"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 26 JUNE 2015
Trên hải đồ: "Tứ giác hỏa lực chéo" số 1,2,3,4 khống chế trung tâm quần đảo Trường Sa, án ngữ trực diện đường hàng hải quốc tế đi từ eo Malacca qua Luzon. Bãi đá Công Đo (vòng tròn đỏ) là mục tiêu gần nhất, thoáng nhất, tiến về Palawan Philippines. Giới quan sát cho rằng Hải quân Trung Quốc đã bắn đạn thật ở vùng này hai ngày trước khi liên quân Phi - Nhật dàn quân tập trận ở Palawan và bãi Cỏ Rong. Đồ họa Văn Hóa map
Tam giác chiến lược: làm chủ Chữ Thập, Cỏ Rong, Công Đo có khả năng làm chủ ... toàn bộ Trường Sa.
Trung Quốc xua đuổi ngư dân Philippines ở đá Công Đo, tiếp tục xây đảo
Đông Bình (nguồn mạng Quan sát)
22/06/15
(GDVN) - Do "cướp biển có vũ trang" tiến hành xua đuổi nên ngư dân Philippines gần đây đã không thể tới gần đá Công Đo, tiếp tục lấn biển ở đá Vành Khăn, đá Subi.
Mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 21 tháng 6 dẫn tờ "Thời báo Manila" Philippines ngày 20 tháng 6 đưa tin, ngư dân địa phương tỉnh Bataan, Philippines ngày 19 thông báo với chính quyền địa phương, cho biết, họ đã phát hiện ra hải quân và tàu cảnh sát biển Trung Quốc ở khu vực lân cận đá Công Đo (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).
Đồng thời, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ ngày 18 tháng 6 cho rằng, Trung Quốc hiện nay vẫn tiến hành hoạt động lấn biển xây đảo (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa.
Ngư dân tên là Donie Cabacungan này cho biết, khoảng 1 tuần trước từng có một thuyền trưởng đến từ thành phố Iloilo, Philippines cho biết, có một tàu chiến Hải quân Trung Quốc mang số hiệu 29 xua đuổi họ rời khỏi đá Công Đo.
Mặc dù có quan điểm cho rằng, chiếc tàu chiến này rất có thể là tàu chiến của Malaysia, nhưng Donie Cabacungan nhấn mạnh, liên tục có tàu chiến Trung Quốc "không ngừng chạy quanh đá ngầm này" để ngăn chặn "chúng ta đánh bắt cá ở khu vực này".
Donie Cabacungan cho biết, mặc dù trên đá Công Đo có binh sĩ Philippines đồn trú (trái phép), nhưng do sự xua đuổi (bất hợp pháp) của Cảnh sát biển Trung Quốc (lực lượng này được Philippines xác định là cướp biển có vũ trang), tàu cá của họ gần đây đã không thể tới gần đá Công Đo.
Đá Công Đo nằm ở phía đông quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng báo Trung Quốc vẫn ngang nhiên bày đặt lãnh thổ của Trung Quốc đối với nó, cho rằng, ngư dân Trung Quốc "thường xuyên đến vùng biển đá Công Đo đánh bắt cá".
Theo bài báo, đá Công Đo bị Philippines xâm chiếm phi pháp vào năm 1980. Nhưng lưu ý là đá ngầm này thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam – quần đảo này cùng với Hoàng Sa và toàn bộ Biển Đông đang bị Trung Quốc tìm cách gặm nhấm bằng mọi loại thủ đoạn ngôn từ, ngoại giao, hành chính và quân sự... - PV.
Đá Công Đo (Commodore Reef)
Đá Công Đo nhìn từ xa do Philippines chiếm đóng. Google
Quân lính Philippines đồn trú thô sơ trên bãi đá Công Đo. Google map
Quân lính Philippines đồn trú thô sơ trên bãi đá Công Đo nước chỉ ngập đến cổ chân. Google map
Nhà chòi do Philippines xây dựng trên đá Công Đo
Đá Công Đo do quân lính Philippines chiếm đóng từ năm 1980.
Photo Sharing Gallery by PhotoPost
Copyright © 2012 All Enthusiast, Inc.
