Repsol nhượng cổ phần ba lô dầu: TQ đe dọa dầu khí VN trên Biển Đông?

22 Tháng Sáu 202010:10 SA(Xem: 6813)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA TRƯỜNG SA - THỨ HAI 22 JUNE 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


image019

Các lô khái thác dầu khí nằm trong phạm vi 200 hải lý thềm lục địa Việt Nam EEZ theo luật biển UCLOS 1982. (P) lằn ranh đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ. Từ lằn ranh này trở ra tương lai sẽ là vùng Biển Quốc Tế nếu COC được thỏa thuận. (VH)


image020

Vùng Biển Quốc Tế nằm bên trong đường 26 đoạn. Ba đường trắng từ Tây sang Đông và ngược lại là đường tự do lưu thông hàng không. Hải đồ minh họa của VĂN HÓA.


VN tiến hành khai thác dầu khí trong vùng biển EEZ khẳng định lưỡi bò vô giá trị


Repsol nhượng cổ phần ba lô dầu: TQ đe dọa dầu khí VN trên Biển Đông?


Mỹ Hằng BBC News Tiếng Việt  


20/6/2020

image021

Bản quyền hình ảnh Bloomberg Image caption Một giàn khoan của tập đoàn Repsol (hình chỉ có tính minh họa)


Tập đoàn dầu khí Repsol của Tây Ba Nha đã ký thỏa thuận với PetroVietnam để chuyển nhượng cổ phần tại ba lô thăm dò dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế VN - vốn không hoạt động được từ ba năm nay do sức ép từ Trung Quốc, trong đó có dự án Cá Rồng Đỏ.


Cụ thể, Repsol sẽ chuyển nhượng cho Petro Vietnam 51,75% cổ phần ở lô 07/03 PSC và 40% cổ phần ở lô 135-136/03 PSC.


Bằng cách này, Repsol được cho là đã hóa giải được cuộc xung đột với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam liên quan đến tình trạng của các lô này và làm giảm sự hiện diện của họ ở Việt Nam, "một quốc gia được coi là rủi ro, bởi trong những năm gần đây, các hoạt động của họ đã bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột lãnh thổ trên Biển Đông," theo bình luận trên trang Archyde.


Năm 2018, Repsol từng nhận được yêu cầu của PetrolVietnam về việc ngưng dự án Cá Rồng Đỏ tại lô 07/03, nơi Repsol có 52% cổ phần, do sức ép từ Trung Quốc.


BBC News Tiếng Việt có cuộc trao đổi với GS Carl Thayer, nhà nghiên cứu chính trị Đông Nam Á từ Úc, quanh động thái mới của Repsol và các tác động tới Việt Nam.


BBC: Ông có cho rằng động thái này đã chứng minh rằng Trung Quốc đã thành công trong việc dọa nạt Việt Nam và các đối tác kinh doanh, khi Việt Nam và các đối tác đã phải từ bỏ các quyền lợi trên Biển Đông vốn được luật pháp quốc tế công nhận?


GS Carl Thayer: Có thể lập luận rằng Trung Quốc đã thành công trong việc dọa nạt Việt Nam từ ba năm trước.


Việc Repsol quyết định trả lại ba lô thăm dò (135-136 / 03 và 07/03) chỉ là hệ quả vì trong hai năm qua, Repsol đã không thể tiến hành các hoạt động thương mại liên quan đến các dự án này.


Theo luật quốc tế, Việt Nam có quyền chủ quyền đối với các mỏ khí trong các lô này vì chúng nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.


Trung Quốc đã thành công trong việc đe dọa Việt Nam vào tháng 7/2017 và một lần nữa vào tháng 3/2018 khi Việt Nam đình chỉ và sau đó tạm dừng hoạt động khai thác lô dầu đang được Repsol tiến hành trong các khối 07/03 và 136/03.


Việt Nam đã không tiến hành bất kỳ hoạt động thăm dò dầu thương mại nào trong các lô này kể từ đó.


image022


BBC: Hành động này sẽ ảnh hưởng đến việc đầu tư của các công ty dầu khí quốc tế khác vào thị trường khai thác dầu ở Việt Nam do lo sợ áp lực của Trung Quốc?


