Hàn - Nhật chuẩn bị ra tay đối với Trung Quốc

11 Tháng Mười 20166:03 CH(Xem: 10119)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  12  OCT  2016


Hàn - Nhật chuẩn bị ra tay đối với Trung Quốc

Hàn Quốc sẵn sàng bắn tàu Trung Quốc đánh cá trái phép


image028

Tàu cá Trung Quốc bị bắt giữ tại cảng Incheon, Hàn Quốc (Ảnh chụp ngày 10/10/2016)REUTERS


Sau vụ tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu tuần duyên Hàn Quốc, Seoul hôm nay 11/10/2016 công khai tuyên bố sẵn sàng dùng võ lực mạnh hơn, kể cả vũ khí, để ngăn chặn tàu cá Trung Quốc vào đánh bắt trái phép trong vùng biển Hàn Quốc. Để nhấn mạnh thái độ phẫn nộ của mình, Hàn Quốc đã triệu đại sứ Trung Quốc ở Seoul lên để phản đối.


Phát biểu nhân một cuộc họp báo tại Seoul, ông Lee Choon Jae, phó tư lệnh lực lượng Tuần Duyên Hàn Quốc, xác nhận rằng các cảnh sát biển Hàn Quốc sẽ được phép sử dụng vũ khí, trong đó có súng lục và đại bác gắn trên tàu, để đối phó với các tàu đánh cá bất hợp pháp của Trung Quốc, nếu cảm thấy bị đe dọa.


Theo ông Lee Chon Jae : « Chúng tôi sẽ kiên quyết đối phó với các tàu cá Trung Quốc cản trở việc thực thi luật pháp bằng mọi biện pháp khi cần thiết, chẳng hạn như trực tiếp tấn công và giành quyền kiểm soát tàu cá Trung Quốc, hay là dùng các loại vũ khí thông thường ».


Các cơ quan chức năng Hàn Quốc hôm qua cho biết là một tàu tuần duyên của nước này vào tuần trước đã bị một tàu cá Trung Quốc đâm chìm khi đang thực hiện một cuộc săn đuổi một đội tàu Trung Quốc đánh bắt trái phép ngoài khơi bờ biển phía tây bán đảo Triều Tiên. Sau khi phạm tội, tàu Trung Quốc đã bỏ trốn khỏi hiện trường và trở về cảng xuất phát tại Trung Quốc.


Seoul triệu mời đại sứ Trung Quốc để phản đối


Ngoài lời đe dọa sẽ dùng đến súng ống, Seoul vẫn tiếp tục tỏ thái độ bất bình về mặt ngoại giao. Hôm nay, đến lượt đại sứ Trung Quốc tại Seoul bị triệu mời lên bộ Ngoại Giao Hàn Quốc để nghe phản đối về vụ việc được gọi là « thách thức công quyền » Hàn Quốc. Hôm Chủ Nhật vừa qua, tổng lãnh sự Trung Quốc tại Seoul cũng đã bị triệu mời.


Hàn Quốc như đã không nguôi cơn giận trong bối cảnh Bắc Kinh có dấu hiệu xem nhẹ phản ứng của Seoul. Hôm qua, bộ Ngoại Giao Trung Quốc chỉ cho biết là chính quyền nước này đang xác minh vụ việc, nhưng kêu gọi Hàn Quốc giữ bình tĩnh.


Tuần Duyên Hàn Quốc đã phải thường xuyên săn đuổi tàu Trung Quốc tràn vào đánh bắt trái phép ngoài khơi bờ biển Hàn Quốc, và nhiều khi đã xẩy ra những vụ đụng độ dữ dội. Seoul đã nhiều lần yêu cầu Bắc Kinh có biện pháp lâu dài để ngăn không cho ngư dân Trung Quốc vào đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc./ (theo Trọng Nghĩa RFI 11-10-2016)


Nhật Bản cũng tăng cường lực lượng chống tàu cá Trung Quốc


image030

Tàu tuần duyên Nhật Bản cứu tầu cá Trung Quốc gần Senkaku/Điếu Ngư, biển Hoa Đông (ảnh chụp ngày 11/08/2016).JAPAN COAST GUARD / AFP


Vào lúc Hàn Quốc công khai đe dọa dùng súng ống để đối phó với hạm đội tàu cá hùng hậu của Trung Quốc, một nước khác cũng cũng chuẩn bị ra tay, đó là Nhật Bản, vốn thường xuyên bị ngư dân Trung Quốc đánh bắt trộm. Đài Truyền Hình Nhật Bản vào hôm qua 10/10/2016 tiết lộ : Tokyo sắp cho triển khai loại tàu tuần tra mới vững chắc và hiện đại hơn trên biển Hoa Đông, và nhân gấp bốn lần lực lượng hoạt động trong khu vực.


