Trung Quốc làm gì ở Trường Sa?

09 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 15072)

image003

Trung Quốc làm gì ở Trường Sa?

Rupert Wingfield-Hayes

BBC News

Cập nhật: 13:33 GMT - thứ ba, 9 tháng 9, 2014

Con tàu chồm lên chồm xuống và lắc lư từ bên này qua bên kia trong cơn sóng mạnh. Tiếng ồn của động cơ lớn chạy bằng dầu diesel, ngay dưới sàn, đang nện vào đầu tôi.

Mũi của tôi đầy mùi cá khô và mùi khói dầu diesel, chiếc áo phông dính chặt vào ngực tôi đang đầy mồ hôi.

Một giấc ngủ đủ giấc là không thể.

Đã hơn 40 tiếng như vậy trôi qua. Chiếc thuyền cá bằng gỗ của chúng tôi đang bập bềnh trôi qua biển Nam Trung Hoa. Hầu hết thời gian chúng tôi gần như không vượt quá tốc độ đi bộ. ''Ai mới là một ngư dân?'' tôi tự hỏi.

Tôi nhìn chăm chú vào những con sóng cuộn vô tận. Trên đường chân trời bầu trời đã trở tối và đe dọa. Sau đó, mắt tôi thấy cái gì đó đang dựng đứng trên những con sóng. Nó giống như một bệ khoan dầu hoặc khí gas. Nó đang làm gì ở đây?

Khi chúng tôi tiến lại gần hơn, bên phải tôi, tôi chắc chắn tôi có thể nhìn thấy một cái gì đó được quây rào và cát bên cạnh cái bệ. ''Nó trông như đất liền!'' tôi nói. Không thể nào.

Tôi nhìn vào hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của tôi.

Không có đất liền được đánh dấu ở bất cứ nơi nào gần đây, chỉ có một dải đá ngầm chìm của quần đảo Trường Sa. Nhưng mắt tôi đang không đánh lừa tôi. Cách xa một vài cây số, bây giờ tôi có thể thấy rõ hình dáng của một hòn đảo.

''Nơi này được gọi là gì?'' tôi hỏi viên thuyền trưởng người Philippines.

“Gaven Reef,'' anh ta nói.

image004

Trung Quốc đang xây dựng ở Johnson South Reef

''Lại gần hơn!'' Tôi hét lên trong tiếng ồn ào của động cơ.

Anh ta rẽ thuyền thẳng hướng hòn đảo nhỏ. Nhưng những đám mây đen đang kéo đến rất nhanh. Một lúc sau chúng tôi bị bao lấy. Nước trút xuống mái tàu như thác. Hòn đảo nhỏ biến mất.

''Cơn mưa sẽ kéo dài bao lâu?'' tôi hỏi viên thuyền trưởng.

''Bốn hoặc năm giờ, có thể lâu hơn,'' anh ta nói.

Tim tôi lặng đi. Cả thời gian này, cả con đường này, chỉ bị đánh bại bởi thời tiết. Nhưng tôi biết tôi đã nhìn thấy nó, một hòn đảo chỉ một vài tuần trước đây đã không có - thậm chí viên thuyền trưởng chưa bao giờ thấy nó trước đó.

Thuyền trưởng quay tàu trở lại hành trình cũ của chúng tôi- hướng nam, trong cơn mưa. Chúng tôi tiếp tục hành trình. Những con sóng ngày một lớn hơn. Sau bốn tiếng, cơn mưa bắt đầu rút. Phía trước tôi có thể nhìn thấy một hòn đảo khác.

Tôi đang mong đợi điều này. Chỗ này được gọi là Johnson South Reef. Hệ thống định vị toàn cầu của tôi một lần nữa không cho thấy đất liền, chỉ một bãi đá ngầm.

Nhưng tôi đã nhìn thấy những hình ảnh trên không của nơi này được chụp bởi hải quân Philippines. Chúng cho thấy công việc cải tạo đất khổng lồ Trung Quốc đang làm ở đây kể từ tháng Một.

