"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 13 MAR 2015
Các hội đoàn 'kêu gọi dân chủ ở Việt Nam'
Đảng Cộng sản Việt Nam không cho phép có đối lập chính trị
Gần 20 tổ chức, hội đoàn xã hội dân sự cùng gần 160 các nhà hoạt động dân chủ cho Việt Nam đã đồng đứng tên kêu gọi người dân Việt Nam trong và ngoài nước tham gia vào một cuộc vận động lớn để đòi dân chủ và nhân quyền.
Một nhân vật ký tên vào lời kêu gọi này nói anh mong muốn các lãnh đạo Đảng và Nhà nước ‘lắng nghe nguyện vọng của người dân’.
‘Nguy cơ hiểm nghèo’
Theo nội dung lời kêu gọi được đăng tải trên mạng thì đây là một cuộc vận động lớn cho dân chủ Việt Nam kéo dài trong suốt năm 2015 nhân dịp kỷ niệm tròn 40 năm ngày thống nhất đất nước và sắp diễn ra Đại hội Đảng lần thứ 12.
Họ nói sau 40 năm Đảng Cộng sản thiết lập quyền cai trị trên toàn bộ đất nước Việt Nam, ‘đất nước phải đối diện với nguy cơ hiểm nghèo nhất, đe dọa sự tồn vong của dân tộc – đó là viễn cảnh Việt Nam bị thống trị toàn diện bởi Bắc Kinh’.
“Tình trạng đen tối này xảy ra khi người dân không có tự do, nhân quyền, đất nước không có dân chủ khiến nhân dân Việt Nam không thể chọn lựa những người lãnh đạo xứng đáng, một chính phủ có khả năng và tâm huyết để thực sự tranh đấu cho sự tồn vong của đất nước theo đúng nguyện vọng của đại đa số nhân dân,” lời kêu gọi viết.
Lời kêu gọi này đi kèm với một lá thư ngỏ gửi đến Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tố cáo về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam để mọi người tham gia ký tên.
Giải pháp vượt qua sự sợ hãi và triệt tiêu đàn áp hữu hiệu nhất chính là số đông.Lời kêu gọi vận động dân chủ cho Việt Nam trong năm 2015
Đứng tên trong lời kêu gọi này là một số hội đoàn dân sự như Diễn đàn Xã hội Dân sự, Mạng lưới Blogger Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo, Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam...
‘Bốn bước’
Cuộc vận động này, theo lời kêu gọi, bao gồm bốn bước.
Bước thứ nhất là thu thập chữ ký cho Thư ngỏ gửi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Mục tiêu là thu thập đủ 100.000 chữ ký ủng hộ trên trang nhanquyen2015.net.
Sau khi hoàn thành mục tiêu của bước thứ nhất, cuộc vận động sẽ chuyển sang bước thứ hai là ‘tổ chức tuyệt thực, thắp nến và nhiều hình thức tranh đấu khác’ đồng loạt ở nhiều nơi vào khoảng cuối tháng Năm để tranh đấu cho những tù nhân chính trị còn đang bị giam cầm trong nhà lao.
Bước thứ ba là ‘thành lập những ủy ban, phái đoàn để thực hiện những buổi gặp gỡ với các Đại sứ quán, các cơ quan nhân quyền, các dân biểu tại các nước’ với mục đích là vận động những quốc gia, tổ chức này gây sức ép với chính phủ Việt Nam để thả các tù nhân chính trị.
Đảng Cộng sản Việt Nam đang đứng trước nhiều sức ép của người dân
Bước cuối cùng là một cuộc tuần hành ‘từ trong ra ngoài nước’ vì ‘tự do, nhân quyền, toàn vẹn lãnh thổ’ vào ngày Quốc tế Nhân quyền tức ngày 10/12.
‘Việc đúng thì tham gia’
Trao đổi với BBC, anh Nguyễn Tiến Trung, một cựu tù nhân chính trị, xác nhận về phong trào này và việc anh ký tên vào lời kêu gọi.
Tôi muốn lên tiếng cùng với mọi người để các lãnh đạo Đảng Cộng sản lắng nghe nguyện vọng của người dân để từ đó thực hiện những chính sách đem đến dân chủ, công bằng, văn minh thật sự cho người dân chứ không phải chỉ là những lời nói suông như trước nay.Nguyễn Tiến Trung, cựu tù chính trị
“Tôi muốn đất nước có dân chủ thật sự,” anh Trung nói.
Anh cho biết với kinh nghiệm về sự đàn áp của chính quyền đối với các phong trào dân chủ thì ‘khó nói trước được’ phong trào có thành công hay không.
“Việc gì đúng thì mình tham gia thôi,” anh nói thêm và cho biết anh sẽ vận động bạn bè biết về những vấn đề của Việt Nam hiện nay để ‘mọi người hiểu và tham gia’ cuộc vận động.
