Tàu cá Trung Quốc lộng hành (*): Lật mặt nạ dân quân biển

05 Tháng Ba 201812:58 SA(Xem: 9365)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA  - THỨ  HAI 05 MAR 2018


Tàu cá Trung Quốc lộng hành (*): Lật mặt nạ dân quân biển


Tàu hải quân và Cảnh sát biển Trung Quốc ở biển Đông vốn gây nhiều chú ý nhưng một lực lượng phiền toái hơn có vẻ đã ẩn mình nhiều năm qua, dưới lớp vỏ ngụy trang nham hiểm


Trong cuộc điều trần trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ tháng 9-2016, GS-TS Andrew Erickson, Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ, cho biết Bắc Kinh đã triển khai 3 loại tàu để theo đuổi tham vọng ở biển Đông, gồm: tàu hải quân "thân xám", tàu cảnh sát biển "thân trắng" và tàu dân quân biển "thân xanh".


Lực lượng trong bóng tối


Tàu hải quân - mang nhãn mác Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (TQ) rõ ràng - có tính đe dọa và leo thang căng thẳng nên Bắc Kinh thường hạn chế triển khai. Trong khi đó, tàu cảnh sát biển và tàu thực thi pháp luật được xem như các đơn vị nhẵn mặt ở biển Đông. Từ năm 2010-2016, các đơn vị Cảnh sát biển TQ can dự vào 71% trong số 45 vụ rắc rối ở vùng biển quan trọng chiến lược này.


image042

Hạm đội tàu cá Trung Quốc tại cảng Chu San, tỉnh Chiết Giang Ảnh: THE NEW YORK TIMES


Theo học giả Bonnie Glaser thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc tế (CSIS), tàu Cảnh sát biển TQ đang ngày càng được đóng với kích thước lớn hơn. Trong một số trường hợp, tàu "thân xám" của hải quân nước này được sơn màu trắng của tàu cảnh sát biển!


Lực lượng thứ ba, dân quân biển của TQ, là lực lượng bán quân sự hoạt động ở tiền tuyến nhưng ẩn náu dưới dạng dân sự. Lực lượng được cho là phát triển trong bóng tối để thực hiện những mưu đồ đen tối này thường xuất hiện dưới dạng tàu đánh cá nhưng lại không mấy khi để tâm tới việc đánh bắt. Giới chuyên gia cho rằng những con tàu "thân xanh" này đang thực hiện chiến dịch "xâm chiếm vùng xám", tức nơi đang xảy ra tranh chấp trên biển.


Theo phân tích của chuyên gia Erickson trên Tạp chí The National Interest, khi khoác lên mình đồng phục màu xanh, ngư dân TQ trở thành dân quân biển, núp bóng tàu cá để tiến hành trinh sát, do thám cũng như nhiều hành động gây rối. Sự nhập nhằng giữa tàu cá với tàu dân quân biển của TQ đã khiến lực lượng chức năng các nước trên biển Đông không khỏi do dự khi đối mặt những đối tượng này và chúng lại càng được đà lấn lướt, coi thường luật pháp quốc tế.


Cựu đại tá quân đội Mỹ Tom Hanson, giáo sư thỉnh giảng thuộc Viện Chính sách chiến lược Úc (ASPI), chỉ rõ một điểm rắc rối về pháp lý: Hạm đội tàu cá của TQ được hợp nhất với Cơ quan Thực thi luật nghề cá của lực lượng dân quân biển. Mối liên hệ này giải thích vì sao tàu Cảnh sát biển TQ xuất hiện nhanh chóng trong những vụ tàu nước này hoạt động phi pháp, bị lực lượng chức năng các nước bắt giữ. Có điều, nếu tàu cá TQ bị bắt giữ, Bắc Kinh có thể viện dẫn điều 95 Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và yêu cầu miễn trừ vì nó thuộc sở hữu của lực lượng dân quân biển (tức là tàu chiến về mặt kỹ thuật), thậm chí cho rằng vụ bắt giữ này là một hành động gây chiến.


Nhởn nhơ, lắt léo


Nhiều tàu dân quân biển mới của TQ triển khai trên biển Đông được đóng lớn hơn, với phần thân gia cố và có thêm đường ray bên ngoài nhằm hạn chế thiệt hại khi va chạm, đồng thời trang bị cả vòi rồng. Rõ ràng, không tàu nào dùng để đánh bắt cá lại được trang bị như vậy.


