“Tháng 6 kinh hoàng”

04 Tháng Bảy 20236:57 SA(Xem: 5179)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG – THỨ HAI 03 JULY 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Chuyện bên lề USS Ronald Reagan ở Đà Nẵng


“Tháng 6 kinh hoàng”


image003Ảnh từ trên xuống: 1. Bản đồ minh họa của VHO về Trận liệt USS Ronald Reagan phong tỏa Đà Nẵng và quần đảo Hoàng Sa; 2. 300 thanh niên đoàn thanh niên cộng sản ‘cháy hết minh’ “cuồng” trong đêm 25.6.2023 khi tham dự đêm nhạc của hải quân Hoa Kỳ; 3. Tổng bí thư đảng CsVN Nguyễn Phú Trọng trút sự lo âu “tháng 6 kinh hoàng” đi thăm dân cho ‘relax’ vào ngày 01/7/2023; Ảnh 4. Bản đồ minh họa của VHO về Trận liệt Mẫu hạm Izumo và Khu trục hạm Samidare phong tỏa Cam Ranh và quần đảo Trường Sa.

image005

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

04/7/2023


Nhân ngày Lễ Độc Lập Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, tôi xin viết câu chuyện bên lề cho vui.


Có lẽ bên kia bờ Thái bình Dương, các quan chức Mỹ-Việt đang khui sâm banh nổ như pháo bông, những cốc rượu chạm nhau lách cách, nhưng có lẽ mọi người chưa quên “Tháng 6 kinh hoàng” vừa trải qua những sự kiện bày ra trước mắt.


Cái tháng mà nhiều người lên cơn động não.


Động não khác với động kinh, động đất, động thổ, động lòng, động tình, động dục, động cảm, động bể, động binh, động cơ, động đào, động đậy, … Trong Tự điển tiếng Việt nói chung, chữ động được giải thích nhiều nghĩa khác nhau, nhưng chữ động diễn ra ở Đà Nẵng tháng 6, 2023 – vào thời điểm Mẫu hạm USS Ronald Reagan ở Đà Nẵng thì động địa kinh thiên.


Có nhiều chuyện lạ. Hậu chấn có khi còn kéo dài. Có thể điểm qua:


1. Ngày 11/6/2023, hai đồn công an ở Đắk Lắk bị tấn công khiến ít nhất 9 người thiệt mạng, trong đó có 6 cán bộ. Phó thủ tướng Trần Lưu Quang từ Hà Nội cấp tốc bay vào hiện trường đẫm máu, “thăm hỏi, động viên gia đình những nạn nhân.” Cảm động nhưng chưa đủ. Tướng xếp sòng công an Tô Lâm cũng phải bay vào vì thấy "Vụ ở Đắk Lắk vừa qua một việc như thế, không thể coi thường.”


2. Ngày 20/6/2023, Mẫu hạm trực thăng Izumo (JDS Izumo (DDH-183) và Khu trục hạm Samidare lớn nhất của Lực lượng Phòng vệ của biển Nhật Bản do Thiếu tướng Nishiyama Takahiro chỉ huy đến cảng Cam Ranh từ ngày 20 đến 23/6/2023.


Cảng Cam Ranh - tọa độ 11o55’38”B ngang với khu vực bắc biển đảo Trường Sa. Từ Cam Ranh nhìn ra đảo nhân tạo/căn cứ hỏa lực SuBi Trung cộng khoảng 500km.


Izumo và Samidare đến bám trụ 4 ngày ở Cam Ranh không để nghỉ mát. Con mắt “hành quân tác chiến” của hạm đội Nhật không thể bỏ qua khu vực biển-đảo Trường Sa.


image007Bản đồ minh họa của VHO - Trận liệt của Hạm đội tác chiến Mẫu hạm Izumo & Khu trục hạm Samidare phong tỏa vịnh Cam Ranh và quần đảo Trường Sa. Khu vực này bao trùm Vùng 4 hải quân chiến thuật Biển trong đó có các căn cứ hỏa lực của Trung công là Su Bi, Chữ Thập, Gạc Ma và Vành Khăn.


3. Ngày 21/6/2023, Bộ Quốc phòng Đài Loan theo dõi tình hình ở eo bể Đài Loan cảnh báo, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết nhóm hàng không mẫu hạm Trung Quốc do Mẫu hạm Sơn Đông (Shandong) dẫn đầu đã đi qua eo biển Đài Loan hôm thứ Tư 21/6/2023 theo hướng Nam phần phía tây của eo biển Đài Loan. Phía nam tức là Biển Đông?


Ám ảnh kinh hoàng về chiến tranh ở Biển Đông có thể nổ ra bất kỳ lúc nào. Mối thù năm xưa của Bắc Kinh đối với Tokyo còn lâu mới hòa tan. Nhất là vào lúc Izumo-Samidare đang bám ở em gái hậu phương Cam Ranh, một trong các yếu huyệt của Việt Nam ta “ra ngõ là gặp anh hùng”.


