Philippines phản đối Bắc Kinh về tranh chấp Biển Đông

02 Tháng Chín 20238:44 SA(Xem: 1192)

VĂN HÓA ONLINE – HOÀNG SA-TRƯỜNG SA – THỨ BẨY 02 SEP 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Philippines phản đối Bắc Kinh về tranh chấp Biển Đông


image006Trên boong tàu hải cảnh BRP Teresa Magbanua ở căn cứ Hải quân Palawan, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris gởi một thông điệp gắn bó không thể lay chuyển với Philippines, bà tuyên bố Hoa Lỳ cấp 7,5 triệu đô cho hải quân Manila, đồng thời cảnh báo “Khi trật tự quốc tế dựa trên luật lệ bị đe dọa ở đâu đó, nó sẽ bị đe dọa ở mọi nơi.” Ảnh Reuters. Ảnh dưới, vị trí Palawan nhìn ra Biển Tây Philippines. Hải đồ VHO


image007Căng thẳng trên Biển Đông ngày càng gia tăng giữa Philippines và Trung Quốc


  • Tác giả, Laura Bicker
  • Vai trò, Phóng viên Châu Á Thái Bình Dương
  • BBC 1 tháng 9 2023


“Chúng tôi sợ Trung Quốc”, ngư dân Benjo Atay nói khi gió và mưa đập vào chiếc thuyền tre nhỏ của anh trên đảo Palawan ở Philippines.


Anh hét lớn, lệnh cho các thuyền viên của mình, hầu hết trong số họ là người nhà, khi cả đoàn nhổ neo rời khỏi cảng. Họ tắm mình trong nước muối mặn và mồ hôi - nhưng thời tiết không phải là điều khiến họ sợ hãi.


“Các tàu Trung Quốc bao vây và theo sát chúng tôi,” anh nói. "Khi chúng tôi thả neo... họ sẽ bắt chúng tôi rời đi. Họ sẽ xua đuổi chúng tôi."


Philippines hiện là trung tâm cuộc tranh chấp lãnh thổ căng thẳng với Bắc Kinh ở Biển Đông.


Manila cùng với các quốc gia khác phản đối bản đồ do Trung Quốc ban hành trong tuần này, trong đó Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với hơn 90% vùng biển.


Trước đây Manila có thể đã nhẹ nhàng chỉ trích hành động ngăn chặn tàu của Trung Quốc, giờ đây họ lên tiếng ngày càng mạnh mẽ và nhận được sự hậu thuẫn từ Washington cùng các đồng minh.


Jonathan E Malaya, trợ lý tổng giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia Philippines, cho biết: “Tất nhiên, chúng tôi lo lắng [về căng thẳng gia tăng], nhưng điều đó không làm chúng tôi nản lòng”.


Trong những tháng gần đây, Philippines đã cho phép Mỹ tiếp cận các căn cứ quân sự trọng yếu, tổ chức các cuộc tập trận chung lớn nhất từ ​​trước đến nay giữa hai nước và liên tục chỉ trích hành động gây hấn của Bắc Kinh ở Biển Đông.


Ngay cả khi lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines và Trung Quốc đang chơi trò mèo vờn chuột quen thuộc trên vùng biển tranh chấp, Manila vẫn công bố kế hoạch huấn luyện ngư dân bảo vệ lãnh thổ của họ ngoài khơi.


Thông điệp rất rõ ràng. “Nếu bạn là người Philippines, dù làm việc trong chính phủ hay khu vực tư nhân, bất kể quan điểm chính trị của bạn là gì, việc bảo vệ và bao biện cho hành vi hung hăng của Trung Quốc sẽ bị coi là không yêu nước và là kẻ bội phản Philippines và nhân dân chúng tôi”, Jay Tarriela - người phát ngôn của lực lượng bảo vệ bờ biển ở Biển Tây Philippines viết trên mạng xã hội.


Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, bành trướng toàn bộ Biển Đông, không chỉ thách thức Philippines mà còn cả Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei. Những diễn biến này không mới nhưng chúng ngày càng ồn ào hơn và nguy hiểm hơn.


