RIMPAC 2018: Mỹ, Nhật, Úc tập đánh chìm tàu để cảnh cáo Trung Quốc ?

26 Tháng Bảy 20187:25 CH(Xem: 8552)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA - THỨ SÁU 27 JULY 2018


RIMPAC 2018: Mỹ, Nhật, Úc tập đánh chìm tàu để cảnh cáo Trung Quốc ?


image027

Nguồn ảnh: báo Thanh Niên.


Trọng Nghĩa 26-07-2018


image028Lục quân Nhật Bản bắn tên lửa địa đối hạm từ đảo BARKING SANDS (Hawaii), nhân cuộc tập trận RIMPAC 2018 ngày 12/07/2018 ngoài khơi Hawaii (Mỹ)U.S. Army photo by Capt. Rachael Jeffcoat


Tại cuộc tập trận hải quân quốc tế RIMPAC 2018 do Mỹ tổ chức ngoài khơi quần đảo Hawaii (Hoa Kỳ), hôm 19/07/2018, lực lượng Mỹ và đồng minh đã tiến hành thành công một bài tâp Đánh Chìm Chiến Hạm SINKEX thứ hai, tiếp theo sau bài tập thứ nhất, thực hiện hôm 12/07. Theo giới chuyên gia quân sự, loạt bài tập này có thể được coi là một tín hiệu cảnh cáo nhắm vào Trung Quốc, vốn đã cử một chiếc tàu do thám thuộc loại tối tân của họ đến khu vực để theo dõi.


Theo trang mạng nhật báo Maui Now phát hành tại Hawaii ngày 20/07, trong bài tập SINKEX thứ hai, hỏa lực thật từ một chiến hạm và một chiến đấu cơ tham gia cuộc tập trận RIMPAC đã đánh chìm chiếc tàu khu trục cũ USS McClusky ở vùng biển sâu, cách đảo Kauaʻi 55 hải lý về phía bắc.


Đối với các chuyên gia quân sự, thành công trong việc thực hiện các bài tập cho phép các lực lượng tham gia nâng cao lòng tự tin vào các loại vũ khí, thiết bị mà họ được trang bị và rèn luyện trong thực tế kỹ năng sử dụng các loại khí tài đó, những điều mà họ không thể có được một cách đầy đủ nếu chỉ dựa vào các bài học lý thuyết.


SINKEX 2018 phối hợp Mỹ, Nhật, Úc và Hải-Lục-Không Quân


Đây không phải là lần đầu tiên mà lực lượng tham gia RIMPAC rèn luyện kỹ năng đánh chìm chiến hạm của đối phương, nhưng năm nay, các bài tập SINKEX đã chứa đựng nhiều yếu tố mới.


Đặc biệt nhất là sự kiện lần đầu tiên lực lượng Mỹ, Nhật đã dùng đến loại tên lửa ven bờ Naval Strike Missile – trên nguyên tắc là của binh chủng Lục Quân - để tấn công và phá hủy tàu địch. Yếu tố này được thấy trong bài tập bắn đạn thật ngày 12/07.


Đây là bài diễn tập phối hợp lực lượng của ba nước tham gia RIMPAC 2018 là Mỹ, Nhật Bản và Úc, đồng thời phối hợp ba binh chủng khác nhau : Hải Quân, Không Quân và Lục Quân.


Một cách cụ thể, để đánh chìm chiếc USS Racine, một tàu tuần duyên cũ của Mỹ được dùng làm mục tiêu ở ngoài khơi xa, cách bờ khoảng 100km, Lục Quân Nhật Bản và Hoa Kỳ đã sử dụng các loại tên lửa địa đối hạm, trong lúc tàu chiến và tàu ngầm của Hải Quân Mỹ thì sử dụng các vũ khí thông dụng là tên lửa và ngư lôi. Một chiếc phi cơ trinh sát chống ngầm P-8A Poseidon của Không Quân Úc cũng tham gia cuộc tấn công. Phần định vị mục tiêu do phi cơ trinh sát hàng hải và drone Gray Eagle của Không Quân Mỹ, cùng máy bay trực thăng Apache của Lục Quân Mỹ, cung cấp.