Hàng triệu tấn đá và cát đã được nạo vét lên từ đáy biển và bơm vào đá ngầm để tạo thành vùng đất mới.

image005

Bắc Kinh chỉ kiểm soát Johnson South Reef năm 1988 từ tay Việt Nam sau một trận chiến đổ máu

Dọc theo bờ biển mới, tôi có thể thấy các đội xây dựng đang xây một bức tường biển. Có các xe tải bơm xi măng, các cần trục, các ống thép lớn, và tia sáng của các đèn hàn.

Trên đỉnh của một lô cốt bê tông trắng, một người lính đang đứng quan sát chúng tôi qua ống nhòm.

Tôi thúc giục viên thuyền trưởng tiến lại gần hơn, nhưng một loạt pháo sáng nổ trên bầu trời - đó là một lời cảnh báo của Trung Quốc.

Sự xuất hiện của những hòn đảo mới này diễn ra đột ngột và là một động thái mới đáng kể trong cuộc đấu tranh lãnh thổ lâu dài trên biển Nam Trung Hoa.

Vào đầu năm nay, sự hiện diện của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa bao gồm một số ít các tiền đồn, một loạt các lô cốt bê tông được xây dựng ở trên đỉnh các đảo san hô vòng.

Bây giờ Trung Quốc đang xây dựng các đảo mới trọng yếu trên năm đá ngầm khác nhau.

Chúng tôi là những nhà báo phương Tây đầu tiên nhìn thấy tận mắt một vài công trình này và có dẫn chứng bằng tư liệu trên máy ảnh.

Trên một trong số những hòn đảo mới này, có lẽ là Johnson South Reef, Trung Quốc dường như đang chuẩn bị xây một căn cứ đáp máy bay với một đường băng bê tông đủ dài cho máy bay chiến đấu cất và hạ cánh.

Các kế hoạch được công bố trên trang web của Tổng công ty Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc được cho là để thể hiện thiết kế đề xuất.

Việc xây dựng đảo của Trung Quốc nhằm giải quyết thâm hụt nghiêm trọng.

image006

Philippines nói Trung Quốc đã xây cả một hòn đảo mới ở Gạc Ma

Các quốc gia khác tuyên bố một phần lớn trên biển Nam Trung Hoa - Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia - đều kiểm soát các đảo thật.

Nhưng Trung Quốc đã đến đây quá muộn và đã không có được các chỗ tốt.

Bắc Kinh chỉ kiểm soát Johnson South Reef (Gạc Ma) năm 1988 sau một trận chiến đổ máu với Việt Nam khiến 70 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng. Hà Nội chưa bao giờ tha thứ cho Bắc Kinh.

Kể từ đó, Trung Quốc né tránh đối đầu quân sự trực tiếp.

Nhưng giờ đây Bắc Kinh quyết định đã đến lúc đi tiếp, để khẳng định yêu sách của mình và để hỗ trợ yêu sách đó bằng cách tạo nhiều chứng cớ trên mặt đất - một chuỗi các căn cứ trên đảo và một tàu sân bay không thể chìm, ngay giữa biển Nam Trung Hoa./

+++++++++++++++++++++++++

1988: TQ chiếm đảo Chữ Thập cách Sàigon 630km, chiếm Gạc Ma cách Saigon 800km
image008 

++++++++++++++++++++++++

“VĂN HÓA MAGAZINE” THỨ NĂM 11 SEP 2014
image009 

Ảnh trên: Đảo đá Chữ Thập cách Sàigon 600 km hiện đang bị TQ xây dựng thành căn cứ quân sự khống chế quần đảo Trường Sa, uy hiếp biển nam Trường Sa.

image011
Ảnh trên: Đảo Gạc Ma cách thành phố Hồ Chí Minh 830 km, Manila 890 km, miền tây Malaysia 490 km, Kuala Lumpur 1.500 km, vị trí chiến lược rất quan trọng hiện TQ cũng đang xây dựng thành một hải điểm quân sự khống chế quần đảo Trường Sa.