Vụ việc mới nhất xoay quanh bãi cạn Ayungin (Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Mây), xa xôi nằm cách bờ biển cực nam của lục địa Trung Quốc hơn 998km và cách đảo Palawan khoảng 193km.


image008Tàu chiến Sierra Madre


Các tàu Trung Quốc đã sử dụng vòi rồng và tia laser để ngăn cản lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines đến gần bãi cạn này trong sáu tháng qua. Những chiếc thuyền này đang chở nước và lương thực thiết yếu cho quân đội trên một chiếc tàu chiến rỉ sét - tên là Sierra Madre - mà Manila cố tình neo đậu trên một rạn san hô trong vùng biển của họ.


Đó là một động thái quyết đoán và có tính toán nhằm cố gắng duy trì sự hiện diện trên bãi cạn.


Đây là lãnh thổ mà Philippines giành được tại tòa án quốc tế vào năm 2016, sau khi tòa trọng tài phán quyết yêu sách sâu rộng của Bắc Kinh về chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông là không có cơ sở pháp lý.


Đây là những ngư trường sinh lời và việc tiếp cận bãi cạn cũng có nghĩa là tiếp cận Bãi Cỏ Rong gần đó, nơi có trữ lượng dầu và khí đốt tự nhiên đáng kể.


Dường như không nhụt chí trước sức mạnh của Trung Quốc, Philippines vẫn cố gắng gửi tiếp tế cho quân đội của mình trên Sierra Madre - lần này, họ tuyên bố rằng họ đã thành công.


Ông Malaya nói: “Đây thực sự là vấn đề giữa David và Goliath. Nhưng cũng giống như David, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường và tăng gấp đôi nhu cầu bảo vệ các nguồn tài nguyên quan trọng cho tương lai của Philippines.”


Nhưng Bắc Kinh không nhìn nhận như vậy. Họ tuyên bố Sierra Madre đang vi phạm chủ quyền. Một tuyên bố của lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc mô tả hành động sử dụng vòi rồng nhắm vào tàu Philippines là "chuyên nghiệp và có tính kiềm chế".


Manila cho biết họ đã cố gắng sử dụng đường dây nóng mà họ thiết lập với Trung Quốc để xoa dịu tình hình nhưng không có ai nhấc máy.


Ông Malaya nói: “Chúng tôi muốn giải quyết vấn đề này”, nhưng thừa nhận rằng “tiến trình diễn ra chậm và hiện tại chưa có sự nhất trí”.


Không giống như người tiền nhiệm Rodrigo Duterte, người tìm cách cầu thân với Trung Quốc thay vì chỉ trích, Tổng thống Ferdinand "Bongbong" Marcos đã xích lại gần hơn với Washington.


Ông cũng công khai từng cuộc tranh chấp với Bắc Kinh ở Biển Đông. Nếu lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines gặp khó khăn trong việc tiếp tế cho chiếc tàu mắc cạn trên bãi cạn Ayungin thì điều đó sẽ được truyền hình trực tiếp. Điều quan trọng là Mỹ ở cách đó không xa.


image009Nguồn hình ảnh, GETTY IMAGES. Tổng thống Marcos cùng Tổng thống Mỹ Joe Biden trong chuyến thăm Nhà Trắng hồi tháng 5


Tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ cho biết hồi đầu tuần rằng "hành vi hung hăng" của Trung Quốc ở Biển Đông phải bị thách thức và kiểm soát.


Phó Đô đốc Karl Thomas đảm bảo với Manila rằng họ có sự ủng hộ của Mỹ khi đối mặt với "những thách thức chung" trong khu vực. Ông nói với hãng tin Reuters: “Lực lượng của tôi ở đây là có lý do. Bạn phải thách thức những kẻ đang hoạt động trong vùng xám. Khi họ ngày càng tiến xa hơn từng chút và đẩy lùi bạn, bạn đẩy ngược lại, bạn phải ra khơi và hoạt động."


