TT Đài Loan Mã Anh Cửu đòi 200 hải lý cho đảo Ba Bình

15 Tháng Mười Hai 201510:44 CH(Xem: 11500)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 16 DEC  2015

image030image032

Ông Mã Anh Cửu đòi 200 hải lý cho đảo Ba Bình bằng cơm hộp?

(GDVN) - Mã Anh Cửu vừa chia sẻ trên Facebook hình ảnh hộp thức ăn trưa được chế biến từ các loại rau quả được cho là do thuộc cấp của ông mới mang về từ đảo Ba Bình.

Truyền thông Đài Loan ngày 15/12 đưa tin, nhà lãnh đạo đảo này ông Mã Anh Cửu vừa chia sẻ trên Facebook hình ảnh hộp thức ăn trưa được chế biến từ các loại rau quả được cho là do thuộc cấp của ông mới mang về từ đảo Ba Bình, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Ba Bình bị Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp từ ngày 12/12/1946 đến nay).

image033

Phần rau xào trong xuất cơm trưa mà ông Mã Anh Cửu nói rằng được đem về từ Ba Bình, Trường Sa, "căn cứ" để xác định thực thể này là một island theo Điều 121 UNCLOS.


Ông Cửu nói rằng, Ba Bình là đảo tự nhiên lớn nhất ở Trường Sa, và cũng là thực thể duy nhất ở đây có nước ngọt tự nhiên với 4 giếng nước có tỉ lệ nước ngọt lần lượt là 99,1%, 75,8%, 97,5% và 96,8%, bình quân đạt 92,3%.

Chất lượng nước ngọt tự nhiên ở Ba Bình khá tốt, không những cung cấp đủ nhu cầu nước uống cho lực lượng đồn trú (bất hợp pháp) mà còn phục vụ việc nấu nướng, sinh hoạt của lính Đài Loan.

Ngoài ra đảo Ba Bình còn có hệ thực vật phong phú với tổng cộng 147 cây cổ thụ hàng trăm tuổi có độ cao trên 10 mét. Sau đó nhà lãnh đạo Đài Loan lập luận:

Bất kể xét theo luật pháp quốc tế, kinh tế hay địa lý thì đảo Ba Bình không những phù hợp với tiêu chí của đảo tự nhiên (island) quy định trong Điều 121 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), mà còn có thể "phù hợp với đời sống của con người và duy trì đời sống kinh tế riêng", do đó không phải đảo đá (rock)?!

Sở dĩ ông Mã Anh Cửu phải vội vã trưng ra hộp cơm trưa có mấy món rau xào mà ông cho là được lính của mình trồng trên đảo Ba Bình để chứng minh thực thể này là một đảo tự nhiên (island) chứ không phải đảo đá (rock) theo Điều 121 UNCLOS là vì vụ kiện đường lưỡi bò của Philippines.

Vụ kiện này đang được Tòa Trọng tài Thường trực PCA thụ lý đến phần nội dung, trong đó có yêu cầu tòa xác định bản chất một số thực thể ở Trường Sa là gì, và ở Trường Sa không có thực thể nào là một đảo tự nhiên, do đó nó không có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế.

Khoản 1 Điều 121 UNCLOS quy định: Một hòn đảo (island) là một vùng đất hình thành tự nhiên, được bao quanh bởi nước và nổi trên mặt nước khi thủy triều lên;

Khoản 3 Điều 121 UNCLOS quy định: Đảo đá (rock) mà không thể duy trì sự sống của con người hay đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Cũng không phải vội vàng nhận định, phán xét gì về hộp cơm trưa của ông Mã Anh Cửu có mang lại cho đảo Ba Bình 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế hay không.

Bởi lẽ, như thế nào là "có thể duy trì sự sống của con người hay đời sống kinh tế riêng"? Chỉ bằng chút nước ngọt và rau rừng hay còn cần gì khác?

PCA sẽ có phán quyết sớm nhất vào giữa năm 2016, tức chỉ vài tháng nữa.

Đã có cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền, trình độ và uy tín để xét xử về việc giải thích và vận dụng Công ước UNCLOS 1982 thì hãy vui vẻ chờ đợi phán quyết của tòa. Như thế sẽ hay hơn là việc tự chứng minh bằng...cơm hộp, hay tệ hơn nữa là bóp méo các phán quyết, lập luận của tòa bằng những khái niệm pháp lý tự chế - PV