"Đừng lầm tưởng! Đó là lực lượng do nhà nước tổ chức, phát triển và kiểm soát, hoạt động theo hệ thống mệnh lệnh quân sự trực tiếp" - GS Erickson nhấn mạnh trong cuộc điều trần nêu trên. Vị chuyên gia uy tín còn đề nghị giới chức Mỹ phải lật tẩy bộ mặt thật của lực lượng dân quân biển nhiều mập mờ này.


Lật mặt nạ dân quân biển TQ cũng là quan điểm mà TS Erickson đi sâu trong nhiều bài viết của ông trên các tạp chí quân sự. "Lực lượng dân quân biển TQ vẫn có thể nhởn nhơ và hành động lắt léo nếu chúng ta im lặng, không hành động" - ông quan ngại.


Trong một cuộc họp báo thường kỳ vào tháng 4-2016, khi được hỏi liệu có phải Bắc Kinh đang sử dụng hạm đội ngư dân của mình để đòi chủ quyền phi pháp ở các vùng biển tranh chấp hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Lục Khảng lập tức phủ nhận: "Không có bất cứ thứ gì như vậy cả".


Đây vốn là câu cửa miệng của ông Lục mỗi khi được hỏi về vấn đề này song thực ra, hồi tháng 2-2016, báo China Daily của TQ từng công khai thừa nhận vai trò của dân quân biển nước này. "Một lực lượng ít được chú ý hơn, dân quân biển của TQ đang cải thiện năng lực hoạt động. Phần lớn dân quân biển là ngư dân địa phương" - bài viết nêu rõ, kèm theo hình ảnh dân quân biển đang tham gia huấn luyện quân sự với súng có trang bị lưỡi lê.


Ngoài ra, đại tá Xu Qingduan, Chỉ huy Quân sự TP Bột Hải, tỉnh Quảng Tây - TQ, còn tiết lộ dân quân biển của thành phố này đã được yêu cầu tham gia nhiều cuộc tập trận hải quân trên biển và trên không từ năm 2014.


"Vũ khí bí mật"


Đến nay, quy mô của dân quân biển TQ vẫn còn là ẩn số. Theo trang Daily Caller có trụ sở tại Mỹ, một báo cáo vào năm 1978 ước tính lực lượng này gồm 750.000 người và 140.000 tàu. Theo các chuyên gia hàng hải, dân quân biển thường được gọi là "vũ khí bí mật" của TQ nhưng thực ra, lực lượng này đã và đang hoạt động hết sức ngang nhiên. Sách Trắng quốc phòng năm 2010 của TQ nói rằng nước này có 8 triệu đơn vị dân quân song không rõ lực lượng dân quân biển mập mờ có được tính hay không.


Trong báo cáo hằng năm về an ninh quân sự liên quan tới TQ gửi lên quốc hội Mỹ hồi tháng 5-2016, Lầu Năm Góc cho biết Bắc Kinh đang sử dụng một lượng lớn dân quân biển không chính quy, còn được gọi "ngư dân xanh", để phục vụ tham vọng của nước này ở biển Đông. Thậm chí, lực lượng này còn gây rối cả các tàu Hải quân Mỹ.


Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, TQ sử dụng "chiến thuật cưỡng bức" và gia tăng gây căng thẳng ở những vùng biển mà nước này muốn kiểm soát. Giải thích về chiến thuật này, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Đông Á lúc đó, ông Abraham Denmark, nói rằng TQ cho cảnh sát biển và tàu đánh cá đi chung với nhau nhằm gây rối ở vùng biển mà Bắc Kinh muốn chiếm hoặc tuyên bố chủ quyền phi lý của mình.Theo Đỗ Quyên Người lao động


+++++++++++++++++++++++++++


Trung Quốc sắp hạ thủy tàu sân bay tự đóng


24/04/2017


Thanh Niên Online


Trung Quốc được cho là đang hoàn tất công tác chuẩn bị để hạ thủy tàu sân bay tự đóng đầu tiên Type 001A trong vài ngày tới.


image043

Tàu sân bay tự đóng Type 001A của Trung Quốc tại xưởng đóng tàu ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Ảnh chụp màn hình SCMP


Cổng thông tin thepaper.cn (trụ sở tại Thượng Hải) cho hay những khung giàn xung quanh chiếc tàu sân bay tự đóng đầu tiên của Trung Quốc đã được tháo dỡ trong khi boong tàu cũng được dọn dẹp, cho thấy khả năng chiếc tàu sắp được hạ thủy, theo South China Morning Post (SCMP) ngày 23.4.


