Hoàng Sa 1974: Chính phủ Mỹ nói gì?

02 Tháng Tám 20186:52 CH(Xem: 8864)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA - THỨ SÁU 03 AUG 2018


Hoàng Sa 1974: Chính phủ Mỹ nói gì?

image016

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Hình chụp ngày 19/1/2017, khi diễn ra một cuộc tuần hành kỷ niệm sự kiện 1974 của người dân ở Hà Nội


Ngày 19/1/1974 đánh dấu sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.


Dựa theo các tài liệu đã giải mật của Hoa Kỳ, BBC tóm lược các phản ứng của chính phủ Mỹ ngay tại thời điểm sự kiện vừa diễn ra. Nhiều thông tin, quan điểm có thể đã bị những cứ liệu sau này vượt qua, nhưng thông tin dưới đây phản ánh cái nhìn trong chính phủ Mỹ tại thời điểm năm 1974:


18/1/1974:


Cơ quan tình báo Mỹ CIA gửi báo cáo nói Trung Quốc và Nam Việt Nam "có thể đã đụng độ" ngày 16/1/1974  vì Trung Quốc chiếm đảo Cam Tuyền trong khu vực Hoàng Sa.


"Phía Nam Việt Nam cũng nói rằng Trung Quốc đã đổ bộ lên hai đảo khác trong Nhóm Nguyệt Thiềm của Hoàng Sa."


Tài liệu của CIA ghi nhận Bắc Kinh và Sài Gòn đều đòi chủ quyền Hoàng Sa, và có sự hiện diện quân sự tại đây từ giữa thập niên 1950. Trung Quốc chiếm Nhóm Tuyên Đức ở phía bắc, còn Nam Việt Nam chiếm Nhóm Nguyệt Thiềm ở phía nam.


Báo cáo của CIA nhắc lại trước đó Bắc Kinh và Sài Gòn chỉ duy nhất một lần va chạm vào năm 1959 khi "phía Nam Việt Nam bắt giữ các ngư dân Trung Quốc ở Nhóm Nguyệt Thiềm". TR/UY CO TAN TINH CHAU DUCAN


"Việc quan tâm trở lại về sở hữu các đảo có thể xuất phát từ triển vọng tìm thấy dầu trên đảo hoặc vùng nước xung quanh," CIA nói.


image017

Image caption Bản đồ quần đảo Hoàng Sa trong một báo cáo của CIA tháng Ba 1974


21/1/1974:


Sau khi Trung Quốc đã kiểm soát được toàn bộ Hoàng Sa 19/1/1974, báo cáo của CIA ngày 21/1/74 thừa nhận thông tin về diễn biến cuộc đụng độ vẫn "vô cùng sơ sài".


Báo cáo này phân tích căng thẳng bắt đầu từ tuyên bố tháng Chín 1973 của Nam Việt Nam khẳng định chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.


"Ban đầu Bắc Kinh bỏ qua tuyên bố này, nhưng đến ngày 11/1/74, họ phản ứng bằng tuyên bố bộ ngoại giao tái khẳng định chủ quyền ở Trường Sa, Hoàng Sa và Bãi Macclesfield."


"Lần đầu tiên, Bắc Kinh cũng chính thức đòi chủ quyền với "tài nguyên tự nhiên ở vùng biển xung quanh" các đảo."


"Cùng lúc này, Trung Quốc cũng đưa một số ngư dân đến Nhóm Nguyệt Thiềm, nơi mà theo phía Nam Việt Nam, những người này dựng lều và cắm cờ Trung Quốc."


"Vào lúc này, Sài Gòn chuyển hướng chú ý từ Trường Sa sang Hoàng Sa."


Báo cáo nói Sài Gòn đưa hải quân ra Nhóm Nguyệt Thiềm, khiến các ngư dân Trung Quốc phải rút đi.


CIA nói Trung Quốc "rõ ràng đã có chuẩn bị" cho diễn biến này.


