Xem lại lập trường của VN về phân định Vịnh Bắc Bộ

28 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 21939)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 29 DEC2014

image037
image038
image040
Lập trường của Việt Nam về phân định biển?

28/12/2014

(Biển Đảo) - Hỏi: “Phân định biển có ý nghĩa như thế nào? Lập trường của Việt Nam về vấn đề này ra sao?”- Phùng Tuấn Anh (Hà Nội)

Trả lời:

Phân định biển có ý nghĩa rất lớn đến an ninh, an toàn hàng hải và ổn định khu vực, đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế biển. Việt Nam đã rất tích cực trong vấn đề này. Sách “100 câu hỏi đáp về biển đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam” của Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ nêu chi tiết dưới đây.

Phân định biển là một hoạt động mang tính quốc tế nhằm hoạch định đường biên giới biển (nội thủy, lãnh hải), ranh giới biển (vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) giữa hai hay nhiều quốc gia có bờ biển đối diện hay tiếp giáp nhau thông qua đàm phán, trung gian hoặc các cơ chế tài phán quốc tế khác.

Đối với việc hoạch định ranh giới lãnh hải, Điều 15 của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 quy định: Khi hai quốc gia có bờ biển liền kề hoặc đối diện nhau, không quốc gia nào được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến, trừ khi có sự thỏa thuận ngược lại.

Đối với việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, Điều 74 và 83 của Công ước 1982 quy định: Việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau được thực hiện bằng con đường thoả thuận theo đúng pháp luật quốc tế như đã được nêu ở điều 38 của Quy chế Toà án quốc tế, để đi tới một giải pháp công bằng.

image042
Đường phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc (Ảnh chụp trên sách Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông)

Như vậy, nguyên tắc cơ bản trong phân định biển là nguyên tắc thỏa thuận và nguyên tắc công bằng.

Khoản 3, Điều 4 Luật Biển Việt Nam 2012 khẳng định: Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế. Trong thực tiễn phân định biển với các nước có liên quan, lập trường nhất quán của Việt Nam là căn cứ luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tính tới các hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên trong khu vực phân định để đạt được một giải pháp công bằng mà các bên đều chấp nhận được.

(Theo Infonet)

02 Tháng Mười Một 2017(Xem: 9286)
Bắc Kinh chứng tỏ ý định không lay chuyển về việc củng cố các vị trí ở Hoàng Sa và Truờng Sa. Đô đốc Denis Bertrand, chỉ huy trưởng phụ trách Thái Bình Dương của Pháp nhận định : « Nếu tự do hàng hải bị xâm phạm tại đây, thì chẳng bao lâu sẽ bị xâm phạm ở khắp mọi nơi ».
22 Tháng Mười 2017(Xem: 9306)
"Và bản thân lệnh cấm đánh cá là tốt cho tính bền vững của các nguồn lực hải sản ở trên Biển Đông. Chính quyền Việt Nam nên ủng hộ lệnh cấm đánh cá, thay vì phản đối nó. Điều có thể làm duy nhất chỉ có thể là thông qua đàm phán song phương...
12 Tháng Mười 2017(Xem: 8960)
USS Chafee không tiến vào 12 hải lý của bất kỳ hòn đảo nào ở Hoàng Sa, mà chọc thẳng vào cái gọi là "đường cơ sở thẳng" mà Trung Quốc tuyên bố (năm 1996). (Bắc Kinh cố tình giải thích sai Điều 47 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 vốn dành cho quốc gia quần đảo như Philippines, Indonesia hòng đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý cho Hoàng Sa).
26 Tháng Chín 2017(Xem: 9461)
Tại hội thảo, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương) cũng cho rằng, hiện ngành dầu khí có mấy công việc đang làm đó là thăm dò, khai thác; xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu sản phẩm; chế biến các sản phẩm dầu thô, hóa phẩm xây dựng; phân phối.
14 Tháng Chín 2017(Xem: 9216)
Reuters ngày 13/09/2017 cho biết một tầu ngầm Trung Quốc đã cập quân cảng Malaysia. Đây là lần thứ hai trong năm tầu ngầm Trung Quốc đến thăm đất nước Đông Nam Á này. Chuyến thăm đầu tiên được thực hiện vào tháng Giêng năm nay.
07 Tháng Chín 2017(Xem: 10022)
Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) thông báo nước này tiến hành cuộc diễn tập quân sự từ 29/8 đến 4/9/2017, báo Thanh Niên đưa tin hôm 1/9. Tờ Bloomberg cũng đưa ra nhận định hôm 6/9/17, khi cả thế giới đang mải dõi theo Bắc Hàn, Trung Quốc đang âm thầm thắt chặt lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông.
04 Tháng Chín 2017(Xem: 8972)
Đại diện của Trung Quốc cùng Philippines và các thành viên khác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã bắt đầu thảo luận tại Manila vào ngày 30/08/2017 về khả năng mở ra đàm phán về bộ Quy Tắc Ứng Xử (COC) ở Biển Đông.
29 Tháng Tám 2017(Xem: 9118)
Theo hãng tin Reuters ngày 28/08/2017, Trung Quốc sẽ lập một liên doanh để khai thác methane hydrate, còn được gọi là « băng cháy » ở vùng Biển Đông đang tranh chấp. Theo CNPC, dự án thí điểm này được đưa ra sau các cuộc khai thác thử nghiệm thành công vào tháng 5 vừa qua tại vùng Thần Hồ, bắc Biển Đông.
22 Tháng Tám 2017(Xem: 9098)
Báo Philippines Star dẫn lời thẩm phán Antonio Carpio, phát biểu hôm qua, 19/08/2017, khẳng định là ông tin rằng Bắc Kinh đã « nuốt lời hứa không chiếm thêm » bất cứ địa điểm nào tại Trường Sa, nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã « gần như chiếm lĩnh bãi cát Sandy », cách đảo Thị Tứ khoảng 2,5 hải lý.
20 Tháng Tám 2017(Xem: 9328)
Nhà nghiên cứu Úc nhấn mạnh là các hoạt động của Trung Quốc đang diễn ra xung quanh đảo Thị Tứ là đáng lo ngại, vì mang tính « cưỡng bức », và nếu như mục tiêu của các hoạt động này là lấn chiếm dải cát Sandy Cay, thì điều đồng nghĩa với việc căng thẳng tại Biển Đông sẽ bị thổi bùng trở lại.
14 Tháng Tám 2017(Xem: 9156)
Tàu khu trục của hải quân Hoa Kỳ hôm thứ Năm đã áp sát Đá Vành Khăn (Mischief Reef), vào cách chưa tới 12 hải lý. Hãng tin AFP nói tàu thậm chí đã vào sát trong phạm vi 6 hải lý.Hoa Kỳ nói đây là hoạt động nhằm 'thực thi quyền tự do đi lại trên biển' Đá Vành Khăn, thuộc Quần đảo Trường Sa, là nơi Trung Quốc hiện đang nắm quyền kiểm soát nhưng Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 9580)
Tuyên bố chung nhấn mạnh hai bên nhất trí tăng cường hợp tác và mở rộng khu vực thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng thềm lục địa Việt Nam, phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982.