Dự luật ngăn quân sự hóa Biển Đông động chạm đến cấp nào của Trung Quốc?

29 Tháng Năm 20192:24 SA(Xem: 7771)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA - THỨ TƯ 29 MAY 2019


Dự luật ngăn quân sự hóa Biển Đông động chạm đến cấp nào của Trung Quốc?


29/05/2019


TTO - Nếu Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Trừng phạt Biển Đông và Hoa Đông, những lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc cũng có thể bị cấm vận nếu người đó trực tiếp chỉ đạo quân sự hóa hai vùng biển đang tranh chấp.


 image007

Chiến hạm Mỹ khai hỏa trong một lần tập trận ở Biển Đông năm 2016 - Ảnh: REUTERS


Trong một nước Mỹ chia rẽ dưới thời Tổng thống Donald Trump, không dễ chứng kiến một khoảnh khắc đoàn kết của lưỡng đảng Dân chủ và Cộng hòa trong bất cứ vấn đề nào. Tuy nhiên, điều này đã xảy ra khi xuất hiện một cái tên: Trung Quốc.


Giữa lúc nhánh hành pháp đang thương chiến rực lửa với Bắc Kinh, tuần trước, 14 nhà lập pháp Dân chủ và Cộng hòa, đại diện bởi Thượng nghị sĩ Marco Rubio, đã đệ trình lên Quốc hội dự luật trừng phạt các cá nhân và tổ chức Trung Quốc có dính líu đến hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông và Hoa Đông.


image008


Trang mở đầu của Đạo luật Trừng phạt Biển Đông và Hoa Đông - Ảnh chụp màn hình


Cú đấm cho Trung Quốc


Tên đầy đủ của văn bản là "Dự luật áp lệnh cấm vận đối với Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa liên quan đến các hoạt động trên Biển Đông và Hoa Đông, và các mục đích khác".


Tiêu đề rút gọn là "Đạo luật Trừng phạt/cấm vận Biển Đông và Hoa Đông 2019". Có tất cả 12 điều mục.


Trong Mục 2 - Phát hiện của văn bản, quan điểm của Mỹ nêu rõ: "Dù Hoa Kỳ đứng trung lập trong tranh chấp chủ quyền đối với các thực thể đất trong khu vực… Tất cả yêu sách hàng hải phải được dựa trên thực thể tự nhiên (đảo hình thành tự nhiên - PV), theo đúng luật quốc tế". (Báo cáo Bộ Quốc phòng Mỹ tháng 8-2015)


Đáng chú ý, trong Mục 5, quan điểm trên được nâng tầm về mặt pháp lý, nhấn mạnh rằng Quốc hội Mỹ "phản đối hành động của chính phủ bất cứ quốc gia nào can thiệp vào quyền tự do sử dụng vùng nước và không phận ở Biển Đông hoặc Hoa Đông"; yêu cầu Trung Quốc "ngừng theo đuổi các yêu sách bất hợp pháp và hành động quân sự hóa một khu vực quan trọng đối với an ninh toàn cầu".


Đạo luật cũng kêu gọi Chính phủ Mỹ "mở rộng các chiến dịch tự do hàng hải và hàng không, phản ứng lại hành động khiêu khích của Trung Quốc bằng các biện pháp tương xứng".


Tờ báo Asia Times bình luận: với những từ ngữ, nội dung cứng rắn như trên, Đạo luật Trừng phạt Biển Đông và Hoa Đông 2019 hứa hẹn sẽ khiến Bắc Kinh phản ứng mạnh nếu được thông qua, thương chiến cũng sẽ gia tăng vì nhiều công ty hàng đầu Trung Quốc có liên quan đến hoạt động cải tạo ở Biển Đông.


Giới quan sát quốc tế quan ngại Trung Quốc hiện chỉ còn thiếu chút nữa là tuyên bố Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông. Bước đi này sẽ đặt cả khu vực dưới sự kiểm soát quân sự của Bắc Kinh, một cách không chính thức.


image009

Hải quân thuộc Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) biểu dương sức mạnh trên Biển Đông tháng 4-2018 - REUTERS


Ai sẽ bị Mỹ cấm vận?


Dự luật đang được Quốc hội Mỹ xem xét yêu cầu Tổng thống "áp lệnh trừng phạt về nhập cảnh và tài sản tại Mỹ đối với bất cứ người Trung Quốc nào có liên quan đến các dự án xây dựng và phát triển, trực tiếp bằng hành động hoặc chính sách, mang tính chất đe dọa hòa bình và ổn định ở Biển Đông".


Cũng theo báo Asia Times, do cách tiếp cận toàn diện của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông, trong đó chính quyền địa phương, quân đội, các tổ chức bán quân sự… đều có tham gia, lệnh cấm vận của Mỹ có thể vượt xa hơn các doanh nghiệp nhà nước lớn, bao trùm cả Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) và các đơn vị chính quyền.


Dự luật có đính kèm danh sách ban đầu gồm 25 công ty Trung Quốc có thể bị trừng phạt ngay, đáng chú ý là CCCC Dredging Group - công ty con của Tập đoàn Xây dựng viễn thông Trung Quốc, đơn vị tham gia xây đảo nhân tạo ở Biển Đông.


