Bắc Kinh thu thập Dữ Liệu nguồn tài nguyên quí giá ở Biển Đông

02 Tháng Tư 20218:15 SA(Xem: 5261)

VĂN HÓA ONLINE – HOÀNG SA – TRƯỜNG SA - THỨ SÁU 02 APRIL 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)

image004

Bắc Kinh thu thập Dữ Liệu nguồn tài nguyên quí giá ở Biển Đông


26/3/2021


(PLO)- Theo các chuyên gia, các tiền đồn Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông giúp quân đội nước này thu thập một trong những nguồn tài nguyên giá trị nhất: Dữ liệu.


Các tiền đồn quân sự mà Trung Quốc (TQ) xây dựng phi pháp tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) và các căn cứ hiện đang được Bắc Kinh mở rộng trái phép tại quần đảoHoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam bị TQ chiếm đóng trái phép) đang giúp nước này thu thập một trong những nguồn tài nguyên quý giá nhất, nhưng không thể nhìn thấy được, tại Biển Đông: Dữ liệu.


Đây là nhận định của nhà phân tích người Mỹ Zachary Haver và ông Ryan Martinson - giáo sư tại Viện nghiên cứu hàng hải TQ thuộc Trường Chiến tranh hải quân Mỹ, trang tin BenarNews ngày 24-3 cho biết.


image006TQ xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: SCMP


Ông Haver dẫn nghiên cứu của quân đội TQ và các tài liệu khác cho thấy dữ liệu thu thập được từ các tiền đồn phi pháp trên cung cấp cho Bắc Kinh thông tin phục vụ các hoạt động xây dựng phi pháp tại khu vực, giúp cải thiện sức mạnh vũ khí và hoạt động thông tin liên lạc dưới nước của hải quân TQ, cũng như có thể hỗ trợ các hoạt động tấn công đổ bộ tiềm tàng trong tương lai.


Ông Haver dẫn lời của ông Martinson nhận định các dữ liệu này rất có giá trị khi cho phép hải quân TQ hiểu được các yếu tố cấu thành “môi trường không gian đại dương”.


“TQ thu thập các thông tin nhằm phục vụ việc xây dựng và cải thiện các mô hình liên quan cách các yếu tố của môi trường không gian đại dương thay đổi trong những hoàn cảnh cụ thể” - ông Martison nhận định.


Theo chuyên gia Haver, các nhà khoa học dân sự của chính phủ cũng như quân nhân TQ đồn trú phi pháp trên các tiền đồn sẽ thu thập nhiều loại thông tin khác nhau, bao gồm dữ liệu thủy văn, khí tượng, độ sâu và thủy triều.


Ngoài ra, các tàu nghiên cứu khoa học, do các tổ chức nghiên cứu dưới sự quản lý của chính phủ TQ điều hành, thường xuyên thăm dò độ sâu, thu thập các mẫu sinh vật và trầm tích, cũng như lập bản đồ đáy biển.


Hỗ trợ việc xây dựng phi pháp


Theo ông Haver, các dữ liệu trên có thể hỗ trợ các hoạt động xây dựng phi pháp của TQ trên Biển Đông.


Hồi tháng 1, BenarNews dẫn hình ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh vẫn tiếp tục các hoạt động cải tạo, xây dựng phi pháp nhằm ngăn sự xói mòn do tác động từ môi trường tại bờ biển phía bắc đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà TQ chiếm đóng trái phép).


image007Ảnh đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam chụp từ vệ tinh vào ngày 14-12-2020. Ảnh: PLANET LABS INC / ZACHARY HAVER


Cái gọi là “thành phố Tam Sa” hồi tháng 5-2019 đã ký hợp đồng “thí nghiệm mô hình vật lý” với “Viện Nghiên cứu kỹ thuật giao thông đường thủy Thiên Tân” thuộc Bộ Giao thông Vận tải TQ. 


