Vành đai lửa chữ U: "Mưu soái chủ bể cả phương Nam"

10 Tháng Tư 20186:37 CH(Xem: 15848)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ TƯ 11 APRIL 2018


Đông Hải Liệt Quốc tranh châu


Hồi 1


Vành đai lửa chữ U: "Mưu soái chủ bể cả phương Nam"


image002

Lý Kiến Trúc


Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.» – (Bình Ngô đại cáo, nguyên văn chữ Hán, bản dịch của Ngô Tất Tố).


VĂN HÓA

11/4/2018


image001

Hải đồ minh họa Vành đai lửa chữ U điểm đầu từ mũi Cao Hùng - Đài Loan tỏa xuống phía nam và các căn cứ lượn theo "lưỡi bò". VĂN HÓA Map


Mưu soái chủ. Hoàng Sa loang máu. Gạc Ma phơi thây. Mạnh ai nấy chiếm-Hồn ai nấy giữ. Việt - Hoa biển liền biển. Obama ăn bún lễ chùa. Filipino khiến ông tòa La Haye việt vị.


"Giấc mộng Trung Hoa" từ xưa đến nay luôn ấp ủ làm bá chủ Biển Đông Nam Á, nhưng đụng phải đối thủ cứng đầu: Việt Nam. Việt Nam tự biết sức mình không ôm mộng vương bá cái vũng lọt thỏm đại dương Thái Bình, chỉ mong vẹn toàn lãnh thổ, gia công trưng ra các bằng chứng chủ quyền lịch sử khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của nước Việt.


Nhiều học giả bốn phương tụ hội đưa ra các bằng chứng phủ nhận đường chữ U 8/10 đoạn chiếm 80% diện tích biển Đông Nam Á là vô pháp lý, phi lịch sử, nhưng chúa tể Bắc Kinh vẫn không dừng giấc mộng biển xanh.


Từ giữa thế kỷ 20, Kinh đô Trung hoa Dân quốc đã gọi vùng biển rộng lớn phương Nam là biển namTrung Hoa (South China Sea). Nước Việt gọi là bể Đông (East Vietnam Sea), ca dao tục ngữ Việt có câu "Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn", "Dã trành xe cát bể Đông"; 650 năm trước, Cụ Nguyễn Trãi danh thần người anh hùng áo vải Lam Sơn viết trên lóng trúc: "Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi". Xa tít về phía mặt trời là đảo quốc Phi Luật Tân (Philippines), thổ dân, ngư dân sống quanh năm bằng nghề đánh cá, tiếng Filipino gọi là biển Luzon, thời thế hiện đại gọi là biển Tây Phi Luật Tân (West Philippines Sea).


Đấy là ba vùng biển phân chia trong một vùng biển lớn, báo Văn Hóa gọi là biển Đông Nam Á (South East Asia Sea) va chạm hàng ngày với con sóng dữ Bắc Kinh. Tranh giành nguồn cá, Bắc Kinh hung tợn ỷ tầu lớn, thuyền to đâm thuyền nhỏ xua đuổi ngư dân Việt và Phi.


image003

Nếu lấy vùng biển giữa Hoàng Sa - Trường Sa làm trung tâm, hướng tây là khu vực vùng EEZ  Đông Hải (Việt Nam); hướng  đông là khu vực vùng EEZ biển Tây Hải (Philippines); hướng  nam là khu vực vùng EEZ biển Nam Hải gồm Indonesia, Malaysia, Brunei; hướng  bắc là phạm vi vùng EEZ biển Bắc Hải (Trung Quốc/quốc tế tiếng Anh gọi là South China Sea). Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), phạm vi lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế tính từ ranh đường Nội thủy ra xa khơi là 200 hải lý (EEZ). Không nước nào có quyền xâm phạm nước nào và tàu bè. các phương tiên di chuyển đều phải tuân thủ theo luật biển của nước sở tại. Hải đồ VĂN HÓA MAP.


Đầu thế kỷ 20, năm 1946, Trung Hoa Dân Quốc ra tuyên bố chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Tưởng Giới Thạch Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc cho người vẽ bản đồ biển phương Nam rồi cho quân đi cắm cờ chiếm nhóm đảo Hoàng Sa Đông từ năm 1946; (khu vực biển đảo này gần bờ biển nam Trung Hoa - khoảng 230 hải lý).

image004

Quần đảo Hoàng Sa rộng khoảng 15,000km2, lấy kinh tuyến112°00chạy thẳng xuống nam phân chia làm hai nhóm đảo là nhóm An Vĩnh (Amphitrite) phía đông bắc và nhóm Lưỡi Liềm/Trăng Khuyết (Crescent). Màu xanh đậm phía tây nam. Tọa độ quần đảo là 16°30′B 112°00′Đ.


