Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh qua đời

14 Tháng Chín 20237:51 SA(Xem: 1208)

VĂN HÓA ONLINE – HOÀNG SA-TRƯỜNG SA – THỨ NĂM 14 SEP 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh qua đời


image011Nguồn hình ảnh, Getty Images


BBC 14/9/2023


Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã qua đời tại nhà riêng vào sáng ngày 14/9, hưởng thọ 65 tuổi.


Tang lễ thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh dự kiến được tổ chức với nghi thức cấp cao, tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.


Lần cuối tướng Vịnh xuất hiện trước truyền thông là hồi 31/8, ông lên sóng chương trình thời sự 19 giờ của VTV1 ca ngợi cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhan đề “Một số vấn đề về đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới”.


Đã có những xôn xao trong dư luận Việt Nam khi đó về tình trạng sức khỏe của ông, rằng ông Vịnh lên sóng với diện mạo khác lạ, tóc rụng nhiều, gương mặt xanh xao và bị nám đen, giọng khàn và đứt quãng, khác với sự tinh tường, phong độ thường thấy trước kia.


Báo chí Việt Nam nói tướng Vịnh qua đời vì "bệnh nặng", "bệnh hiểm nghèo", dù "được Đảng, Nhà nước, quân đội, các giáo sư, bác sĩ, gia đình tận tình chăm sóc cứu chữa" nhưng không qua khỏi. Tuy nhiên, báo chí không nêu rõ cụ thể ông Vịnh mắc bệnh gì.


image013Nguồn hình ảnh, VTV1


Theo trang Thông tin Chính phủ, ông Nguyễn Chí Vịnh sinh năm 1959, quê gốc ở xã Quảng Thắng, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, là nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và là con của đại tướng Nguyễn Chí Thanh - cố chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.


Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa XI, XII; trình độ chuyên môn là giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế.


Trong những năm cuối đời, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho ra mắt cuốn sách Người Thầy vào tháng 3/2023 - hồi ký về sự nghiệp tình báo của ông Ba Quốc. Ông cũng xây dựng Bảo tàng gia đình về cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.


Tướng Vịnh từng kinh qua nhiều cương vị trong ngành tình báo quốc phòng trong giai đoạn 1999- 2009. Ông từng được bổ nhiệm chức vụ phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Quốc phòng, chỉ một năm sau, ông được thăng tiến lên tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Quốc phòng.


Cuối năm 2004, ông được thăng quân hàm trung tướng.


Tới năm 2009, tướng Vịnh giữ chức vụ thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Quốc phòng. Tới cuối năm đó, ông thôi kiêm nhiệm chức vụ tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Quốc phòng, chỉ giữ trọng trách thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách đối ngoại.


Năm 2011, ông được thăng quân hàm thượng tướng.


Năm 2016, ông được Bộ Chính trị chỉ định tham gia Thường vụ Quân ủy Trung ương. Một năm sau đó, ông được bổ nhiệm chức vụ thứ trưởng Bộ Quốc phòng.


Suốt sự nghiệp của mình, ông Vịnh được trao tặng nhiều phần thưởng Huân chương Quân công Chiến công hạng nhất, nhì, ba.


Ông thôi chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng từ tháng 6/2021 và nghỉ hưu từ tháng 12/2021.


Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nổi tiếng với những câu nói về chủ quyền Biển Đông. Theo ông, Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ chủ quyền, cũng như không bao giờ nhượng bộ về vấn đề này.


Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng từng nhấn mạnh Việt Nam không bao giờ chấp nhận "một nền hòa bình lệ thuộc" cũng như "phải làm thất bại mọi âm mưu xâm phạm chủ quyền".


Về việc Nga xâm lược Ukraine, trong cuộc phỏng vấn với Dân trí vào cuối năm 2022, ông Vịnh nêu quan điểm và mong muốn các bên nhanh chóng tìm ra giải pháp chấm dứt xung đột, chấm dứt nổ súng để không có thêm bất cứ một người dân thường hay một người lính nào phải thiệt mạng.


Tuy nhiên, tướng Vịnh vẫn nhấn mạnh chủ trương của Việt Nam là "không tham gia bên này để chống bên kia".