Các công ty dầu khí quốc tế hiện đang hoạt động tại vùng biển Việt Nam bao gồm ONGC Videsh của Ấn Độ, Exxon Mobil của Mỹ, và Roseft của Nga - từ lâu đã nhận thức được những rủi ro mà họ đang gặp phải.


Trong quá khứ, chính phủ Ấn Độ đã thúc giục ONGC Videsh tiếp tục hoạt động khai thác dầu khí tại đây.


Năm 2018 đã có tin đồn rằng Exxon Mobil sẽ rời khỏi Việt Nam vì lý do tài chính. Tuy nhiên, đầu tháng này, một quan chức cấp cao của ExxonMobil đã điện đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để bày tỏ mối quan tâm của công ty mình trong việc phát triển các nhà máy điện khí hóa lỏng (LNG) trên đất liền.


Bất kỳ áp lực nào của Trung Quốc đối với Exxon Mobil tại thời điểm này có thể sẽ khiến Hoa Kỳ nhảy vào can thiệp.


Rosneft đã giữ vững quan điểm của mình vào năm ngoái. Có báo cáo rằng các hoạt động thăm dò dầu khí có thể tiếp tục trong các lô đã được cấp phép cho Rosneft. Giàn khoan dầu Clyde Boudreaux gần đây đã được kéo đến Vũng Tàu.


image023

Bản quyền hình ảnh BAN DO DAU KHI VN 12/2016 Image caption Lô 07/03 nằm cạnh Lô 136-03 mà VN phải ngưng khai thác hồi 7/2017


BBC: Việt Nam được cho là sẽ phải chịu thiệt hại tài chính lớn do động thái mới đây của Repsol. Thiệt hại này sẽ ảnh hưởng đến tình trạng ngành dầu khí Việt Nam như thế nào?


GS Carl Thayer: Các lô dầu khí mà Repsol vận hành được ước tính chứa 172 tỷ feet khối khí tự nhiên có thể phục hồi, 45 triệu thùng dầu thô và 2,3 triệu thùng nước ngưng (dầu thô nhẹ).


Nếu các lô này có thể bơm dầu và khí đốt lên bờ để sản xuất điện, chúng sẽ góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của Việt Nam.


Vào tháng 5/2018, có thông tin rằng Respol đã tham gia các cuộc đàm phán với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để được bồi thường khi chính phủ Việt Nam ra lệnh cho họ ngừng hoạt động. Ước tính vào thời điểm đó, nếu Repsol bị đình chỉ hoạt động hoàn toàn, các nhà đầu tư sẽ mất trắng gần 200 triệu đô la đã bỏ ra.


Bất kỳ việc đình chỉ khai thác dầu nào cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Việt Nam và đè nặng lên các tác động do dịch Covid-19 gây ra đối với tăng trưởng kinh tế nói riêng tại Việt Nam và trên toàn cầu nói chung.


BBC: Liệu động thái này có nói lên rằng chính phủ Việt Nam sẽ không bao giờ dám kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế liên quan đến các tranh chấp trên Biển Đông?


Có ý kiến cho rằng Việt Nam bị ràng buộc bởi luật pháp quốc tế liên quan đến cách thức chọn hành động pháp lý mà Việt Nam có thể khởi xướng.


Ví dụ, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) chỉ bao gồm "các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc ứng dụng" Công ước.


UNCLOS không thể giải quyết các tranh chấp về chủ quyền, phân định ranh giới trên biển và các hoạt động quân sự.


Tòa trọng tài quốc tế cần có sự đồng ý của cả hai bên. Và như chúng ta đã chứng kiến từ vụ Philippines kiệnTrung Quốc, UNCLOS không có bất kỳ biện pháp thực thi nào.


Điều này không có nghĩa là Việt Nam sẽ không bao giờ kiện, nhưng họ sẽ phải lựa chọn các vấn đề của mình một cách cẩn thận. Cách tiếp cận của Philippines là yêu cầu Tòa Trọng tài - được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS - để xác định các quyền lợi của họ theo Luật Biển.


Quyết định chuyển nhượng hợp đồng sản xuất chung của mình trong lô 07/03 và 135-136 / 03 cho Tập đoàn Dầu khí được thực hiện trên cơ sở thương mại.


Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có lẽ không có đủ nguồn lực để tự phát triển các khối này. Tập đoàn này sẽ phải tìm kiếm đối tác nước ngoài.


