Biển Đông : Philippines bắt đầu cuộc điều trần thứ nhì trước Tòa án trọng tài LHQ

14 Tháng Bảy 20156:40 CH(Xem: 11208)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 15 JULY 2015

Biển Đông : Philippines bắt đầu cuộc điều trần thứ nhì trước Tòa án trọng tài LHQ

Thanh Hà
blank
Ngoại trưởng Albert del Rosario dẫn đầu phái đoàn Philippines trong đợt điều trần trước Tòa án Trọng tài Thường trực LHQ - Reuters

Từ 10 giờ sáng ngày 13/07/2015 phải đoàn Philippines bắt đầu điều trần trong đợt thứ nhì trước Tòa án Trọng tài Thường trực Liên Hiệp Quốc, trụ sở tại La Haye – Hà Lan.

Theo lời phát ngôn viên bộ Ngoại giao Philippines, Charles Jose, được báo Sunstar ấn bản trên mạng trích dẫn, việc phái đoàn của Manila được điều trần lần thứ nhì là một tín hiệu « tích cực ».

Phái đoàn của Philippines gồm bộ trưởng Ngoại giao Albert del Rosario, Chánh văn phòng phủ Tổng thống Paquio Ochoa Jr., bộ trưởng Tư pháp Leila de Lima, cố vấn pháp luật của Philippines Florin Hilbay …

Chính quyền Manila kỳ vọng Tòa án Trọng tài Thường trực Liên Hiệp Quốc ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc xâm chiếm lãnh hải ở vùng Biển Đông trước khi Tổng thống Benigno Aquino mãn nhiệm kỳ vào tháng 5/2016.

Một cách chính xác hơn, Tòa sẽ xác định xem phía Trung Quốc hay Philippines có quyền sở hữu đối với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, ở Biển Đông, nơi có những tuyến vận tải đường biển quan trọng đối với thương mại thế giới.

Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền đối với hơn 80% diện tích Biển Đông, trong đó gồm cả vùng biển mà Philippines khẳng định thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình.Phía Manila khẳng định đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc thông qua bản đồ 9 đoạn là vô giá trị, chiếu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Ngay từ đầu, Trung Quốc đã từ chối tham gia vụ kiện cùng Philippines và khẳng định Tòa án Trọng tài Thường trực Liên Hiệp Quốc không có thẩm quyền xem xét hồ sơ này./

RFI 13-07-2015 16:19
07 Tháng Sáu 2018(Xem: 9813)
Sau khi lớn tiếng đả kích Mỹ « xâm phạm chủ quyền và chuyển vũ khí tấn công » vào Biển Đông, Trung Quốc dường như đã đem hệ thống tên lửa bố trí trên đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa, đi nơi khác hoặc cất giấu, theo bản tin CNN ngày 06/06/2018.
22 Tháng Năm 2018(Xem: 9507)
Ba chiến hạm của Hải quân Ấn Độ vừa cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng vào trưa ngày 21/5/2018, khởi đầu chuyến thăm hữu nghị 4 ngày do Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi, Tư lệnh Hạm đội miền Đông của Ấn Độ chỉ huy.
06 Tháng Năm 2018(Xem: 9007)
Tác giả đặt câu hỏi, làm thế nào để chống lại được các đảo bị Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông, sau khi họ nâng cấp hệ thống tên lửa (YJ-12 và HQ-9B)? Câu trả lời là, Mỹ phải "sửa chữa" lực lượng hải quân, tăng cường hợp tác với đồng minh và phát triển các căn cứ gần Biển Đông và eo biển Đài Loan. Stephen Bryen viết:
01 Tháng Năm 2018(Xem: 9842)
Nguồn tin này cho rằng, căn cứ của Trung Quốc sẽ được đặt ở Vanuatu – quốc đảo có mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc. Trong khi các nước phương Tây, đặc biệt là Australia ngày càng tỏ ra lo ngại trước việc Trung Quốc không ngừng tăng cường quân sự hóa tại Biển Đông.
25 Tháng Tư 2018(Xem: 10291)
Truyền thông Trung Quốc đưa tin tượng đài này được khánh thành hôm thứ Hai 23/4 trên Đá Chữ Thập thuộc Quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đã xây dựng một sân bay và các căn cứ quân sự khác. Tượng đài này gửi đi thông điệp về quyết tâm bảo vệ lãnh thổ và quyền hàng hải của Trung Quốc, bản tin của tờ Nhật báo Quân giải phóng Trung Quốc viết.
08 Tháng Tư 2018(Xem: 9376)
Chính quyền Đài Bắc vào hôm 08/04/2018 đã lên tiếng hoan nghênh một quyết định sẽ cho phép Đài Loan xây dựng được một hạm đội có sức chống lại mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Phủ tổng thống Đài Loan đã chuyển ngay thông điệp hết sức biết ơn tới Washington về việc phê duyệt giấy phép.
22 Tháng Ba 2018(Xem: 9335)
"Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ASEAN - Australia lần đầu tiên vừa kết thúc tại Sydney hôm Chủ nhật. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự hội nghị thượng đỉnh trong chuyến thăm chính thức Australia từ ngày 14 đến 18/3/2018.
08 Tháng Ba 2018(Xem: 11248)
22 Tháng Hai 2018(Xem: 9383)
Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài khi đi trong lãnh hải Việt Nam phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch theo quy định.