Những cái tên còn lại cũng toàn là các đại gia nhà nước: Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc (Sinopec), Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC), China Mobile, Tổng công ty Viễn thông Trung Quốc (China Telecom), Tập đoàn Khoa học và công nghiệp hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASIC)…


Nếu bị trừng phạt, những pháp nhân trên sẽ bị cấm tiếp cận các định chế tài chính đóng ở Mỹ, đồng nghĩa với cú đấm cực mạnh dành cho những công ty có hoạt động toàn cầu.


Thêm vào đó, về mặt lý thuyết, cấm vận có thể áp dụng với cả lãnh đạo cao cấp nhất Trung Quốc, nếu người đó chủ trương quân sự hóa Biển Đông. 


Một số nhà phân tích nhìn nhận dự luật này chẳng khác nào phương án "ngoại giao hạt nhân" mà Mỹ có thể xài trong trường hợp mọi đàm phán với Bắc Kinh bế tắc.


Theo quy trình, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ là người chịu trách nhiệm báo cáo cho Quốc hội tên tuổi những tổ chức Trung Quốc nào sẽ bị cấm vận. Trong một phát biểu gần đây, ông tỏ ra tự tin với chiến lược gây sức ép tối đa lên Trung Quốc.


"Tôi chưa từng gặp người nào ở châu Á tin rằng đã diễn ra chính sách xoay trục thời kỳ chính quyền trước (Tổng thống Obama). Nhưng hôm nay, họ sẽ thấy chúng tôi tham gia nhiều hơn. Chúng tôi đã có mặt. Chúng tôi không chỉ đi dự họp, chúng tôi còn hành động. Quân đội của chúng tôi hành động" - Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh nhiều lần.


image010

Các công trình xây dựng Trung Quốc hoàn thành gần đây trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: YOUTUBE


Lần đầu tiên trong lịch sử


ADVERTISEMENT


Khó mà diễn tả hết tầm mức quan trọng của sự kiện nếu Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Trừng phạt Biển Đông và Hoa Đông 2019, mà khả năng này lại cao trong bầu không khí "chống Trung" đang dâng trào ở Washington.


Đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử, sức mạnh quân sự Mỹ đứng ngay sau lưng các đồng minh và đối tác chiến lược châu Á chống lại Trung Quốc. Lệnh cấm vận cũng đồng nghĩa Mỹ thôi không còn "trung lập" trong tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên trên các vùng biển giáp Trung Quốc, đặc biệt là Biển Đông.


Dư luận chú ý nhiều đến quan điểm cứng rắn trong thương mại của chính quyền Tổng thống Trump với Trung Quốc, nhưng ít ai để ý chính sách quốc phòng của Mỹ cũng thay đổi theo hướng đó. Nhưng chính vì thay đổi chiến lược này, các quốc gia khu vực không sớm thì muộn sẽ phải lựa chọn giữa 2 cường quốc hàng đầu thế giới.


Cuối tuần này, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan sẽ công bố Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương mới nhân sự kiện Đối thoại Shangri-La tại Singapore, trước sự có mặt của đại diện Trung Quốc và các quan chức quốc phòng hàng đầu thế giới.


Giới quan sát dự đoán chiến lược mới sẽ bao gồm các biện pháp quân sự, ngoại giao và kinh tế nhằm kiềm chế và trừng phạt chủ nghĩa bành trướng hàng hải của Trung Quốc trên các vùng biển khu vực Đông Á.