Điều được hầu như toàn bộ các nhà quan sát nêu bật là sự kiện lần đầu tiên Mỹ và Nhật Bản đã dùng đến hệ thống tên lửa ven bờ của Lục Quân để tấn công tàu chiến ngoài khơi xa. Mỹ đã dùng đến hệ thống tên lửa ven bờ thế hệ 5 NSM, trong lúc Nhật Bản sử dụng loại tên lửa địa đối hải Mitsubishi Type 12.


Tín hiệu gởi đến Trung Quốc


Chuyên gia phân tích Christopher Woody trên trang mạng báo Business Insider ngày 17/07 ghi nhận là bài tập hợp đồng binh chủng để đánh chìm tàu địch trong phiên bản mới đã được Mỹ và đồng minh thực hiện trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc trong khu vực ngày càng tăng.


Có lẽ chính vì vậy mà bài tập đã bao hàm một số nhân tố mới cho thấy rõ các phương án mà Mỹ và đồng minh đang chuẩn bị để đối phó với các mối đe dọa mới hay tiềm tàng ở vùng Thái Bình Dương.


Nhật Bản chẳng hạn đã trở thành một tác nhân tích cực. Tướng Robert Brown, tư lệnh Lục Quân Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, nêu bật sự kiện « lần đầu tiên trong lịch sử » tên lửa của Nhật Bản đã hòa vào màng lưới hỏa lực chung của Mỹ để nhắm vào một con tàu.


Bên cạnh đó, Mỹ cùng đồng minh cũng đặt trọng tâm vào việc dùng tên lửa đặt trên bờ trong bối cảnh các vùng biển và duyên hải ngày càng có thêm đối thủ tranh chấp. Đô đốc Harry Harris, thời còn đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ nhận định : « Các nước như Trung Quốc, Iran và Nga đang thách thức uy lực của Mỹ trên biển bằng những loại tên lửa chống hạm ngày càng tinh vi hơn ».


Trong bối cảnh đó, tên lửa tầm xa, di động, bắn đi từ đất liền được xem là một lựa chọn khác để đánh vào tàu địch khi hoạt động của tên lửa chống hạm trên các chiếc tàu đó hạn chế hoạt động của lực lượng Hải Quân trong vùng tranh chấp.


Khái niệm “bảo vệ quần đảo – archipelagic defense”


Theo nhận xét của David B. Larter trên DefenseNews ngày 21/05, sự phối hợp liên binh chủng và liên quốc gia cụ thể hóa một khái niệm mà cả quân đội Nhật Bản lẫn Hoa Kỳ đã phát triển, được giới chuyên gia biết đến dưới tên gọi chiến thuật "bảo vệ quần đảo", chủ trương sử dụng các đơn vị trên bộ để cản đường đi của lực lượng Trung Quốc bằng cách triển khai các hệ thống chống hạm và tên lửa phòng không trên khắp các chuỗi đảo ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.


Nhiều nhà phân tích cho rằng việc triển khai lực lượng bộ binh được võ trang bằng tên lửa chống hạm và phòng không trên khắp các đảo, sẽ gây khó khăn cho Trung Quốc trong điều được cho là mục tiêu dùng sức mạnh quân sự kiểm soát 1,7 triệu dặm vuông của hai vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông.


Trong một bài báo đăng năm 2015 trên tạp chí Foreign Affairs, nhà phân tích Andrew Krepinevich đã lập luận rằng việc triển khai Lục Quân trên Chuỗi Đảo Thứ Nhất, từ cực nam quần đảo Nhật Bản, qua Biển Hoa Đông, xuống đến Biển Đông, có thể buộc được Trung Quốc thay đổi cách chơi.


