Mẫu hạm USS Carl Vinson sắp vào vùng biển Nhật Bản

23 Tháng Tư 20178:33 CH(Xem: 9598)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  24  APRIL  2017


Đường đi của USS Carl Vinson


image071


Đường đi bí ẩn của Mẫu hạm Carl Vinson đến vùng biển Nhật Bản theo như tuyên bố của Phó TT Pence tại Úc, thay vì như tin tức cách đây vài ngày cho rằng Cral Vinson sẽ tiến vào vùng biển Đại Hàn (Vùng biển Bắc Hàn khác vùng biển Nam Hàn). Vị trí chiến lược của hai vùng biển đông Đại Hàn và tây Nhật Bản khác nhau. Minh họa của VĂN HÓA MAP


Mẫu hạm USS Carl Vinson sắp vào vùng biển Nhật Bản


22/04/2017 14:47 GMT+7


TTO - Phó tổng thống Mỹ Mike Pence xác nhận thông tin trên trong chuyến thăm Úc vằ nhắc nhở Bình Nhưỡng chớ đùa với Mỹ.


image073


Phó Tổng thống Mike Pence chào các binh sĩ Mỹ và Nhật trên Mẫu hạm USS Ronald Reagan đang đóng tại căn cứ hải quân Mỹ ở Yokosuka (Nhật) ngày 19-4 - Ảnh: Reuters


Sau khi có những lùm xùm liên quan hải trình của tàu sân bay USS Carl Vinson cùng ba tàu khu trục hộ tống nó, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã tìm cách giải tỏa mập mờ bằng khẳng định trong chuyến thăm tại Sydney (Úc): “Đoàn tàu chiến sẽ có mặt ở biển Nhật Bản trong vài ngày nữa, trước cuối tháng này”.


Tàu USS Carl Vinson chạy bằng năng lượng hạt nhân được hỗ trợ bằng hai tàu khu trục bắn tên lửa và một tuần dương hạm được cho là đang hướng về khu vực bán đảo Triều Tiên với mục tiêu răn đe Bình Nhưỡng trước khả năng thử hạt nhân mới.


Theo đài Russia Today, nhân dịp khẳng định lộ trình của đoàn tàu chiến Mỹ, Phó tổng thống Pence không quên gửi lời nhắn đến Bình Nhưỡng: “Chính quyền Triều Tiên chớ có tưởng lầm. Mỹ có nguồn lực, nhân lực và sự hiện diện trong vùng để bảo vệ các lợi ích của chúng tôi và an toàn cho các lợi ích của chúng tôi và của các đồng minh”.


Tuy nhiên, trong cuộc họp báo chung với thủ tướng Úc Malcolm Turnbull tại Sydney ngày hôm nay (22-4), Phó tổng thống Pence cũng nhấn mạnh rằng “vẫn còn khả năng phi hạt nhân hóa cho bán đảo Triều Tiên” vì Mỹ và Trung Quốc đã có cam kết mới để thực hiện việc này.


image074


Tàu sân bay USS Carl Vinson (trái) cùng 2 tàu khu trục đang hướng về biển Nhật Bản - Ảnh: Reuters


Trong khi đó phía Triều Tiên tuyên bố nước này đang theo dõi chặt chẽ các động thái của Mỹ và hoàn toàn sẵn sàng đối phó với mọi “hành động khiêu khích” từ phía Washington.


Trong một tuyên bố được Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA đăng tải ngày 22-4, Bộ Ngoại giao nước này nhấn mạnh Bình Nhưỡng sẽ không bao giờ bị đe dọa trước các hành động gần đây của Mỹ, kể cả việc Washington cử một nhóm tàu tấn công do tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân Carl Vinson dẫn đầu, đến vùng biển ngoài khơi bán đảo Triều Tiên.