+++++++++++++++++++++++

“VĂN HÓA MAGAZINE” THỨ NĂM 11 SEP 2014

Đảo GạcMa, Chữ Thập, Châu Viên: TQ lập căn cứ quân sự phi pháp

image012
Vòng tròn đỏ trên hải đồ là đảo đá Chữ Thập. Trung cộng chiếm từ thập niên 80 hiện đang xây dựng thành một hải điểm to lớn. Với vị trí tối quan trọng, Chữ Thậpuy hiếp trực tiếp Sàigon (vĩ tuyến 10 nam, căn cứ tàu ngầm Cam Ranh (vĩ tuyến 12 ) và vùng biển cực nam. Chuyến “Hải trình 3 HQ-571” di chuyển từ đảo Song Tử Tây về đảo Trường Sa Lớn phải đi ngang qua đảo Chữ Thập. Ảnh tư liệu của Văn Hóa Magazine.
image013
Căn cứ TQ ở đảo Chữ Thập
image015
Căn cứ quân sự ở đảo Gạc Ma.

+++++++++++++++++++++++++

“VĂN HÓA MAGAZINE” THỨ NĂM 11 SEP 2014

“Trung Quốc xây căn cứ phi pháp ở Chữ Thập uy hiếp trực tiếp Cam Ranh”

Nguyễn Thiện Nhân Thứ bảy, 06/09/2014, 10:22 (GMT+7)

(An ninh Quốc phòng) - Kế hoạch xây đảo nhân tạo (phi pháp) ở Chữ Thập nếu thành công, chỉ 10 đến 15 năm nữa cục diện Biển Đông sẽ thay đổi toàn bộ.

image013
Lực lượng quân sự Trung Quốc đồn trú bất hợp pháp trên công sự nhà nổi trái phép ở đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Tờ Thời báo Trung Hoa xuất bản tại Đài Loan ngày 6/9 đưa tin, truyền thông Trung Quốc hôm qua 5/9 xuất hiện một bài bình luận về cục diện Biển Đông hiện nay, trong đó nhận định rằng lực lượng hải quân Đài Loan chỉ tập trung nhằm vào tác chiến với đại lục nên có thái độ tiêu cực trong việc hợp tác với Bắc Kinh ở Biển Đông.

Hợp tác hai bờ eo biển Đài Loan trong vấn đề Biển Đông là điều hoàn toàn không thể, giới phân tích Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh nên quên đảo Ba Bình (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện do Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp), chỉ có thể tự dựa vào sức mình để “giải quyết”, tức đánh chiếm các đảo, đá, rặng san hô ở Trường Sa.

Giới phân tích Trung Quốc nói rằng, thủ đoạn duy nhất để Bắc Kinh “giải quyết” vấn đề Biển Đông, đánh chiếm Trường Sa là sử dụng căn cứ quân sự (xây dựng bất hợp pháp) trên đá Vành Khăn và đá Chữ Thập mà Trung Quốc đang đẩy mạnh đắp nền xây đảo nhân tạo. Kế hoạch xây đảo nhân tạo (phi pháp) ở Chữ Thập nếu thành công, chỉ 10 đến 15 năm nữa cục diện Biển Đông sẽ thay đổi toàn bộ.

Mục bình luận quân sự của tờ Sina nhận định, thập niên 50, 60 của thế kỷ trước thực lực hải quân Đài Loan khá hơn Trung Quốc. Nhưng hải quân Đài Loan ngoài việc chiếm đóng (bất hợp pháp) đảo Ba Bình thì chẳng có “chí hướng” gì lớn nên “các đảo ở Trường Sa mới bị 4 nước ven Biển Đông chiếm đóng”?!