Vào tháng Năm và tháng Sáu 1909, triều đình nhà Thanh thời vị Vua cuối cùng (Phổ Nghi 12 tháng 2 năm 1912 đóng đô ở Beijing), chính thức lần đầu tiên tuyên bố chủ quyền đối với Quần đảo Hoàng Sa. (Tiếng Anh: Paracel Islands, tiếng Việt gọi Hoàng Sa có nghĩa là bãi "cát vàng", còn người Trung Hoa gọi là Tây Sa quần đảo). Nhưng đến tháng Mười Hai 1931, thực dân Pháp đang đô hộ nước Việt tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa; tháng Bảy 1933, Pháp tuyên bố tiếp tục sáp nhập thêm sáu đảo thuộc quần đảo Trường Sa. (năm tháng theo học giả Bill Hayton BBC 09/4/18)


Từ những năm 1931-1933, thực dân Pháp cho xây dựng trên đảo Hoàng Sa nhóm phía Tây bia chủ quyền, trạm khí tượng, dấu tích đã bị xóa mất từ lâu. Điểm chú ý là Pháp hầu như không màng tới nhóm đảo phía Đông, có lẽ nhường cho Trung Hoa vì không muốn tạo ra tranh chấp, một phần do nhóm phía Đông gần lục địa, còn nhóm phía Tây gần đảo Lý Sơn Quảng Ngãi dễ quản lý ra vào hơn.


Từ đó quần đảo Hoàng Sa đã bị chia đôi.


Từ năm Thế chiến thứ Hai 1941-1945, Đế quốc Nhật Bản chiếm lĩnh hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa, nhưng sau khi Nhật thất trận Mỹ và Đồng minh, trong Hội nghị San Francisco năm 1951, Nhật đồng ý trao trả các lãnh thổ mà Nhật chiếm, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đối tượng tuyên bố chủ quyền của nhiều bên tranh chấp: Liên hiệp Pháp, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines và Việt Nam, kết quả Hội nghị không công nhận chủ quyền của quốc gia nào, các quần đảo được coi là vô chủ. (theo wikipedia).


image005

Cột chủ quyền trên đảo Hoàng Sa. Nguồn FESS Bộ Ngoại giao VN.


image006

Bia chủ quyền trên đảo Hoàng Sa do Pháp xây tháng 6 năm 1938.


image007

Cột hải đăng cắm cờ tam tài Pháp trên đảo Hoàng Sa năm 1937, nguồn travinh.gov.vn.


Năm 1949, quân Tưởng bị quân đỏ Mao Trạch Đông đá văng ra đảo Đài Loan, nhân đà Mao xua quân chiếm luôn nhóm đảo Hoàng Sa Đông (An Vĩnh).


Năm 1956, Hải quân VNCH Sàigon đem quân đi đóng chiếm và xây bia đá xác lập chủ quyền trên 6 đảo lớn có vị trí quan trọng ở trung tâm quần đảo Trường Sa, gồm: Song Tử Tây, Song Tử Đông, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn và Trường Sa. Tất cả đều là đảo nổi và khá lớn. Đảo Song Tử Tây có giếng nước ngọt, cây cối um tùm, có loại thảo mộc đảo đẻ ra trái hình vuông gọi là cây Bàng Vuông.


Cùng thời điểm 1956, Đài Loan cho hải quân thủy lục ra chiếm đóng đảo Ba Bình hay là Thái Bình (tiếng Anh: Itu Aba Island; tiếng Filipino: Ligaw) là đảo lớn nhất quần đảo Trường Sa, có nước ngọt, đất đai trồng cây. Ba Bình cách xa Đài Loan khoảng 2000km.