Trên hải đồ: "Tứ giác hỏa lực chéo" số 1,2,3,4 khống chế trung tâm quần đảo Trường Sa, án ngữ trực diện đường hàng hải quốc tế đi từ eo Malacca qua Luzon. Bãi đá Công Đo (vòng tròn đỏ) là mục tiêu gần nhất, thoáng nhất, tiến về Palawan Philippines. Giới quan sát cho rằng Hải quân Trung Quốc đã bắn đạn thật ở vùng này hai ngày trước khi liên quân Phi - Nhật dàn quân tập trận ở Palawan và bãi Cỏ Rong. Đồ họa Văn Hóa map
Tam giác chiến lược: làm chủ Chữ Thập, Cỏ Rong, Công Đo có khả năng làm chủ ... toàn bộ Trường Sa.
Trung Quốc xua đuổi ngư dân Philippines ở đá Công Đo, tiếp tục xây đảo
Đông Bình (nguồn mạng Quan sát)
22/06/15
(GDVN) - Do "cướp biển có vũ trang" tiến hành xua đuổi nên ngư dân Philippines gần đây đã không thể tới gần đá Công Đo, tiếp tục lấn biển ở đá Vành Khăn, đá Subi.
Mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 21 tháng 6 dẫn tờ "Thời báo Manila" Philippines ngày 20 tháng 6 đưa tin, ngư dân địa phương tỉnh Bataan, Philippines ngày 19 thông báo với chính quyền địa phương, cho biết, họ đã phát hiện ra hải quân và tàu cảnh sát biển Trung Quốc ở khu vực lân cận đá Công Đo (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).
Đồng thời, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ ngày 18 tháng 6 cho rằng, Trung Quốc hiện nay vẫn tiến hành hoạt động lấn biển xây đảo (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa.
Ngư dân tên là Donie Cabacungan này cho biết, khoảng 1 tuần trước từng có một thuyền trưởng đến từ thành phố Iloilo, Philippines cho biết, có một tàu chiến Hải quân Trung Quốc mang số hiệu 29 xua đuổi họ rời khỏi đá Công Đo.
Mặc dù có quan điểm cho rằng, chiếc tàu chiến này rất có thể là tàu chiến của Malaysia, nhưng Donie Cabacungan nhấn mạnh, liên tục có tàu chiến Trung Quốc "không ngừng chạy quanh đá ngầm này" để ngăn chặn "chúng ta đánh bắt cá ở khu vực này".
Donie Cabacungan cho biết, mặc dù trên đá Công Đo có binh sĩ Philippines đồn trú (trái phép), nhưng do sự xua đuổi (bất hợp pháp) của Cảnh sát biển Trung Quốc (lực lượng này được Philippines xác định là cướp biển có vũ trang), tàu cá của họ gần đây đã không thể tới gần đá Công Đo.
Đá Công Đo nằm ở phía đông quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng báo Trung Quốc vẫn ngang nhiên bày đặt lãnh thổ của Trung Quốc đối với nó, cho rằng, ngư dân Trung Quốc "thường xuyên đến vùng biển đá Công Đo đánh bắt cá".
Theo bài báo, đá Công Đo bị Philippines xâm chiếm phi pháp vào năm 1980. Nhưng lưu ý là đá ngầm này thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam – quần đảo này cùng với Hoàng Sa và toàn bộ Biển Đông đang bị Trung Quốc tìm cách gặm nhấm bằng mọi loại thủ đoạn ngôn từ, ngoại giao, hành chính và quân sự... - PV.
Đá Công Đo (Commodore Reef)
Đá Công Đo nhìn từ xa do Philippines chiếm đóng. Google
Quân lính Philippines đồn trú thô sơ trên bãi đá Công Đo. Google map
Quân lính Philippines đồn trú thô sơ trên bãi đá Công Đo nước chỉ ngập đến cổ chân. Google map
Nhà chòi do Philippines xây dựng trên đá Công Đo
Đá Công Đo do quân lính Philippines chiếm đóng từ năm 1980.
Photo Sharing Gallery by PhotoPost
Copyright © 2012 All Enthusiast, Inc.