Điều này sẽ khó khăn vào thời điểm sự hiếu chiến của Trung Quốc gia tăng và căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington leo thang.

31 Tháng Bảy 2015(Xem: 11775)
"Hiện nay, tòa án quốc tế ở Le Havre đang xem xét vụ Phi luật tân kiện Trung quốc để xem - theo văn bản của Luật Biển UNCLOS - Trung quốc có quyền đòi chủ quyền 12 hải lý và rộng hơn nữa là 200 hải lý đặc quyền kinh tế chung quanh các hòn đảo mới đắp không?"
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 14418)
"Địa điểm cụ của cuộc diễn tập không được tiết lộ. Tuy nhiên, vào ngày 20/7 Trung Quốc tuyên bố tổ chức tập trận quy mô lớn trên Biển Đông kéo dài 10 ngày. Phạm vi tập trận kéo dài tới cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam."
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 13067)
Trong kế hoạch được công bố ngày 20/7, phụ trách tác chiến của Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan W. Greenert đề xuất tập trung phát triển của tàu sân bay Gerald R Ford, tàu chiến cận duyên, tàu khu trục Flight III lớp Arleigh-Burke, tàu cao tốc và tàu ngầm tấn công lớp Virginia. Đến năm 2020, Hải quân Mỹ cần tăng số lượng tàu chiến ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương từ 95 chiếc lên 115 chiếc.
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 13394)
"Xác chiến hạm Mỹ thời Đệ I thế chiến Philippines lấy làm căn cứ đồn trú cho một tiểu đội TQLC ở bãi Cỏ Mây, nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Quốc đang nhảy vào tranh chấp. Tin cho rằng Philippines sẽ thiết kế trên sàn tầu chiến này thành một bãi đáp cho trực thăng lên xuống tiếp tế thực phẩm cho tiểu đội lính ứng chiến thường trực trên tầu. La Viện, một viên Thiếu tướng về hưu TQ tuyên bố các kế hoặch xâm chiếm bãi Cỏ Mây."
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 14093)
"Google là một hãng công nghệ quốc tế do đó cũng phải lắng nghe, phải xóa những cái tên do Trung Quốc tự đặt, chỉ gọi chung theo tên quốc tế là Paracel islands, tức quần đảo Hoàng Sa. Hàng ngàn người Philippines ký thỉnh nguyện thư trên trang web change.org yêu cầu Google phải xóa bỏ chữ Hoàng Nham mà thay vào đó là chữ Scarborough."
19 Tháng Bảy 2015(Xem: 13543)
"Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Scott Swift, tham gia chuyến bay tuần tra trên Biển Đông, quân đội Hoa Kỳ loan báo." "Đô đốc Swift đã có mặt trên khoang một trong những máy bay do thám mới nhất của Hoa Kỳ, P-8A Poseidon trong vòng bảy giờ hôm thứ Bảy 18/7, theo Hạm đội Thái Bình Dương."
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 12315)
"Subic Bay nằm cách đảo đá ngầm Scaborough bị Trung Quốc đánh chiếm vào năm 2012 chỉ có 270 cây số. Theo chuyên gia an ninh Mỹ Patrick Cronin, chiến đấu cơ FA-50 chỉ cần vài phút là bay đến mục tiêu."
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 11943)
Tục ngữ Việt có câu: "Tham thì thâm". Đối với cái lòng tham 9 đoạn của Tầu khựa thì thâm đã trở thành thâm tím! Mấy năm qua Tầu khựa thấy Mỹ buông lơi biển Đông bèn ra sức tham: cải tạo, bồi đắp, xây căn cứ quân sự, dương oai diễu võ ... hiện thực hóa "lưỡi bò liếm biển" bằng cách chiếm một hơi 7 bãi đá, rạn, ở khu vực biển Trường Sa, áp đảo Philippines, mở đường ra tây thái bình dương... Thật ra cái thói hung hăng của Tầu khựa đòi lấy "vải thưa che mắt thánh" hòng phá vỡ "thế lực trật tự mới", và cuối cùng đó là lý do cho tân học thuyết Đại Đông Á - Shinzo Abe "Trở lại Á châu".
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 12808)
"Một phi đạo dài 3000 mét do Trung Quốc xây trên đảo Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) trong quần đảo Trường Sa gần như đã xong. Hình ảnh vệ tinh quan sát của Mỹ chụp ngày 28/06/2015 cho thấy Trung Quốc tăng tốc hoàn tất tiền đồn tại Biển Đông bất chấp phản ứng của Mỹ và các nước trong khu vực."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 11910)