Sang thập niên 70 cán cân thực lực hải quân 2 bờ nghiêng về Bắc Kinh, những năm 80 hải quân Trung Quốc đã hình thành ưu thế vượt trội rõ rệt và sự mất cân bằng trong tương quan lực lượng hải quân 2 bờ eo biển Đài Loan ngày càng lớn. Truyền thông Trung Quốc ví von, đảo Ba Bình đối với Đài Loan như miếng sườn gà, ăn thì không ngon vứt đi thì tiếc.

image016
Hình ảnh Trung Quốc đắp đất phong nền xây đảo nhân tạo trái phép tại đá Gạc Ma, Trường Sa được trang Sina đăng tải.

Do sự khác biệt về ý thức hệ với Bắc Kinh và quan hệ đồng minh với Mỹ, Nhật, Đài Loan sẽ không nhường đảo Ba Bình cho Trung Quốc, càng không hợp tác với Bắc Kinh trong cái gọi là “chủ quyền” ở Biển Đông. Truyền thông Trung Quốc cho rằng cách “giải quyết” duy nhất với Bắc Kinh là phong nền đắp đất, biến đá thành đảo để xây dựng căn cứ quân sự (bất hợp pháp) ở Trường Sa. Trong đó, đá Chữ Thập và đá Vành Khăn có giá trị quân sự cao nhất.

Phân tích trên bình luận quân sự của Sina cho rằng vấn đề Biển Đông ngày nay Bắc Kinh chỉ có thể dựa vào sức mình và quên đảo Ba Bình đi, Đài Loan không bị bức phải rút khỏi Trường Sa đã là may lắm rồi.

Theo giới phân tích Trung Quốc, mặc dù đại bộ phận đảo, đá và rặng san hô ở quần đảo Trường San nằm dưới sự kiểm soát của Việt Nam và Philippines, nhưng tham vọng “chiến lược cốt lõi” của Bắc Kinh ở Biển Đông không phải đá và đảo, mà là biển nên Trung Quốc cần có một trung tâm quân sự ở Trường Sa. Đảo nhân tạo vì thế có ý nghĩa quan trọng không phải nghĩ bàn.

Diễn đàn này gợi ý cho Bắc Kinh mở rộng căn cứ quân sự (bất hợp pháp) trên đá Vành Khăn thành địa điểm đồn trú thường xuyên cho 5000 quân và mở trung tâm chỉ huy nghề cá của Trung Quốc ở Biển Đông, đưa “ngư dân” ra nuôi trồng trong các đầm phá trong lòng bãi đá này.

Đá Chữ Thập còn có giá trị gấp nhiều lần Vành Khăn ở chỗ nó cách cảng Cam Ranh của Việt Nam chỉ khoảng 600, 700 km và rất phù hợp cho việc xây dựng căn cứ quân sự. Vì vậy Bắc Kinh tất sẽ phải bất chấp mọi giá để biến bãi đá này thành 1 đảo nhân tạo lớn và xây dựng 1 căn cứ quân sự tổng hợp và sẽ trực tiếp uy hiếp cảng Cam Ranh của Việt Nam?!

Những bình luận quân sự trên báo chí Trung Quốc, Đài Loan về vấn đề Biển Đông tuy sặc mùi hiếu chiến và khiêu khích, nhưng cũng không thể xem thường khi trên thực địa Trung Quốc và Đài Loan đang đẩy mạnh các hoạt động xây dựng bất hợp pháp, Việt Nam cần hết sức cảnh giác và có phương án đối phó phù hợp – PV./

+++++++++++++++++++++

“VĂN HÓA MAGAZINE” THỨ NĂM 11 SEP 2014

Báo Singapore: Gạc Ma chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh 830 km

Nguyễn Thiện Nhân Thứ sáu, 05/09/2014, 07:24 (GMT+7)

(An ninh Quốc phòng) - Một khi lấn biển xong, Trung Quốc sẽ xây dựng các trạm radar tìm kiếm tầm xa, trạm nghe lén tín hiệu radar, vô tuyến điện để nghe lén Quân đội Mỹ và các nước.

