USS Ronald Reagan vừa đi; TQ tập trận; ASEAN họp, VN ủng hộ DOC, COC

04 Tháng Tám 20235:34 SA(Xem: 1300)

VĂN HÓA ONLINE – HS-TS 2014 – THỨ SÁU 04 AUG 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


USS Ronald Reagan vừa đi; TQ tập trận; ASEAN họp, VN ủng hộ DOC, COC


VĂN HÓA ONLINE

04/8/2023


“Tháng 6 kinh hoàng”


Izumo và Samidare của Nhật đến Cam Ranh trước khi USS Ronald Reagan đến Đà Nẵng


image003Chiến hạm Trung cộng hung hăng tập trận.


Sau khi hạm đội USS Ronald Reagan với 5000 thủy thủ sĩ quan tác chiến vừa rút khỏi Đà Nẵng ngày 30/6/2023; hôm 28/7/2023, Trung Quốc tiến hành cuộc tập trận từ ngày 29/7 đến 2/8/2023 tại khu vực từ phía nam đảo Hải Nam đến một phần quần đảo Hoàng Sa và bãi ngầm Macclesfield.


Khu vực biển này bao trùm vịnh Đà Nẵng kéo dài tới ranh giới biển Hải Nam, quần đảo Hoàng Sa và dài tới bãi ngầm Macclesfield hiện đang tranh chấp.


Hiện chưa thấy có quân đội đóng quân hay xây dựng cơ sở khai thác tài nguyên trên bãi ngầm rộng lớn Macclesfield.


image005Khu vực biển vịnh Đà Nẵng, biển phía nam đảo Hải Nam, biển đảo quần đảo Hoàng Sa và bãi ngầm Macclesfield. Hải đồ: VHO minh họa.


Giới quan sát ngờ rằng, USS Ronald Reagan rút khỏi Đà Nẵng không chỉ êm thắm ra về mà còn để lại nhiểu “dấu ấn quân sự” ở vùng biển Đà Nẵng - Hải Nam - Hoàng Sa.


Nếu có, sự kiện này làm cho Bắc Kinh và Hà Nội khá “bức xúc.”


image007Hạm đội USS Ronald Reagan ở vịnh Đà Nẵng ngày 25/6/2023 cách Hải Nam khoảng 300km.


Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng trả lời trong cuộc họp báo thường kỳ ở Hà Nội ngày 03/8/2023 sau khi được “gà nhà” hỏi về vụ Trung cộng tập trận; bà Hằng nhắc đi nhắc lại nhiều lần là TQ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này và đi ngược lại tinh thần Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).


Cùng thời điểm, ngày 03/8/2023, tại Hội nghị Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADSOM+) tại thủ đô Jakarta, Indonesia; Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Hoàng Xuân Chiến phát biểu: “đây là tuyến đường biển huyết mạch trong giao thương khu vực và thế giới, bất ổn tại khu vực Biển Đông tất yếu sẽ kéo theo những bất ổn về chính trị, quốc phòng và an ninh; việc giải quyết các tranh chấp, bất đồng đó là vấn đề khó khăn, thách thức và lâu dài;


image009Hội nghị Quan chức Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADSOM+) tại Jakarta, Indonesia ngày 3/8/2023. Nguồn: Quân Đội Nhân Dân.


Ông Hoàng Xuân Chiến nói tiếp “Việt Nam ủng hộ việc thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), và sớm kết thúc đàm phán, ký kết Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) mang tính thực chất, hiệu quả phù hợp luật pháp quốc tế.”


Ông Chiến thừa nhận bất đồng tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đang tồn tại, nhưng Việt Nam luôn kiên trì nguyên tắc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia, tuân thủ pháp luật quốc tế trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982).


ADSOM+ có sự tham dự của các viên chức quốc phòng các nước ASEAN, Ban Thư ký ASEAN và các nước đối tác gồm Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ. (theoRFA)


Phát biểu của các đối tác tham dự không thấy được nêu lên.
21 Tháng Mười 2018(Xem: 7973)
Hai máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã tiến gần các điểm đảo nhân tạo do Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông hôm 16/10/18, CNN dẫn thông báo từ Lực lượng Không quân Thái Bình Dương.
11 Tháng Mười 2018(Xem: 8600)
Hôm thứ Ba (02/10/2018), quân đội Úc đã bắt đầu một cuộc diễn tập quân sự đa phương kéo dài hai tuần trên Biển Đông cùng với các đối tác đến từ Singapore, Malaysia, New Zealand và Anh quốc.
18 Tháng Chín 2018(Xem: 7946)
Theo thông báo của Hải Quân Nhật, ngày 13/09 vừa qua, tàu ngầm Kuroshio trên đường đến thăm Việt Nam, đã tham gia tập trận ở Biển Đông cùng với 5 phi cơ và 3 khu trục hạm
12 Tháng Tám 2018(Xem: 8351)
"Chúng tôi là máy bay hải quân Hoa Kỳ, tiến hành các hoạt động hợp pháp bên ngoài không phận của bất kỳ quốc gia ven biển nào. Trong việc thực hiện các quyền được luật pháp quốc tế bảo vệ, chúng tôi đang hoạt động phù hợp với quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia."
02 Tháng Tám 2018(Xem: 8905)
Tài liệu của CIA ghi nhận Bắc Kinh và Sài Gòn đều đòi chủ quyền Hoàng Sa, và có sự hiện diện quân sự tại đây từ giữa thập niên 1950. Trung Quốc chiếm Nhóm Tuyên Đức ở phía bắc, còn Nam Việt Nam chiếm Nhóm Nguyệt Thiềm ở phía nam.
08 Tháng Bảy 2018(Xem: 10013)
Trung Quốc đang lặng lẽ thử nghiệm các thiết bị tác chiến điện tử mới được lắp đặt tại các tiền đồ ở Biển Đông, theo kênh CNBC của Hoa Kỳ. Một nguồn tin tình báo xin được giấu tên cho CNBC biết đây là lần đầu tiên Trung Quốc thử nghiệm tác chiến điện tử kể từ khi đem các thiết bị này ra các tiền đồn ở quần đảo Trường Sa.
07 Tháng Sáu 2018(Xem: 9918)
Sau khi lớn tiếng đả kích Mỹ « xâm phạm chủ quyền và chuyển vũ khí tấn công » vào Biển Đông, Trung Quốc dường như đã đem hệ thống tên lửa bố trí trên đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa, đi nơi khác hoặc cất giấu, theo bản tin CNN ngày 06/06/2018.