Lưỡng Viện Hawaii: “Chứng nhận 50 năm quần đảo Hoàng Sa của VN bị xâm lược

18 Tháng Năm 20232:03 SA(Xem: 1549)

VĂN HÓA ONLINE – HS-TS – THỨ TƯ 17 MAY 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com

image003

Lưỡng Viện Hawaii: “Chứng nhận 50 năm quần đảo Hoàng Sa của VN bị xâm lược”


Bình luận của Hải Triều
15/5/2023


https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/hawaiian-congressmen-and-paracel-islands-05152023125410.html


image005Người biểu tình phản đối Trung Quốc cầm tấm biển tưởng niệm 74 chiến sĩ Việt Nam hy sinh nhân kỷ niệm 42 năm hải chiến Hoàng Sa vào năm 1974 giữa Việt Nam và Trung Quốc. Buổi tưởng niệm diễn ra tại Hà Nội hôm 19/1/2017 (minh họa). AFP


Tại khóa họp lần thứ 32, Cơ quan lập pháp Tiểu bang Hawaii ghi nhận Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền đối với Quần đảo Hoàng Sa từ thế kỷ thứ 19 và đang kiểm soát nơi này khi bị Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa xâm lược ngày 19/01/1974, khiến 74 lính hải quân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh và Quần đảo ấy bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ bấy đến nay.


Chủ tịch Hạ Viện Scott Saiki và Chủ tịch Thượng Viện Ronald Kouchi của Tiểu bang Hawaii, Hoa Kỳ, đã cùng 30 Dân biểu và Thượng nghị sĩ khác ký tên ban hành bản “Chứng nhận Đánh dấu 50 năm Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị xâm lược”. Đây là một thành công lớn của cộng đồng người Việt tại Hawaii trong nỗ lực bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước, tạo sự quan tâm và lên tiếng của thế giới đối với hành vi xâm lược của Trung Quốc, đang đe dọa hòa bình của khu vực và thế giới.


Các nhà lập pháp Hawaii khẳng định rằng, việc Trung Quốc tấn công và tiếp tục chiếm đóng Quần đảo Hoàng Sa là sự vi phạm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, và cần được giải quyết bằng phương thức ôn hòa bởi các quốc gia liên quan. Tuyên bố cũng nhắc lại rằng, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã nhiều lần tố cáo “các hành động của Trung Quốc, nhằm áp đặt tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp trên Biển Đông, phá hoại hòa bình và an ninh trong khu vực”. Cơ quan lập pháp Tiểu bang Hawaii cũng đã vinh danh tất cả những người Việt Nam đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Bản Chứng nhận của Tiểu bang Hawaii “Đánh dấu 50 năm Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị xâm lược” cho thấy Trung Quốc đang bị các quốc gia tự do dân chủ xem là mối đe dọa cho hòa bình, an ninh và trật tự thế giới. Người dân Việt Nam cần cùng nhau có những hành động cụ thể tạo sức mạnh cho phong trào đấu tranh đòi lại chủ quyền biển đảo của quốc gia. (1)


Điều không hoàn toàn ngạc nhiên là cho đến nay, chính quyền Hà Nội chưa có bất cứ một phản ứng công khai nào đối với “Chứng nhận Đánh dấu” của Lưỡng Viện Hawaii. Mặc dầu cho đến nay, bản thân Chính phủ Việt Nam, hơn một lần, cũng tuyên bố, thậm chí kiên quyết bác bỏ tất cả các nội dung, đặc biệt là các lý luận sai trái của Trung Quốc, được nêu ra trong các Công hàm gửi Liên hiệp quốc. Tại đó, Trung Quốc đã bẻ cong sự thật để có thể đòi chủ quyền bất hợp pháp đối với các Quần đảo Hoàng Sa và Trường của Việt Nam và cũng nhằm hợp thức hóa việc họ sử dụng vũ lực trên Biển Đông để xâm chiếm Quần đảo Hoàng Sa, một vài đảo và bãi đá ở Quần đảo Trường Sa vào hai năm 1974 và 1988. Các hành vi đó của Bắc Kinh đã ngang nhiên vi phạm Điều Lệ của Liên hiệp quốc và nguyên tắc ngăn cấm đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế (Theo Công hàm 257/HC-2016). (2)