Tàu Type 001A hiện đang được đóng tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. SCMP cho biết các hình ảnh được chụp và phát tán trên mạng xã hội vài ngày qua cho thấy lính thủy Trung Quốc đang diễn tập để chuẩn bị cho buổi lễ hạ thủy tàu.


Trung Quốc kỷ niệm 68 năm ngày thành lập hải quân vào ngày 23.4 và giới chuyên gia nhận định Bắc Kinh đã dự tính cho hạ thủy tàu sân bay Type 001A nhằm đánh dấu sự kiện này. Tuy nhiên, tình hình thủy triều trong ngày được cho là không suôn sẻ cho việc hạ thủy nên buổi lễ dự kiến sẽ diễn ra trong vài ngày tới.


Tàu Type 001A có lượng giãn nước 70.000 tấn, dài 315 m, rộng 75 m, tốc độ hành trình 57,4 km/giờ. Tàu sân bay tự đóng của Trung Quốc dựa theo nguyên mẫu của tàu Varyag do Liên Xô chế tạo mà Trung Quốc mua lại của Ukraine năm 1998. Trung Quốc hoàn tất việc tân trang cho chiếc tàu được đổi tên thành Liêu Ninh này vào năm 2011 và biên chế vào năm 2012.


Tàu Type 001A của Trung Quốc được cho là có kích thước lớn hơn một chút so với tàu Liêu Ninh, có trang thiết bị tiên tiến hơn, tầng chứa máy bay, boong tàu rộng hơn để chứa các máy bay chiến đấu J-15, trực thăng...


Giới quan sát quân sự đánh giá rằng việc hạ thủy tàu Type 001A sẽ là bước tiến khiêm tốn trong việc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc vì nước này vẫn còn bị Mỹ bỏ xa về năng lực hải quân.


SCMP dẫn lời nhà phân tích quân sự Lương Quốc Lương ở Hồng Kông nhận định ngay cả khi Trung Quốc hạ thủy tàu Type 001A, nước này vẫn mới có 2 tàu sân bay. Chưa kể, chiếc tàu này cần 2-3 năm nữa mới có thể đi vào hoạt động bình thường. Trong khi đó, Mỹ hiện sở hữu đến 10 tàu sân bay và ít nhất 4 tàu được triển khai tại châu Á-Thái Bình Dươn.