Theo NHK, ngay từ tháng 11 tới đây, Tokyo bắt đầu đầu phái những chiếc tàu tuần tra mới đầu tiên đến vùng biển Hoa Đông, trong khuôn khổ kế hoạch triển khai 9 chiếc tàu loại này trong khu vực từ nay đến năm 2018.


Đặc điểm của loại tàu mới này là đã được thiết kế với vỏ tàu được gia cố đáng kể để có thể chịu được tác động từ những vụ đâm va với tàu đánh cá Trung Quốc. Trên tàu còn có thêm thiết bị giám sát, theo dõi với công nghệ được cải thiện.


Nhật Bản đã bắt đầu cho đóng ba tàu tuần tra loại này vào năm 2014 khi thấy rằng lực lượng tàu thuyền Trung Quốc áp sát vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang bị Bắc Kinh tranh chấp càng lúc càng đông. Ba chiếc này đã được hạ thủy và kể từ tháng 11 tới đây, sẽ được triển khai tại vùng quần đảo Miyako thuộc tỉnh đảo Okinawa.


Theo kế hoạch, Nhật Bản cũng dự kiến cho đóng một chiếc tàu tuần tra cỡ lớn - 6.500 tấn - có thể mang theo một phi cơ trực thăng.


Tokyo còn có kế hoạch tăng gấp bốn lần lực lượng và trang thiết bị đặc trách giám sát vùng biển có tranh chấp, từ 55 người phụ trách tuần tra vùng Senkaku/Điếu Ngư hiện nay, con số này sẽ được nâng lên thành 200 trong vòng 1 năm rưỡi tới đây.


Đối thủ của tuần duyên Nhật không ai khác hơn là Trung Quốc, mà đặc biệt là đội tàu cá vừa là kẻ đi đánh cắp tài nguyên của nước khác, vừa là công cụ được Bắc Kinh sử dụng nhắm áp đặt yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.


Theo thống kê của Nhật Bản, từ 99 chiếc xâm phạm vùng biển Nhật Bản vào năm 2015, con số này đã tăng vọt lên thành 135 chiếc trong năm nay, và chiếm đóng 70% khu vực đánh cá của người Nhật một cách thường xuyên. Một ví dụ mới đây là đầu tháng Tám, đã có đến 230 chiếc tàu cá Trung Quốc, được tàu hải cảnh bảo vệ, thâm nhập vào vùng biển của Nhật Bản.


Giới chuyên gia đã thẩm định rằng đội tàu cá của Trung Quốc không chỉ là tàu thương mại đơn thuần mà là một công cụ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược hàng hải của Trung Quốc.


Theo giáo sư Andrew Erickson thuộc Trường Hải Chiến Mỹ, ở Biển Đông, các tàu cá là một bộ phận trong lực lượng dân quân biển của Trung Quốc, một lực lượng bán quân sự ẩn nấp dưới cái vỏ dân sự để tiến hành các hành vi xâm lược.


Đối với phía Nhật Bản, chiến lược dùng tàu cá áp đặt chủ quyền đã được áp dụng tại Biển Đông, do vậy, không có lý do gì mà Bắc Kinh lại không mang qua dùng tại biển Hoa Đông.


Quyết định tăng cường lực lượng đối phó với tàu cá Trung Quốc của Nhật Bản phải nói là rất kịp thời trong bối cảnh tàu cá Trung Quốc vừa lộ rõ bộ mặt hung hăng khi hai chiếc tàu Trung Quốc đã đâm chìm một tàu tuần tra Hàn Quốc hôm 07/10 vừa qua.


Hành vi coi thường phép tắc đó đã khiến Seoul nổi giận, và khi loan báo ý định bật đèn xanh cho dùng súng đối với tàu cá Trung Quốc, lực lượng tuần duyên Hàn Quốc đã cho thấy là họ không còn nhẫn nhịn được nữa.