Xem thế để thấy, tuyên bố của Lưỡng Viện Hawaii là hoàn toàn có lợi đối với các cuộc vận động ở trong nước cũng như trên thế giới nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Tuy nhiên, trong mối quan hệ tay ba, tay tư hiện nay giữa Việt Nam với các nước liên quan, Hà Nội tránh có những động thái công khai để quốc tế hiểu nhầm rằng, Việt Nam đang tập hợp lực lượng chống lại Trung Quốc. Rõ ràng, trong các cuộc vận động hiện nay, Việt Nam tuyên bố là không chọn bên, chỉ chọn lẽ phải. Nhưng thật ra, tuyên bố này chưa được phản ánh qua các lá phiếu suốt một năm vừa rồi tại Liên hiệp quốc, liên quan đến cuộc chiến của những người anh em Ukraine đang chống lại cuộc xâm lược của nước Nga – Putin. Lúng túng đó của Hà Nội, giờ đây lại tái diễn trước Tuyên bố Hawaii. “Tình trong như đã, mặt ngoài còn e” (Kiều).


Những ý nghĩa lịch sử lớn lao


Chứng nhận nói trên của Lưỡng Viện Hawaii là một tuyên bố mang ý nghĩa lịch sử. Trước hết, nó báo hiệu một cam kết mới của Mỹ đối với cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Đây thực sự là một tuyên bố lịch sử, đánh dấu việc Mỹ có thể có bước chuyển chiến lược. Từ trước đến nay, Hoa Kỳ chỉ nêu vấn đề an ninh hàng hải, chưa hề đề cập đến vấn đề chủ quyền thuộc bên nào trong các tranh chấp liên quan đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nay một Cơ quan lập pháp của một tiểu bang của Hoa Kỳ đã chính thức thừa nhận chủ quyền của Việt Nam, ít nhất là từ thế kỷ 19, công nhận Hoàng Sa là của Việt Nam, lên án Trung Quốc xâm lược.


Thứ hai, cùng với việc thừa nhận chủ quyền của nhà nước Việt Nam, một chủ quyền đã được khẳng định từ thế kỷ 19, cơ quan lập pháp Hawaii cũng khẳng định, việc Trung Quốc cưỡng chiếm quấn đảo Hoàng Sa vào ngày 19/01/1974 là một hành động xâm lược cần phải lên án, vì nó đã đi ngược lại luật pháp quốc tế, phá họai hòa bình và an ninh trong khu vực. Đây là một bước ngoặt tích cực từ trước nay chưa hề có! Ngay cả phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế PCA trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, Tòa cũng chỉ bác bỏ những yêu sách bất hợp pháp của Trung Quốc về cái gọi là “quyền lịch sử” dù là ở vùng biển trong phạm vi “đường 9 đoạn” (đường lưỡi bò), chứ PCA chưa công nhận chủ quyền của Philippines đối với bãi cạn Scarborough trong tranh chấp với Trung Quốc. (3)


Thứ ba, Tuyên bố Hawaii đã vinh danh tất cả những người Việt đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo, đặc biệt là sự hy sinh của 74 lính hải quân của Việt Nam Cộng Hòa trong việc bảo vệ Quần đảo Hoàng Sa. Tuyên bố cũng chia sẻ trách nhiệm với tất cả mọi công dân Việt Nam cần cùng nhau có những hành động cụ thể tạo sức mạnh cho phong trào đấu tranh đòi lại chủ quyền biển đảo của quốc gia.


Thứ tư, Chứng nhận của Cơ quan lập pháp Hawaii khiến cho những ai quan tâm đến cuộc đấu tranh vì chủ quyền biển đảo của Việt Nam ngày càng tin tưởng vào vào sức mạnh lan tỏa của hệ thống luật pháp quốc tế. Một con én vẫn có thể vẫy gọi được mùa Xuân. Không có gì loại trừ, sẽ có các tuyên bố tương tự từ các Tiều bang khác trên đất nước Hoa Kỳ, hòa cùng tiếng nói đoàn kết với các nhà lập pháp Hawaii. Nếu được như vậy, sáng kiến của Tiểu bang Hawaii có thể có tác động tích cực đến Quốc hội và Chính phủ Hoa Kỳ để rồi Cơ quan lập pháp và hành pháp cấp Liên bang có thể có lập trường thích ứng hỗ trợ cuộc đấu tranh pháp lý của người dân Việt Nam, vì hòa bình ổn định trên Biển Đông, cũng như trong khu vực và không gian Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP). (4)