"Sau khi Nam Việt Nam bắn vào ngư dân Trung Quốc trên đảo Quang Hòa ngày 16/1, Trung Quốc đưa các đơn vị quân đội hướng về nam, can thiệp bằng lực lượng bộ binh và hải quân khá lớn, cùng với không kích," CIA viết.


23/1/1974:


Tại trụ sở bộ ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Henry Kissinger gặp ông Han Hsu, quyền trưởng phái đoàn liên lạc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Washington.


Ông Kissinger nói chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đang đưa nhiều thư phản kháng lên các tổ chức quốc tế như SEATO và LHQ.


"Chúng tôi không dính líu đến các phản kháng đó," Ngoại trưởng Kissiger nói.


Ông nói thêm: "Hoa Kỳ không có lập trường trong việc ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Nam Việt Nam tại các đảo này."


25/1/1974:


Tại một cuộc họp khác, Đô đốc Thomas H. Moorer, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân, báo cáo: "Chúng ta đã tránh xa vấn đề."


Ngoại trưởng Kissinger hỏi lại: "Chúng ta chưa bao giờ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của họ [Nam Việt Nam]?"


Đô đốc Moorer trả lời: "Toàn vùng đó là cả vấn đề. Trường Sa và các đảo khác có cùng vấn đề - đó là lãnh thổ đang tranh chấp. Chúng tôi đã ra lệnh tránh khỏi vùng đó."


Ông Kissinger hỏi "Ai khởi đầu trận chiến ở Hoàng Sa?"


Đô đốc Thomas H. Moorer mô tả: "Một đội tuần tra của Nam Việt Nam trong khu vực phát hiện một số tàu Trung Quốc tiến về các đảo; họ tiến đến và đưa khoảng 75 người lên đảo Duncan (Quang Hòa). Đó là một trong các đảo phía nam của nhóm Nguyệt Thiềm.


"Họ phải đối đầu với hai đại đội Trung Quốc. Phía Nam Việt Nam phải rút sang các đảo gần đó.


"Bốn tàu Nam Việt Nam và khoảng 11 tàu Trung Quốc sau đó có trận hải chiến trong khi quân Nam Việt Nam rút lui."


Ngoại trưởng Mỹ hỏi tiếp: "Phản ứng của Bắc Việt trước toàn bộ vụ việc là thế nào?"


William Colby, Giám đốc tình báo CIA, nói: "Họ bỏ qua, nói rằng nó nằm dưới Vĩ tuyến 17 và vì thế không có ảnh hưởng đến họ. Nói chung, họ không đưa ra lập trường, không theo bên nào."


Ông William Smyser, từ Hội đồng An ninh Quốc gia, nói thêm: "Nó đặt họ vào tình thế tế nhị. Họ không nói gì cho đến khi đã xong chuyện, và rồi chỉ nói họ lên án việc dùng vũ lực."


Cuộc bàn luận tiếp tục với trình tự như sau:


"Ngoại trưởng Kissinger: Tôi biết họ nói gì rồi, nhưng họ thực sự cảm thấy thế nào?


Đô đốc Moorer: Tôi nghĩ họ lo lắng.


Ông Colby: Bắc Việt có thể muốn có mỏ dầu tại đó.


Ông Clements [Thứ trưởng Quốc phòng]: Đừng quá mơ mộng về khả năng có dầu tại các đảo đó. Đó vẫn là chuyện trên trời. Hiện chẳng có gì ở đấy cả, chỉ là tương lai thôi. Hiện nay dầu hỏa ở đó không khả thi. Chỉ là tiềm năng.


Đô đốc Moorer:


- Người Pháp nắm giữ các đảo trong thập niên 1930 cho đến khi Nhật chiếm trong Thế chiến.


- Năm 1955, người Pháp từ bỏ chủ quyền các đảo và Nhật đã làm như thế năm 1951.


- Nam Việt Nam và Trung Cộng kể từ đó cùng nhận chủ quyền.


= Philippines có tuyên bố yếu ớt, nhưng chỉ là trên giấy."


Sau đó, Đô đốc Moorer xác nhận lại với Henry Kissinger: "Chỉ thị của tôi là tránh xa khỏi toàn bộ khu vực."