Tháng Giêng năm 1959, một đơn vị Thủy quân Lục chiến của Việt Nam Cộng Hòa do Trung úy Cổ Tấn Tinh Châu đổ bộ lên đảo Quang Hòa (Ducan), phát hiện có nhóm người lang thang trên đảo, lại có lá cờ đỏ 5 sao, lại có cả hai dẫy nhà, Tinh Châu hô lính đánh đuổi bắt sống 60 người Hoa mang về Đà Nẵng, sau chính phủ Sàigon cho thả về Hongkong, rồi sau đó TQLC Sàigon chỉ đóng quân trên 2 đảo Pattle và Robert mà thôi, không có ai đóng quân trên đảo Ducan. (Tường thuật của cựu Đại tá Cổ Tấn Tinh Châu trên báo Văn Hóa).


image008
Trung đội Thủy quân lục chiến Việt Nam Cộng Hòa đổ bộ lên đảo Ducan (Quang Hòa) là một đảo trong nhóm đảo Hoàng Sa Tây dưới sự chỉ huy của Trung Úy TQLC Cổ Tấn Tinh Châu vào năm 1959. Nguồn ảnh do Cổ Tấn Tinh Châu cung cấp.


Năm 1970, không biết vì lý do gì, Chính phủ Sàigon bỏ phế đảo Song Tử Đông (đảo này cách đảo Song Tử Tây khoảng 10km và là đảo lớn thứ hai sau đảo Ba Bình); thừa dịp, Philippines mang quân ra chiếm giữ cho đến nay.


image009

Bia đá cao lớn do Hải quân VNCH xây dựng năm 1956 trên đảo Song Tử Đông. Tài liệu của VĂN HÓA.


image010

Bia đá cao lớn do Hải quân VNCH xây dựng năm 1956 trên đảo Song Tử Tây. Tài liệu của VĂN HÓA, ảnh chụp ngày 19 tháng Tư, 2014.


Năm 1958, Thủ tướng Bắc Việt Phạm Văn Đồng gởi Công hàm: "Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận 12 hải lý đối với các hải đảo".


Xin nhắc lại, thực dân Pháp khi chiếm Việt Nam từ thời nhà Nguyễn (1865-1954), từ năm 1931-1933, Pháp đã cho hải quân cắm cờ chủ quyền xây bia trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Kể từ năm 1955, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chính thức là chủ quyền pháp lý lãnh thổ lãnh hải của chính phủ Sàigon miền nam Việt Nam.


Năm 1973, Hiệp định Paris bốn bên ký kết chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Nội dung không có điều khoản nào buộc Mỹ phải rút lực lượng hải quân ra khỏi Biển Đông. Theo Hiệp định Genève 1954, khi Pháp rút khỏi Đông Dương đã trao trả cho chính phủ Sàigon (lãnh thổ phía nam vĩ tuyến 17) hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng thực tế Sàigon chỉ mang quân ra đóng ở nhóm đảo Hoàng Sa tây mà thôi, còn bên phía đông Trung Quốc vẫn chiếm giữ. (Xem hải đồ mầu xanh đậm trên).


Năm 1974, nhiều học giả nhận định khi Mỹ xoa tay "rút quân trong danh dự" "bỏ của chạy lấy người" vừa đúng một năm, Bắc Kinh nắm chắc cơ hội chú Sam quên đứt "đồng minh chiến lược" Sàigon, Mao Trạch Đông xua hải quân đánh một trận với Hải quân VNCH chiếm nốt nhóm Hoàng Sa Tây vào ngày 19 tháng Giêng, 1974.


Năm 1988, "Mạnh ai nấy chiếm-Hồn ai nấy giữ". Thừa thắng trận Hoàng Sa, Mao, Đặng xua quân xuống bể phương Nam chiếm bãi đá Gạc Ma, một hải điểm chiến lược nằm giữa mạn Nam quần đảo Trường Sa. Một điểm lưu ý, sau khi chiếm Gạc Ma, Tầu cộng dừng chân xâm lược một thời gian khá dài.


Cùng thời điểm, Hải quân Việt Nam (Hà Nội) gấp rút mở chiến dịch "nước lũ" chiếm đóng và xây cất một loạt các hải điểm có vị trí tiền đồn chiến lược ở trung tâm Trường Sa. Bước đầu cắm cờ, xây lô cốt được 21 đảo, đá lớn nhỏ.


Ngày 19 tháng 11 năm 2003, luyến tiếc biển Đông Nam Á, Khu trục hạm Mỹ USS Vandegrift 48 lần đầu tiên trở lại Việt Nam ghé cảng Sàigon sau 30 năm (1973-2003) mở đầu cho chiến dịch "Ngoại giao Chiến hạm". Chán Sàigon, Mỹ chính thức chơi với Hà Nội.

image011

Khu trục hạm Mỹ USS Vandegrift lần đầu tiên ghé bến Sàigon ngày 19 tháng 11 năm 2003.