Tác giả viết : « Nếu muốn Bắc Kinh thay đổi tính toán, Washington phải tước được khả năng của Trung Quốc kiểm soát bầu trời và vùng biển xung quanh Chuỗi Đảo Thứ Nhất, vì Quân Đội Trung Quốc cần phải thống trị cả lãnh vực này để cô lập Nhật Bản… Hoa Kỳ cũng phải gắn kết mạng lưới chiến đấu của các đồng minh với mạng lưới của mình, đồng thời tăng cường năng lực của đồng minh - cả hai điều này đều sẽ giúp chống lại những nỗ lực của Quân Đội Trung Quốc nhằm thay đổi cán cân quân sự của khu vực… Những mục tiêu đó có thể đạt được với các lực lượng trên bộ, vốn không thay thế mà chỉ bổ sung cho Không Quân và Hải Quân. »


Vào lúc mới hình thành, chiến thuật dùng lực lượng trên bộ để tham gia hải chiến đã thu hút được một số chú ý, nhưng giới lãnh đạo Lục Quân Hoa Kỳ chưa quan tâm lắm vì đa số lực lượng này đóng tại châu Âu.


Đến năm 2016, nhân một hội nghị tại Hawaii, chính đô đốc Harry Harris, lãnh đạo toàn bộ lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, đã yêu cầu Lục Quân suy nghĩ về cách sử dụng các hệ thống tên lửa trên bờ để tấn công chiến hạm trên biển.


Với các bài tập SINKEX phiên bản mới được đưa vào cuộc tập trận RIMPAC 2018, chiến thuật trên đã được đẩy mạnh. Đô đốc Phil Davidson, người kế nhiệm ông Harry Harris làm lãnh đạo Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, thẩm định rằng bài tập SINKEX đã chứng tỏ được năng lực hủy diệt và thích ứng của các lực lượng Mỹ và đồng minh.