image017
Hình ảnh đá Gạc Ma trên tờ "Quan sát" Trung Quốc ngày 30 tháng 8 năm 2014 cho thấy đã có sự thay đổi rất lớn

Tờ “Liên hợp buổi sáng” Singapore ngày 4 tháng 9 đưa tin, theo chinatimes Đài Loan, Trung Quốc gần dây tiến hành (phi pháp) công trình lấn biển quy mô lớn ở các đảo trên Biển Đông, từ đá biến thành đảo lớn, có thể đậu tàu lớn và máy bay tác chiến quân sự.

Trung Quốc một khi hoàn thành công trình lấn biển, Quân đội Trung Quốc sẽ xây dựng giống như đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), xây dựng các loại radar tìm kiếm tầm xa, trạm nghe lén tín hiệu radar, vô tuyến điện.

Đến lúc đó, toàn bộ các nước xung quanh Biển Đông, kéo dài đến Singapore, eo biển Malacca đều sẽ nằm trong phạm vi nghe lén tín hiệu vô tuyến điện và tác chiến của Trung Quốc. Trung Quốc đã nhanh chóng biến Biển Đông thành “ao nhà”.

Một trong những đảo đá ở Biển Đông – đá Gạc Ma trở thành đảo nhân tạo, đối với Quân đội Mỹ, có nghĩa là, Hải quân Trung Quốc đẩy căn cứ tuyến đầu ở Biển Đông xuống phía nam tới 850 km, một khi khu vực “có sự”, hạm đội Quân đội Mỹ từ bắc Ấn Độ Dương, bắt đầu tiến vào eo biển Malacca, thì sẽ nằm trong sự giám sát của máy bay trinh sát tầm xa, trạm nghe lén vô tuyến điện của Quân đội Trung Quốc.

Đá Gạc Ma chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh 830 km, Manila 890 km, miền tây Malaysia 490 km, Kuala Lumpur 1.500 km, vị trí chiến lược rất quan trọng.

image018
Hình ảnh đá Châu Viên ngày 19 tháng 7 năm 2014 do mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 30 tháng 8 năm 2014 đăng tải

Sẽ có thể cất hạ cánh máy bay Su-30, J-11

Đá Gạc Ma tương đối lớn, hiện dài 5 km, rộng 400 m, một khi Trung Quốc xây dựng (phi pháp) đường băng sân bay dài 2 km ở đá Gạc Ma, sẽ có thể cất hạ cánh các máy bay chiến đấu hạng nặng như Su-30, J-11, J-10, toàn bộ eo biển Malacca đều nằm trong bán kính tác chiến của chúng, Việt Nam trong tương lai cũng sẽ mất đi chiều sâu tác chiến của khu vực này. Trong khi đó, cảng ở đông bắc đủ để chứa tàu khu trục lớn, cũng có thể xây dựng bến quân sự (những hoạt động này đều là phi pháp).

Ngoài ra, công trình lấn biển gần đây của Trung Quốc cách đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa, hiện do Đài Loan đóng quân trái phép) chỉ có 72 km, dựa vào khả năng tác chiến của Hải quân Trung Quốc, một khi cần thiết, Trung Quốc có thể dễ dàng chiếm đảo Ba Bình, bắt cóc lực lượng đồn trú Đài Loan làm con tin, tiến hành đàm phán với Đài Loan. Trung Quốc tiến hành lấn biển cũng đã “kẹp” đảo Ba Bình vào giữa.

Nghe lén Quân đội Mỹ và các nước xung quanh Biển Đông

Trung Quốc nếu triển khai radar có cự ly dò tìm 500 km ở đá Gạc Ma thì vùng trời xung quanh, bao gồm toàn bộ lãnh thổ của Brunei đều nằm trong phạm vi bao quát.