Bắc Kinh đáp trả bằng cách cáo buộc Mỹ bóp méo sự thật và gieo rắc bất hòa để "phô diễn sức mạnh".


Washington từng mơ hồ về hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông và một số quốc gia trong khu vực vẫn chưa bao giờ chắc chắn rằng họ có thể tin tưởng vào thông điệp hỗ trợ của Mỹ. Một sự thay đổi trong quản lý cũng có thể có nghĩa là một sự thay đổi về thực chất.


Nhưng hiện tại, Mỹ đang chứng tỏ rằng họ sẽ xuất hiện trước các đồng minh của mình ở châu Á. Và không chỉ có Mỹ mới xuất hiện ở Biển Đông.


Tuần trước, Mỹ, Nhật Bản và Úc đã tổ chức các cuộc tập trận chung với Philippines, cuộc tập trận mà đại sứ Tokyo tại Manila mô tả là "thời điểm phòng thủ quan trọng". Các lực lượng từ Úc và Philippines cũng tham gia vào cuộc tập trận quân sự lớn nhất từ ​​trước đến nay được tổ chức giữa hai nước, bao gồm một cuộc diễn tập đổ bộ trên biển và tấn công trên không gần Biển Đông.


Không nơi nào khác có nhiều quốc gia đến gần một lực lượng đối thủ đến vậy, điều này làm dấy lên lo ngại về tính toán sai lầm trong các cuộc giao tranh trên biển này.


image010Nguồn hình ảnh, BBC / VIRMA SIMONETTE

Chụp lại hình ảnh,


Ngư dân Benjo Atay nói rằng rất sợ đánh cá ở vùng biển vốn được coi như ngôi nhà thứ hai


Đối với Manila, sự giúp đỡ của đồng minh cũng đi kèm với nguy cơ tranh chấp leo thang. Nhưng đó là rủi ro mà ngư dân Palawan có thể không sẵn sàng nhận lãnh.


Tham mưu trưởng quân đội Philippines, Romeo Brawner, gần đây cho biết họ có kế hoạch tuyển mộ ngư dân làm quân dự bị và tiếp nhận huấn luyện. Cán bộ khu vực của Hiệp hội Nông dân và Ngư dân Kalayaan Palawan, Larry Hugo, đã bật cười khi BBC hỏi ông liệu ông có biết nhiều ngư dân chuẩn bị tham gia lực lượng dân quân như vậy hay không.


“Không, không, chúng tôi không muốn tham gia,” ông nói. "Thật cam go nếu Trung Quốc phát hiện ra chúng tôi. Ngư dân ở đây sẽ thành mục tiêu. Người Trung Quốc đang trở nên hung hăng hơn. Số lượng của họ cũng tăng lên."


Ông Malaya thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Philippines cho biết Trung Quốc cũng đang sử dụng hàng trăm tàu ​​đánh cá gần bãi cạn Ayungin, thực chất là tàu dân quân.


Ông nói thêm: “Chúng là công cụ của sức mạnh Trung Quốc, chúng là một phần trong bộ máy quân sự của Trung Quốc. Chúng nhằm mục đích đe dọa và quấy rối ngư dân của chúng tôi trong khu vực”.


Tuy nhiên, Bắc Kinh phủ nhận sự tồn tại của lực lượng dân quân như vậy.


Dù có hay không, Benjo Atay nói rằng anh thậm chí không sẵn sàng mạo hiểm đi thuyền gần những vùng biển đó chứ đừng nói đến việc chiến đấu.


Anh đã đánh cá gần bãi cạn Ayungin từ năm 14 tuổi. Nó được đặt tên theo loài cá gần như đứng trước nguy cơ tuyệt chủng của Philippines, nổi tiếng với những gia đình sống với ngân sách eo hẹp.


Có một thời gian, trong nhiều tháng, anh và những ngư dân khác từ các hòn đảo rải rác gần Palawan đã đi sát các tàu Trung Quốc trong cùng vùng biển.


Giờ đây ở độ tuổi 30, mối quan tâm của Atay đối với sự an toàn của thủy thủ đoàn lớn hơn sự hấp dẫn của một mẻ cá lớn.


