Phạm Thiên Thư

02 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 13877)
“NHẬTBÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA” THỨ BẨY 04 OCT 2014

E.E - Emprunt Empreinte - Mượn Dấu Thời Gian

Nếu như những ánh sao băng có xẹt ngang bầu trời và để lại chút dấu thời gian....

jeudi 11 septembre 2014

Phạm Thiên Thư

image058

http://phannguyenartist.blogspot.com/

Phạm Thiên Thư

Tên thật: Phạm Kim Long

(01/01/1940 - .........) Hải Phòng

Nhà thơ

image060
Lòng như bát ngát mây xanh
Thân như sương tụ trên cành tâm mai

Tặng Phan Nguyên


1/9/2014

Phạm Thiên Thư 

Phạm Thiên Thư tên thật là Phạm Kim Long, sinh ngày 01- 01-1940
Quê cha: Thái Bình
Quê mẹ: Bắc Ninh
Sinh quán: Lạc Viên, Hải Phòng
Trú quán: Trang trại Đá Trắng, Chi Ngãi, Hải Dương (1943-1951)
Sài Gòn, TPHCM (1954- đến nay) 

Từ 1964-1973: Tu sĩ, làm thơ
Năm 1973, đoạt giải nhất Văn chương toàn quốc với tác phẩm Hậu Kiều - Đoạn Trường Vô Thanh.
Từ 1973 - đến nay: Nghiên cứu, sáng lập và truyền bá môn dưỡng sinh Điện công Phathata (Pháp-Thân-Tâm)

Trong bài Phạm Thiên Thư, Người Thi Hóa Kinh Phât, Hà Thi viết: "Nhà thơ họ Phạm tuy xuất hiện khá muộn (1968), nhưng cũng đã đóng góp vào văn học khá nhiều tác phẩm, đặc biệt là những thi phẩm ở dạng khá độc đáo: thơ đạo!
 Một số thơ của ông được phổ thành ca khúc đã mang lại một số đông công chúng yêu thích thơ ông: Em Lễ Chùa Này, Ngày Xưa Hoàng Thị, Động Hoa Vàng, Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu...
Thơ Phạm Thiên Thư cứ vấn vít nửa đời nửa đạo thật khác thường, làm cho độc giả ngẩn ngơ, bất ngờ... Thế giới thi ca Phạm Thiên Thư giúp chúng ta khám phá thêm những cửa ngõ mới lạ, phong phú về tôn giáo, tình yêu và thiên nhiên." 
Phạm Thiên Thư từng là một tu sĩ Phật giáo, Pháp danh Tuệ Không, ông viết Động Hoa Vàng những ngày đầu ngấm giáo lý nhà Phật và thực sự đã làm nên tên tuổi Phạm Thiên Thư với những tác phẩm thi hóa các Kinh Thơ, Kinh Hiếu, Kình Hiền Ngu, Kinh Kim Cương. Những tác phẩm đẹp và hiếm trong văn học Việt Nam.

Ông nói: " Tôi tu theo cách của mình, tu để sống cuộc đời của mình, nuôi dưỡng lối tư duy và trí tuệ của mình"

Đợi nhau tàn cuộc hoa này
Đành như cánh bướm đồi tây hững hờ
Tìm trang lệ ố hàng thơ
Chữ xưa quyên giục bây giờ chim đi...

(Theo thivien.net)

image062

image060

Buồn buồn tôi hỏi cái tôi

Cái vừa đến - Cái đi rồi - Lạ nhau!

1-9-2014
Phạm Thiên Thư

Tác phẩm đã in

Thơ Phạm Thiên Thư

(chưa tìm thấy bìa sách)
(1968)

Kinh Ngọc
 image066

(Thi hóa Kinh Kim Cương)

Động Hoa Vàng
image068 

(thơ 1971)

image070
Phạm Duy phổ nhạc
thơ Phạm Thiên Thư 
image072

Hậu Kiều - Đoạn Trường Vô Thanh
image074 

(1972)
Giải thưởng Văn học toàn quốc. 
(miền Nam Việt Nam. 1973)

Kinh Thơ
Suối Nguồn Vi Diệu

image076

Kinh Hiền

image078 

(Thi hóa Kinh Hiền Ngu)
gồm 12.000 câu lục bát

Quyên Từ Độ Bỏ Thôn Đoài
image079 

(thơ)