Nhưng xem ra không thấy bóng dáng Sơn Đông đâu cả.


Sơn Đông chưa muốn hay chưa đủ sức gây chiến vào lúc này? Một khả năng đầy kịch tính và bí ẩn.


Chiến thuật ăn vụng vùng xám ở Biển Đông không cản trở được quyền tự do lưu thông trên biển trên không đối với quốc tế. Và hầu như quốc tế không màng đến chuyện này. Vấn đề là con đường hàng hải huyết mạch ở cái “mắt xích” Biển Đông vẫn mang lại hàng ngàn tỷ đô la cho thế giới phương Tây.


Thật ra, ai cũng biết, sở trường của cộng sản Bắc Kinh rất giỏi về khoản to mồm.


Với hai nhóm tác chiến hùng hậu của Mỹ-Nhật ở Biển Đông hẳn là một nhân tố tích cực ngăn chận cuộc va chạm bất ngờ.


Ngoại trưởng Antony Blinken họp báo ở Hà Nội ngày 15/4/2023 nói rằng: Tôi cũng tập trung vào cách thức hai nước chúng ta thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, hòa bình và có nền tảng là sự tôn trọng đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.”


Thực sự Hoa Kỳ mong muốn có một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở trong hòa bình hơn là chiến tranh. Tất nhiên cây gậy và củ cà rốt luôn luôn là chiến thuật ‘ắt có và đủ’ trong chiến lược ngoại giao và quân sự của Mỹ.


Lời khuyến cáo của ông Blinken đối với Việt Nam như là một “nguyên tố” trong chiến lược Indo-Pacific. Nếu Việt Nam nhận thấy việc gia nhập vào Indo-Pacific mang lại lợi ích cho đất nước của họ trên “diện rộng và trên toàn khu vực”, thì hãy mạnh dạn vượt qua mức vạch “đối tác toàn diện” với Hoa Kỳ hàng chục năm qua.


https://www.nhatbaovanhoa.com/p2279a11769/ngoai-truong-antony-blinken-phat-bieu-hop-bao-tra-loi-phong-van-tai-toa-dai-su-my-ha-noi


image009Mẫu hạm Sơn Đông. Reuters.


4. Ngày 25/6/2023, sau khi Izumo-Samidare dọn đường, siêu Hàng không Mẫu hạm nguyên tử mang tên Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Wilson Reagan đến vịnh Đà Nẵng – bám trụ ở cảng Tiên Sa từ 25 đến 30/6/2023. (Nghe đâu có hai chiến đấu cơ của Mỹ hạ cánh xuống phi trường Đà Nẵng.)


Cảng Đà Nẵng - tọa độ 16004’36”B ngang với khu vực biển-đảo Hoàng Sa. Từ Đà Nẵng nhìn ra căn cứ Tri Tôn và căn cứ hỏa lực Phú Lâm Trung cộng khoảng 200-300km.


Mẫu hạm USS Ronald Reagan cùng với hạm đội tác chiến (thường có cả tàu ngầm) đến Đà Nẵng 6 ngày không để nghỉ mát. Con mắt “hành quân tác chiến” của hạm đội Mỹ không thể bỏ qua khu vực biển-đảo Hoàng Sa.


Trong một bài viết trước đây khá lâu trên VHO, chúng tôi có bài “Ông Thiệu ra đi để lại hai cái gân gà khó nuốt: Hoàng Sa-Trường Sa”.


Khó nuốt thật chứ chẳng phải chơi.


Ngày 19 tháng Giêng năm 1974, hải quân Trung cộng đã đánh chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa; bây giờ đã 50 năm, chưa ai đòi lại được, kể cả Mỹ nếu họ muốn. Vùng biển đảo này từ trạng thái vô chủ (1945-1955), đến lúc có chủ là Sài Gòn/VNCH (1956-1975), đến giờ chủ mới là Trung cộng.


image011Bản đồ minh họa của VHO - Trận liệt của Hạm đội tác chiến Mẫu hạm USS Ronald Reagan phong tỏa vịnh Đà Nẵng và quần đảo Hoàng Sa. Khu vực này bao trùm Vùng 3 hải quân chiến thuật Biển trong đó có căn cứ Tri Tôn và Phú Lâm là bộ chỉ huy chiến khu miền Nam của Trung cộng.


Điểm qua hai bản đồ trận liệt sơ sài của VHO, khu vực “hành quân” ở mặt trận Biển Đông của Mỹ-Nhật rất rộng lớn. Điều đó chứng minh hỏa lực và khả năng tác chiến của hai hạm đội Mỹ-Nhật thừa sức bao trùm và khống chế mọi đường ở Biển Đông.