Trong dò tìm đối hải, radar của Quân đội Trung Quốc cũng có thể trinh sát được hạm đội tàu sân bay của Quân đội Mỹ ở phạm vi khoảng cách xa hơn và tình hình hoạt động của tàu chiến mặt nước của hải quân các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia.

image019

Hình ảnh đá Gaven ngày 18 tháng 7 năm 2014 trên mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 30 tháng 8 năm 2014

Sau khi Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo ở nhiều đá san hô hơn, tiếp theo có thể chính là triển khai thiết bị định vị thủy âm ở vùng biển xung quanh, nghe lén hoạt động tàu ngầm của Quân đội Mỹ, Quân đội Việt Nam và Hải quân Malaysia ở Biển Đông.

(Theo Giáo Dục)

image020

Hoàn Cầu thời báo hậm hực, đố kị khi tàu chiến Nga đến Cam Ranh

Báo Trung Quốc tỏ ra đố kị về quan hệ quốc phòng Việt-Nga, tuyên truyền xuyên tạc chia rẽ quan hệ Việt-Nga và dụ Nga kiếm lợi từ Trung Quốc. Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 22 tháng...

“Việt Nam sẽ không cho ai thuê Cam Ranh, tàu Mỹ có thể dùng dịch vụ”
image021 

Việt Nam dứt khoát không cho bất kỳ ai thuê quân cảng Cam Ranh, nhưng có thể định kỳ cung cấp dịch vụ duy tu hậu cần cho tàu chiến Mỹ có thể là một lựa chọn. Chuyến...

(Theo Giáo Dục)

++++++++++++++++++++++

Áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên, gió giật cấp 9

Chủ nhật, 07/09/2014, 10:41 (GMT+7)

(Xã hội) - Áp thấp nhiệt đới hiện cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Bắc Đông Bắc, sức gió mạnh nhất gần tâm áp thấp cấp 6, cấp 7, giật cấp 9.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, vào khoảng 7h ngày 07/09, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 18,7 độ vĩ Bắc; 113,2 độ kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7 (tức là từ 39 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.

image022
Áp thấp trên biển Đông đang mạnh thêm Ảnh minh họa

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và còn có khả năng mạnh thêm. Đến 07 giờ ngày 08/09, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 20,3 độ Vĩ Bắc; 110,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (tức là từ 50 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9; biển động mạnh; Từ chiều tối nay (07/9) ở vịnh Bắc Bộ gió sẽ mạnh dần lên cấp 4 – 5, ngày mai (08/9) tăng lên cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa dông mạnh; trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.

Ngoài ra do ảnh hưởng của gió mùa tây nam hoạt động mạnh nên khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa dông mạnh; trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.

Từ chiều qua, áp thấp nhiệt đới đã gây ảnh hưởng khiến mưa lớn tại Nam Bộ trong đó Sài Gòn hứng chịu trận mưa lớn nhất từ đầu năm, khắp nơi biến thành sông.

(Theo VTC)