"Tôi không nghĩ chúng tôi sẽ quay lại đó. Chúng tôi thực sự sợ hãi. Họ có thể bắn vòi rồng. Tất nhiên, chúng tôi chỉ có một chiếc thuyền gỗ. Chúng tôi thực sự sợ phải quay lại đó".


image011Nguồn hình ảnh, BBC / VIRMA SIMONETTE. Các cộng đồng ven biển ở Palawan phụ thuộc vào nghề đánh cá để kiếm sống


Biển màu ngọc lam trong vắt và bãi cát trắng của Palawan rất đỗi bình dị. Nhưng để tồn tại ở đây, nếu không đánh cá thì không có gì bỏ vào bụng.


Qua nhiều thế hệ, người dân trên hòn đảo này đã hình thành nên những cộng đồng từ những vịnh đá và bờ cát: những ngôi nhà với mái tôn, nơi trẻ sơ sinh ngủ trên những chiếc võng treo ngang gian bếp.


Một cơn bão đã khiến hầu hết các thuyền bè phải lên bờ, vì vậy một số người mạo hiểm đi bộ vào vùng nước nông để kiếm ăn bằng lưới và xô bắt sò. Những người khác thì dùng thời gian để sửa thuyền và lưới.


Những đứa trẻ đang được nghỉ học một ngày và đấu với nhau trên sân bóng rổ tạm bợ được những chiếc thuyền úp đang yên nghỉ. Một số em nói rằng muốn thành cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp, nhưng khi được hỏi liệu các em có muốn trở thành ngư dân không, câu trả lời là có.


Atay chia sẻ: “Mọi thứ ngày càng khó khăn hơn mỗi năm”. "Làm sao chúng tôi có thể làm việc bình thường khi chúng tôi sợ hãi? Chúng tôi không thể tập trung vào việc đánh cá nên chỉ ở lại hòn đảo nơi người dân Philippines được phép."


Những cộng đồng này quyết tâm tránh né trong các tranh chấp lãnh thổ này. Nhưng tương lai của họ có thể sẽ phụ thuộc vào bất kỳ kết quả nào.


Tương lai đó từng nương nhờ vào phương gió và con nước. Bây giờ nó sẽ dựa vào quyết tâm của các nhà lãnh đạo thế giới.