Nhóm tác chiến của Mẫu hạm Sơn Đông dù có tiến xuống Biển Đông cũng không thể nào “ngọ nguậy” được trong trận liệt phong tỏa dày đặc của hai hạm đội Mỹ-Nhật.


Khói súng chiến tranh có thể nổ ra do bất kỳ lúc nào do sự va chạm bất ngờ khó lường. Đây chính là sự lo sợ hàng đầu của Việt Nam, quốc gia đã dính líu rất sâu vào “mặt trận Biển Đông.”


Cựu tổng bí thư Lê Duẩn từng nói: “Bọn phản động Bắc Kinh sẽ đánh nước ta từ Biển Đông.”


Theo tôi, hiện trạng vào lúc hai hạm đội Mỹ-Nhật đóng đô ở Đà Nẵng và Cam Ranh, nêu Trung cộng khởi chiến, hai thành phố Đà Nẵng và Cam Ranh là hai mục tiêu khói lửa.


Tuy nhiên, một cách lạc quan, gần như hai nhóm tác chiến chỉ đưa ra tuyên bố: “không cho phép bất kỳ thế lực nào có thể chen vào Biển Đông.’


5. Ngày 25-27/6/2023, đúng vào ngày USS Ronald Reagan đến Đà Nẵng, Bộ chính trị Hà Nội phái thủ tướng CsVN Phạm Minh Chính và phái đoàn ngoại giao, quốc phòng sang Bắc Kinh diện kiến Chủ tịch Tập Cận Bình. Bắc Kinh dọn nghi lễ rất trọng thị đón phái đoàn.


Nội dung chuyến đi Bắc Kinh của Chính không ai có thể biết được ngoài Bộ chính trị Hà Nội.


Chính sẽ thuyết trình tình hình Biển Đông và các cuộc hành quân của Mỹ - Nhật ở Biển Đông cho Tập Cận Bình nghe?


Chính sẽ trình bày kế hoạch của Hà Nội để giải tỏa áp lực quân sự của Mỹ - Nhật?


Lùi một bước tiến ba bước! – Sòng phẳng, sợ gì!


image013Thủ tướng CsVN Phạm Minh Chính và phái đoàn tại Bắc Kinh từ ngày 25- 27/6/2023, Ảnh TTXVN


image015Thủ tướng CVN Phạm Minh Chính diện kiến Chủ tịch Tập Cận Bình tại đại lễ đường Bắc Kinh hôm 27/6/2023. AP


Đài VOA hôm 30/6/2023 viết: “Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính được cho là đã nói với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh ‘không cho phép bất kỳ thế lực nào chia rẽ Việt-Trung’;


“Về phần mình, ông Tập được Tân Hoa Xã dẫn lời ca ngợi mối quan hệ đồng chí giữa hai quốc gia xã hội chủ nghĩa với mức độ tin cậy cao, là đối tác cùng có lợi và là bạn bè biết rõ về nhau và rằng ‘Trung Quốc hướng tới xây dựng cộng đồng có chung tương lai với Việt Nam’.

“Trao đổi với Việt Nam từ Hà Nội, nhà văn Phạm Viết Đào nói những lý do mà Hà Nội buộc phải gắn chặt với Trung Quốc chẳng hạn như ‘mô hình nhà nước và thể chế chính trị Việt Nam là copy theo Trung Quốc’; ‘dân trong nước thấy ngột ngạt lắm rồi nếu không thoát khỏi cái vòng kim cô Trung Quốc’.


6. Tối 25/6/2023, một sự kiện rất lạ, khó tin nhưng có thật ở Đà Nẵng. Báo Tuổi Trẻ ở Tp HCM “show” một tựa đề rất hấp hẫn: “Thanh niên Đà Nẵng ‘cháy' hết mình với ban nhạc Hải quân Mỹ”.

Chính quyền và đảng bộ Đà Nẵng đã trình diễn một vở kịch “tuyệt hảo.”


Bằng cách kéo mấy trăm thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ‘cháy hết mình’ (giống như ngọn đuốc Lê văn Tám) khi tham dự buổi hòa nhạc của ban nhạc hải quân Mỹ, trong lúc USS Ronald Reagan đang neo đậu thoải mái ở cảng Tiên Sa với 5000 ngàn thủy thủ sĩ quan Mỹ đang ngắm nhìn thành phố Đà Nẵng về đêm bên bờ Biển Đông.


Mao tôn cương bàn: Cháy hết mình là cháy như thế nào? Nghĩa đen là cháy bỏng từ đầu đến chân; nghĩa bóng là cuồng, điên, loạn, hú, gào, đe, dọa, tiền pháo hậu xung, ăn tươi nuốt sống, …


Ban nhạc USS Ronald Reagan một phen kinh hoàng táng đởm vì chưa bao giờ gặp loại khách đặc biệt như vậy.