Theo đô đốc Davidson : « Khi Hải Quân đưa kẻ thù vào gần bờ, Lục Quân có thể tấn công chúng. Ngược lại, khi Lục Quân đẩy kẻ thù ra ngoài khơi xa, thì chúng cũng bị lọt vào hỏa lực của Hải Quân »./
25 Tháng Tám 2014(Xem: 15212)
Ông Lê Khởi, một chủ tàu từ đảo Lý Sơn, cho biết hơn 10 thuyền viên trên thuyền đánh cá của ông đã bị tàu của Trung Quốc ‘tấn công’ hôm 15/8 khi đang đánh bắt thủy sản tại đảo Cây Dừa thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đây là lần thứ ba tàu cá của ông Khởi bị ‘lực lượng của Trung Quốc tấn công’ kể từ năm 2007. Ông kể với VOA Việt Ngữ:
21 Tháng Tám 2014(Xem: 13006)
Thuyền trưởng một tàu cá Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nói tàu của ông bị tàu Trung Quốc tấn công, đập phá và cướp tài sản.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 13630)
(Dân trí) - Philippines ngày 18/8 tuyên bố sẽ gửi công hàm phản đối các cuộc tuần tra tăng cường của tàu Trung Quốc tại một khu vực tranh chấp ở Biển Đông và gọi hành động này là một phần nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thay đổi hiện trạng khu vực.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 12983)
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (T) đón tiếp Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida (P) tại Jakarta ngày 12/08/2014.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 13501)
Thêm một động thái cho thấy dã tâm của Bắc Kinh tìm mọi cách khẳng định chủ quyền lãnh thổ tại các vùng tranh chấp : Theo Trung Quốc Tân Văn Xã, chính quyền Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng năm ngọn hải đăng trong vùng quần đảo Hoàng Sa.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 12091)
Sau “Hội thảo Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử tại Đà Nẵng từ 19-21/6” vừa qua, nơi có rất nhiều ý kiến đóng góp về mặt pháp lý cũng như lịch sử có giá trị cho cuộc đấu tranh, giải quyết căng thẳng hiện nay với Trung Quốc, Tiến sỹ Trần Công Trục, một trong hàng chục học giả tham dự hội thảo, đã có cuộc chia sẻ với phóng viên Dân Trí về khía cạnh pháp lý, vận dụng của Công ước Liên hợp quốc về luật biển đối với căng thẳng Biển Đông.
03 Tháng Tám 2014(Xem: 14539)
Theo thông tin từ Văn phòng Hàng hải Quốc tế ngày 03/08/2014, Hải quân Malaysia vừa thành công trong việc đẩy lùi một cuộc tấn công của hải tặc nhắm vào một chiếc tàu chở dầu. Vụ việc xảy ra ngày 02/08 ngoài khơi bờ biển phái Đông Malaysia, trên Biển Đông.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 13508)
Bắc Kinh đã quyết định di dời giàn khoan này sớm hơn thời hạn một tháng, phần nào giải tỏa căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thế nhưng theo một số nhà quan sát, như Tiến sỹ Zachary Abuza - chuyên gia về chính trị học Đông Nam Á, sự kiện giàn khoan cho thấy nguy cơ chia rẽ to lớn trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 13589)
Năm 1898, quan kinh lược Quảng Đông, Trung Quốc tuyên bố Hoàng Sa là đất hoang, không thuộc về Trung Hoa, không liên quan với chính quyền huyện Hải Nam nên không chịu bồi thường cho chủ 2 tàu buôn của Hà Lan vì tội hôi của.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 15891)
Khi chồng ra đi, bà Sinh mới 26 tuổi. Suốt 40 năm qua, bà nuôi 3 con gái trong căn hộ nhỏ mà vợ chồng bà đã sống từ năm 1973. Năm 2009, chung cư bị giải tỏa để xây cao ốc mới, bà Sinh phải đi thuê nhà để ở tạm. Vì thế, căn hộ 3 phòng, rộng 60 m2 nằm trong tòa cao ốc (quận 10, TP HCM), do chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa mua tặng là ngôi nhà đầu tiên bà Sinh có riêng cho mình.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 13544)
Hội thảo Biển Đông thường niên thứ tư do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức vừa kết thúc hôm thứ Sáu 11 tháng 7 tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 17054)
Mỹ đang đề ra những chiến thuật quân sự mới để răn đe âm mưu của Trung Quốc nhằm chiếm trọn Biển Đông. Những chiến thuật mới gồm sử dụng máy bay trinh thám và điều tàu hải quân tới gần các vùng biển có tranh chấp.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 13939)
PV: Thưa anh Nguyễn Sỹ Tuyen, Tôi biết đây là Đoàn Việt kiều thứ 3 ra thăm Quần đảo Trường Sa. Cảm nhận của anh, với tư cách là một Việt kiều, đến vùng biển đảo xa xôi ấy như thế nào? Nguyễn Sỹ Tuyên: Trước đây, tôi bao nhiêu năm ao uớc được đặt chân đến quần đảo Trường Sa của Tổ quốc. Tôi hiểu không phải muốn là được bởi ngoài chuyện tốn phí, còn là sự xa xôi, và những yêu cầu đặc biệt vì vị trí đặc biệt của Trường sa.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 13144)
Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 13779)
Trong một buổi “giao lưu văn hóa văn nghệ” trên boong chiến hạm HQ 571, chúng tôi thấy hai người ngồi bên cạnh ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 17906)
Đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng và theo tên quốc tế là Woody Island, với những bãi cát dài và các hàng cọ, đang trở thành biểu tượng trong kế hoạch thực hiện tham vọng biển đảo của Trung Quốc ở Biển Đông.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 39563)
Gần đây, sau khi Trung cộng ồ ạt kéo giàn khoan xâm chiếm thềm lục địa VN và dân Việt khắp nơi trên thế giới biểu tình đòi lại quần đảo Hoàng Sa. Hầu như phần lớn cộng đồng Việt chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân VNCH và hải quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đụng độ giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng (giả dạng là ngư dân) ở Hoàng Sa.