Bộ Ngoại giao Triều Tiên khẳng định Bình Nhưỡng quyết tâm “đi tới cùng”, đồng thời nhấn mạnh việc “tiến tới khả năng răn đe hạt nhân mạnh mẽ để tự vệ trước mối đe dọa hạt nhân của Mỹ". Bộ này cũng nhấn mạnh Triều Tiên sẽ "đáp trả một cuộc chiến tranh tổng lực bằng một cuộc chiến tranh tổng lực".


Cùng ngày, Triều Tiên cũng đã đề nghị Trung Quốc không tăng cường các biện pháp trừng phạt chống lại Bình Nhưỡng, đồng thời cảnh báo "hậu quả thảm khốc" đối với quan hệ song phương.


Mới đây nhất, ngày 21/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nhấn mạnh Bắc Kinh tuân thủ nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) nhằm ngăn chặn Bình Nhưỡng phát triển chương trình vũ khí hạt nhân gây tranh cãi của nước này, bao gồm cả lệnh cấm nhập khẩu than đá từ Triều Tiên. 


HOÀNG DUY LONG


+++++++++++++++++++++++++++++++++


"Cú lừa đẹp"của Trump về đường đi bí ẩn của USS Carl Vinson


Tầu sân bay Mỹ đến bán đảo Triều Tiên : Donald Trump lừa cả thế giới ?


image075Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson được nhìn thấy tại eo biển Sunda, Indonesia ngày 15/04/2017.Navy/Handout via REUTERS


Chỉ trong hai ngày 11-12/4, nước Mỹ của tổng thống Donald Trump đã làm cả thế giới sửng sốt khi thông báo hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson đang trên đường đến bán đảo Triều Tiên nhằm đáp trả mối đe dọa từ Bình Nhưỡng. Thế nhưng, hình ảnh do Navy cung cấp ngày 15/4 cho thấy USS Carl Vinson lại đang ở một vị trí khác rất xa với địa điểm tổng thống Mỹ thông báo. Tiết lộ này đã làm dấy lên nhiều lời chỉ trích từ giới truyền thông các nước trong khu vực.


"Một sự phô trương, một sự nhầm lẫn hay một cú lừa bịp?", là câu hỏi của báo chí Pháp trong những ngày qua. Báo mạng Huffington Post ngày 19/4 giải thích cặn kẽ thật hư thế nào về vụ việc, trong bài viết đề tựa "Hàng không mẫu hạm được triển khai về hướng Bắc Triều Tiên đã khởi hành trễ hơn rất nhiều như là Trump thông báo".


Ngày 08/4, ông Dave Benham, phát ngôn viên của bộ chỉ huy quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương có thông báo là hàng không mẫu hạm Carl Vinson và đội tầu hộ tống sẽ di chuyển về hướng bán đảo Triều Tiên, và để cẩn thận ông còn đề cập đến mối đe dọa hạt nhân Bắc Triều Tiên.


Thông báo đã được diễn giải như là một sự phô diễn sức mạnh mới của tổng thống Mỹ, vài ngày sau vụ oanh kích vào một căn cứ không quân của Syria, dẫn đến những tuyên bố của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis ngày 11/4 và khẳng định hùng hồn của Donald Trump trên kênh Fox Business ngày 12/4.


Có điều là một hình ảnh do hải quân Mỹ chụp ngày 15/4 đã gây khó xử cho chính quyền của Donald Trump. Bức ảnh cho thấy toàn bộ hạm đội hùng hậu này đang ở eo biển Sunda, ngăn cách các đảo Java và Sumatra của Indonesia. Nghĩa là ở một hướng ngược lại và rất xa với bán đảo Triều Tiên nơi mà lẽ ra các tàu chiến này sẽ phải đến trong khoảng một tuần.


Theo giải thích của một quan chức Quốc Phòng xin giấu tên vào thời điểm công bố bức ảnh, trên thực tế, nhóm tổ hợp hàng không mẫu hạm này "sẽ bắt đầu di chuyển về hướng biển bắc Nhật Bản trong vòng 24 giờ", sau khi đã kết thúc đợt tập trận chung với hải quân Úc.