Báo Dân Trí mô tả về buổi hòa nhạc của USS Ronald Reagan như sau:


“Tối 25/6, tại Thành Đoàn Đà Nẵng, ban nhạc của lực lượng Hải quân Mỹ đã trình diễn âm nhạc, giao lưu với thanh niên thành phố Đà Nẵng;


“Tham dự chương trình gồm có, bà Susan Burns - Tổng lãnh sự Mỹ tại TPHCM, bà Nguyễn Thúy Anh - Phó Giám đốc Sở ngoại vụ Đà Nẵng, ông Lê Công Hùng - Phó Bí thư Thành Đoàn Đà Nẵng cùng hơn 300 đoàn viên thanh niên;


“Trong buổi giao lưu âm nhạc, các đoàn viên thanh niên rất hào hứng với những màn trình diễn nhiệt huyết cũng không kém phần lãng mạn của những người lính. Hàng trăm đoàn viên nhún nhảy theo điệu nhạc, ngân nga những bản nhạc nổi tiếng.”


Các bức hình dưới đây do phóng viên Mạnh Quân báo Dân Trí chụp, được xem là đẹp và sống động nhất, mô tả những giây phút “kinh hoàng táng đởm” vào đêm 25/6 ở Đà Nẵng:


image017Trên bàn chủ tọa buổi hòa nhạc tối 25/6/2023 tại Đà Nẵng, hai khuôn mặt, hai đôi mắt. Bên phải là bà Susan Burns, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Tp. HCM, bên trái là Lê Công Hùng, Phó Bí thư Thành Đoàn đoàn thanh niên cộng sản Đà Nẵng. Ảnh: Mạnh Quân.


image019300 đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh nhún nhảy theo điệu nhạc, ngân nga những bản nhạc nổi tiếng,… và sẵn sàng’tiền pháo hậu xung’!!! (Ảnh: Mạnh Quân).


image021Những nghệ sĩ đẹp và hiền trong ban nhạc của lực lượng Hải quân Mỹ trình diễn vào đêm 25/6/2023 tại Đà Nẵng. (Ảnh: Mạnh Quân).


Vở kịch trên sân khấu “hoành tráng” Đà Nẵng-Sài Gòn liên tục đổi màu. Trên màn ảnh đại vĩ tuyến của đài truyền hình VTV đã xây dựng công phu một kịch bản đồ sộ nhắc lại chuyện cũ trong quá khứ với tựa đề rất oách: “Mở Đường Ra Biển”- dài hơn một tiếng đồng hồ.


Đài VOA ngày 26/6/2023 viết:


“Theo quan sát của VOA, đội tàu hùng mạnh của Hải quân Mỹ cập cảng Đà Nẵng vào trưa 25/6, đến tối cùng ngày, trong khung giờ vàng, đài truyền hình quốc gia Việt Nam VTV phát sóng trực tiếp một chương trình nói về chiến công của Hải quân Việt Nam thời những năm 1960, 1970 trong cuộc chiến “chống đế quốc Mỹ”;


“Chương trình giao lưu nghệ thuật mang tên Mở Đường Ra Biển dài hơn 1 tiếng, phát trên kênh VTV1 từ 20h10 ngày 25/6, tập trung ôn lại việc Hải quân Việt Nam “chống phong tỏa sông biển” ở miền bắc của đất nước, với đỉnh điểm là vào ngày 27/6/1973, cảng Hải Phòng và các cửa sông biển miền bắc “được giải phóng khỏi cuộc phong tỏa kéo dài bằng bom, mìn và thủy lôi của Mỹ”;


“Tham gia chương trình có nhiều nhân chứng sống là các cựu binh Việt Nam đã rà phá bom, mìn, thủy lôi do “giặc Mỹ man rợ” thả xuống, theo cách dùng từ của chương trình;


“Chiến công chống đế quốc Mỹ phong tỏa miền bắc bằng thủy lôi và bom từ trường đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu về nghệ thuật chống giặc giữ nước. Bà Tạ Bích Loan, VTV.


Đài RFA ngày 28/6/2023/Diễm Thi viết: “nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc tối 27 tháng 6 năm 2023, nói:


“Tại sao không làm trước đó hoặc sau khi hàng không mu hm USS Ronald Reagan ri Vit Nam? Thi đim rt là quan trng. Chúng ta mun truyn thông điệp cho ai? Cho Mỹ hay cho Trung Quốc?


“Cách hành xử của VTV như thế phải dùng từ “mất dạy” mới đúng. Không thể nào văn hóa hiếu khách của người Việt Nam thể hiện như vậy. Và tôi cũng muốn nhà nước Việt Nam phải rút kinh nghiệm trong việc hành xử của mình trong bang giao quốc tế.”


Kinh hoàng.


Có thể không hẳn như thế.


