Chiến hạm Mỹ phá "đường cơ sở thẳng" phi pháp Trung Quốc yêu sách ở Hoàng Sa

12 Tháng Mười 20178:23 CH(Xem: 8935)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA  - THỨ  SÁU 13  OCT  2017


Chiến hạm Mỹ phá "đường cơ sở thẳng" phi pháp Trung Quốc yêu sách ở Hoàng Sa


Hồng Thủy


11/10/17


(GDVN) - USS Chafee không tiến vào 12 hải lý của bất kỳ hòn đảo nào ở Hoàng Sa, mà chọc thẳng vào cái gọi là "đường cơ sở thẳng" mà Trung Quốc tuyên bố (năm 1996).


CNN ngày 10/10 đưa tin, tàu khu trục mang tên lửa USS Chafee của hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành một hoạt động tuần tra tự do hàng hải trên vùng biển quốc tế khu vực quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam, hiện quần đảo đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép).


USS Chafee không tiến vào 12 hải lý của bất kỳ hòn đảo nào ở Hoàng Sa, mà chọc thẳng vào cái gọi là "đường cơ sở thẳng" mà Trung Quốc tuyên bố (năm 1996) bao lấy quần đảo này.


(Bắc Kinh cố tình giải thích sai Điều 47 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 vốn dành cho quốc gia quần đảo như Philippines, Indonesia hòng đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý cho Hoàng Sa).


image016

Chiến hạm USS Chafee, ảnh: Navy Mil


Hoạt động này là một phần của nỗ lực lâu dài để Washington chống lại các yêu sách hàng hải quá đáng của Bắc Kinh.


Hoa Kỳ không công nhận các yêu sách này (đường cơ sở thẳng cho quần đảo Hoàng Sa hay vùng đặc quyền kinh tế cho bất kỳ cấu trúc nào trong quần đảo này).


Mỹ xem khu vực này là vùng biển quốc tế.


Trong tháng Tám vừa qua, lãnh đạo Hải quân hai nước Trung - Mỹ đã ký một thỏa thuận cải thiện thông tin liên lạc giữa hai lực lượng trong bối cảnh tranh chấp leo thang trên Biển Đông và Hoa Đông.


Thỏa thuận được ký kết nhằm giảm nguy cơ tính toán sai lầm, và ký ngay sau khi Mỹ thực hiện một hoạt động tự do hàng hải bên trong 12 hải lý của đá Vành Khăn. [1]


(Đây là một trong bảy cấu trúc địa lý thuộc quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam, mà Trung Quốc chiếm đóng và đảo hóa, quân sự hóa bất hợp pháp). 


Reuters ngày 11/10 lưu ý rằng, hoạt động tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông được Hải quân Mỹ triển khai ngay trong lúc chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tìm kiếm sự giúp đỡ của Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên.


image015

Hình minh họa đường cơ sở Trung Quốc tự vẽ ở Hoàng Sa bằng cách "vận dụng" vô lý phương pháp xác định đường cơ sở thẳng, áp dụng cho quốc gia quần đảo theo Điều 47 UNCLOS do học giả Song Phan, Sydney, Úc đồ họa.


Một số chuyên gia và quan chức Mỹ đã chỉ trích cựu Tổng thống Barack Obama đã để cho Trung Quốc củng cố yêu sách của mình (ở Biển Đông) khi cho tàu chiến đi qua vô hại. [2]


Trong tháng tới ông Donald Trump sẽ có chuyến công du đầu tiên đến châu Á trên cương vị Tổng thống Hoa Kỳ, trong đó có chặng dừng chân tại Trung Quốc.


Hoa Kỳ vẫn mong muốn nhìn thấy sự tham gia ngày càng đông đảo của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông. [3]


Tài liệu tham khảo:


[1]http://edition.cnn.com/2017/10/10/politics/us-navy-south-china-sea-freedom-of-navigation-operation/index.html


[2]http://www.scmp.com/news/asia/diplomacy/article/2114810/us-destroyer-sails-near-islands-claimed-china-south-china-sea


[3]http://www.reuters.com/article/us-usa-china-military/exclusive-u-s-warship-sails-near-islands-beijing-claims-in-south-china-sea-u-s-officials-idUSKBN1CF2QG


Hồng Thủy
07 Tháng Sáu 2018(Xem: 9802)
Sau khi lớn tiếng đả kích Mỹ « xâm phạm chủ quyền và chuyển vũ khí tấn công » vào Biển Đông, Trung Quốc dường như đã đem hệ thống tên lửa bố trí trên đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa, đi nơi khác hoặc cất giấu, theo bản tin CNN ngày 06/06/2018.
22 Tháng Năm 2018(Xem: 9498)
Ba chiến hạm của Hải quân Ấn Độ vừa cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng vào trưa ngày 21/5/2018, khởi đầu chuyến thăm hữu nghị 4 ngày do Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi, Tư lệnh Hạm đội miền Đông của Ấn Độ chỉ huy.
06 Tháng Năm 2018(Xem: 8994)
Tác giả đặt câu hỏi, làm thế nào để chống lại được các đảo bị Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông, sau khi họ nâng cấp hệ thống tên lửa (YJ-12 và HQ-9B)? Câu trả lời là, Mỹ phải "sửa chữa" lực lượng hải quân, tăng cường hợp tác với đồng minh và phát triển các căn cứ gần Biển Đông và eo biển Đài Loan. Stephen Bryen viết:
01 Tháng Năm 2018(Xem: 9830)
Nguồn tin này cho rằng, căn cứ của Trung Quốc sẽ được đặt ở Vanuatu – quốc đảo có mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc. Trong khi các nước phương Tây, đặc biệt là Australia ngày càng tỏ ra lo ngại trước việc Trung Quốc không ngừng tăng cường quân sự hóa tại Biển Đông.
25 Tháng Tư 2018(Xem: 10279)
Truyền thông Trung Quốc đưa tin tượng đài này được khánh thành hôm thứ Hai 23/4 trên Đá Chữ Thập thuộc Quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đã xây dựng một sân bay và các căn cứ quân sự khác. Tượng đài này gửi đi thông điệp về quyết tâm bảo vệ lãnh thổ và quyền hàng hải của Trung Quốc, bản tin của tờ Nhật báo Quân giải phóng Trung Quốc viết.
08 Tháng Tư 2018(Xem: 9363)
Chính quyền Đài Bắc vào hôm 08/04/2018 đã lên tiếng hoan nghênh một quyết định sẽ cho phép Đài Loan xây dựng được một hạm đội có sức chống lại mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Phủ tổng thống Đài Loan đã chuyển ngay thông điệp hết sức biết ơn tới Washington về việc phê duyệt giấy phép.
22 Tháng Ba 2018(Xem: 9324)
"Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ASEAN - Australia lần đầu tiên vừa kết thúc tại Sydney hôm Chủ nhật. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự hội nghị thượng đỉnh trong chuyến thăm chính thức Australia từ ngày 14 đến 18/3/2018.
08 Tháng Ba 2018(Xem: 11237)
22 Tháng Hai 2018(Xem: 9369)
Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài khi đi trong lãnh hải Việt Nam phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch theo quy định.