image044

Bảo Vinh


vinhliv@gmail.com

25 Tháng Tám 2014(Xem: 15209)
Ông Lê Khởi, một chủ tàu từ đảo Lý Sơn, cho biết hơn 10 thuyền viên trên thuyền đánh cá của ông đã bị tàu của Trung Quốc ‘tấn công’ hôm 15/8 khi đang đánh bắt thủy sản tại đảo Cây Dừa thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đây là lần thứ ba tàu cá của ông Khởi bị ‘lực lượng của Trung Quốc tấn công’ kể từ năm 2007. Ông kể với VOA Việt Ngữ:
21 Tháng Tám 2014(Xem: 13003)
Thuyền trưởng một tàu cá Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nói tàu của ông bị tàu Trung Quốc tấn công, đập phá và cướp tài sản.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 13626)
(Dân trí) - Philippines ngày 18/8 tuyên bố sẽ gửi công hàm phản đối các cuộc tuần tra tăng cường của tàu Trung Quốc tại một khu vực tranh chấp ở Biển Đông và gọi hành động này là một phần nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thay đổi hiện trạng khu vực.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 12979)
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (T) đón tiếp Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida (P) tại Jakarta ngày 12/08/2014.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 13498)
Thêm một động thái cho thấy dã tâm của Bắc Kinh tìm mọi cách khẳng định chủ quyền lãnh thổ tại các vùng tranh chấp : Theo Trung Quốc Tân Văn Xã, chính quyền Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng năm ngọn hải đăng trong vùng quần đảo Hoàng Sa.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 12086)
Sau “Hội thảo Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử tại Đà Nẵng từ 19-21/6” vừa qua, nơi có rất nhiều ý kiến đóng góp về mặt pháp lý cũng như lịch sử có giá trị cho cuộc đấu tranh, giải quyết căng thẳng hiện nay với Trung Quốc, Tiến sỹ Trần Công Trục, một trong hàng chục học giả tham dự hội thảo, đã có cuộc chia sẻ với phóng viên Dân Trí về khía cạnh pháp lý, vận dụng của Công ước Liên hợp quốc về luật biển đối với căng thẳng Biển Đông.
03 Tháng Tám 2014(Xem: 14533)
Theo thông tin từ Văn phòng Hàng hải Quốc tế ngày 03/08/2014, Hải quân Malaysia vừa thành công trong việc đẩy lùi một cuộc tấn công của hải tặc nhắm vào một chiếc tàu chở dầu. Vụ việc xảy ra ngày 02/08 ngoài khơi bờ biển phái Đông Malaysia, trên Biển Đông.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 13504)
Bắc Kinh đã quyết định di dời giàn khoan này sớm hơn thời hạn một tháng, phần nào giải tỏa căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thế nhưng theo một số nhà quan sát, như Tiến sỹ Zachary Abuza - chuyên gia về chính trị học Đông Nam Á, sự kiện giàn khoan cho thấy nguy cơ chia rẽ to lớn trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 13584)
Năm 1898, quan kinh lược Quảng Đông, Trung Quốc tuyên bố Hoàng Sa là đất hoang, không thuộc về Trung Hoa, không liên quan với chính quyền huyện Hải Nam nên không chịu bồi thường cho chủ 2 tàu buôn của Hà Lan vì tội hôi của.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 15887)
Khi chồng ra đi, bà Sinh mới 26 tuổi. Suốt 40 năm qua, bà nuôi 3 con gái trong căn hộ nhỏ mà vợ chồng bà đã sống từ năm 1973. Năm 2009, chung cư bị giải tỏa để xây cao ốc mới, bà Sinh phải đi thuê nhà để ở tạm. Vì thế, căn hộ 3 phòng, rộng 60 m2 nằm trong tòa cao ốc (quận 10, TP HCM), do chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa mua tặng là ngôi nhà đầu tiên bà Sinh có riêng cho mình.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 13541)
Hội thảo Biển Đông thường niên thứ tư do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức vừa kết thúc hôm thứ Sáu 11 tháng 7 tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 17051)
Mỹ đang đề ra những chiến thuật quân sự mới để răn đe âm mưu của Trung Quốc nhằm chiếm trọn Biển Đông. Những chiến thuật mới gồm sử dụng máy bay trinh thám và điều tàu hải quân tới gần các vùng biển có tranh chấp.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 13936)
PV: Thưa anh Nguyễn Sỹ Tuyen, Tôi biết đây là Đoàn Việt kiều thứ 3 ra thăm Quần đảo Trường Sa. Cảm nhận của anh, với tư cách là một Việt kiều, đến vùng biển đảo xa xôi ấy như thế nào? Nguyễn Sỹ Tuyên: Trước đây, tôi bao nhiêu năm ao uớc được đặt chân đến quần đảo Trường Sa của Tổ quốc. Tôi hiểu không phải muốn là được bởi ngoài chuyện tốn phí, còn là sự xa xôi, và những yêu cầu đặc biệt vì vị trí đặc biệt của Trường sa.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 13142)
Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 13777)
Trong một buổi “giao lưu văn hóa văn nghệ” trên boong chiến hạm HQ 571, chúng tôi thấy hai người ngồi bên cạnh ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 17900)
Đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng và theo tên quốc tế là Woody Island, với những bãi cát dài và các hàng cọ, đang trở thành biểu tượng trong kế hoạch thực hiện tham vọng biển đảo của Trung Quốc ở Biển Đông.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 39558)
Gần đây, sau khi Trung cộng ồ ạt kéo giàn khoan xâm chiếm thềm lục địa VN và dân Việt khắp nơi trên thế giới biểu tình đòi lại quần đảo Hoàng Sa. Hầu như phần lớn cộng đồng Việt chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân VNCH và hải quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đụng độ giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng (giả dạng là ngư dân) ở Hoàng Sa.