Mao tôn cương bàn rằng: “Bắc Kinh rất hài lòng về vở kịch đại ‘hoành tráng’ của Việt Nam.


Tiến sĩ Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, cựu đại sứ VN ở Hòa Lan viết trên BBC ngày 29/6/2023:


Nội trị và Ngoại giao Việt Nam trong tháng 6/2023 vừa qua - tình cờ nhưng không ngẫu nhiên - tựu chung lại, vẫn là bức tranh vân cẩu về nền chính trị "tay co tay duỗi" lâu nay.


Nhưng, ý nghĩa hơn cả, ông tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cũng hài lòng.


Bóng ma chiến tranh lùi sang chỗ khác.


7. Ngày 01/7/2023, Hà Nội thức dậy trong nắng hè rực rỡ. Mùa này nước sông Hồng bắt đầu dâng cao. Dân chúng chán ngấy chính trị chỉ lo lụt lội thiệt hại sản nghiệp ruộng vườn nhà cửa.


Mọi sự đã được làm việc một cách chăm chỉ, hoàn thành tốt kế hoạch. “Tình hình chiến sự” hạ nhiệt. Ông thủ tướng Chính về nước trong niềm hân hoan. Không khí ba chiều Mỹ-Việt-Trung tỏ ra êm dịu. Cụ Tổng thở phào một tiếng nhẹ cả người. Để ‘relax’ (thư giãn), cụ đi thăm dân cho vui.


image023Tổng Bí thư đảng CsVN Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu Quốc hội đi thăm hỏi cử tri tại quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội ngày 01/7/2023. Phóng viên trong nước tác nghiệp chụp hình rất tươi, rất vui, ông nào cũng cười.


8. Những bức ảnh được ghi vào lịch sử thời sự nhiếp ảnh:


image025Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan đang ở ngoài khơi vịnh Đà Nẵng hướng mũi tiến vào cảng Tiên Sa ngày 25/6/2023, theo chương trình sẽ bám trụ ở Đà Nẵng cho đến ngày 30/6/2023.

Nguồn ảnh: https://apnews.com/article/us-aircraft-carrier-da-nang-vietnam-3b5aa2d343d2e97fce27275b5c533f62


image028Bức ảnh trên do Hải quân Hoa Kỳ cung cấp, Quốc kỳ Hoa Kỳ và Việt Nam đồng loạt được nâng lên trên Mẫu hạm USS Ronald Reagan (CVN 76) tại cảng Tiên Sa Đà Nẵng, Việt Nam, sáng Chủ nhật 25 tháng 6 năm 2023. Chú ý: Việt Nam/Đà Nẵng cố ý treo cờ đỏ sao vàng cao hơn cờ Mỹ.

Nguồn ảnh: https://www.military.com/daily-news/2023/06/26/us-aircraft-carrier-makes-da-nang-port-call-america-looks-strengthen-ties-vietnam.html


image030Ảnh trên: Ngày 03/3/1965, những người con gái Việt Nam da vàng đứng trên các tấm vỉ sắt trải ở bãi biển Sơn Trà, tay cầm vòng nguyệt quế đón các chiến binh Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đầu tiên đổ bộ lên bãi biển Sơn Trà Đà Nẵng chống lại làn sóng đỏ. Ảnh tài liệu từ bìa báo LIFE.


(note: Những anh hùng hảo hán, những chàng trai nước Việt, những kẻ sĩ, trí thức khoa bảng, tướng tá thống lãnh, những phường chèo chính trị …, cỏ nhỏ được giọt nước mắt nào như Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ, có đau lòng không, có nhục không, khi phóng viên phương Tây đưa ống kính, hướng con mắt thứ ba của họ nhắm vào người con gái nước Việt đang choàng vòng hoa đón khách!)


Ảnh giữa: Một người con gái Việt Nam da vàng đang choàng vòng hoa nguyệt quế lên cổ Đại tá Daryle Cardone, Chỉ huy trưởng Mẫu hạm USS Ronald Reagan. Nguồn: https://www.navytimes.com/news/your-navy/2023/06/26/us-aircraft-carrier-makes-vietnam-port-call/.


(note: Những anh hùng hảo hán, những chàng trai nước Việt, những kẻ sĩ, trí thức khoa bảng, tướng tá thống lãnh, những phường chèo chính trị …, cỏ nhỏ được giọt nước mắt nào như Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ, có đau lòng không, có nhục không, khi phóng viên phương Tây đưa ống kính, hướng con mắt thứ ba của họ nhắm vào người con gái nước Việt đang choàng vòng hoa đón khách!)


Ảnh dưới: USS Ronald Reagan quay đuôi (đít) vào cảng Tiên Sa Đà Nẵng, một hoạt động hiếm hoi ví như con tàu khổng lồ “chổng mông quay lưng’ lại với Việt Nam. Nguồn ảnh TTO.