Tóm lại, tàu cá Trung Quốc, với những cách hành xử thô bạo, đang trở thành đối tượng phải xua đuổi thẳng tay, từ Indonesia, Malaysia trên Biển Đông, cho đến Nhật Bản, Hàn Quốc tại vùng biển Hoa Đông./ (theoTrọng Nghĩa  11-10-2016)


+++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Chiến hạm Nhật một mình đối đầu cả hạm đội Trung Quốc


ANTĐ Ngày 31/10, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân cho biết, một tàu khu trục của Nhật Bản đã bất ngờ xông vào giữa một cuộc diễn tập bắn đạn thật của hải quân Trung Quốc tại một địa điểm trên Thái Bình Dương, làm hải quân Trung Quốc buộc phải hủy bỏ cuộc diễn tập bắn đạn thật.


Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã bác bỏ cáo buộc của phía Trung Quốc và cho rằng, Nhật Bản không hề can thiệp vào các cuộc diễn tập quân sự của Trung Quốc mà chỉ thực hiện nhiệm vụ quan sát đề phòng như thường lệ. Những hành động của tàu chiến và máy bay Nhật Bản là hoàn toàn hợp lệ, tuân thủ theo luật pháp quốc tế.


Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng đây là hành vi khiêu khích nguy hiểm và quân đội nước này tỏ ra rất tức giận với hành động này của phía Nhật Bản, trong khi đó Bộ Ngoại giao cũng gửi kháng thư phản đối. Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã chỉ đích danh tàu khu trục cỡ lớn mang số hiệu 107 của Nhật đã xông vào giữa đội hình tàu chiến Trung Quốc. Vậy đây là con tàu nào?


image031

Khu trục hạm DDG-107 Ikazuchi


Chiến hạm DD-107 Ikazuchi của Nhật là tàu khu trục lớp Murasame trực thuộc “Nhóm hộ tống số 1” (còn gọi là hạm đội 1) đóng tại Yokosuka. Chi đội này được biên chế 9 tàu khu trục và 1 tàu sân bay trực thăng (Nhật gọi là tàu khu trục trực thăng) DDH-143 Shirane, tàu sân bay này cũng chính là tàu chỉ huy của “Nhóm hộ tống số 1”. DD-107 Ikazuchi được khởi đóng vào tháng 2-1998, hạ thủy vào tháng 6-1999 và đến tháng 3-2001, nó được chính thức biển chế cho lực lượng hải quân Nhật Bản.


Tàu có chiều dài 151m, rộng 17,4m, mớn nước 5,2m, lượng giãn nước tiêu chuẩn 4.400 tấn, đầy tải 5.100 tấn. Nó có khả năng đạt vận tốc tối đa 30 hải lý/h, phạm vi hành trình tối đa 6.000 hải lý (với vận tốc tuần tra 20 hải lý/h), biên chế thủy thủ đoàn 170 người. Tàu có khả năng mang theo 1 trực thăng săn ngầm SH-60J Sea Hawk. Tàu được trang bị 1 bệ pháo tự động 76mm Otto Melara.


image025

Sơ đồ di chuyển của máy bay và tàu chiến Nhật Bản xâm nhập vào đội hình diễn tập của hải quân Trung Quốc


Về vũ khí chống hạm, Ikazuchi được trang bị 2 bệ, mỗi bệ 4 ống phóng tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, có tầm bắn 130km với vận tốc 0,9Mach, hoặc loại tên lửa chống hạm quốc nội SSM-1B thuộc Type 90, có tính năng tương đương RGM-84D của Mỹ. SSM-1B có chiều dài 5,09m, bán kính 0,35m, trọng lượng 667kg. Tên lửa có đầu đạn nặng 230kg, tầm bắn tối đa 150km với độ cao khoảng từ 5-30m so với mặt biển.