Thấy Mỹ hùng dũng trở lại Biển Đông Nam Á, năm 2013, mới lên ngôi chúa tể Bắc Kinh, họ Tập Cận Bình bắt tay vào ngay việc đưa đoàn lính công binh gia công bồi đắp gấp rút xây dựng 7 đảo nhân tạo ở khu vực trung tâm biển đảo Trường Sa gồm: Xu Bi ( Subi Reef), Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Châu Viên (Cuarteron Reef), Ga Ven (Gaven Reef), Gạc Ma (Gacma Reef), Tư Nghĩa (Huyghes Reef) và Vành Khăn (Misschief Reef).


Mặt trận biển Đông Nam Á giữa hải quân Mỹ và Tầu mở màn với nhiều pha đấu trí gay cấn kịch kiệt. Tuy chưa có trận đổ máu nào nhưng cả thế giới lên ruột.

image012

Ngày 01/5/2014, họ Tập xua giàn khoan nước sâu khổng lồ HD-981 thâm nhập sâu vào thềm lục địa và lãnh hải EEZ Việt Nam (cách đảo Tri Tôn 123 hải lý), khuấy rối an ninh Biển Đông, nghi binh dư luận quên lững Trường Sa, trong lúc đó huy động tài lực bạc tỉ đôla gấp rút hoàn thành cơ bản 7 đảo nhân tạo, tức là bãi san hô đang chìm thì bồi cho nó nổi lên mặt nước.


Ngày 27/8/2014, Đại tướng Lê Hồng Anh Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam đến Bắc Kinh trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp Lưu Vân Sơn và Tập Cận Bình; hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc,”. Tân Hoa Xã nói hai bên đã đạt được “nhận thức chung nguyên tắc ba điểm về tiếp tục phát triển quan hệ Trung-Việt”.


Ngày 12/7/2016,  Phán quyết của Tòa thường trực La Haye (PCA) bác bỏ yêu sách đường "lưỡi bò" liếm biển của Bắc Kinh, kết luận rằng "không có căn cứ pháp lý cho việc Trung Quốc nêu quyền lịch sử với các tài nguyên nằm trong vùng biển trong đường Chín Đoạn.”


Tháng 12/2016, Tổng thống Philippines Duterte xoay trục Philippines từ Mỹ sang Trung Quốc với một tốc độ bất ngờ. Về phán quyết của Hội đồng Trọng tài UNCLOS, từ đầu ông đã tuyên bố là sẽ không đem ra trong đàm phán với Trung Quốc.  Ông cũng tuyên bố là gác phán quyết đó sang một bên, không áp đặt bất cứ gì lên Trung Quốc "vì chính trị Đông Nam Á đang thay đổi", và sẵn sàng khảo sát chung với Trung Quốc trong các vùng biển có tranh chấp. (theo học giả Dương Danh Huy-BBC22/12/16)


image013
Năm Thầm phán phiên tòa thường trực La Haye - từ trái: Thẩm phán Jean - Pierre Cot (Pháp);Thẩm phán StanislawPawlak (Ba Lan); Thầm phán; Thomas A. Mensah (Ghana); Thầm phán Rudiger Wolfrum (Đức); Thầm phán Alfred Soons (Hà Lan). Google Image.


Ngày 22/5/2016, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đến thăm Việt Nam (thăm Hà Nội và Sàigon). Hàng triệu người dân Việt đứng chật hai bên đường đón TT Obama.


Sự kiện gây ấn tượng mạnh đối với người dân Hà Nội là vào chiều tối, ông Obama đã đến quán bún chả Hương Liên để ăn 2 xuất bún, uống 2 chai bia. Việc thứ hai sau khi Air Force One đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, ông đến chiêm bái dâng hương ngôi chùa cổ Ngọc Hoàng; tiếp tổng thống ở chùa có ông kiều bào thông dịch dẫn chuyện bỗng nảy ra "sáng kiến" vì TT Obama theo đạo Tin Lành nên ông kiều bào này không muốn cho TT Obama dâng hương Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế! (vì sẽ phạm tội với Chúa!); lại chuyện ông nhà sư trụ trì "hiến kế" hỏi tổng thống có muốn sinh con trai không thì ông hãy cầu nguyện! (vì sẽ toại nguyện!).


Chắc Tổng thống Obama khi về Mỹ nhớ đời hai chuyện "chí dị" chỉ có ở Việt Nam.


image014
TT Barack Obama bước ra cửa Air Froce One ở sân bay Nội Bài giơ tay chào khách đón ở chân cầu thang lúc 21h32 tối 22/5/2016.