Lý Kiến Trúc

California

04/7/2023

(bổ túc 05/7/2023)


XEM THÊM:


Ngoại trưởng Antony Blinken phát biểu, họp báo, trả lời phỏng vấn tại Tòa Đại sứ Mỹ-Hà Nội

https://www.nhatbaovanhoa.com/p2279a11769/ngoai-truong-antony-blinken-phat-bieu-hop-bao-tra-loi-phong-van-tai-toa-dai-su-my-ha-noi


Hán Sở chiến quốc, Hoa Mỹ tranh hùng

https://www.nhatbaovanhoa.com/a11625/han-so-chien-quoc-hoa-my-tranh-hung


PHỤ LỤC:


Từ trong lịch sử nước Việt, Đà Nẵng là nơi diễn ra nhiều biến cố quân sự làm thay đổi diện mạo nước nhà.


Năm 1777, chiến tàu Anh là Rumbold từ Trung Quốc đi Ấn Độ, ghé cửa Hàn (Tourance) để dò la tin tức về xứ Đàng Trong; xứ này đang có cuộc tranh giành giữa Tây Sơn và Chúa Nguyễn;


Năm 1821, Vua Louis XVIII sai Hải quân Đại tá Bougainville đem hai tàu chiến là Thétis và Espérance vào cửa Hàn xin dâng quốc thư và phẩm vật để xin thông hiếu, giao thương;


Năm 1831, Chính phủ Hoa Kỳ cũng tính đặt một đại diện ở nước ta, ông Shilluber được bổ làm Lãnh sự, nhưng không được Vua Minh Mạng chấp nhận;


Năm 1840, vua Thái tổ nhà Minh sai hoạn quan Trịnh Hòa vượt biển đi chiêu dụ lân bang, mở đường dẫn di địch vào nước ta; (Hoạn quan Trịnh Hòa là người dẫn đầu bảy chuyến hải trình lớn thăm dò Ấn Độ Dương, đến tận Ả Rập và các bờ biển phía đông châu Phi. (theo wilkipedia)


Năm 1847, Hải quân Đại tá La Pierre phái Trung tá Rigault de Genouilly đem chiến thuyền La Victorieuse vào Đà Nẵng dâng thư lên Vua Thiệu Trị; Chiến thuyền Pháp bắn phá 5 thuyền đồng của ta ở Đà Nẵng, cuộc xung đột đời vua Thiệu Trị là cuộc xung đột đầu tiên của hai nước Pháp Việt. Vua Thiệu Trị cho xây 7 đồn binh phòng thủ giữ bờ biển Đà Nẵng;


Năm 1856, chiến thuyền Catinat thuyền trưởng là Lelieur de Ville sur Arce đến Đà Nẵng bắn phá Sơn Trà, Vua Tự Đức xem cửa bể Đà Nẵng là cửa bệ hệ trọng;


Tháng Tư năm 1857, vua Napoléon III quyết định lập một Ủy ban để nghiên cứu vấn đề nước Việt Nam, (Commission de la Cochinchine);


Ngày 15 tháng 7 năm 1857, Hải quân Trung tướng phó Đô đốc Rigault de Genouilly được chỉ định tổng chỉ huy cuộc viễn chinh của Pháp, điểm đến là Tourance (Đà Nẵng), Sài gòn và Kẻ Sở.


Ngày 01 tháng 9 năm 1858, Genouilly chỉ huy liên quân Pháp - Y Pha Nho do Đại tá Lararote chỉ huy mở trận tấn công lớn vào Đà Nẵng lần thứ hai; Genouilly đem 15 tầu, 1,500 lính đánh vào cửa Đà Nẵng, bắn phá các đồn lũy của quân ta, vua Tự Đức sai Nguyễn Tri Phương sung chức Tổng thống trấn thủ Đà Nẵng;


Tháng Giêng năm 1859, (Tự Đức năm thứ 12), quân Páp vây hãm đồn Hải Châu, Tướng giữ đồn là Tống Phước Minh thua trận chạy vào giữ đồn Phước Ninh, Nguyễn Duy đến cứu đánh lui quân địCh. Trận này quan quân ta bị thương và chết rất nhiều;


Quân Pháp mang quân sang đánh Việt Nam chuyến này có Giám mục Pellerin đi theo, ông đã có nói trước với Trung tướng Genouilly rằng hễ đến Đà Nẵng thì dân theo đạo Thiên Chúa ở trong nước nổi lên để giúp sức, chẳng ngờ đã hơn ba tháng mà chẳng thấy gì …


Sau khi chiếm được Đà Nẵng, Trung tướng Genouilly sai Hải quân Đại tá Toyon ở lại giữ thành lũy đã chiếm được ở Đà Nẵng rồi kéo binh lính và tàu bè vào Nam Kỳ (09 tháng 2, 1859); (sách Việt Nam Pháp thuộc Sử/ Giáo sư Phan Khoang).