Về vũ khí phòng không, nó được trang bị 16 quả tên lửa phòng không tầm gần “Sea Sparrow”, phóng trên hệ thống phóng thẳng đứng Mk-48. Các đơn nguyên phóng được lắp đặt ở phía mũi tàu. Loại tên lửa phòng không tầm gần này có khả năng hạ sát các mục tiêu bay ở độ cao 1-18km, tầm bắn 14km, cơ số đạn dự trữ 32 quả. Hỗ trợ phòng không tầm thấp và đánh chặn tên lửa hành trình là 2 bệ pháo phòng không tầm gần 6 nòng, 20mm Vulcan Phalanx có tốc độ bắn cực cao 3.000 phát/phút.


image032

Khu trục hạm DDG-107 Ikazuchi 


Do thiên về tác chiến chống ngầm nên DD-107 được trang bị vũ khí chống ngầm rất mạnh, với 29 quả tên lửa chống ngầm ASROC, tầm phóng 20km, phóng trên hệ thống phóng thẳng đứng MK41 (16 đơn nguyên). Để bổ trợ chống ngầm, nó còn có 2 cụm, mỗi cụm 3 ống phóng ngư lôi 324mm Type 69, sử dụng ngư lôi Type Mk-46-5 có tầm phóng 11km, hoặc ngư lôi Mk-50, Mk-54, hay loại ngư lôi quốc nội Type 89 (tương đương Mk-46).


Điểm đặc biệt là các hệ thống chỉ huy - kiểm soát - điều khiển - dẫn đường và điện tử của tàu đều sử dụng các thiết bị do Nhật Bản tự sản xuất. Về thiết bị săn ngầm, DD-107 được trang bị sonar kiểu mảng kéo loại cải tiến của OQR-1, sonar kết hợp chủ/bị động gắn ở vỏ tàu OQS-5, sonar cố định ở mũi tàu OQS-102. Tàu sử dụng thiết bị tác chiến điện tử quốc nội NOLQZ, có tính năng tương đương với loại SLQ-32 của Mỹ.


image033

Bộ đôi khu trục hạm DDG-107 Ikazuchi và khu trục hạm Aegis DDG-174 Kirishima lớp Kongo


Tàu được trang bị hệ thống chỉ huy-kiểm soát OYQ-7 áp dụng những thành tựu mới nhất về công nghệ máy tính và điều khiển, có khả năng tự động hóa rất cao; sử dụng radar dẫn đường OPS-20, radar đối không OPS-24, radar đối hải SLQ-28D, 2 bộ radar điều khiển hỏa lực quốc nội FCS-2-31 dùng để đẫn bắn tên lửa hạm đối không “Sea Sparrow”, các tàu thế hệ sau được trang bị radar thế hệ mới nhất FCS-3 có thể dẫn bắn rất nhiều tên lửa khác nhau.