Thứ năm, về mặt ngoại giao, Chính quyền Hà Nội nên tìm những hình thức phù hợp để cảm ơn Lưỡng Viện Tiểu bang Hawaii (Hoa Kỳ) vì đã công bố “Chứng nhận 50 năm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị xâm lược”. Trước một quyết định lịch sử của Lưỡng Viện Hawaii có lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, vì chủ quyền biển đảo của quốc gia – dân tộc, các tổ chức dân sự cũng như các tổ chức xã hội ở trong nước cũng có thể lên tiếng hoan nghênh sáng kiến của Lưỡng Viện Tiểu bang Hawaii. Cái gì Nhà nước không làm được thì hãy để không gian ấy cho các tổ chức dân sự hoạt động, vì lợi ích quốc gia – dân tộc. Đây cũng là dịp các cộng đồng người Việt ở Mỹ và các nơi khác trên thế giới có thể có thêm cơ hội để bày tỏ trách nhiệm gắn bó của mình với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền đối với biển đảo của Tổ quốc.


Cuối cùng, Tuyên bố Hawaii một lần nữa cho thấy, bang giao Việt – Mỹ đang phát triển đúng theo mong đợi của người dân từ mỗi nước. Với chính sách “bốn không một nếu” về quốc phòng, Hoa Kỳ hiểu hoàn cảnh của Việt Nam. Trung Quốc càng thô bạo thực hiện chiến lược “vùng xám trên Biển Đông” thời gian qua, Việt Nam và các nước ASEAN càng phải nâng cao cảnh giác để tránh rơi cái bẫy bị khiêu khích của Bắc Kinh. Nhưng từ nay, một khi Mỹ đã công nhận chủ quyền Hoàng Sa thuộc về Việt Nam, thì từ Hawaii đến Hoàng Sa, tương lai không loại trừ sẽ nằm trong “tâm điểm bảo vệ” của các hạm đội Hoa Kỳ. Vì vậy, Hà Nội không nên dùng mạng lưới dư luận viên để bẻ cong lịch sử, đánh đồng Trung Quốc, kẻ xâm lược Hoàng Sa với Hoa Kỳ, là bên tố cáo, cảnh báo và chống lại hành động xâm lược ấy. Đánh đồng thế này không đơn giản là “chạy tội” cho Trung Quốc. Đó còn là thái độ “nối giáo cho giặc”! (5)


___________


Tham khảo: 


1. https://viettan.org/luong-vien-tieu-bang-hawaii-hoa-ky-cong-bo-chung-nhan-danh-dau-50-nam-quan-dao-hoang-sa-cua-viet-nam-bi-xam-luoc/


2. https://vietnamthoibao.org/vntb-cong-ham-257-hc-2016-cua-viet-nam-goi-lien-hiep-quoc/


3. https://www.bbc.com/vietnamese/forum/2016/07/160713_forum_scs_pca_ruling_vu_duc_khanh


4. https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/mistaking-us-for-china-is-to-support-enemy-07112020152937.html