28/1/1974:


Bộ Ngoại giao Mỹ gửi điện cho tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, nói rằng có một bản tin của UPI viết các tàu chiến Nam Việt Nam đã "bao vây" Hoàng Sa, sau khi đã bị mất đảo về tay Trung Quốc.


Bức điện nói "lo lắng sâu sắc về rủi ro phía Việt Nam bày tỏ giận dữ về Hoàng Sa bằng hành động quân sự phi lý với Trung Quốc".


Bức điện yêu cầu Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn "kiềm chế" chính quyền Việt Nam Cộng Hòa./ (BBC 19/1/2018)
25 Tháng Chín 2016(Xem: 9875)
- Cho dù Donald Trump hay Hillary Clinton trở thành Tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ vào năm tới, làm thế nào để tái khẳng định sức mạnh Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn là điều quan trọng. - Người mà vị Tổng thống thứ 45 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ có thể "chọn mặt gửi vàng" chính là ông Joko Widodo, Tổng thống Indonesia.
21 Tháng Chín 2016(Xem: 10421)
Theo quan sát, có tất cả năm cấu trúc mới xuất hiện ở bờ biển phía tây đảo Ba Bình. Trong đó bốn cấu trúc hình chữ Y đã được xây xong và bao quanh một cấu trúc hình tròn ở giữa vẫn đang trong quá trình xây dựng. Các công trình kiên cố này có chiều cao khoảng 3 hoặc 4 tầng, SCMP ước tính.
18 Tháng Chín 2016(Xem: 9677)
"Bắc Kinh đang rình rập thời cơ để chiếm lĩnh bãi cạn Scarborough của Philippines, một tử huyệt của Biển Đông. Thời điểm lý tưởng nhất là khi cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đi vào giai đoạn cuối, khi toàn thể công luận và chính giới Mỹ bị thu hút vào trận đấu quyết liệt giữa Hillary Clinton và Donald Trump ngày 08/11/2016".
11 Tháng Chín 2016(Xem: 10076)
Ngày 07/09/2016, ngày đầu tiên của Thượng đỉnh ASEAN tại Vientiane, phái đoàn Philippines đã bất ngờ khai hỏa. Quả pháo đầu tiên của Philippines là trình bày các tấm không ảnh chụp bên trên vùng bãi cạn Scarborough bị Hải Quân Trung Quốc lấn chiếm vào năm 2012.
09 Tháng Chín 2016(Xem: 10063)
"Hôm 07/09/2016 tại Vientian, phái đoàn Philippines tham dự Thượng đỉnh ASEAN công bố bằng chứng tố cáo Trung Quốc bí mật xây thêm đảo nhân tạo ở Biển Đông. Theo Manila, nhiều không ảnh cho thấy nhiều tàu Trung Quốc chuẩn bị xây đảo nhân tạo trên bãi đá ngầm Scarborough, chỉ cách đảo chính Luzon 230 km".
06 Tháng Chín 2016(Xem: 11084)
Hậu chấn PCA-Kết quả G-20 “Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong việc không công nhận phán quyết của tòa [PCA].”
04 Tháng Chín 2016(Xem: 9565)
« Đẩy mạnh tăng trưởng, trao đổi mậu dịch và đầu tư trong một nền kinh tế mở rộng ». Đó là nội dung chính diễn văn khai mạc thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu (Hangzhou) chiều ngày 04/09/2016 của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình".
28 Tháng Tám 2016(Xem: 10037)
Diễn biến bất thường ở biển Darwin Úc: “Tập trận Kowari 2016” sẽ được cả ba cường quốc quân sự này tiến hành tại Darwin, Úc, từ ngày 01-11/09/2016.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 11378)