Theo hồ sơ đấu thầu của hợp đồng, viện sẽ chịu trách nhiệm lập mô hình xói mòn bờ biển trên đảo Phú Lâm bằng cách sử dụng dữ liệu thu thập được trong nhiều năm, qua đó hỗ trợ công việc cải tạo và phục hồi đảo. Mô hình sẽ mô phỏng tác động của sóng có thể gây xói mòn ven bờ đảo Phú Lâm.


Theo các tài liệu mà BenarNews tiếp cận được, viện này đã tổng hợp các dữ liệu đo độ sâu trong nhiều năm, hình ảnh viễn thám và các dữ liệu khí tượng thủy văn tại đảo Phú Lâm. 


Môi trường không gian đại dương


Theo ông Haver, dữ liệu thu thập được từ các tiền đồn phi pháp cũng hỗ trợ các hoạt động hải quân của TQ ở Biển Đông, cũng như giúp quân đội Bắc Kinh chuẩn bị cho các cuộc xung đột tiềm tàng với các quốc gia có tuyên bố chủ quyền khác hay các đối thủ bên ngoài như Mỹ.


Ông Martinson giải thích rằng thủy triều, dòng chảy, độ cao của sóng, nhiệt độ, gió và độ mặn đều thay đổi.


“Khả năng đoán trước những thay đổi này rất quan trọng đối với quân đội TQ vì những yếu tố này tác động trực tiếp tới các chiến dịch hải quân, mọi thứ từ điều hướng cơ bản đến việc sử dụng khí tài cho tình báo, giám sát và do thám” - ông Martinson nhận định.


Ông Haver dẫn nghiên cứu được công bố công khai - do các kỹ sư, nhà khí tượng học và các chuyên gia có liên kết với quân đội TQ thực hiện - khẳng định sự quan tâm không ngừng của quân đội Bắc Kinh đối với các yếu tố môi trường này.


Ví dụ, vào năm 2020, các nhà nghiên cứu từ Đơn vị 61741 của quân đội TQ đã xuất bản một bài báo đề cập các ranh giới phụ thuộc vào nhiệt độ (thermocline) - ranh giới giữa vùng nước ấm hơn gần bề mặt đại dương và vùng nước mát hơn ở sâu bên dưới - ảnh hưởng đến hoạt động liên lạc dưới nước, cũng như việc ẩn giấu các phương tiện dưới nước ở Biển Đông.


Một nghiên cứu gần đây của các chuyên gia tại Học viện Nghiên cứu Hải quân TQ đã đánh giá cách thức mô hình hóa đại dương có thể giúp phân tích tác động của “các hiện tượng phức tạp trong lòng đại dương” đối với hiệu quả của vũ khí và thiết bị hải quân.


Ngoài ra, các nhà nghiên cứu thuộc quân đội TQ cũng quan tâm các chủ đề khác như tác động từ môi trường tại Biển Đông đến sự ăn mòn thiết bị điện tử trên không và thép không gỉ, hay tính chất cơ học của cát được sử dụng để cải tạo đất ở Biển Đông và cách điều trị chấn thương não cho binh lính trong các cuộc xung đột tiềm tàng tại Biển Đông.


Mở rộng năng lực hải quân


Theo ông Haver, việc TQ phát triển phi pháp các căn cứ tại Biển Đông từ lâu đã gắn liền với hoạt động thu thập dữ liệu môi trường.


Vị chuyên gia lý giải sau khi chiếm đóng trái phép đảo Phú Lâm vào những năm 1950, TQ đã nhanh chóng xây dựng một trạm khí tượng.


Ông Haver cũng dẫn một nghiên cứu được công bố trên tờ The China Quarterly cho rằng TQ đã sử dụng việc thu thập dữ liệu khí tượng quốc tế cho Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) như một cái cớ để thiết lập sự hiện diện lâu dài ở quần đảo Trường Sa vào cuối những năm 1980, với động thái đầu tiên là xây dựng phi pháp một trạm quan sát trên Đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).


image008Ảnh chụp đảo Phú Lâm ngày 27/7/2012, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị chiếm TQ chiếm. Ảnh: AFP


Từ trạm quan sát này, các nhà khí tượng học của quân đội TQ có thể đo đạc các yếu tố như hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ và thủy triều cứ hai giờ một lần mỗi ngày trong 30 năm qua, ông Haver dẫn truyền thông nhà nước TQ cho biết.