5. https://www.youtube.com/watch?v=a77fi-FpPLY


* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
25 Tháng Tám 2014(Xem: 15260)
Ông Lê Khởi, một chủ tàu từ đảo Lý Sơn, cho biết hơn 10 thuyền viên trên thuyền đánh cá của ông đã bị tàu của Trung Quốc ‘tấn công’ hôm 15/8 khi đang đánh bắt thủy sản tại đảo Cây Dừa thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đây là lần thứ ba tàu cá của ông Khởi bị ‘lực lượng của Trung Quốc tấn công’ kể từ năm 2007. Ông kể với VOA Việt Ngữ:
21 Tháng Tám 2014(Xem: 13059)
Thuyền trưởng một tàu cá Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nói tàu của ông bị tàu Trung Quốc tấn công, đập phá và cướp tài sản.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 13671)
(Dân trí) - Philippines ngày 18/8 tuyên bố sẽ gửi công hàm phản đối các cuộc tuần tra tăng cường của tàu Trung Quốc tại một khu vực tranh chấp ở Biển Đông và gọi hành động này là một phần nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thay đổi hiện trạng khu vực.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 12998)
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (T) đón tiếp Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida (P) tại Jakarta ngày 12/08/2014.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 13540)
Thêm một động thái cho thấy dã tâm của Bắc Kinh tìm mọi cách khẳng định chủ quyền lãnh thổ tại các vùng tranh chấp : Theo Trung Quốc Tân Văn Xã, chính quyền Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng năm ngọn hải đăng trong vùng quần đảo Hoàng Sa.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 12128)
Sau “Hội thảo Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử tại Đà Nẵng từ 19-21/6” vừa qua, nơi có rất nhiều ý kiến đóng góp về mặt pháp lý cũng như lịch sử có giá trị cho cuộc đấu tranh, giải quyết căng thẳng hiện nay với Trung Quốc, Tiến sỹ Trần Công Trục, một trong hàng chục học giả tham dự hội thảo, đã có cuộc chia sẻ với phóng viên Dân Trí về khía cạnh pháp lý, vận dụng của Công ước Liên hợp quốc về luật biển đối với căng thẳng Biển Đông.
03 Tháng Tám 2014(Xem: 14584)
Theo thông tin từ Văn phòng Hàng hải Quốc tế ngày 03/08/2014, Hải quân Malaysia vừa thành công trong việc đẩy lùi một cuộc tấn công của hải tặc nhắm vào một chiếc tàu chở dầu. Vụ việc xảy ra ngày 02/08 ngoài khơi bờ biển phái Đông Malaysia, trên Biển Đông.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 13544)
Bắc Kinh đã quyết định di dời giàn khoan này sớm hơn thời hạn một tháng, phần nào giải tỏa căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thế nhưng theo một số nhà quan sát, như Tiến sỹ Zachary Abuza - chuyên gia về chính trị học Đông Nam Á, sự kiện giàn khoan cho thấy nguy cơ chia rẽ to lớn trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 13627)
Năm 1898, quan kinh lược Quảng Đông, Trung Quốc tuyên bố Hoàng Sa là đất hoang, không thuộc về Trung Hoa, không liên quan với chính quyền huyện Hải Nam nên không chịu bồi thường cho chủ 2 tàu buôn của Hà Lan vì tội hôi của.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 15928)
Khi chồng ra đi, bà Sinh mới 26 tuổi. Suốt 40 năm qua, bà nuôi 3 con gái trong căn hộ nhỏ mà vợ chồng bà đã sống từ năm 1973. Năm 2009, chung cư bị giải tỏa để xây cao ốc mới, bà Sinh phải đi thuê nhà để ở tạm. Vì thế, căn hộ 3 phòng, rộng 60 m2 nằm trong tòa cao ốc (quận 10, TP HCM), do chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa mua tặng là ngôi nhà đầu tiên bà Sinh có riêng cho mình.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 13583)
Hội thảo Biển Đông thường niên thứ tư do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức vừa kết thúc hôm thứ Sáu 11 tháng 7 tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 17094)
Mỹ đang đề ra những chiến thuật quân sự mới để răn đe âm mưu của Trung Quốc nhằm chiếm trọn Biển Đông. Những chiến thuật mới gồm sử dụng máy bay trinh thám và điều tàu hải quân tới gần các vùng biển có tranh chấp.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 13980)
PV: Thưa anh Nguyễn Sỹ Tuyen, Tôi biết đây là Đoàn Việt kiều thứ 3 ra thăm Quần đảo Trường Sa. Cảm nhận của anh, với tư cách là một Việt kiều, đến vùng biển đảo xa xôi ấy như thế nào? Nguyễn Sỹ Tuyên: Trước đây, tôi bao nhiêu năm ao uớc được đặt chân đến quần đảo Trường Sa của Tổ quốc. Tôi hiểu không phải muốn là được bởi ngoài chuyện tốn phí, còn là sự xa xôi, và những yêu cầu đặc biệt vì vị trí đặc biệt của Trường sa.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 13165)
Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 13824)
Trong một buổi “giao lưu văn hóa văn nghệ” trên boong chiến hạm HQ 571, chúng tôi thấy hai người ngồi bên cạnh ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 17930)
Đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng và theo tên quốc tế là Woody Island, với những bãi cát dài và các hàng cọ, đang trở thành biểu tượng trong kế hoạch thực hiện tham vọng biển đảo của Trung Quốc ở Biển Đông.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 39587)
Gần đây, sau khi Trung cộng ồ ạt kéo giàn khoan xâm chiếm thềm lục địa VN và dân Việt khắp nơi trên thế giới biểu tình đòi lại quần đảo Hoàng Sa. Hầu như phần lớn cộng đồng Việt chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân VNCH và hải quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đụng độ giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng (giả dạng là ngư dân) ở Hoàng Sa.