25 Tháng Tám 2014(Xem: 15275)
Ông Lê Khởi, một chủ tàu từ đảo Lý Sơn, cho biết hơn 10 thuyền viên trên thuyền đánh cá của ông đã bị tàu của Trung Quốc ‘tấn công’ hôm 15/8 khi đang đánh bắt thủy sản tại đảo Cây Dừa thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đây là lần thứ ba tàu cá của ông Khởi bị ‘lực lượng của Trung Quốc tấn công’ kể từ năm 2007. Ông kể với VOA Việt Ngữ:
21 Tháng Tám 2014(Xem: 13074)
Thuyền trưởng một tàu cá Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nói tàu của ông bị tàu Trung Quốc tấn công, đập phá và cướp tài sản.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 13685)
(Dân trí) - Philippines ngày 18/8 tuyên bố sẽ gửi công hàm phản đối các cuộc tuần tra tăng cường của tàu Trung Quốc tại một khu vực tranh chấp ở Biển Đông và gọi hành động này là một phần nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thay đổi hiện trạng khu vực.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 13015)
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (T) đón tiếp Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida (P) tại Jakarta ngày 12/08/2014.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 13548)
Thêm một động thái cho thấy dã tâm của Bắc Kinh tìm mọi cách khẳng định chủ quyền lãnh thổ tại các vùng tranh chấp : Theo Trung Quốc Tân Văn Xã, chính quyền Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng năm ngọn hải đăng trong vùng quần đảo Hoàng Sa.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 12144)
Sau “Hội thảo Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử tại Đà Nẵng từ 19-21/6” vừa qua, nơi có rất nhiều ý kiến đóng góp về mặt pháp lý cũng như lịch sử có giá trị cho cuộc đấu tranh, giải quyết căng thẳng hiện nay với Trung Quốc, Tiến sỹ Trần Công Trục, một trong hàng chục học giả tham dự hội thảo, đã có cuộc chia sẻ với phóng viên Dân Trí về khía cạnh pháp lý, vận dụng của Công ước Liên hợp quốc về luật biển đối với căng thẳng Biển Đông.
03 Tháng Tám 2014(Xem: 14608)
Theo thông tin từ Văn phòng Hàng hải Quốc tế ngày 03/08/2014, Hải quân Malaysia vừa thành công trong việc đẩy lùi một cuộc tấn công của hải tặc nhắm vào một chiếc tàu chở dầu. Vụ việc xảy ra ngày 02/08 ngoài khơi bờ biển phái Đông Malaysia, trên Biển Đông.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 13566)
Bắc Kinh đã quyết định di dời giàn khoan này sớm hơn thời hạn một tháng, phần nào giải tỏa căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thế nhưng theo một số nhà quan sát, như Tiến sỹ Zachary Abuza - chuyên gia về chính trị học Đông Nam Á, sự kiện giàn khoan cho thấy nguy cơ chia rẽ to lớn trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 13665)
Năm 1898, quan kinh lược Quảng Đông, Trung Quốc tuyên bố Hoàng Sa là đất hoang, không thuộc về Trung Hoa, không liên quan với chính quyền huyện Hải Nam nên không chịu bồi thường cho chủ 2 tàu buôn của Hà Lan vì tội hôi của.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 15956)
Khi chồng ra đi, bà Sinh mới 26 tuổi. Suốt 40 năm qua, bà nuôi 3 con gái trong căn hộ nhỏ mà vợ chồng bà đã sống từ năm 1973. Năm 2009, chung cư bị giải tỏa để xây cao ốc mới, bà Sinh phải đi thuê nhà để ở tạm. Vì thế, căn hộ 3 phòng, rộng 60 m2 nằm trong tòa cao ốc (quận 10, TP HCM), do chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa mua tặng là ngôi nhà đầu tiên bà Sinh có riêng cho mình.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 13594)
Hội thảo Biển Đông thường niên thứ tư do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức vừa kết thúc hôm thứ Sáu 11 tháng 7 tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 17111)
Mỹ đang đề ra những chiến thuật quân sự mới để răn đe âm mưu của Trung Quốc nhằm chiếm trọn Biển Đông. Những chiến thuật mới gồm sử dụng máy bay trinh thám và điều tàu hải quân tới gần các vùng biển có tranh chấp.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 13986)
PV: Thưa anh Nguyễn Sỹ Tuyen, Tôi biết đây là Đoàn Việt kiều thứ 3 ra thăm Quần đảo Trường Sa. Cảm nhận của anh, với tư cách là một Việt kiều, đến vùng biển đảo xa xôi ấy như thế nào? Nguyễn Sỹ Tuyên: Trước đây, tôi bao nhiêu năm ao uớc được đặt chân đến quần đảo Trường Sa của Tổ quốc. Tôi hiểu không phải muốn là được bởi ngoài chuyện tốn phí, còn là sự xa xôi, và những yêu cầu đặc biệt vì vị trí đặc biệt của Trường sa.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 13171)
Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 13853)
Trong một buổi “giao lưu văn hóa văn nghệ” trên boong chiến hạm HQ 571, chúng tôi thấy hai người ngồi bên cạnh ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 17970)
Đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng và theo tên quốc tế là Woody Island, với những bãi cát dài và các hàng cọ, đang trở thành biểu tượng trong kế hoạch thực hiện tham vọng biển đảo của Trung Quốc ở Biển Đông.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 39602)
Gần đây, sau khi Trung cộng ồ ạt kéo giàn khoan xâm chiếm thềm lục địa VN và dân Việt khắp nơi trên thế giới biểu tình đòi lại quần đảo Hoàng Sa. Hầu như phần lớn cộng đồng Việt chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân VNCH và hải quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đụng độ giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng (giả dạng là ngư dân) ở Hoàng Sa.