Ngày 18 tháng Hai năm 1859, hạm đội Pháp bỏ Đà Nẵng kéo về Sài Gòn tiến đánh thành Gia Định. Genouilly cho san phẳng thành Gia Định không còn một tàn tích nào.


Tháng Ba, 1859, Genouilly đem binh thuyền trở ra Đà Nẵng, vây hãm các đồn Hải Châu, Phước Ninh, Thạc Giản, Du Xuyên, quân ta thua nhiều đại bác bị mất, Nguyễn Tri Phương phải lui quân về Liên Trì, Nại Hiền, Hải Châu;


Ngày 20 tháng Tư năm 1859, tướng phó Đô đốc Genouilly cho quân tấn công dữ dội đồn Điện Hải. Tướng Nguyễn Tri Phương cho quân đánh trả quyết liệt, nhưng vì vũ khí của đối phương quá mạnh nên đồn mất.


Ngày 20 tháng 6 năm 1859, Phó Đô đốc Genouilly đưa thư lên triều đình xin giảng hòa chỉ đòi được tự do truyền giáo, tự do thương mại và xin nhường một chỗ đất để bảo đảm hòa ước;


Tháng 7 năm 1859, hòa ước nghị hòa không xong, Genouilly được thêm viện binh tiếp tục đánh, Phạm Thế Hiển, Nguyễn Hiên bị thua ở đồn Phước Trì, Liên Trì, tấn công đồn Nại Hiên, quân ta tan vỡ; Tướng Nguyễn Tri Phương dâng sớ xin chịu tội, Vua Tự Đức sai chém các tướng bại trận chạy trốn là Hồ Văn Đa, Lê Văn Nghĩa, Đoàn Văn Thức, các tướng Nguyễn Tri Phương, Phạm Thế Hiển, Nguyễn Hiên bị phạt tội cách lưu.


Vua Tự Đức dạy: “Sợ địch, thêm lo, không thi thố gì thì sao thành công được, đáng lẽ giao đình nghị để tránh tội danh, nhưng đã cách lưu nên gượng bỏ qua, vậy phải nghĩ liệu trong 3 kế - chiến, thủ, hòa, kế nào lui được quân địch thì cứ dùng, đừng nói rằng triều đình thiếu người nên phải ngồi đợi chết.” (Việt Nam Pháp Thuộc Sử/Phan Khoang/tr.119)


Thấy hòa ước không thành, Trung tướng phó Đô đốc Genouilly ở Đà Nẵng đau ốm xin về nghỉ. Chính phủ Pháp sai Hải quân thiếu tướng Page sang thay Genouilly.


Nhiều tài liệu cho rằng thời kỳ Pháp thuộc cần được tính từ năm 1867 (kéo dài gần 80 năm), khi triều đình nhà Nguyễn buộc phải cắt Nam kỳ Lục tỉnh nhượng cho Pháp. Nam kỳ Lục tỉnh trở thành lãnh thổ đầu tiên Pháp chiếm được trong quá trình xâm lược Đại Việt;


Theo chúng tôi, thời kỳ Pháp đô hộ nước ta nên tính từ năm 1858-1859 là năm Trung tướng phó Đô đốc Genouilly chiếm được Đà Nẵng, cho đến năm 1945 là 87 năm.


Điểm qua các mốc thời gian, lịch sử minh chứng vị trí Đà Nẵng và vịnh Đà Nẵng là tọa độ trọng yếu và cũng là yếu huyệt của nước ta. Từ vùng biển-đất này, hải quân Pháp tiến vào đánh chiếm mở đường cho việc đô hộ, biến Việt Nam thành xứ thuộc địa ba kỳ với các hình thức cai trị khác nhau.


image032Chiến thuyền liên quân Pháp-ý Pha Nho bắn phá cửa bể Đà Nẵng năm 1858. Nguồn ảnh wikipedia.


Kẻ thù truyền kiếp phương Bắc cũng không quên Đà Nẵng.


Xin nhắc lại, năm 1840, vua Thái Tổ nhà Minh sai hoạn quan Trịnh Hòa (Zheng He / Cheng Ho), sinh năm 1371, tên thật là Mã Hòa (Ma Ho) và hạm đội Trịnh Hòa vượt biển chu du đến vịnh Thái Lan, vịnh Ba tư, Biển Đỏ, Châu Phi …, Trịnh Hòa đã từng đến Hội An Đà Nẵng thăm dò.


Bắc Kinh tuyên bố trong lịch sử Biển Đông, hạm đội Trịnh Hòa từng đến Hoàng Sa và Trường Sa. Đến là một chuyện, nhưng coi đó là lãnh thổ lãnh hải của mình là điều cực kỳ vô lý.