Dù không nêu đích danh Nga, ông vẫn phát biểu rằng "những quốc gia theo đuổi đường lối sử dụng bạo lực để giành giật lấy lợi ích không chính đáng sẽ phải trả giá.


Trên tờ TTO ngày 14/9/2023 viết (trích):


https://tuoitre.vn/thuong-tuong-nguyen-chi-vinh-tu-tran-20230829231526385.htm


Trong bất cứ hoàn cảnh nào, người Việt Nam phải tự giải quyết mọi vấn đề...


Khi còn tại thế, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã nhiều lần dành riêng cho Tuổi Trẻ các cuộc trao đổi về không ít vấn đề nóng.


Trong bài phỏng vấn Tướng Vịnh: Tôi tự hào với quân hàm "binh bét" vào năm 2012, ông nhấn mạnh, trong vấn đề Biển Đông phải xem xét trên những vấn đề về lịch sử, những tuyên bố về chủ quyền và lợi ích quốc gia.


Ông chỉ rõ có 3 điểm cơ bản là nguyên tắc giải quyết vấn đề lợi ích. Thứ nhất, chủ quyền của mỗi nước. Đây là điểm bất di bất dịch, không thay đổi. Chúng ta muốn có hòa bình, muốn ổn định để phát triển nhưng cũng sẵn sàng chấp nhận tất cả để giữ được chủ quyền lãnh thổ.


Thứ hai, chia sẻ lợi ích. Chia sẻ chủ quyền lãnh thổ là không thể nhưng chia sẻ lợi ích có thể trở thành con đường giải quyết những khác biệt, tranh chấp.


Thứ ba, phải tuân thủ luật pháp quốc tế và không để các thế lực khác chen vào, can dự vào những vấn đề của chúng ta.


Ông nhấn mạnh chúng ta không tham gia vào những xung đột lợi ích của các nước lớn và Việt Nam phải tránh mọi cuộc chiến tranh, trước hết là những xung đột trên Biển Đông.


Nếu có chiến tranh, có xung đột sẽ là thảm họa của dân tộc và là bất hạnh cho từng gia đình.


Còn trong bài trả lời phỏng vấn với chủ đề "Phải tự chủ trong mọi tình huống" vào năm 2018, ông nhấn mạnh độc lập, tự chủ là vấn đề mang tính nguyên tắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Trong bất cứ hoàn cảnh nào, người Việt Nam phải tự giải quyết mọi vấn đề của mình, quyết định vận mệnh của mình, nhất quyết không được để bên ngoài quyết định.