Tàu khu trục chống ngầm lớp Murasame hợp với tàu khu trục phòng không trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis lớp Kongo hoặc Atago sẽ hợp thành lực lược tác chiến hạm đội chủ lực, bảo vệ các soái hạm là tàu đổ bộ trực thăng của hải quân Nhật. Sự xuất hiện của những bộ đôi này đã giúp Nhật chuyển đổi từ mô hình biên chế “Hạm đội 8x8” sang mô hình “hạm đội 10x9”, nâng cao rất mạnh năng lực tác chiến của 4 hạm đội Nhật./ (theo 04/11/2013 Nguyễn Ngọc (Tổng hợp)
25 Tháng Tám 2014(Xem: 15212)
Ông Lê Khởi, một chủ tàu từ đảo Lý Sơn, cho biết hơn 10 thuyền viên trên thuyền đánh cá của ông đã bị tàu của Trung Quốc ‘tấn công’ hôm 15/8 khi đang đánh bắt thủy sản tại đảo Cây Dừa thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đây là lần thứ ba tàu cá của ông Khởi bị ‘lực lượng của Trung Quốc tấn công’ kể từ năm 2007. Ông kể với VOA Việt Ngữ:
21 Tháng Tám 2014(Xem: 13005)
Thuyền trưởng một tàu cá Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nói tàu của ông bị tàu Trung Quốc tấn công, đập phá và cướp tài sản.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 13628)
(Dân trí) - Philippines ngày 18/8 tuyên bố sẽ gửi công hàm phản đối các cuộc tuần tra tăng cường của tàu Trung Quốc tại một khu vực tranh chấp ở Biển Đông và gọi hành động này là một phần nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thay đổi hiện trạng khu vực.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 12980)
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (T) đón tiếp Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida (P) tại Jakarta ngày 12/08/2014.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 13499)
Thêm một động thái cho thấy dã tâm của Bắc Kinh tìm mọi cách khẳng định chủ quyền lãnh thổ tại các vùng tranh chấp : Theo Trung Quốc Tân Văn Xã, chính quyền Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng năm ngọn hải đăng trong vùng quần đảo Hoàng Sa.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 12088)
Sau “Hội thảo Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử tại Đà Nẵng từ 19-21/6” vừa qua, nơi có rất nhiều ý kiến đóng góp về mặt pháp lý cũng như lịch sử có giá trị cho cuộc đấu tranh, giải quyết căng thẳng hiện nay với Trung Quốc, Tiến sỹ Trần Công Trục, một trong hàng chục học giả tham dự hội thảo, đã có cuộc chia sẻ với phóng viên Dân Trí về khía cạnh pháp lý, vận dụng của Công ước Liên hợp quốc về luật biển đối với căng thẳng Biển Đông.
03 Tháng Tám 2014(Xem: 14538)
Theo thông tin từ Văn phòng Hàng hải Quốc tế ngày 03/08/2014, Hải quân Malaysia vừa thành công trong việc đẩy lùi một cuộc tấn công của hải tặc nhắm vào một chiếc tàu chở dầu. Vụ việc xảy ra ngày 02/08 ngoài khơi bờ biển phái Đông Malaysia, trên Biển Đông.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 13506)
Bắc Kinh đã quyết định di dời giàn khoan này sớm hơn thời hạn một tháng, phần nào giải tỏa căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thế nhưng theo một số nhà quan sát, như Tiến sỹ Zachary Abuza - chuyên gia về chính trị học Đông Nam Á, sự kiện giàn khoan cho thấy nguy cơ chia rẽ to lớn trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 13586)
Năm 1898, quan kinh lược Quảng Đông, Trung Quốc tuyên bố Hoàng Sa là đất hoang, không thuộc về Trung Hoa, không liên quan với chính quyền huyện Hải Nam nên không chịu bồi thường cho chủ 2 tàu buôn của Hà Lan vì tội hôi của.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 15889)
Khi chồng ra đi, bà Sinh mới 26 tuổi. Suốt 40 năm qua, bà nuôi 3 con gái trong căn hộ nhỏ mà vợ chồng bà đã sống từ năm 1973. Năm 2009, chung cư bị giải tỏa để xây cao ốc mới, bà Sinh phải đi thuê nhà để ở tạm. Vì thế, căn hộ 3 phòng, rộng 60 m2 nằm trong tòa cao ốc (quận 10, TP HCM), do chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa mua tặng là ngôi nhà đầu tiên bà Sinh có riêng cho mình.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 13541)
Hội thảo Biển Đông thường niên thứ tư do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức vừa kết thúc hôm thứ Sáu 11 tháng 7 tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 17052)
Mỹ đang đề ra những chiến thuật quân sự mới để răn đe âm mưu của Trung Quốc nhằm chiếm trọn Biển Đông. Những chiến thuật mới gồm sử dụng máy bay trinh thám và điều tàu hải quân tới gần các vùng biển có tranh chấp.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 13937)
PV: Thưa anh Nguyễn Sỹ Tuyen, Tôi biết đây là Đoàn Việt kiều thứ 3 ra thăm Quần đảo Trường Sa. Cảm nhận của anh, với tư cách là một Việt kiều, đến vùng biển đảo xa xôi ấy như thế nào? Nguyễn Sỹ Tuyên: Trước đây, tôi bao nhiêu năm ao uớc được đặt chân đến quần đảo Trường Sa của Tổ quốc. Tôi hiểu không phải muốn là được bởi ngoài chuyện tốn phí, còn là sự xa xôi, và những yêu cầu đặc biệt vì vị trí đặc biệt của Trường sa.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 13143)
Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 13779)
Trong một buổi “giao lưu văn hóa văn nghệ” trên boong chiến hạm HQ 571, chúng tôi thấy hai người ngồi bên cạnh ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 17905)
Đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng và theo tên quốc tế là Woody Island, với những bãi cát dài và các hàng cọ, đang trở thành biểu tượng trong kế hoạch thực hiện tham vọng biển đảo của Trung Quốc ở Biển Đông.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 39560)
Gần đây, sau khi Trung cộng ồ ạt kéo giàn khoan xâm chiếm thềm lục địa VN và dân Việt khắp nơi trên thế giới biểu tình đòi lại quần đảo Hoàng Sa. Hầu như phần lớn cộng đồng Việt chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân VNCH và hải quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đụng độ giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng (giả dạng là ngư dân) ở Hoàng Sa.