Năm 2017, Bắc Kinh hoàn thành cơ bản 7 đảo nhân tạo, trang bị tối tân các công nghệ đại dương và hải quân, biến 7 đảo thành mạng lưới hỏa lực bao trùm khu vực biển đảo Trường Sa. Các đảo có sân bay dài trên 3km dùng cho chiến đấu cơ, có quân cảng nước sâu, kho tiếp liệu, hải đăng, trạm quan trắc, trại gia binh cho lính ăn ở bố phòng.


image015

Hải đồ vị trí 7 đảo nhân tạo do Tầu cộng bồi đắp. VĂN HÓA MAP


Mỹ hoảng hốt nhìn ra quyền lợi và uy thế của mình bị Bắc Kinh nắn gân, hạ thấp ở khu vực Đông Nam Á, nhưng vẫn minh định không tham dự vào các cuộc tranh chấp chủ quyền của các bên, chỉ yêu cầu quyền "Tự do hàng hải" (Thông Cáo Chung New York tháng 9/2010 và Tuyên Bố Chung Hà Nội ASEAN+8 tháng 10/2010).


Rất tiếc, sau năm 1975, không có nhân vật nào trong chính phủ Sàigon (ông Nguyễn Văn Thiệu, ông Nguyễn Cao Kỳ, ông Dương Văn Minh Minh) lên tiếng phản kháng hay đâm đơn kiện lên tòa án Liên hiệp quốc về vụ Trung Quốc đánh chiếm xâm lược quần đảo Hoàng Sa tây, kể cả chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt Nam chỉ phản đối lấy lệ (ông Nguyễn Hữu Thọ, ông Huỳnh Tấn Phát).


Thế mới biết, âm mưu-sách lược bằng mọi cách độc chiếm làm soái chủ biển cả phương Nam của họ Tưởng (1946), họ Mao (1974), họ Tập (2013) thật là cao tay ấn./


Hết hồi 1 - (xem tiếp Hồi 2)


Lý Kiến Trúc


image001

Vành đai lửa chữ U (lưỡi bò 9/10 đoạn). Điểm đầu từ mũi Cao Hùng - Đài Loan, vành đai lửa tỏa xuống bãi cạn Scarborough, bãi Vành Khăn (Mischief Reef), bãi James Shoal, bãi Tư Chính (Vanguard Bank), bãi Tư Chính gần bờ biển Việt Nam - nam Côn Sơn tiềm năng có bồn trũng dầu khí lớn, công ty Repsol đang khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ gần khu vực này nhưng hiện đang bị "áp lực" hay nhu cầu nào khác nên tạm ngừng. Những chấm tròn đỏ tim trắng lượn theo đường lưỡi bò chữ U hình thành một mạng lưới quân sự nhằm mục đích xác định chủ quyền lưỡi bò chữ U 80% diện tích biển Đông Nam Á.  Hải đồ minh họa của VĂN HÓA MAP.


image016image017

Bãi san hô Scarborough Shoal sâu khoảng 15 mét so với mặt nước biển. cách đảo Luzon Philippines khoảng 130 hải lý. Trung Quốc chiếm năm 2012 nhưng bị áp lực phải rút hải quân về.


image018image019image020image021

Bãi Vành Khăn (Mischief Reef)có hình dáng tròn khép kín.


image022

Bãi Vành Khăn (Mischief Reef) cách đảo Palawan 130 hải lý, hiện Trung Quốc chiếm giữ từ năm 199; đảo nhân tạo này có sân bay dài trên 3km.


image023

Bãi James Shoal.


image024image025

Chấm trònh xanh: Mạng lưới an  inh của Mỹ bao vây biển Đông. VĂN HÓA MAP


TIN LIÊN QUAN:


- Thủy Quân Lục Chiến VNCH bắt sống 60 dân quân Trung Cộng tại Hoàng Sa năm 1959.


- Kết quả chuyến đi sứ của Lê Hồng Anh:“Biển Việt Nam-Biển Trung Quốc”.


- Philippines phá hư thế trận Biển Đông.


- TT Obama "làm mưa làm gió" ở Việt Nam về những vấn đề gì?


- Những hình ảnh hoạt động của TT Obama từ Hà Nội tới Saigon


- Bà Hillary Clinton và 4 lần tới Việt Nam.