Chi tiết này rõ ràng mâu thuẫn với những tuyên bố của lãnh đạo Lầu Năm Góc, và cũng đã không được đề cập đến trong thông tin đăng ngày 9/4 trên trang mạng Navy, theo đó : "Harry Harris, chỉ huy quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương, đã yêu cầu hạm đội USS Carl Vinson di chuyển về hướng bắc và báo cáo tình hình vùng Tây Thái Bình Dương, sau khi xuất phát từ Singapore".


Như vậy, giờ đây, hàng không mẫu hạm này mới chính thức đi về hướng Bắc và sẽ đến vùng bán đảo Triều Tiên trong tuần tới, đúng vào thời điểm Bình Nhưỡng sẽ tổ chức mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Bắc Triều Tiên, 25/4, ngày mang tính biểu tượng có thể được Bình Nhưỡng sử dụng như là một cái cớ để tiến hành một vụ bắn tên lửa mới hay thực hiện một vụ thử hạt nhân lần thứ 6, theo như nhận định của tờ La Croix.


Donald Trump mất uy tín với thế giới


Khi thông báo đưa hàng không mẫu hạm đến bán đảo Triều Tiên, tổng thống Donald Trump đã làm bùng lên nỗi lo lắng ở tất cả các ban tham mưu, lãnh đạo các nước trong khu vực Bắc Á và đặt quân đội các nước này trong tình trạng báo động.


Huffington Post đặt câu hỏi: Liệu có nên xem đấy như là một cú bịp nhằm gây ấn tượng đối với Bắc Triều Tiên, đúng vào ngày cuối tuần 15/4 trong dịp lễ mừng sinh nhật lần thứ 105 của Kim Nhật Thành, nhà sáng lập Bắc Triều Tiên? Đương nhiên Nhà Trắng từ chối mọi lời bình luận. Nhưng theo nhận định của ông Ross Babbage, thành viên Trung Tâm Thẩm Định Ngân Sách Chiến Lược với Washington Post, đây không phải là cú lòe.


Một hành động lòe bịp thể hiện sự không nghiêm túc. Nhưng theo phân tích của tôi, chính quyền Mỹ nghiêm túc hơn lúc nào hết. 40 năm qua Hoa Kỳ đã tìm cách buộc người Bắc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân”.


Theo La Croix, chưa bàn đến việc có nghiêm túc hay không, sự việc cũng đã làm dấy lên một chuỗi chỉ trích gay gắt từ các nước có liên quan trong khu vực. Bắt đầu từ đối tượng chính là Bắc Triều Tiên. Qua hãng thông tấn KCNA, Bình Nhưỡng khẳng định: “Washington lừa bịp về thông báo chống lại chúng ta”.


Về phần mình, ứng viên phe bảo thủ tranh cử tổng thống Hàn Quốc, ông Hong Joon-Pyo cho rằng nếu như tuyên bố trên của tổng thống Mỹ là một lời nói dối, thì “Hàn Quốc sẽ không bao giờ có thể trông cậy vào lời nói của Trump”.


Trong khi đó tại Trung Quốc, câu chuyện “hàng không mẫu hạm ma” là chủ đề đàm tiếu trên các trang mạng xã hội của Nhà nước và đại học: “Truyền thông thế giới một lần nữa lại bị Trump đánh lừa”, một lời bình luận trên blog của trang mạng Guancha.


Hoàn Cầu Thời Báo còn đi xa hơn viết là : "Truyền thông Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã bị một vố lừa". Dĩ nhiên ngoại trưởng Trung Quốc từ chối bình luận công khai, chỉ nhắc lại rằng Bắc Kinh và Washington đang tìm cách làm hạ nhiệt căng thẳng "chúng tôi không muốn thấy bất kỳ xung đột nào trong khu vực này".


