Mỹ từng lập căn cứ bí mật ở quần đảo Trường Sa

15 Tháng Giêng 201711:18 CH(Xem: 10618)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  16   JAN  2017


Mỹ từng lập căn cứ bí mật ở quần đảo Trường Sa


Thứ bảy, 14/01/2017, 14:00 (GMT+7)


(Thế giới) - Vào năm 1956, Không lực Mỹ từng bí mật lập một trạm thu thập dữ liệu radar tại một hòn đảo ở rạn Nguy Hiểm phía Bắc, thuộc cụm Song Tử trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.


image015
Ông Bob Cunningham thăm căn cứ không quân Malmstrom (bang Montana, Mỹ) ngày 22.12.2016 và chỉ trên không ảnh địa điểm từng đóng trú 6 tháng trên hòn đảo thuộc rạn Nguy Hiểm phía Bắc, cụm Song Tử, quần đảo Trường Sa năm 1956Không lực Mỹ

Trang tin của Căn cứ không quân Malmstrom (bang Montana, thuộc Không lực Mỹ) ngày 5.1 vừa qua đăng bài về sự việc xảy ra hơn 60 năm trước, qua lời kể của cựu binh Bob Cunningham.


Theo đó, vào năm 1956, ông Cunningham khi đó là một quân nhân điều hành radar của Không lực Mỹ cùng 3 người khác được trực thăng từ một tàu đổ bộ thả xuống một đảo hoang trong rạn Nguy Hiểm phía Bắc (North Danger Reef), thuộc cụm Song Tử trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.


Trước đó không lâu đã có một nhóm kỹ thuật viên chuyển tiếp vô tuyến đã đến đảo và lập cơ sở tạm thời.


Nhiệm vụ của nhóm Cunningham là điều hành một trạm radar và thông tin liên lạc, phục vụ cuộc khảo sát trắc địa điện tử trên không để vẽ bản đồ trái đất phục vụ nhiệm vụ bí mật của Không lực Mỹ. Các máy bay với trang bị đặc biệt sẽ bay theo mô hình lưới điện và gửi các xung điện từ theo các vị trí góc tam giác đến các trạm thu nhận tín hiệu mặt đất tạm thời cách đó hàng trăm km. Các dữ liệu thu thập được máy tính tính toán thành các tọa độ với độ chính xác cao, nhằm cung cấp thông tin mục tiêu cho việc phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa của Không lực Mỹ.


image014

Trung sĩ Bob Cunningham, thuộc đoàn đo đạc và vẽ bản đồ 1374 (Không lực Mỹ) điều hành thiết bị radar trên đảo thuộc rạn Nguy Hiểm phía Bắc, quần đảo Trường Sa năm 1956 Bob Cunningham/Không lực Mỹ


Nhóm của ông Cunningham (khi đó ông mới 22 tuổi) được thả lên hòn đảo hoang có kích thước dài khoảng 600 m và ngang 250 m trên rạn Nguy Hiểm phía Bắc này, nằm giữa Việt Nam và Philippines trên Biển Đông. Họ trú ngụ trong lều vải và phải đốn bớt các cây dừa trên đảo, lắp đặt máy móc… Việc tiếp tế được trực thăng đảm nhiệm từ 4 – 6 tuần một lần, cung cấp thực phẩm, nước uống, nhiên liệu, thuốc men; thỉnh thoảng các đợt tiếp tế còn được thả xuống bằng dù.


Ông Cunningham, nay đã 82 tuổi, nhớ lại lúc đó: “Tôi khi đó 22 tuổi, chỉ là đứa trẻ trên hòn đảo nên đó là một kinh nghiệm thực tế. Tôi không có nhiều sự tinh tế về tâm lý, và đó là một bài kiểm tra tâm lý thực sự cho con người để đến một nơi như thế”.


Theo mô tả của Cunningham, đảo có nhiều cây dừa, cây cọ; bãi biển với cát trắng. Trên đảo còn có 1 cái giếng cũ. Lính Mỹ thường uống nước dừa như một thứ cocktail. Và theo Cunningham, thời gian đó không phải là một cuộc phiêu lưu du lịch.


Để giữ bí mật, những quân nhân của Không lực Mỹ trên đảo không mặc quân phục mà chỉ mặc đồ dân sự như quần short, mang giày thể thao, dép xăng-đan, đội mũ cao bồi. Họ được trang bị súng lục và súng trường M-1 Garand để đề phòng hải tặc và các mối đe dọa khác.


image016

Vị trí rạn Nguy Hiểm phía Bắc thuộc cụm Song Tử trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam Google Maps


Trong thời gian ở trên đảo, nhóm của Cunningham gặp một số vị “khách không mời mà tới”. Đó là một tàu chiến của Trung Quốc, với khẩu pháo cỡ 76 mm trước mũi tàu cùng nhiều súng máy. Chiếc tàu chiến này tiếp cận gần đảo, thả vài xuồng chở lính đến rìa đảo để xem nhóm của Cunningham là ai và đang làm gì.