Khi được hỏi về thời điểm diễn ra cuộc vận động, vốn rất nhạy cảm, anh Trung nói:
“Tôi muốn lên tiếng cùng với mọi người để các lãnh đạo Đảng Cộng sản lắng nghe nguyện vọng của người dân để từ đó thực hiện những chính sách đem đến dân chủ, công bằng, văn minh thật sự cho người dân chứ không phải chỉ là những lời nói suông như trước nay.”/
BBC 11 tháng 3 2015
Các hội đoàn 'kêu gọi dân chủ ở Việt Nam'
Đảng Cộng sản Việt Nam không cho phép có đối lập chính trị
Gần 20 tổ chức, hội đoàn xã hội dân sự cùng gần 160 các nhà hoạt động dân chủ cho Việt Nam đã đồng đứng tên kêu gọi người dân Việt Nam trong và ngoài nước tham gia vào một cuộc vận động lớn để đòi dân chủ và nhân quyền.
Một nhân vật ký tên vào lời kêu gọi này nói anh mong muốn các lãnh đạo Đảng và Nhà nước ‘lắng nghe nguyện vọng của người dân’.
‘Nguy cơ hiểm nghèo’
Theo nội dung lời kêu gọi được đăng tải trên mạng thì đây là một cuộc vận động lớn cho dân chủ Việt Nam kéo dài trong suốt năm 2015 nhân dịp kỷ niệm tròn 40 năm ngày thống nhất đất nước và sắp diễn ra Đại hội Đảng lần thứ 12.
Họ nói sau 40 năm Đảng Cộng sản thiết lập quyền cai trị trên toàn bộ đất nước Việt Nam, ‘đất nước phải đối diện với nguy cơ hiểm nghèo nhất, đe dọa sự tồn vong của dân tộc – đó là viễn cảnh Việt Nam bị thống trị toàn diện bởi Bắc Kinh’.
“Tình trạng đen tối này xảy ra khi người dân không có tự do, nhân quyền, đất nước không có dân chủ khiến nhân dân Việt Nam không thể chọn lựa những người lãnh đạo xứng đáng, một chính phủ có khả năng và tâm huyết để thực sự tranh đấu cho sự tồn vong của đất nước theo đúng nguyện vọng của đại đa số nhân dân,” lời kêu gọi viết.
Lời kêu gọi này đi kèm với một lá thư ngỏ gửi đến Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tố cáo về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam để mọi người tham gia ký tên.
Giải pháp vượt qua sự sợ hãi và triệt tiêu đàn áp hữu hiệu nhất chính là số đông.Lời kêu gọi vận động dân chủ cho Việt Nam trong năm 2015
Đứng tên trong lời kêu gọi này là một số hội đoàn dân sự như Diễn đàn Xã hội Dân sự, Mạng lưới Blogger Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo, Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam...
‘Bốn bước’
Cuộc vận động này, theo lời kêu gọi, bao gồm bốn bước.
Bước thứ nhất là thu thập chữ ký cho Thư ngỏ gửi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Mục tiêu là thu thập đủ 100.000 chữ ký ủng hộ trên trang nhanquyen2015.net.
Sau khi hoàn thành mục tiêu của bước thứ nhất, cuộc vận động sẽ chuyển sang bước thứ hai là ‘tổ chức tuyệt thực, thắp nến và nhiều hình thức tranh đấu khác’ đồng loạt ở nhiều nơi vào khoảng cuối tháng Năm để tranh đấu cho những tù nhân chính trị còn đang bị giam cầm trong nhà lao.
Bước thứ ba là ‘thành lập những ủy ban, phái đoàn để thực hiện những buổi gặp gỡ với các Đại sứ quán, các cơ quan nhân quyền, các dân biểu tại các nước’ với mục đích là vận động những quốc gia, tổ chức này gây sức ép với chính phủ Việt Nam để thả các tù nhân chính trị.
Đảng Cộng sản Việt Nam đang đứng trước nhiều sức ép của người dân
Bước cuối cùng là một cuộc tuần hành ‘từ trong ra ngoài nước’ vì ‘tự do, nhân quyền, toàn vẹn lãnh thổ’ vào ngày Quốc tế Nhân quyền tức ngày 10/12.
‘Việc đúng thì tham gia’
Trao đổi với BBC, anh Nguyễn Tiến Trung, một cựu tù nhân chính trị, xác nhận về phong trào này và việc anh ký tên vào lời kêu gọi.
Tôi muốn lên tiếng cùng với mọi người để các lãnh đạo Đảng Cộng sản lắng nghe nguyện vọng của người dân để từ đó thực hiện những chính sách đem đến dân chủ, công bằng, văn minh thật sự cho người dân chứ không phải chỉ là những lời nói suông như trước nay.Nguyễn Tiến Trung, cựu tù chính trị
“Tôi muốn đất nước có dân chủ thật sự,” anh Trung nói.
Anh cho biết với kinh nghiệm về sự đàn áp của chính quyền đối với các phong trào dân chủ thì ‘khó nói trước được’ phong trào có thành công hay không.
“Việc gì đúng thì mình tham gia thôi,” anh nói thêm và cho biết anh sẽ vận động bạn bè biết về những vấn đề của Việt Nam hiện nay để ‘mọi người hiểu và tham gia’ cuộc vận động.
Khi được hỏi về thời điểm diễn ra cuộc vận động, vốn rất nhạy cảm, anh Trung nói:
“Tôi muốn lên tiếng cùng với mọi người để các lãnh đạo Đảng Cộng sản lắng nghe nguyện vọng của người dân để từ đó thực hiện những chính sách đem đến dân chủ, công bằng, văn minh thật sự cho người dân chứ không phải chỉ là những lời nói suông như trước nay.”/
BBC 11 tháng 3 2015