Hợp đồng thăm dò dầu khí của tập đoàn quốc gia Ấn Độ OVL (ONGC Videsh Ltd - OVL) tại Biển Đông hết hạn vào tháng 6/2016. Nhưng vì quyền lợi địa chính trị của hai bên, Việt Nam lập tức gia hạn hợp đồng để Ấn Độ tiếp tục hiện diện trong khu vực bị Trung Quốc tranh giành chủ quyền.
21 Tháng Tám 2016(Xem: 10189)
- "Theo hãng tin AP, đêm hôm qua, 17/08/2016, tổng thống Duterte đã nói với các phóng viên rằng ông chỉ muốn nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông trong các cuộc thảo luận riêng với các lãnh đạo Trung Quốc, vì theo ông, làm ầm ĩ chuyện này chỉ khiến Trung Quốc thêm thù nghịch". - Trong lúc đó: Bản tin của Reuters ghi nhận là Việt Nam đã cho chuyển các giàn phóng tên lửa EXTRA (còn được gọi là pháo phản lực) ra năm căn cứ tại Trường Sa « trong những tháng gần đây..., được giấu kín để khỏi bị phát hiện từ trên không và cho tới nay chưa được nạp tên lửa hay đạn pháo, nhưng có thể sẵn sàng tác chiến trong vòng 2-3 ngày ». Ảnh bên: Song Tử Tây by LYKIENTRUC.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 12620)
"Nếu Việt Nam triển khai các loại tên lửa mới nhất để nhắm vào Trung Quốc thì đó là một sai lầm khủng khiếp. Chúng tôi hy vọng Việt Nam hãy nhớ về quá khứ và rút ra một số bài học từ lịch sử," tờ Global Times cho biết.
11 Tháng Tám 2016(Xem: 12303)
"Băng cháy hay còn gọi là methane hydrate, được hình thành từ khí methane nén chặt trong băng bên dưới đáy biển. Nó là nguồn năng lượng khổng lồ. Cứ một m3 băng cháy chứa khoảng 164 m3 khí đốt tự nhiên vì nó ở thể nén".
09 Tháng Tám 2016(Xem: 10451)
"Tờ Tin tức Tham khảo, một phụ san của Tân Hoa Xã ngày 6/8 đưa tin, trong hội nghị thượng đỉnh Trung - Nga bên lề G-20 tại Hàng Châu đầu tháng Chín tới sẽ có "tin mừng", Bắc Kinh và Moscow có thể thành lập một tòa án quốc tế cho khu vực Âu - Á".
07 Tháng Tám 2016(Xem: 10306)
"Nhật Bản nói Trung Quốc đã đưa đội tàu gồm hơn 230 chiếc, hầu hết là tàu đánh cá, vào sát vùng nước do Nhật kiểm soát ở Biển Hoa Đông".
01 Tháng Tám 2016(Xem: 9725)
"Trong bối cảnh Bắc Kinh lớn tiếng bác bỏ phán quyết quốc tế và tái khẳng định chủ quyền Trung Quốc trên vùng biển đang tranh chấp, việc Nga đồng ý tham gia tập trận đã đặt ra câu hỏi về ý định thực thụ của Mátxcơva".
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 9934)
“Phán quyết của Toà Trọng tài PCA đã làm rõ rất nhiều thứ trên giấy tờ, nhưng không có gì thay đổi trên thực địa cả. Đừng trông đợi bất cứ thay đổi kịch tính nào trong vấn đề Biển Đông phức tạp".
25 Tháng Bảy 2016(Xem: 9992)
Việc rút HQ-9 được tiến hành chỉ hai ngày trước khi Tòa trọng tài thường trực quốc tế ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 10152)
- Tân Hoa Xã ngày hôm 19/07/ đưa tin, trong cuộc gặp tư lệnh hải quân Mỹ, đô đốc John Richardson, tại Bắc Kinh vào hôm qua, tư lệnh hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi đã tuyên bố : « Chúng tôi sẽ không bao giờ ngưng việc xây dựng tại Nam Sa nửa chừng. Quần đảo Nam Sa là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc, nhu cầu xây dựng của chúng tôi là hợp lý và hợp pháp ». - Ảnh bên: Máy bay hãng hàng không Hainan Airlines, ngày 13/07/2016 hạ cánh xuống sân bay mà Trung Quốc vừa xây dựng trên bãi đá Subi trong quần đảo Trường Sa.REUTERS/Stringer.