Nhóm quân nhân Mỹ liền dùng các tàu lá cọ xếp thành chữ USAF (Không lực Mỹ) trên bãi biển. Tốp lính Trung Quốc từ xa nhìn thấy, có vẻ hài lòng và rời đi.


Một lần nọ, một nhóm ngư dân từ Okinawa (Nhật Bản) ghé vào đảo để đổi cá lấy nước uống. “Họ nhìn thấy cây ăng-ten cao 15 m của dàn radar, cùng thiết bị thu phát sóng vô tuyến dựng trên đảo, khiến họ rất tò mò. Tuy vậy họ khá thân thiện”, ông Cunningham nói.


Thế nhưng việc viếng thăm như kể trên là rất hiếm hoi, còn chủ yếu mối tương tác chỉ diễn ra trong phạm vi của nhóm lính thuộc 2 tổ trên đảo.


Thời gian này xảy ra mâu thuẫn giữa hai trung sĩ thuộc 2 nhóm, khi người này doạ giết người kia. Viên trung sĩ kỹ thuật thuộc nhóm của Cunningham nghĩ rằng anh ta sẽ phải đối đầu với người của nhóm kỹ thuật vô tuyến, và cảnh báo Cunningham cùng các đồng nghiệp điều khiển radar rằng tình hình có thể xấu đi và cả nhóm nên sẵn sàng sử dụng vũ khí.


Tuy nhiên vụ căng thẳng đã không xảy ra nhờ sự bình tĩnh dàn xếp của hai nhóm. Ông Cunningham nói rằng khi đó họ cũng lúng túng không biết giải quyết ra sao, hoặc phải gọi cho cấp trên đưa thuỷ phi cơ chở quân cảnh đến bắt giữ người gây rối, hay trói anh ta vào gốc cây dừa. May sao họ không phải làm điều đó.


Nhằm giữ vững tinh thần của nhóm, những người lính có thâm niên nghĩ ra những cách như cải tiến cơ sở đóng quân với những dấu hiệu buồn cười, tự làm đồ nội thất thủ công, chế tạo máy bơm nước hoạt động bằng sức gió, chế biến món ăn từ rùa biển. Thậm chí họ còn chế ra một loại rượu cocktail làm từ nước dừa, làm bánh…


Để giải trí, ông Cunningham nhiều lần đi bộ quanh đảo và chụp ảnh đàn chim hàng ngàn con tụ tập trên đảo. Ông cũng có lần lặn biển ra khỏi rạn và đó là nỗi kinh hoàng khi ông nhìn xung quanh chỉ toàn màu đen kịt, không thấy đường. Và ông vội vã quay vào bờ, không có lần lặn biển thứ hai.


image017

Trung sĩ Bob Cunningham bơm nước từ một cái giếng cũ ở đảo, nước giếng chỉ dùng tắm giặt, còn nước uống được quân đội cung cấp với các bình nước cỡ 200 lít Bob Cunningham/Không lực Mỹ


Nhóm lính Mỹ này hoạt động trên hòn đảo khoảng 6 tháng vào năm 1956. Đến tháng cuối cùng chỉ còn Cunningham và 1 người khác, những người kia đã được Không lực Mỹ đưa đi trước đó, kể cả nhóm kỹ thuật viên vô tuyến cùng với cái máy phát điện thường nổ ầm ĩ. Với hai người còn lại, hòn đảo trở nên yên ắng cực kỳ vào ban đêm. Thậm chí tiếng của một quả dừa rụng xuống đất cũng vang rất to khiến cả hai phải chộp lấy vũ khí.


Theo ông Cunningham, 6 tháng sống trên rạn san hô ở giữa Biển Đông đã làm thay đổi mối quan hệ của ông với mọi người xung quanh, khi ông lấy kinh nghiệm sống trong khoảng thời gian ở đó để đánh giá, kết thân với người khác. “Đó là nếu ai đó có tư chất thông minh, tương thích “như gã ở trên rạn Nguy Hiểm phía Bắc” thì bạn có thể kết thân với anh ta; hoặc với người khác thì tôi sẽ không muốn ở chung với anh ta trên rạn Nguy Hiểm phía Bắc”.


(Theo Thanh Niên)