Ngày Xưa Người Tình

image081

Trại Hoa Đỉnh Đồi
image083 

(thơ. 1975)

Vua Núi Vua Nước

image085

Huyền Ngôn Xanh

image087

Từ Điển Cười

image089

24.000 bài tứ tuyệt Tiếu Liệu Pháp
Kỷ Lục Việt Nam:
Người đầu tiên viết từ điển cười bằng thơ. 2007

Hát Ru Việt Sử Thi

image091
Nhân Gian

image093
Thơ

Những Lời Thược Dược
image095 

2007

Từ Điển Đời
image097 

2013

image099

Phạm Thiên Thư

Phạm Cung ký họa

Ngày Xưa Hoàng Thị

Thơ Phạm Thiên Thư

Nhạc Phạm Duy
Tiếng hát Đức Tuấn

Ngày Xưa ...Hoàng Thị



Em tan trường về

đường mưa nho nhỏ
Chim non giấu mỏ
Dưới cội hoa vàng
Bước em thênh thang 

Áo tà nguyệt bạch 

Ôm nghiêng cặp sách 

Vai nhỏ tóc dài 

Anh đi theo hoài 

Gót giày thầm lặng 

Đường chiều úa nắng 

Mưa nhẹ bâng khuâng 

Em tan trường về 

Cuối đường mây đỏ 

Anh tìm theo Ngọ 

Dáng lau lách buồn 

Tay nụ hoa thuôn 

Vương bờ tóc suối 

Tìm lời mở nói 

Lòng sao ngập ngừng 

Lòng sao rưng rưng 

Như trời mây ngợp 

Hôm sau vào lớp 

Nhìn em ngại ngần

 

Em tan trường về 

Đường mưa nho nhỏ 

Trao vội chùm hoa 

Ép vào cuốn vở

Thương ơi! vạn thuở 

Biết nói chi nguôi 

Em mỉm môi cười 

Anh mang nỗi nhớ 

Hè sang phượng nở 

Rồi chẳng gặp nhau

Ơi mối tình đầu 

Như đi trên cát 

Bước nhẹ mà sâu 

Mà cũng hòa mau.... 

Tưởng đã phai màu 

Đường chiều hoa cỏ

Mười năm rồi Ngọ 

Tình cờ qua đây 

Cây xưa vẫn gầy 

Phơi nghiêng dáng đỏ 

Áo em ngày nọ 

Phai nhạt mấy màu

Chân theo tìm nhau 

Còn là vang vọng 

Đời như biển động 

Xoá dấu ngày qua

Tay ngắt chùm hoa 

Mà thương mà nhớ

Phố ơi! muôn thuở 

Giữ vết chân tình 

Tìm xưa quẩn quanh 

Ai mang bụi đỏ 

Dáng ai nho nhỏ 

Trong cõi xa vời.

Tình ơi!...Tình ơi...

 

Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng

Thơ Phạm Thiên Thư

Nhạc Phạm Duy
Tiếng hát Ngọc Hạ


Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng

Rằng xưa có gã từ quan 
Lên non tìm động hoa vàng nhớ người 
Thôi thì thôi đừng ngại mưa mau 
Đưa nhau ra tới bên cầu nước xuôi 
Sông này đây chẩy một giòng thôi 
Mấy đầu sông thẵm khóc người cuối sông 

Nhớ xưa em chưa theo chồng 
Mùa Xuân may áo áo hồng đào rơi 
Mùa Thu em mặc áo da trời 
Sang Đông lại khoác lên người áo hoa 

Rằng xưa có gã từ quan 
Lên non tìm động hoa vàng nhớ nhau 
Thôi thì em chẳng còn yêu tôi 
Leo lên cành bưởi khóc người rưng rưng 
Thôi thì thôi mộ người tà dương 
Thôi thì thôi nhé đoạn trường thế thôi 

Nhớ xưa em rũ tóc thề 
Nhìn trăng sao nỡ để lời thề bay 
Đợi nhau tàn cuộc hoa này 
Buồn như cánh bướm đồi Tây hững hờ 

Rằng xưa có gã từ quan 
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say 
Thôi thì thôi để mặc mây trôi 
Ôm trăng đánh giấc bên đồi dạ lan 
Thôi thì thôi chỉ là phù vân 
Thôi thì thôi nhé có ngần ấy thôi 

Chim ơi chết dưới cội hoa 
Tiếng kêu rơi rụng giữa giang hà 
Mai ta chết dưới cội đào 
Khóc ta xin nhỏ lệ vào thiên thu.