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khi trả lời phỏng vấn tờ Los Angeles Times ngày 23/6 đã có những phát biểu bóp méo sự thật về cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tờ báo Mỹ đặt câu hỏi với ông Nghị:
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 15764)
- "Mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 21 tháng 6 dẫn tờ "Thời báo Manila" Philippines ngày 20 tháng 6 đưa tin, ngư dân địa phương tỉnh Bataan, Philippines ngày 19 thông báo với chính quyền địa phương cho biết, họ đã phát hiện ra hải quân và tàu cảnh sát biển TQ ở khu vực lân cận đá Công Đo (thuộc quần đảo Trường Sa của VN)..."Trên bãi đá Công Đo hiện có binh sĩ Philippines chiếm (phi pháp) từ năm 1980."
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 12754)
- "Mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 21 tháng 6 dẫn tờ "Thời báo Manila" Philippines ngày 20 tháng 6 đưa tin, ngư dân địa phương tỉnh Bataan, Philippines ngày 19 thông báo với chính quyền địa phương, cho biết, họ đã phát hiện ra hải quân và tàu cảnh sát biển Trung Quốc ở khu vực lân cận đá Công Đo (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam)..."Trên bãi đá Công Đo có binh sĩ Philippines đồn trú."
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 12763)
- "Tờ Tầm nhìn của Nga ngày 17/6 đưa tin cho biết, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận lớn với Mỹ về hợp tác trong lĩnh vực quân sự. Thỏa thuận có chữ ký của Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ Raymond Odierno và Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long tại Washington." - "Alexei Maslov, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phương Đông của Nga cho biết, việc một thỏa thuận lớn như vậy xuất hiện trong bối cảnh quan hệ Trung-Mỹ gia tăng căng thẳng do những bất đồng ở Biển Đông cho thấy nó đã được chuẩn bị từ trước một cách bí mật."
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 12852)
"Philippines hôm 15/6/15 cho biết nước này sẽ tham gia phiên xét xử vụ kiện phản đối tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông vào tháng tới. Tuyên bố từ Bộ Ngoại giao nước này cho biết, phái đoàn luật sư và các nhà ngoại giao Philippines sẽ có mặt tại Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA) tại La Haye, Hà Lan, vào ngày 7/7 tới để tham dự phiên xét xử vụ kiện Manila đã trình lên từ năm 2013."
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 12494)
- "Mới đây, Tokyo và Washington đã tăng cường các thỏa thuận về thực thi bảo vệ an ninh trên phạm vi toàn cầu, nhằm bảo đảm Mỹ có được sự hỗ trợ từ Nhật Bản trong các tình huống khó khăn." - "Bản định hướng hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật sửa đổi công bố ngày 27/4/15 vừa qua có rất nhiều nội dung quan trọng." - "Các giới hạn địa lý được dỡ bỏ, cho phép liên minh Mỹ-Nhật không chỉ tập trung vào việc bảo đảm quốc phòng và an ninh cho Nhật Bản cùng các khu vực phụ cận, mà mở rộng sự phối hợp an ninh, quốc phòng song phương trong cả khu vực và toàn cầu."
08 Tháng Sáu 2015(Xem: 13299)
"Trong thời gian thăm Nhật Bản vừa qua, Tổng thống Philippines đã so sánh hoạt động gặm nhấm Biển Đông của Trung Quốc giống như phát xít Đức trước đây, cảnh báo với cộng đồng quốc tế về khả năng nổ ra Chiến tranh thế giới. Đây là một lời cảnh báo đáng quan ngại và cân nhắc - PV."
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 12566)
"Trung Quốc và Hoa Kỳ đều đang lớn tiếng hùng biện về vấn đề Biển Đông. Tại Đối thoại Shangri-La diễn ra ở Singapore hồi tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter đã kêu gọi hãy "dừng ngay lập tức và lâu dài" hoạt động xây lấn đảo tại khu vực mà Trung Quốc đang tiến hành."