Hồng Thủy 15/12/15 15:47

25 Tháng Tám 2014(Xem: 15212)
Ông Lê Khởi, một chủ tàu từ đảo Lý Sơn, cho biết hơn 10 thuyền viên trên thuyền đánh cá của ông đã bị tàu của Trung Quốc ‘tấn công’ hôm 15/8 khi đang đánh bắt thủy sản tại đảo Cây Dừa thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đây là lần thứ ba tàu cá của ông Khởi bị ‘lực lượng của Trung Quốc tấn công’ kể từ năm 2007. Ông kể với VOA Việt Ngữ:
21 Tháng Tám 2014(Xem: 13009)
Thuyền trưởng một tàu cá Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nói tàu của ông bị tàu Trung Quốc tấn công, đập phá và cướp tài sản.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 13630)
(Dân trí) - Philippines ngày 18/8 tuyên bố sẽ gửi công hàm phản đối các cuộc tuần tra tăng cường của tàu Trung Quốc tại một khu vực tranh chấp ở Biển Đông và gọi hành động này là một phần nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thay đổi hiện trạng khu vực.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 12984)
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (T) đón tiếp Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida (P) tại Jakarta ngày 12/08/2014.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 13501)
Thêm một động thái cho thấy dã tâm của Bắc Kinh tìm mọi cách khẳng định chủ quyền lãnh thổ tại các vùng tranh chấp : Theo Trung Quốc Tân Văn Xã, chính quyền Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng năm ngọn hải đăng trong vùng quần đảo Hoàng Sa.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 12091)
Sau “Hội thảo Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử tại Đà Nẵng từ 19-21/6” vừa qua, nơi có rất nhiều ý kiến đóng góp về mặt pháp lý cũng như lịch sử có giá trị cho cuộc đấu tranh, giải quyết căng thẳng hiện nay với Trung Quốc, Tiến sỹ Trần Công Trục, một trong hàng chục học giả tham dự hội thảo, đã có cuộc chia sẻ với phóng viên Dân Trí về khía cạnh pháp lý, vận dụng của Công ước Liên hợp quốc về luật biển đối với căng thẳng Biển Đông.
03 Tháng Tám 2014(Xem: 14540)
Theo thông tin từ Văn phòng Hàng hải Quốc tế ngày 03/08/2014, Hải quân Malaysia vừa thành công trong việc đẩy lùi một cuộc tấn công của hải tặc nhắm vào một chiếc tàu chở dầu. Vụ việc xảy ra ngày 02/08 ngoài khơi bờ biển phái Đông Malaysia, trên Biển Đông.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 13508)
Bắc Kinh đã quyết định di dời giàn khoan này sớm hơn thời hạn một tháng, phần nào giải tỏa căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thế nhưng theo một số nhà quan sát, như Tiến sỹ Zachary Abuza - chuyên gia về chính trị học Đông Nam Á, sự kiện giàn khoan cho thấy nguy cơ chia rẽ to lớn trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 13589)
Năm 1898, quan kinh lược Quảng Đông, Trung Quốc tuyên bố Hoàng Sa là đất hoang, không thuộc về Trung Hoa, không liên quan với chính quyền huyện Hải Nam nên không chịu bồi thường cho chủ 2 tàu buôn của Hà Lan vì tội hôi của.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 15891)
Khi chồng ra đi, bà Sinh mới 26 tuổi. Suốt 40 năm qua, bà nuôi 3 con gái trong căn hộ nhỏ mà vợ chồng bà đã sống từ năm 1973. Năm 2009, chung cư bị giải tỏa để xây cao ốc mới, bà Sinh phải đi thuê nhà để ở tạm. Vì thế, căn hộ 3 phòng, rộng 60 m2 nằm trong tòa cao ốc (quận 10, TP HCM), do chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa mua tặng là ngôi nhà đầu tiên bà Sinh có riêng cho mình.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 13544)
Hội thảo Biển Đông thường niên thứ tư do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức vừa kết thúc hôm thứ Sáu 11 tháng 7 tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 17057)
Mỹ đang đề ra những chiến thuật quân sự mới để răn đe âm mưu của Trung Quốc nhằm chiếm trọn Biển Đông. Những chiến thuật mới gồm sử dụng máy bay trinh thám và điều tàu hải quân tới gần các vùng biển có tranh chấp.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 13939)
PV: Thưa anh Nguyễn Sỹ Tuyen, Tôi biết đây là Đoàn Việt kiều thứ 3 ra thăm Quần đảo Trường Sa. Cảm nhận của anh, với tư cách là một Việt kiều, đến vùng biển đảo xa xôi ấy như thế nào? Nguyễn Sỹ Tuyên: Trước đây, tôi bao nhiêu năm ao uớc được đặt chân đến quần đảo Trường Sa của Tổ quốc. Tôi hiểu không phải muốn là được bởi ngoài chuyện tốn phí, còn là sự xa xôi, và những yêu cầu đặc biệt vì vị trí đặc biệt của Trường sa.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 13144)
Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 13779)
Trong một buổi “giao lưu văn hóa văn nghệ” trên boong chiến hạm HQ 571, chúng tôi thấy hai người ngồi bên cạnh ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 17907)
Đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng và theo tên quốc tế là Woody Island, với những bãi cát dài và các hàng cọ, đang trở thành biểu tượng trong kế hoạch thực hiện tham vọng biển đảo của Trung Quốc ở Biển Đông.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 39567)
Gần đây, sau khi Trung cộng ồ ạt kéo giàn khoan xâm chiếm thềm lục địa VN và dân Việt khắp nơi trên thế giới biểu tình đòi lại quần đảo Hoàng Sa. Hầu như phần lớn cộng đồng Việt chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân VNCH và hải quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đụng độ giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng (giả dạng là ngư dân) ở Hoàng Sa.