Theo báo Nga : Mỹ dọa làm cũng không xong


Chỉ có Nhật Bản, đồng minh lâu đời của Hoa Kỳ là "kiệm lời" do sự việc diễn ra ngay đúng thời điểm phó tổng thống Mỹ Mike Pence đang thăm Nhật Bản. Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản không đưa ra một lời bình nào. Tuy nhiên, giáo sư Michishita có một lời nhận xét đáng chú ý với tờ Wall Street Journal. Theo ông, "vào thời điểm chiến tranh, tung tin sai có thể được xem như đấy là một chiến thuật, nhưng nếu tổng thống Mỹ phát tán tin giả lúc thời bình như hiện nay, điều đó sẽ làm tan vỡ uy tín của Hoa Kỳ".


Một quan điểm cũng được tờ Le Monde đồng chia sẻ khi dẫn lại nhận định của ông Huge White, một chuyên gia Úc về vấn đề quốc phòng, cho rằng : "Việc này làm tổn hại nghiêm trọng đến độ tin cậy về áp lực mà Hoa Kỳ đang tìm cách gây lên Bắc Triều Tiên".


Nhưng lời lẽ châm chọc nhất có lẽ là báo chí Nga. Trang mạng Sputnik thân chính phủ ngày 19/4/2017 mỉa mai chạy tựa : "Đến hăm dọa Bắc Triều Tiên, Hoa Kỳ làm cũng không xong". Bất chấp mọi lời hù dọa và thông báo đưa hàng không mẫu hạm đến bán đảo, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un vẫn tiến hành thử tên lửa. Chỉ riêng điều này thôi cũng đã làm tiêu tan cả chiến dịch đe dọa của Hoa Kỳ.