Một số ý kiến cho rằng đạo luật trừng phạt Mỹ đang cân nhắc được thiết kế chủ ý nhằm bổ sung cho chiến lược châu Á sắp công bố. Theo cách "nhẹ nhàng" nhất, Mỹ có thể dùng công cụ cấm vận này để ép Bắc Kinh bớt "manh động" ở Biển Đông. PHÚC LONG
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 10153)
Đài CNN phiên bản Philippines ngày 30/12 đưa tin, hôm thứ Năm 29/12 Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã trả lời phỏng vấn đài này và cho biết, Manila sẽ có biện pháp phản ứng nếu Trung Quốc khai thác tài nguyên bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
27 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 10931)
Các quan chức quân sự Mỹ nói với Fox News, những quả tên lửa đất đối không đang nằm chờ ở Hải Nam, rất có thể sẽ được vận chuyển xuống các đảo nhân tạo "gây tranh cãi" trong những tháng tới.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 10159)
Ảnh vệ tinh của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (CSIS) công bố tháng 12/2016, cho thấy dường như Trung Quốc đã đặt tên lửa trên Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef), ở Biển Đông. Reuters/路透社
18 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 10919)
Ý đồ "thôn tính" cảng Piraeus, Hy Lạp đã có từ lâu. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chỉ vào cảng Piraeus trên bản đồ, ảnh: The Guardian.
15 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 10857)
Theo thông cáo của Đại Sứ quán Mỹ tại Hà Nội, ngày 15/12, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mustin (DDG 89) lớp Arleigh Burke đã tới Cảng Quốc tế Cam Ranh trong một điểm dừng kỹ thuật thường lệ.
11 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 11128)
Chiếc du thuyền mới có tên Nanhai Zhi Meng, thuộc Công Ty Lữ Hành Nam Hải, có thể chở đến gần 900 hành khách.
04 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 17623)
- American Thinker ngày 1/12 đưa tin, Trung Quốc đang xây dựng một cảng nước sâu chiến lược tại Campuchia trên vịnh Thái Lan. - Đáng lưu ý, với dự án này Trung Quốc hiện đang kiểm soát hơn 20% chiều dài bờ biển Campuchia.
01 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 10983)
Theo hãng tin Anh Reuters, sau khi tái khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông, phát ngôn viên Trung Quốc cho rằng : « Người Trung Quốc ở hai bên eo biển Đài Loan có nghĩa vụ là phải cùng nhau bảo vệ tài sản đó – tức là Biển Đông - của tổ tiên mình »
29 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13044)
Khi được hỏi về động thái của Đài Loan, hôm 29/11 phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Cảnh Sảng nói “người dân Trung Quốc ở cả hai bờ eo biển Đài Loan có nhiệm vụ phải chung sức bảo vệ tài sản của tổ tiên”.
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11043)
- Xem Power Point dưới bài (nhấn nút bên phải)
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13034)
- Ảnh trên từ trái: Admiral Scott H. Swift, Admiral Samuel J. Locklear, III, Admiral Harry B. Harris, Jr. - Ảnh dưới: trái - Năm 2003, Khu trục hạm USS Vandegrift 48 thuộc Hạm đội 7 lần đầu tiên đã ghé bến cảng Sàigon sau 30 năm mở đầu cho chương trình "Ngoại giao Chiến hạm". phải - Năm 2016, Khu trục hạm USS Decatur 73 hoàn thành sứ mạng chiến dịch FONOF do Hạm đội 3 giao phó. - Xem Power Point dưới bài (nhấn nút bên phải)
30 Tháng Mười 2016(Xem: 10275)
Căng thẳng biển Đông sẽ đi đến đâu? (Kỳ 2) - Đô đốc Harris cho rằng, công việc này không thể xem thường được.
23 Tháng Mười 2016(Xem: 12120)
DIỄN BIẾN: - 27 tháng 10/ 2015, chiến hạm USS Lassen hành quân khu vực đảo nhân tạo Xu Bi (Subi Reef) nhưng không tiến sâu vào phạm vi 12 hải lý, đồng thời quan sát các thực thể khác trong quần đảo Trường Sa. - 30 tháng 1/2016, chiến hạm USS Curtis Wilbur hành quân quanh vòng ngoài 12 hải lý đảo Tri Tôn (Triton Reef), một đảo đá nằm xa nhất ở phía Nam quần đảo Hoàng Sa tây. Tri Tôn cách đảo lý Sơn-Quảng Ngãi khoảng 220 hải lý. - 10 tháng 5/2016, chiến hạm USS William P. Lawrence hành quân quanh đảo nhân tạo Chữ Thập (Fiery Cross Reef) nhưng cũng không vượt vào phạm vi 12 hải lý.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 11328)
- Nguyễn Chí Vịnh:"Việt Nam cam kết hỗ trợ Mỹ và đồng minh can thiệp vào tình hình khu vực, miễn sao điều đó mang lại hòa bình, ổn định và thịnh vượng."
11 Tháng Mười 2016(Xem: 10199)
- Theo ông Lee Chon Jae : « Chúng tôi sẽ kiên quyết đối phó với các tàu cá Trung Quốc cản trở việc thực thi luật pháp bằng mọi biện pháp khi cần thiết, chẳng hạn như trực tiếp tấn công và giành quyền kiểm soát tàu cá Trung Quốc, hay là dùng các loại vũ khí thông thường ». - Quyết định tăng cường lực lượng đối phó với tàu cá Trung Quốc của Nhật Bản phải nói là rất kịp thời trong bối cảnh tàu cá Trung Quốc vừa lộ rõ bộ mặt hung hăng khi hai chiếc tàu Trung Quốc đã đâm chìm một tàu tuần tra Hàn Quốc hôm 07/10 vừa qua.
06 Tháng Mười 2016(Xem: 9581)
Tướng Gatot Nurmantyo: « Indonesia đã làm hết sức để thúc đẩy hòa bình và ổn định ở Biển Đông, và đã kêu gọi tất cả các bên tránh những hoạt động có thể gây thêm bất ổn định. Trên tinh thần đó, Quân Đội Indonesia sẽ không tiến hành tập trận với bất kỳ quốc gia nào khác trong vùng Biển Đông ».
27 Tháng Chín 2016(Xem: 10605)
Đài Phượng Hoàng đặt câu hỏi: "Theo ông, Đường 9 đoạn Trung Quốc đưa ra dựa vào cái gì mà vẽ ra? Đường 9 đoạn cuối cũng là đường gì? Nó có hợp pháp với Luật Quốc tế không?"