Em Lễ Chùa Này

 

Thơ Phạm Thiên Thư

Nhạc Phạm Duy

Tiếng hát Thái Thanh

Em Lễ Chùa Này

Đầu Mùa Xuân cùng em đi lễ 
Lễ chùa này - vườn nắng tung bay 
Và ngàn lau - vàng màu khép nép 
Bãi sông bay - một con bướm đẹp 

Mùa Hạ qua cùng em đi lễ 
Trái mơ ngon - đồi gió mơn man 
Từ lò hương - Làn trầm nghi ngút 
Khói hương thơm - bờ tóc em rờn 

Rồi Mùa Thu cùng em đi lễ 
Có con chim đậu dưới gác chuông 
Hòa lời ca - vào làn sương sớm 
Gió heo may - rụng hết lá vàng 

Vào mùa Đông - cùng em đi lễ 
Lễ chùa này- một thoáng mưa bay 
Và ngoài sân- vài cành khô gẫy 
Gió lung lay một cánh lan gầy 

Tàn Mùa Đông vào chùa bỡ ngỡ 
Tiễn đưa em trong áo quan này 
Từng cội hoa - Trầm lặng thương nhớ 
Tóc em xưa - tơ óng như mây 

Vườn chùa đây - vào nằm trong đất 
Nép bên hoa - ôi những hoa vàng 
Vườn đào tơ chập chờn cánh bướm 
Bướm khua râu - ngơ ngác bay ngang 

Mộ của em - mộ vừa mới lấp 
Có con chim - nào hót trên cây 
Lời của chim - chìm vào tiếng suối 
Suối xanh lơ - buồn khóc ai hoài 

Rồi từ đây - vườn chùa thanh vắng 
Đến thăm em - ngày tháng qua mau 
Một nụ mai - vừa nở trong nắng 
Hỡi em ơi - mây đã qua cầu 


Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu

Thơ Phạm Thiên Thư
Nhạc Phạm Duy 
Tiếng hát Đức Tuấn

Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu



Ngày xưa áo nhuộm hoàng hôn
Áo nhuộm hoàng hôn
Áo nhuộm hoàng hôn
Bóng ai cắp rổ cắp rổ lên cồn
Lên cồn hái dâu hái dâu

Tiếng nàng hát vọng đôi câu
Hát vọng đôi câu, hát vọng đôi câu
Dừng tay viết mướn ối a lòng sầu
Lòng sầu vẩn vơ vẩn vơ sầu

Lều tranh còn ủ trăng mơ
Còn ủ trăng mơ, còn ủ trăng mơ
Mối tình làm một bài thơ vô đề
Ẩn Lan ơi, ơi mái tóc thề

Ẩn Lan ơi, ơi mái tóc thề
Mùa xuân nay làn gió có về
Vỗ về hương xưa đêm nao học dưới
Học dưới trăng mờ giòng chữ hững hờ

Thoảng nghe tiếng hài của em
Tiếng hài của em, tiếng hài của em
Như sương lắng đọng lắng đọng trên thềm
Trên thềm ngõ sau ngõ sau

Em cười đem lại cho nhau
Đem lại cho nhau, đem lại cho nhau
Sợi tơ mớ tóc ối a buộc vào
Buộc vào với hoa, hoa ngâu vàng

Ngủ quên trên sách mơ màng
Tập sách thơm ngoan
Áp má mê man gió lùa tỉnh dậy
Mùi Lan chập chờn ẩn Lan ơi
Em dỗi em hờn

Ẩn Lan ơi em dỗi em hờn
Ẩn Lan ơi như những cơn buồn
Nỗi buồn thơm lâu em ơi gọi em
Là đóa hoa sầu là Đóa Hoa Sầu


Vết Chim Bay

http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/vet-chim-bay-cung-tien-pham-thien-thu-camille-huyen.UWyl_DpntV.html


Nhạc Cung Tiến
Tiếng hát Camille Huyền


Ngày xưa tôi đón em
Nơi gác chuông chùa nọ
Con chim nào qua đó
Còn để dấu chân in
Tôi một mình gọi nhỏ:
"Chim ơi biết đâu tìm."