Đồng thời, theo ông, để đất nước phát triển, có thể có cách nghĩ khác nhau, cách làm khác nhau, tranh luận kịch liệt với nhau, nhưng cuối cùng phải đạt được sự thống nhất về đường lối và hành động.
25 Tháng Tám 2014(Xem: 15274)
Ông Lê Khởi, một chủ tàu từ đảo Lý Sơn, cho biết hơn 10 thuyền viên trên thuyền đánh cá của ông đã bị tàu của Trung Quốc ‘tấn công’ hôm 15/8 khi đang đánh bắt thủy sản tại đảo Cây Dừa thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đây là lần thứ ba tàu cá của ông Khởi bị ‘lực lượng của Trung Quốc tấn công’ kể từ năm 2007. Ông kể với VOA Việt Ngữ:
21 Tháng Tám 2014(Xem: 13074)
Thuyền trưởng một tàu cá Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nói tàu của ông bị tàu Trung Quốc tấn công, đập phá và cướp tài sản.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 13685)
(Dân trí) - Philippines ngày 18/8 tuyên bố sẽ gửi công hàm phản đối các cuộc tuần tra tăng cường của tàu Trung Quốc tại một khu vực tranh chấp ở Biển Đông và gọi hành động này là một phần nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thay đổi hiện trạng khu vực.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 13015)
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (T) đón tiếp Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida (P) tại Jakarta ngày 12/08/2014.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 13548)
Thêm một động thái cho thấy dã tâm của Bắc Kinh tìm mọi cách khẳng định chủ quyền lãnh thổ tại các vùng tranh chấp : Theo Trung Quốc Tân Văn Xã, chính quyền Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng năm ngọn hải đăng trong vùng quần đảo Hoàng Sa.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 12142)
Sau “Hội thảo Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử tại Đà Nẵng từ 19-21/6” vừa qua, nơi có rất nhiều ý kiến đóng góp về mặt pháp lý cũng như lịch sử có giá trị cho cuộc đấu tranh, giải quyết căng thẳng hiện nay với Trung Quốc, Tiến sỹ Trần Công Trục, một trong hàng chục học giả tham dự hội thảo, đã có cuộc chia sẻ với phóng viên Dân Trí về khía cạnh pháp lý, vận dụng của Công ước Liên hợp quốc về luật biển đối với căng thẳng Biển Đông.
03 Tháng Tám 2014(Xem: 14608)
Theo thông tin từ Văn phòng Hàng hải Quốc tế ngày 03/08/2014, Hải quân Malaysia vừa thành công trong việc đẩy lùi một cuộc tấn công của hải tặc nhắm vào một chiếc tàu chở dầu. Vụ việc xảy ra ngày 02/08 ngoài khơi bờ biển phái Đông Malaysia, trên Biển Đông.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 13566)
Bắc Kinh đã quyết định di dời giàn khoan này sớm hơn thời hạn một tháng, phần nào giải tỏa căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thế nhưng theo một số nhà quan sát, như Tiến sỹ Zachary Abuza - chuyên gia về chính trị học Đông Nam Á, sự kiện giàn khoan cho thấy nguy cơ chia rẽ to lớn trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 13665)
Năm 1898, quan kinh lược Quảng Đông, Trung Quốc tuyên bố Hoàng Sa là đất hoang, không thuộc về Trung Hoa, không liên quan với chính quyền huyện Hải Nam nên không chịu bồi thường cho chủ 2 tàu buôn của Hà Lan vì tội hôi của.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 15956)
Khi chồng ra đi, bà Sinh mới 26 tuổi. Suốt 40 năm qua, bà nuôi 3 con gái trong căn hộ nhỏ mà vợ chồng bà đã sống từ năm 1973. Năm 2009, chung cư bị giải tỏa để xây cao ốc mới, bà Sinh phải đi thuê nhà để ở tạm. Vì thế, căn hộ 3 phòng, rộng 60 m2 nằm trong tòa cao ốc (quận 10, TP HCM), do chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa mua tặng là ngôi nhà đầu tiên bà Sinh có riêng cho mình.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 13593)
Hội thảo Biển Đông thường niên thứ tư do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức vừa kết thúc hôm thứ Sáu 11 tháng 7 tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 17111)
Mỹ đang đề ra những chiến thuật quân sự mới để răn đe âm mưu của Trung Quốc nhằm chiếm trọn Biển Đông. Những chiến thuật mới gồm sử dụng máy bay trinh thám và điều tàu hải quân tới gần các vùng biển có tranh chấp.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 13986)
PV: Thưa anh Nguyễn Sỹ Tuyen, Tôi biết đây là Đoàn Việt kiều thứ 3 ra thăm Quần đảo Trường Sa. Cảm nhận của anh, với tư cách là một Việt kiều, đến vùng biển đảo xa xôi ấy như thế nào? Nguyễn Sỹ Tuyên: Trước đây, tôi bao nhiêu năm ao uớc được đặt chân đến quần đảo Trường Sa của Tổ quốc. Tôi hiểu không phải muốn là được bởi ngoài chuyện tốn phí, còn là sự xa xôi, và những yêu cầu đặc biệt vì vị trí đặc biệt của Trường sa.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 13171)
Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 13852)
Trong một buổi “giao lưu văn hóa văn nghệ” trên boong chiến hạm HQ 571, chúng tôi thấy hai người ngồi bên cạnh ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 17969)
Đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng và theo tên quốc tế là Woody Island, với những bãi cát dài và các hàng cọ, đang trở thành biểu tượng trong kế hoạch thực hiện tham vọng biển đảo của Trung Quốc ở Biển Đông.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 39602)
Gần đây, sau khi Trung cộng ồ ạt kéo giàn khoan xâm chiếm thềm lục địa VN và dân Việt khắp nơi trên thế giới biểu tình đòi lại quần đảo Hoàng Sa. Hầu như phần lớn cộng đồng Việt chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân VNCH và hải quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đụng độ giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng (giả dạng là ngư dân) ở Hoàng Sa.