Đáng chú ý, khi TQ xây dựng trái phép các tiền đồn ở quần đảo Trường Sa, khả năng thu thập các dữ liệu trên của Bắc Kinh dường như đã được tăng cường.


Ông Martinson cho rằng: “Về lý thuyết, diện tích đất nhiều hơn sẽ cho phép lắp đặt nhiều thiết bị hơn, với kích thước lớn hơn”.


Ông Martinson cũng lưu ý rằng các tiền đồn quân sự của TQ tại các thực thể mà nước này chiếm đóng phi pháp tại Trường Sa có thể hỗ trợ các tàu, vốn được sử dụng để tu sửa và triển khai các phao nổi và phao dưới mặt nước mà Bắc Kinh sử dụng để giám sát các điều kiện trên các vùng nước rộng lớn.


Hỗ trợ hoạt động tấn công đổ bộ tiềm tàng trong tương lai


Ngoài ra, theo ông Martinson, những tiền đồn trái phép còn cho phép quân đội TQ triển khai thêm nhân lực tại các thực thể ở Trường Sa, gồm các nhà khí tượng học và kỹ sư để giúp quân đội TQ thu thập dữ liệu quan trọng.


Ông Martinson dẫn một báo cáo được quân đội TQ công bố hồi năm 2020 trên tờ PLA Daily cho biết ông Wu Jingquan - kỹ sư thuộc quân đội TQ đồn trú phi pháp tại quần đảo Trường Sa - đã thiết kế và được cấp bằng sáng chế đối với các thiết bị đo đạc có khả năng phù hợp với điều kiện môi trường tại Trường Sa.


“Thủy triều là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến môi trường không gian đại dương, nhưng độ mặn và nhiệt độ của nước ở Trường Sa thường ảnh hưởng đến các phép đo thủy triều, dẫn đến sai số” - ông Martison dẫn PLA Daily cho biết.


Theo báo cáo trên PLA Daily, kỹ sư Wu đã thiết lập nhiều điểm quan sát phi pháp trên Đá Chữ Thập để thu thập dữ liệu thủy triều hàng ngày. Sau đó, ông sử dụng các Dữ liệu này để xây dựng mô hình dữ liệu thủy triều, cuối cùng thiết kế một loại máy đo thủy triều tự động mới mà không bị ảnh hưởng từ độ mặn và nhiệt độ.


Theo BenarNews, các tài liệu đăng ký bằng sáng chế đối với hai phát minh của ông Wu gồm máy đo thủy triều nói trên và “thiết bị khảo sát dưới nước và thiết bị đo đạc động lực” nhằm hỗ trợ các tàu thực hiện khảo sát biển.


“Thủy triều là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong các hoạt động đổ bộ. Nếu bạn đang cố gắng hạ cánh trên một hòn đảo hoặc đưa một con tàu đến gần một hòn đảo, bạn cần biết thủy triều ảnh hưởng như thế nào đến độ sâu của vùng nước xung quanh hòn đảo tại mọi thời điểm” - ông Martinson nhấn mạnh. HÒA ĐẶNG