Mười năm tôi qua đó
Còn vẫn dấu chân chim
Tôi một mình gọi nhỏ:
"Em ơi biết đâu tìm."

Ngày xưa tôi đón em
Trên gác chuông chùa nọ
Bây giờ tôi qua đó
Còn thấy chữ trong chuông.

Tôi khoác áo nâu sồng
Em chân trời biền biệt
Tên ai còn tha thiết 
Trong tiếng chuông chiều đưa.

Ngày xưa em qua đây 
Cho tình tôi chớm nở
Như chân chim muôn thuở
In mãi bực thềm rêu.

Cõi người có bao nhiêu
Mà tình sầu vô lượng
Còn chi trong giả tướng
Hay một vết chim bay.

image101

Phạm Thiên Thư 
Phạm Văn Hạng ký họa 


Bùi Giáng 
viết tặng Phạm Thiên Thư

Chạy quanh khu vực thần tiên
Mỗi chân mười ngón kết liên bốn mùa
Vườn cây trái ngọt trái chua
Mù sương hấp dẫn về chùa ngủ quên

*

Phạm Thiên Thư 
viết tặng Bùi Giáng

Ta với anh - cùng Dế Đá Trời
Thượng đế cầm râu ngoáy ngoáy chơi
Chọi với hư vô đầu trụi tóc
Tìm trong đá tảng - cái chơi vơi.

 Phạm Thiên Thư nói về Nhạc sĩ Phạm Duy

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130130/nha-tho-pham-thien-thu-noi-ve-pham-duy-troi-theo-dong-doi-lang-le.aspx
Đặng Tiến: 
Ngày Xuân Tìm "Động Hoa Vàng" 
http://www.tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p4/c18/n14236/Ngay-xuan-tim-Dong-hoa-vang.html

Trang Thơ Phạm Thiên Thư
http://www.thivien.net/viewauthor.php?UID=zUJYhrTgVIBip1y-0rpXeA