Sách Việt Nam Sử Lược của cụ Trần Trọng Kim viết: (tham khảo thêm sách của Giáo sư Lê Xuân Khoa, Giáo sư Vũ Quốc Thúc, Giáo sư Phạm Cao Dương),


Tháng 7 năm Mậu Ngọ (1858), là năm Tự Đức thứ 11, Hải quân Trung tướng Rigault de Genouilly đem tàu Pháp và tàu Y Pha Nho thảy 14 chiếc, chở hơn 3000 quân của hai nước vào cửa Đà Nẵng, bắn phá các đồn lũy rồi lên hạ thành An Hải và thành Tôn Hải, ông Lê Đình Lý vào đánh với quân Pháp một trận ở xã Cẩm Lệ, bị đạn, về được mấy hôm thì mất;


Vua Dực Tông sai quan Kinh lược Sứ Nguyễn Trí Phương làm Tổng thống, Chu Phúc Minh làm Đề Đốc cùng với Đào Trí chống quân Pháp và quân Y Pha Nho;


Tướng Nguyễn Tri Phương thất bại trước hỏa lực và đội quân tinh nhuệ của Pháp và Tây ban Nha. Cụ Nguyễn Tri Phương và các tướng lãnh dâng sớ lên triều đình chịu tội. Vua phạt tội lưu canh. (ct: tội lưu canh tương tự như giải nhiệm chức vụ một thời gian để chờ lệnh mới).


Ngày 03 tháng 3 năm 1965, đơn vị đầu tiên của Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ vào bãi biển Sơn Trà Đà Nẵng, thiết lập các căn cứ hỗn hợp hải không quân làm bộ chỉ huy thuộc Vùng I chiến thuật VNCH, mở màn cuộc chiến Vietnam War kéo dài cho đến năm 1969-1970 thì bàn giao chiến trường cho Quân lực VNCH. Báo chí truyền thông quốc tế và quốc nội miền Nam thời ấy gọi là “thay đổi màu da trên xác chết.”


image034Một động tác phi thường đối với một siêu Hàng không Mẫu hạm có kích cỡ chiều dài 332,8m, chiều rộng 76,8m, chở 90 chiến cơ các loại và 5000 thủy thủ sĩ quan tác chiến – mũi tàu hướng ra ngoài khơi, đuôi quay vào bến cảng Tiên Sa trông cứ như ‘chổng mông quay lưng’ với mảnh đất trọng yếu ở miền Trung Việt Nam.


Chỉ huy Mẫu hạm điều khiển con tàu khổng lổ tựa như điều khiển chiếc ca nô. Họ đã cho con tàu cập sát vào đường băng bê tông cảng Tiên Sa thả thang cho các sĩ quan chỉ huy xuống bắt tay các giới chức và sĩ quan Hải quân Việt Nam đứng chờ sẵn, đây là động tác hy hữu và đầu tiên diễn ra của một Mẫu hạm đến trụ ở vịnh Đà Nẵng và cập bến cảng Tiên Sa, sau đó, chỉ huy Mẫu hạm cho mũi tàu hướng ra ngoài khơi, đuôi quay vào bến cảng Tiên Sa trông cứ như ‘chổng mông quay lưng’ với mảnh đất trọng yếu ở miền Trung Việt Nam.


Hai lần trước, Mẫu hạm USS Carl Vinson (CVN-70) vào năm 2018 và USS Theodore Roosevelt (CVN-71) vào năm 2020 chỉ neo đậu ở ngoài vịnh Đà Nẵng không cập sát cảng.


Mũi Mẫu hạm về hướng ra Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa Tây, nơi từng diễn ra trận hải chiến giữa Hải quân VNCH và hải quân Trung cộng ngày 19/1/1974, khoảng 30 phút đọ súng, sau cùng Trung cộng đã chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa để lại một vết nhục đau đớn cho Sài Gòn.


Hải chiến bất phân thắng bại sao lại bỏ Hoàng Sa?

https://www.nhatbaovanhoa.com/a4321/hai-chien-bat-phan-thang-bai-sao-lai-bo-hoang-sa-


image036Tuần dương hạm Trịnh Hòa của Trung Quốc cặp cảng Đà Nẵng từ ngày 18-11 đến ngày 22-11-2008. Đây là lần đầu tiên một quân hạm Trung Quốc ghé cảng Đà Nẵng, một tháng sau một chuyến thăm tương tự của một chiến hạm Mỹ. Theo giáo sư Ngô Vĩnh Long, đây là dịp để cho Bắc Kinh phô trường sức mạnh quân sự và khích động tinh thấn quốc gia của người Trung Quốc. (Trọng Nghĩa. RFI 19/11/2008). Theo hãng thông tấn DPA, chiến hạm Trịnh Hòa, có 400 thủy thủ và sĩ quan chỉ huy.