02 Tháng Mười Một 2017(Xem: 9260)
Bắc Kinh chứng tỏ ý định không lay chuyển về việc củng cố các vị trí ở Hoàng Sa và Truờng Sa. Đô đốc Denis Bertrand, chỉ huy trưởng phụ trách Thái Bình Dương của Pháp nhận định : « Nếu tự do hàng hải bị xâm phạm tại đây, thì chẳng bao lâu sẽ bị xâm phạm ở khắp mọi nơi ».
22 Tháng Mười 2017(Xem: 9277)
"Và bản thân lệnh cấm đánh cá là tốt cho tính bền vững của các nguồn lực hải sản ở trên Biển Đông. Chính quyền Việt Nam nên ủng hộ lệnh cấm đánh cá, thay vì phản đối nó. Điều có thể làm duy nhất chỉ có thể là thông qua đàm phán song phương...
12 Tháng Mười 2017(Xem: 8956)
USS Chafee không tiến vào 12 hải lý của bất kỳ hòn đảo nào ở Hoàng Sa, mà chọc thẳng vào cái gọi là "đường cơ sở thẳng" mà Trung Quốc tuyên bố (năm 1996). (Bắc Kinh cố tình giải thích sai Điều 47 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 vốn dành cho quốc gia quần đảo như Philippines, Indonesia hòng đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý cho Hoàng Sa).
26 Tháng Chín 2017(Xem: 9454)
Tại hội thảo, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương) cũng cho rằng, hiện ngành dầu khí có mấy công việc đang làm đó là thăm dò, khai thác; xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu sản phẩm; chế biến các sản phẩm dầu thô, hóa phẩm xây dựng; phân phối.
14 Tháng Chín 2017(Xem: 9183)
Reuters ngày 13/09/2017 cho biết một tầu ngầm Trung Quốc đã cập quân cảng Malaysia. Đây là lần thứ hai trong năm tầu ngầm Trung Quốc đến thăm đất nước Đông Nam Á này. Chuyến thăm đầu tiên được thực hiện vào tháng Giêng năm nay.
07 Tháng Chín 2017(Xem: 9993)
Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) thông báo nước này tiến hành cuộc diễn tập quân sự từ 29/8 đến 4/9/2017, báo Thanh Niên đưa tin hôm 1/9. Tờ Bloomberg cũng đưa ra nhận định hôm 6/9/17, khi cả thế giới đang mải dõi theo Bắc Hàn, Trung Quốc đang âm thầm thắt chặt lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông.
04 Tháng Chín 2017(Xem: 8942)
Đại diện của Trung Quốc cùng Philippines và các thành viên khác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã bắt đầu thảo luận tại Manila vào ngày 30/08/2017 về khả năng mở ra đàm phán về bộ Quy Tắc Ứng Xử (COC) ở Biển Đông.
29 Tháng Tám 2017(Xem: 9087)
Theo hãng tin Reuters ngày 28/08/2017, Trung Quốc sẽ lập một liên doanh để khai thác methane hydrate, còn được gọi là « băng cháy » ở vùng Biển Đông đang tranh chấp. Theo CNPC, dự án thí điểm này được đưa ra sau các cuộc khai thác thử nghiệm thành công vào tháng 5 vừa qua tại vùng Thần Hồ, bắc Biển Đông.
22 Tháng Tám 2017(Xem: 9068)
Báo Philippines Star dẫn lời thẩm phán Antonio Carpio, phát biểu hôm qua, 19/08/2017, khẳng định là ông tin rằng Bắc Kinh đã « nuốt lời hứa không chiếm thêm » bất cứ địa điểm nào tại Trường Sa, nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã « gần như chiếm lĩnh bãi cát Sandy », cách đảo Thị Tứ khoảng 2,5 hải lý.
20 Tháng Tám 2017(Xem: 9299)
Nhà nghiên cứu Úc nhấn mạnh là các hoạt động của Trung Quốc đang diễn ra xung quanh đảo Thị Tứ là đáng lo ngại, vì mang tính « cưỡng bức », và nếu như mục tiêu của các hoạt động này là lấn chiếm dải cát Sandy Cay, thì điều đồng nghĩa với việc căng thẳng tại Biển Đông sẽ bị thổi bùng trở lại.
14 Tháng Tám 2017(Xem: 9127)
Tàu khu trục của hải quân Hoa Kỳ hôm thứ Năm đã áp sát Đá Vành Khăn (Mischief Reef), vào cách chưa tới 12 hải lý. Hãng tin AFP nói tàu thậm chí đã vào sát trong phạm vi 6 hải lý.Hoa Kỳ nói đây là hoạt động nhằm 'thực thi quyền tự do đi lại trên biển' Đá Vành Khăn, thuộc Quần đảo Trường Sa, là nơi Trung Quốc hiện đang nắm quyền kiểm soát nhưng Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 9552)
Tuyên bố chung nhấn mạnh hai bên nhất trí tăng cường hợp tác và mở rộng khu vực thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng thềm lục địa Việt Nam, phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982.