image103

image105

image107

Phạm Thiên Thư & Phạm Duy

image109

Trần Thoại Nguyên, Phan Nguyên, Phạm Thiên Thư

image111

Phạm Thiên Thư & Phan Nguyên

image113

Phạm Thiên Thư 
ảnh: Phan Nguyên. 2014

image115

Dưỡng sinh Điện công Pháp-Thân-Tâm
24 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12248)
Văn học miền Nam, từ 1954 đến 1975, là một đóng góp và một thành tựu của văn học Việt Nam, trong một giai đoạn thuộc nửa sau thế kỷ XX. Nó chỉ tồn tại trong vòng 20 năm, nhưng nó đã là một tồn tại quan trọng và không thể thiếu của giai đoạn này.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10762)
Có tiếng điện thoại reo, từ phòng ngoài cô thư ký cho hay là có hai người cảnh sát muốn găp. Liền sau đó có tiếng gõ cửa. Vừa ngẫng mặt lên, Trọng thấy Thạch Hùng đứng chóang ngay trước cửa. Mặt anh ta hầm hầm, miệng lẩm bẩm hình như anh ta đang chửi thề với ai. Sau lưng Thạch Hùng là hai người cảnh sát Mỹ:
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12189)
Trong giai đoạn sau 1963, một sự kiện nữa cũng không thể bỏ qua: là vai trò của Phật giáo bỗng nổi bật hẳn lên trong đời sống của xã hội Miền Nam.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10727)
Nguyễn Hưng Quốc VOA 17.11.2014 Trong một cuộc tán gẫu về văn học quanh một bàn nhậu ở Việt Nam, dịp tôi về thăm nhà vào cuối năm 2000, một người nghe đâu cũng làm thơ hỏi tôi: "Nghe nói hình như anh có viết một cuốn sách về Võ Phiến?"
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10524)
Sau hơn ba mươi năm nghề thầy thuốc ông ta về hưu ở tuổi 69. Ông ở nhà lo cơm nước cho vợ. Chiều, vợ đi làm về, có sẵn một bữa cơm sốt canh nóng cho hai vợ chồng là tình nghĩa biết chừng nào. Đó là ước mơ và cũng là triết lý sống cuối đời của ông. Với ông, cái khó không phải là kỹ thuật nấu nướng, mà là ‘chất liệu’.
09 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11086)
Lời Phi Lộ: Trong hơn 1 tháng nay kênh truyền thông CNN hằng ngày làm sống lại nước Mỹ trong “Những Năm Sáu Mươi”của thế kỷ trước qua cuốn phim“The Sixties”. Những biến động của xã hội Mỹ vào thời khoản này đều được lồng trong khung cảnh của“Chiến Tranh Việt Nam”-VietNam War
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10840)
Sau bốn mươi năm lưu vong ở hải ngoại, bây giờ cũng chưa phải là muộn để tập thể người Việt tỵ nạn chúng ta ngỏ lời tri ân sâu sắc đến các quốc gia đã và đang bao dung người Việt tỵ nạn trong suốt hơn 4 thập niên qua: Úc, Mỹ, Pháp, Canada, Đức
30 Tháng Mười 2014(Xem: 12853)
23 Tháng Chín 2014(Xem: 10698)
Trải qua một thời gian khá dài sống ở vùng rừng núi thâm u này, tuy rằng năm nào đều có bão tuyết ùa tới trắng xóa rừng núi, nhưng chưa bao giờ tệ hại tàn bạo khủng khiếp như năm nay.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 10019)
Nơi O ở là nơi ta chưa đến O bảo rằng có tuyết trắng mùa đông Và mùa hạ nắng vàng hôn hoa lá
08 Tháng Chín 2014(Xem: 10537)
Nữ đạo diễn trẻ Hoàng Điệp của Việt Nam chia sẻ niềm vui và cả những gian nan sau khi bộ phim đầu tay của chị "Đập cánh giữa không trung" đoạt được giải thưởng Phim hay nhất ở Liên hoan Phim quốc tế Venice.
26 Tháng Tám 2014(Xem: 9842)
DUYÊN QUAN HỌ TRONG CÂU HÁT HỘI LIM
21 Tháng Tám 2014(Xem: 10453)
Ở tuổi 89, tác giả của ca khúc nổi tiếng "Dư âm" sống nghèo túng, bệnh tật và cô đơn trong căn nhà nhỏ giữa lòng Sài Gòn.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 9782)
Vì sao văn học Việt Nam vẫn không có những tác phẩm lớn? Đó là câu hỏi đã nhiều lần được đưa ra thảo luận trong những năm gần đây. Chưa nói đến những tác phẩm có tác động mạnh đến thế giới hoặc được thế giới biết đến nhiều, . . .
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 10576)
Năm em lên ba, bố tôi bỏ lại người vợ trẻ và hai đứa con thơ lên đường tập kết. Tôi hơn em sáu tuổi. Chín tuổi con nhà nghèo khôn lắm, tôi đủ khôn để thấy khuôn mặt mẹ buồn hiu hắt, những tiếng thở dài và những giọt nước mắt âm thầm của mẹ trong đêm. Chín tuổi, tôi đã biết mình là người nam độc nhất trong gia đình, đã biết ẩm bồng đút cơm cho em và vỗ về em mỗi khi em khóc.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 9832)
Kính thưa anh chị em bằng hữu bốn phương. Sáu mươi năm về trước, đêm Genève cắt đôi nước Việt ở sông Bến Hải, ngoại trưởng quốc gia Việt Nam đã từ chối ký kết hiệp định và ngồi khóc cho một Việt Nam phân chia Nam Bắc. Tại miền Bắc tiểu bang California, chúng tôi đã trải qua một đêm chan chưa ân tình.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 10068)
Anh Nguyễn-Xuân Hoàng bệnh từ hơn một năm qua. Tôi quen anh Hoàng không qua văn học mà qua làng báo hải ngoại. Tuy nhiên giáo sư Nguyễn-Xuân Hoàng đã là một cái tên quen thuộc từ những năm tôi học trung học đệ nhị cấp, tức cấp ba ngày nay, ở Sài Gòn vào đầu thập niên 1970.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 11056)
Suốt mấy tuần qua, tin tức về bão lụt miền Trung bị tin về cái chết của tướng Võ Nguyên Giáp đè nén. Các bản tin về bão lụt miền Trung đi tin các tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên- Huế đang đối diện với những cơn lũ quét mạnh mẽ sắp tràn xuống những khu vực hạ nguồn sau khi cơn bão rút đi. Mưa tích nước trên thượng nguồn các con sông lớn sẽ tràn bất ngờ gây lũ quét và đây là nguyên nhân gây thương vong và thiệt hại tài sản lớn cho người dân hơn chính cơn bão trực tiếp gây ra.