image018

Chuỗi căn cứ Mỹ vây quanh biển nam Trung Hoa. VĂN HÓA MAP
25 Tháng Tám 2014(Xem: 15202)
Ông Lê Khởi, một chủ tàu từ đảo Lý Sơn, cho biết hơn 10 thuyền viên trên thuyền đánh cá của ông đã bị tàu của Trung Quốc ‘tấn công’ hôm 15/8 khi đang đánh bắt thủy sản tại đảo Cây Dừa thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đây là lần thứ ba tàu cá của ông Khởi bị ‘lực lượng của Trung Quốc tấn công’ kể từ năm 2007. Ông kể với VOA Việt Ngữ:
21 Tháng Tám 2014(Xem: 12991)
Thuyền trưởng một tàu cá Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nói tàu của ông bị tàu Trung Quốc tấn công, đập phá và cướp tài sản.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 13613)
(Dân trí) - Philippines ngày 18/8 tuyên bố sẽ gửi công hàm phản đối các cuộc tuần tra tăng cường của tàu Trung Quốc tại một khu vực tranh chấp ở Biển Đông và gọi hành động này là một phần nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thay đổi hiện trạng khu vực.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 12967)
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (T) đón tiếp Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida (P) tại Jakarta ngày 12/08/2014.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 13492)
Thêm một động thái cho thấy dã tâm của Bắc Kinh tìm mọi cách khẳng định chủ quyền lãnh thổ tại các vùng tranh chấp : Theo Trung Quốc Tân Văn Xã, chính quyền Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng năm ngọn hải đăng trong vùng quần đảo Hoàng Sa.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 12078)
Sau “Hội thảo Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử tại Đà Nẵng từ 19-21/6” vừa qua, nơi có rất nhiều ý kiến đóng góp về mặt pháp lý cũng như lịch sử có giá trị cho cuộc đấu tranh, giải quyết căng thẳng hiện nay với Trung Quốc, Tiến sỹ Trần Công Trục, một trong hàng chục học giả tham dự hội thảo, đã có cuộc chia sẻ với phóng viên Dân Trí về khía cạnh pháp lý, vận dụng của Công ước Liên hợp quốc về luật biển đối với căng thẳng Biển Đông.
03 Tháng Tám 2014(Xem: 14524)
Theo thông tin từ Văn phòng Hàng hải Quốc tế ngày 03/08/2014, Hải quân Malaysia vừa thành công trong việc đẩy lùi một cuộc tấn công của hải tặc nhắm vào một chiếc tàu chở dầu. Vụ việc xảy ra ngày 02/08 ngoài khơi bờ biển phái Đông Malaysia, trên Biển Đông.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 13497)
Bắc Kinh đã quyết định di dời giàn khoan này sớm hơn thời hạn một tháng, phần nào giải tỏa căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thế nhưng theo một số nhà quan sát, như Tiến sỹ Zachary Abuza - chuyên gia về chính trị học Đông Nam Á, sự kiện giàn khoan cho thấy nguy cơ chia rẽ to lớn trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 13572)
Năm 1898, quan kinh lược Quảng Đông, Trung Quốc tuyên bố Hoàng Sa là đất hoang, không thuộc về Trung Hoa, không liên quan với chính quyền huyện Hải Nam nên không chịu bồi thường cho chủ 2 tàu buôn của Hà Lan vì tội hôi của.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 15875)
Khi chồng ra đi, bà Sinh mới 26 tuổi. Suốt 40 năm qua, bà nuôi 3 con gái trong căn hộ nhỏ mà vợ chồng bà đã sống từ năm 1973. Năm 2009, chung cư bị giải tỏa để xây cao ốc mới, bà Sinh phải đi thuê nhà để ở tạm. Vì thế, căn hộ 3 phòng, rộng 60 m2 nằm trong tòa cao ốc (quận 10, TP HCM), do chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa mua tặng là ngôi nhà đầu tiên bà Sinh có riêng cho mình.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 13537)
Hội thảo Biển Đông thường niên thứ tư do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức vừa kết thúc hôm thứ Sáu 11 tháng 7 tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 17045)
Mỹ đang đề ra những chiến thuật quân sự mới để răn đe âm mưu của Trung Quốc nhằm chiếm trọn Biển Đông. Những chiến thuật mới gồm sử dụng máy bay trinh thám và điều tàu hải quân tới gần các vùng biển có tranh chấp.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 13931)
PV: Thưa anh Nguyễn Sỹ Tuyen, Tôi biết đây là Đoàn Việt kiều thứ 3 ra thăm Quần đảo Trường Sa. Cảm nhận của anh, với tư cách là một Việt kiều, đến vùng biển đảo xa xôi ấy như thế nào? Nguyễn Sỹ Tuyên: Trước đây, tôi bao nhiêu năm ao uớc được đặt chân đến quần đảo Trường Sa của Tổ quốc. Tôi hiểu không phải muốn là được bởi ngoài chuyện tốn phí, còn là sự xa xôi, và những yêu cầu đặc biệt vì vị trí đặc biệt của Trường sa.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 13131)
Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 13769)
Trong một buổi “giao lưu văn hóa văn nghệ” trên boong chiến hạm HQ 571, chúng tôi thấy hai người ngồi bên cạnh ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 17890)
Đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng và theo tên quốc tế là Woody Island, với những bãi cát dài và các hàng cọ, đang trở thành biểu tượng trong kế hoạch thực hiện tham vọng biển đảo của Trung Quốc ở Biển Đông.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 39552)
Gần đây, sau khi Trung cộng ồ ạt kéo giàn khoan xâm chiếm thềm lục địa VN và dân Việt khắp nơi trên thế giới biểu tình đòi lại quần đảo Hoàng Sa. Hầu như phần lớn cộng đồng Việt chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân VNCH và hải quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đụng độ giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng (giả dạng là ngư dân) ở Hoàng Sa.