28 Tháng Năm 2015(Xem: 12814)
"Trong buổi làm việc với đoàn nhà báo đến từ 14 nước Thái Bình Dương về vấn đề Biển Đông, đại diện Bộ Quốc phòng Philippines, tướng Guillermo A Molina, Phó tư lệnh Bộ tư lệnh phía Tây, Philippines cho biết “Trung Quốc đẩy tốc độ xây dựng trên Biển Đông lên đến tốc độ chóng mặt. Trung bình cứ mỗi ngày ngủ dậy TQ đã xây dựng thêm 96.5m2 diện tích Biển Đông”."
26 Tháng Năm 2015(Xem: 12355)
"Tổng Thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố máy bay quân sự và thương mại Philippines sẽ tiếp tục bay trên các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, bất chấp những lời cảnh cáo của Trung Quốc về không phận này... Nhà lãnh đạo Philippines tuyên bố sẽ không nhượng lãnh thổ cho Trung Quốc, bất chấp những khác biệt to lớn về khả năng quân sự của đôi bên."
23 Tháng Năm 2015(Xem: 61851)
Các cứ điểm hỏa lực của Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia trong quần đảo Trường Sa (khu vực số 4, 5, 6. 7, 8) đang bị các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc mới bồi đắp xây dựng bao vây, uy hiếp.
18 Tháng Năm 2015(Xem: 15432)
"... Do đó Hiệp định Vịnh Bắc Bộ đã được phân định phù hợp với nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế, hợp tình hợp lý, vì nó đảm bảo được sự công bằng mà hai bên chấp nhận được."
12 Tháng Năm 2015(Xem: 17781)
"Với 3.400 km bờ biển và một trăm dòng sông lớn nhỏ, chúng ta không có vấn đề chọn địa điểm xây những cảng nhỏ. Trong bài này chúng tôi xin trình bầy việc xây cảng trung chuyển container quốc tế nước sâu và mắc nối những cảng này với những cảng nhỏ và hậu phương (hinterland). Đặt ra vấn đề địa điểm, địa chính và mắc nối với mạng hậu cần quốc tế."
11 Tháng Năm 2015(Xem: 17984)
Trang tin quốc phòng IHS Jane's ngày 15.2.2015 đăng ảnh vệ tinh của Airbus Defence & Space chụp cuối tháng 1.2015 cho thấy Trung Quốc đã xây gần như hoàn tất các đảo nhân tạo tại đá Tư Nghĩa, đá Gaven, đá Gạc Ma chiếm của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa. Ảnh vệ tinh của Airbus Defence cho thấy Trung Quốc đã xây đảo nhân tạo và công trình trên đá Tư Nghĩa tại quần đảo Trường Sa. Đảo nhân tạo này đã biến đá Tư Nghĩa trước đó chỉ có diện tích 380 m2 thành đảo nhân tạo 75.000 m2. Các đảo đá ngàm khác là Gạc Ma, Gaven, Tư Nghĩa, Châu viên, Xu Bi cũng đang trong giai đoạn cuối, các quan sát viên đanh gia các đảo này sẽ hoàn tất trước tháng Gieng năm 2016 là tháng tòa án Trong tài Lahyer ra phán quyết quan trọng vụ Philippines kiện Trugn Quốc.
03 Tháng Năm 2015(Xem: 11620)
"Trung Quốc hiện nay thực sự muốn cùng Mỹ xây dựng một quan hệ cường quốc kiểu mới nhưng điều đó đã bị Washington khước từ. Tất cả các bước đi của Bắc Kinh vẫn chỉ là đang “ném đá, dò đường” và mục đích chính là thăm dò phản ứng của Hoa Kỳ mà thôi.."
23 Tháng Tư 2015(Xem: 11683)
"Reuters thuật lại lời một ngư dân 58 tuổi từ tỉnh Pangasinan của Philippines, ông Gilbert Baoya, nói rằng nhiều người đàn ông vũ trang thuộc đội tuần duyên Trung Quốc đã cắt giây thừng buộc thuyền đánh cá của ông neo tại bãi cạn này. Ông cho biết là ông và những người có mặt rất sợ hãi, và hoàn toàn bất lực trước hành động hung hăng này."
14 Tháng Tư 2015(Xem: 11555)