Nếu lãnh đạo trẻ họ Kim tỏ ra không sợ hãi trước một áp lực truyền thông như vậy (trong khi cả thế giới đều lo lắng, ông ấy vẫn tỏ ra điềm tĩnh), và trước một hạm đội hải quân hùng hậu như thế, thì việc hăm dọa lãnh đạo Bắc Triều Tiên quả là vô ích. Tờ báo viết : "Người ta rút súng là để bắn. Nhưng khi rút súng để đe dọa rồi cất đi, đó sẽ là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng : bởi vì sẽ không còn ai sợ nữa"./ (theoMinh Anh 21-04-2017)
25 Tháng Tám 2014(Xem: 15212)
Ông Lê Khởi, một chủ tàu từ đảo Lý Sơn, cho biết hơn 10 thuyền viên trên thuyền đánh cá của ông đã bị tàu của Trung Quốc ‘tấn công’ hôm 15/8 khi đang đánh bắt thủy sản tại đảo Cây Dừa thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đây là lần thứ ba tàu cá của ông Khởi bị ‘lực lượng của Trung Quốc tấn công’ kể từ năm 2007. Ông kể với VOA Việt Ngữ:
21 Tháng Tám 2014(Xem: 13005)
Thuyền trưởng một tàu cá Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nói tàu của ông bị tàu Trung Quốc tấn công, đập phá và cướp tài sản.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 13628)
(Dân trí) - Philippines ngày 18/8 tuyên bố sẽ gửi công hàm phản đối các cuộc tuần tra tăng cường của tàu Trung Quốc tại một khu vực tranh chấp ở Biển Đông và gọi hành động này là một phần nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thay đổi hiện trạng khu vực.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 12980)
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (T) đón tiếp Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida (P) tại Jakarta ngày 12/08/2014.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 13499)
Thêm một động thái cho thấy dã tâm của Bắc Kinh tìm mọi cách khẳng định chủ quyền lãnh thổ tại các vùng tranh chấp : Theo Trung Quốc Tân Văn Xã, chính quyền Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng năm ngọn hải đăng trong vùng quần đảo Hoàng Sa.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 12089)
Sau “Hội thảo Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử tại Đà Nẵng từ 19-21/6” vừa qua, nơi có rất nhiều ý kiến đóng góp về mặt pháp lý cũng như lịch sử có giá trị cho cuộc đấu tranh, giải quyết căng thẳng hiện nay với Trung Quốc, Tiến sỹ Trần Công Trục, một trong hàng chục học giả tham dự hội thảo, đã có cuộc chia sẻ với phóng viên Dân Trí về khía cạnh pháp lý, vận dụng của Công ước Liên hợp quốc về luật biển đối với căng thẳng Biển Đông.
03 Tháng Tám 2014(Xem: 14538)
Theo thông tin từ Văn phòng Hàng hải Quốc tế ngày 03/08/2014, Hải quân Malaysia vừa thành công trong việc đẩy lùi một cuộc tấn công của hải tặc nhắm vào một chiếc tàu chở dầu. Vụ việc xảy ra ngày 02/08 ngoài khơi bờ biển phái Đông Malaysia, trên Biển Đông.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 13506)
Bắc Kinh đã quyết định di dời giàn khoan này sớm hơn thời hạn một tháng, phần nào giải tỏa căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thế nhưng theo một số nhà quan sát, như Tiến sỹ Zachary Abuza - chuyên gia về chính trị học Đông Nam Á, sự kiện giàn khoan cho thấy nguy cơ chia rẽ to lớn trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 13586)
Năm 1898, quan kinh lược Quảng Đông, Trung Quốc tuyên bố Hoàng Sa là đất hoang, không thuộc về Trung Hoa, không liên quan với chính quyền huyện Hải Nam nên không chịu bồi thường cho chủ 2 tàu buôn của Hà Lan vì tội hôi của.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 15889)
Khi chồng ra đi, bà Sinh mới 26 tuổi. Suốt 40 năm qua, bà nuôi 3 con gái trong căn hộ nhỏ mà vợ chồng bà đã sống từ năm 1973. Năm 2009, chung cư bị giải tỏa để xây cao ốc mới, bà Sinh phải đi thuê nhà để ở tạm. Vì thế, căn hộ 3 phòng, rộng 60 m2 nằm trong tòa cao ốc (quận 10, TP HCM), do chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa mua tặng là ngôi nhà đầu tiên bà Sinh có riêng cho mình.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 13543)
Hội thảo Biển Đông thường niên thứ tư do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức vừa kết thúc hôm thứ Sáu 11 tháng 7 tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 17053)
Mỹ đang đề ra những chiến thuật quân sự mới để răn đe âm mưu của Trung Quốc nhằm chiếm trọn Biển Đông. Những chiến thuật mới gồm sử dụng máy bay trinh thám và điều tàu hải quân tới gần các vùng biển có tranh chấp.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 13937)
PV: Thưa anh Nguyễn Sỹ Tuyen, Tôi biết đây là Đoàn Việt kiều thứ 3 ra thăm Quần đảo Trường Sa. Cảm nhận của anh, với tư cách là một Việt kiều, đến vùng biển đảo xa xôi ấy như thế nào? Nguyễn Sỹ Tuyên: Trước đây, tôi bao nhiêu năm ao uớc được đặt chân đến quần đảo Trường Sa của Tổ quốc. Tôi hiểu không phải muốn là được bởi ngoài chuyện tốn phí, còn là sự xa xôi, và những yêu cầu đặc biệt vì vị trí đặc biệt của Trường sa.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 13143)
Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 13779)
Trong một buổi “giao lưu văn hóa văn nghệ” trên boong chiến hạm HQ 571, chúng tôi thấy hai người ngồi bên cạnh ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 17905)
Đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng và theo tên quốc tế là Woody Island, với những bãi cát dài và các hàng cọ, đang trở thành biểu tượng trong kế hoạch thực hiện tham vọng biển đảo của Trung Quốc ở Biển Đông.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 39561)
Gần đây, sau khi Trung cộng ồ ạt kéo giàn khoan xâm chiếm thềm lục địa VN và dân Việt khắp nơi trên thế giới biểu tình đòi lại quần đảo Hoàng Sa. Hầu như phần lớn cộng đồng Việt chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân VNCH và hải quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đụng độ giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng (giả dạng là ngư dân) ở Hoàng Sa.