South China Morning Post. Trong đó còn một cuộc tập trận phi pháp ở khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam vào ngày 19/6/2022.


Chiều 23.6, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Cục Hải sự tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) thông báo tập trận quân sự ngày 19.6 tại khu vực nằm trong lãnh hải 12 hải lý của đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã khẳng định việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.


"Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và không tái diễn vi phạm tương tự", bà Hằng nhấn mạnh.


+++++++++++++++++++++++++++++++++


Chiến hạm TQ xuất hiện gần quần đảo Senkaku, Nhật gửi công hàm phản đối


05/07/2022 | 09:34


DƯƠNG KHANG


(PLO)- Nhật đã gửi công hàm phản đối tới Trung Quốc về việc một tàu hải quân Bắc Kinh đi gần quần đảo mà Tokyo gọi là Senkaku, còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.


Ngày 4/7/2022, một quan chức Nhật cho biết Tokyo đã gửi công hàm phản đối tới Trung Quốc (TQ) về việc một tàu hải quân Bắc Kinh đi gần quần đảo mà Nhật gọi là Senkaku, TQ gọi là Điếu Ngư. Theo hãng tin AFP, quần đảo này vốn là tâm điểm tranh chấp lâu nay giữa hai nước.


Các quan chức Nhật thường xuyên phản đối sự hiện diện của tàu tuần duyên TQ ở vùng biển gần quần đảo. Tuy nhiên, theo đài NHK, đây là lần đầu tiên kể từ năm 2018, tàu hải quân TQ bị phát hiện ở đó.


Theo Bộ Quốc phòng Nhật, vào khoảng 7 giờ 44 phút sáng 4-7, một tàu khu trục nhỏ của hải quân TQ "đã bị phát hiện đi vào vùng tiếp giáp lãnh hải của Nhật" ở phía tây nam của một trong những hòn đảo do Tokyo kiểm soát.


image014Quần đảo Senkaku (theo cách gọi của Nhật)/Điếu Ngư (theo cách gọi của Trung Quốc) là tâm điểm tranh chấp lâu nay giữa Tokyo và Bắc Kinh. Ảnh: AFP


“Chúng tôi bày tỏ quan ngại nghiêm trọng và gửi công hàm phản đối tới phía TQ thông qua con đường ngoại giao, đồng thời kêu gọi họ ngăn hành động này tái diễn” - Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Seiji Kihara nói.


Ông nói thêm rằng các hòn đảo trên "là lãnh thổ của Nhật theo cả quan điểm lịch sử và luật pháp quốc tế".


Ngoài ra, một số hãng truyền thông Nhật như NHK, Jiji Press dẫn lời các nguồn tin giấu tên của Bộ Quốc phòng nước này nói rằng một tàu hải quân Nga cũng bị phát hiện ở vùng tiếp giáp lãnh hải của quần đảo này vào sáng 4-7.


Vào tháng 5, các máy bay chiến đấu của TQ và Nga đã thực hiện các chuyến bay chung gần Nhật, khi các nhà lãnh đạo “Bộ tứ kim cương” (nhóm QUAD - liên minh giữa Nhật, Mỹ, Úc và Ấn Độ) gặp nhau tại Tokyo.


Dù các máy bay không xâm phạm không phận Nhật, Tokyo vẫn cho rằng đây là hành động khiêu khích vì diễn ra trùng thời điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ.


Bắc Kinh nói rằng các chuyến bay nằm trong "kế hoạch hợp tác quân sự hàng năm" của TQ và Nga. DƯƠNG KHANG