Bill Gertz – một chuyên gia an ninh quốc gia Mỹ thường xuyên có nhiều bài viết trên trang Washington Free Beacon gần đây cho biết việc Trung Quốc triển khai 3 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo tại căn cứ trên đảo Hải Nam ở (cực nam) Trung Quốc là một mối quan ngại an ninh nghiêm trọng đối với Mỹ. (Ảnh: tàu ngầm Type 094)
12 Tháng Tư 2015(Xem: 12761)
"Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan của Mỹ có mặt tại căn cứ hải quân Changi của Singapore trên Biển Đông từ ngày 10-15/8. Đây là một phần trong chuyến hành trình kéo dài bốn tháng tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Theo đó, tàu này thực hiện các nhiệm vụ như do thám, huấn luyện và các sứ mệnh bí mật khác tại biển Hoa Đông, Biển Đông và Biển Philippines."
02 Tháng Tư 2015(Xem: 14892)
"Phát biểu của ông Lý đáp chất vấn của Nghị sĩ Quốc dân đảng cầm quyền ở Đài Loan, Lâm Úc Phương, về tin Việt Nam triển khai trọng pháo và các thiết bị quân sự tăng cường khác ở quần đảo Trường Sa. Ông Lâm nói đảo Sơn Ca cách đảo Ba Bình chỉ hơn 11 cây số."
31 Tháng Ba 2015(Xem: 14454)
* Theo nguồn tin của Thanh Niên Online, đã xác định một máy bay nước ngoài rơi ở vùng biển Trường Sa, Việt Nam. Vị trí máy bay rơi ở phía Bắc cách đảo Đá Lớn, Trường Sa khoảng 20 hải lý.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 11535)
"Ngày 15/3, Bộ Ngoại giao Philippines cho hay nước này đã kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép buộc Trung Quốc phải chấm dứt các hoạt động xây đảo quy mô lớn trên Biển Đông, bởi nó có thể làm thay đổi vĩnh viễn hiện trạng gây căng thẳng trong khu vực đang tranh chấp".
17 Tháng Ba 2015(Xem: 11686)
- LKT: Vâng thưa ông, bên nào nổ súng trước? - VHL: Bên đối phương họ có súng lớn thì họ nổ súng trước, lúc đấy chúng tôi nghe thấy ở bên đảo Gạc Ma có tiếng lục bục tiếng súng nổ, và nhìn nòng súng của 2 tàu chiến đối phương lửa cứ lóe lên thì tôi hiểu là bên đấy là họ đang bắn chúng tôi. Cho nên là chỉ 5,6 phút sau là tàu 604 của chúng tôi bị chìm.
12 Tháng Ba 2015(Xem: 12260)
Trong chuyến Hải trình Trường Sa HQ-571, mười ngày đêm đi thăm 10 đảo thuộc quần đảo Trường sa diễn ra từ ngày 18/4/ đến 28/4/2014, phái đoàn Việt trong và ngoài nước đã tham dự các buổi lễ tưởng niệm chiến sĩ hải quân Việt Nam hy sinh trong hai trận đánh 19/1/1974 Hoàng Sa và 14/3/1988 Gạc Ma Trường Sa. Đảo Gạc Ma cùng với Len Đao và Cô Lin nổi lên như 3 cạnh hình tam giác. Tổ hợp 3 đảo có vị trí quân sự chiến lược phía nam quần đảo Trường Sa. Trong trận đánh hải quân vận tải VN không trang bị vũ khí ngày 14/3/1988, Trung cộng sau khi bắn cháy 3 tàu vận tải và tàn sát 64 thủy thủ, TC muốn chiếm nốt Cô Lin và Len Đao nhưng các sĩ quan và thủy thủ VN quyết giữ được hai đảo này.
10 Tháng Ba 2015(Xem: 12421)
Ngư dân địa phương cho biết chiếc 'tàu lạ' có 'kiểu dáng tương tự như chiếc tàu Trung Quốc từng đâm chìm chiếc tàu cá của ngư phủ Đà Nẵng hồi tháng Năm năm 2014'.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 11371)
Theo ông Alexander Vuving với “chiến lược đảo nhân tạo”, mục đích cuối cùng mà Bắc Kinh nhắm đến: Thứ nhất là tránh xung đột vũ trang; xung đột có thể xảy ra nhưng chỉ khi tồn tại các điều kiện thuận lợi. Thứ hai là kiểm soát được càng nhiều các điểm chiến lược trên biển Đông càng tốt; nếu chưa kiểm soát được thì làm thế nào để kiểm soát một cách âm thầm và tránh xung đột. Thứ ba, biến những điểm chiến lược này thành các điểm kiểm soát đủ mạnh để khống chế toàn bộ khu vực (căn cứ hậu cần hay căn cứ tiền phương).