Vì sao Đức ưu tiên TBD và lên tiếng về Biển Đông?

24 Tháng Chín 20205:14 SA(Xem: 9962)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ NĂM 24 SEP 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


image001Thủ tướng Anh Boris Johnson, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Reuters


Vì sao Đức ưu tiên Thái Bình Dương và lên tiếng về Biển Đông?


BBC 22/ 9/2020


image002Nguồn hình ảnh, NICOLAS ASFOURI/Getty Images. Chụp lại hình ảnh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Đức Angela Merkel tham dự G20 năm 2016


Lần đầu tiên, Đức cùng Anh và Pháp bác bỏ việc đòi 'chủ quyền lịch sử' ở Biển Đông và viện dẫn thắng lợi pháp lý của Philippines chống lại Trung Quốc tại Tòa Trọng tài Thường trực PCA.


Hôm 16/09/2020, đại diện của Vương quốc Anh, Cộng hòa Pháp và CH LB Đức cùng đưa lên Ban thư ký LHQ tại New York công hàm lần đầu cùng lên tiếng rõ rệt về tự do hàng hải ở Biển Đông.


Căn cứ vào Công ước Luật Biển UNCLOS, văn bản dạng Note Verbale của ba nước này đệ trình lên Liên Hiệp Quốc nói thẳng đến các yêu sách chủ quyền trên biển của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Biển Nam Trung Hoa (South China Sea).


Ba quốc gia châu Âu này đã bác bỏ yêu sách của Trung Quốc qua ngôn ngữ ngoại giao, gián tiếp nói “không quốc gia lục địa nào có quyền coi các quần đảo và các cấu trúc trên biển như một tổng thể để nêu ra chủ quyền pháp lý” về vùng biển này.


Nhưng họ cũng nhắc lại phán quyết của Tòa Trọng tài tháng 7/2016 theo yêu cầu của Manila, bác bỏ yêu sách và tuyên bố chủ quyền (đường chín đoạn) của Bắc Kinh ở Biển Đông, và yêu cầu của Malaysia tháng 12/2019 muốn có lời giải thích về thềm lục địa ở vùng biển Đông Nam Á.


Vấn đề hai nước thuộc khối Asean nêu ra là để khẳng định cơ sở pháp lý cho họ trong việc đối đầu với yêu sách chủ quyền 'đường chín đoạn' mà Trung Quốc nêu ra dựa vào 'quyền có từ lịch sử hàng nghìn năm' của họ, theo cách lập luận của Bắc Kinh để đòi chủ quyền gần hết Biển Đông.


Đức lần đầu muốn can dự vào Ấn Độ - Thái Bình Dương?


image003Nguồn hình ảnh, Getty Images. Chụp lại hình ảnh, Mỹ cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa trên Biển Đông


Các nước châu Âu, với Anh và Pháp là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nhấn mạnh đến quyền tự do hàng hải cho tàu thuyền và quyền bay qua vùng Biển Đông dành cho mọi quốc gia trên thế giới.


Đặc biệt, sự có mặt của Đức, quốc gia trụ cột trong Liên hiệp châu Âu, ký tên cùng công hàm gửi lên Liên Hiệp Quốc về Biển Đông, cho thấy một thay đổi quan trọng trong ngoại giao nước này với châu Á và Trung Quốc.


Cho tới nay, quân đội Đức chủ yếu tập trung vào giải quyết các khủng hoảng nhân đạo ở Địa Trung Hải chứ không vươn tới châu Á-Thái Bình Dương.


Nhưng vào tháng 9 năm nay, Bộ trưởng Ngoại giao Đức, Heiko Maas, lần đầu công bố văn bản chính thức mang tựa đề “Đức – châu Âu – châu Á” nhấn mạnh đến nhu cầu của Berlin muốn có mặt tại các vùng biển xa.


Ông Maas nói các tuyến hàng hải, thương mại lớn của thế giới đi qua Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và cụ thể là Biển Đông phải được bảo vệ về mặt pháp lý theo tiêu chuẩn tự do hàng hải.


Giới thiệu sự chuyển hướng của Đức, ông Maas nói hôm 02/09/2020 ở Berlin:


“Chính trị Phương Tây còn nằm cả ở Phương Đông. Chúng ta muốn gửi ra thông điệp rõ ràng: ưu tiên ngoại giao của Đức nằm ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.”


“Vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương thực sự quan trọng với chúng ta, không chỉ với người Đức, mà với mọi người châu Âu. Đó là lý do chúng ta đang cộng tác với các đối tác EU, nhất là Pháp, để ra một chiến lược chung của châu Âu về Ấn Độ - Thái Bình Dương dựa trên các nguyên tắc và giá trị của chúng ta. Châu Âu chỉ có thể mạnh mẽ nói rõ về quyền lợi và giá trị của mình nếu chúng ta đoàn kết.”


Văn bản dài 40 trang lần đầu chính thức nói Đức ủng hộ chiến lược Ấn Độ- Thái Bình Dương.


Sau Pháp, nay đến Đức là quốc gia EU thứ nhì chọn sự ủng hộ chiến lược an ninh này, vốn được Hoa Kỳ và các đồng minh chủ chốt trong vùng như Nhật Bản, Úc nêu ra và được đối tác Ấn Độ nhiệt tình tán thành.


Trong lịch sử, Đức từng có thuộc địa nhỏ ở Thanh Đảo, Trung Quốc, và một số đảo ở Thái Bình Dương (quần đảo Bismarck, nay thuộc New Guinea) nhưng bị mất sau các cuộc chiến với đại cường trong vùng và vì thua trận ở châu Âu.


Từ sau Thế Chiến 2, ngoại giao Đức tập trung vào châu Âu hơn là vươn ra các khu vực bên ngoài.


Giai đoạn chấm dứt Chiến tranh Lạnh là thời kỳ Đức củng cố quá trình thống nhất hai nước Đức và quan hệ với khối Đông Âu và vùng Baltic thuộc phe xã hội chủ nghĩa cũ, giúp các nước này hội nhập EU.


Berlin cũng phát triển quan hệ ở vùng Balkans, Nam Âu và Cận Đông nhằm giải quyết vấn đề di dân.


Với châu Á, trang web của Bộ Ngoại giao Đức vừa điểm lại toàn bộ sự hiện diện văn hóa, kinh tế của Đức trong vùng, với các sứ bộ ngoại giao, thương vụ, cơ sở dạy tiếng và truyền bá văn hóa ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và các nước khác.


Trên thực tế, tuy không công bố rầm rộ, Đức đã quan tâm đến Biển Đông từ một thời gian qua.


Theo Markus Kaim viết trên trang The Diplomat (14/01/2020), hải quân Đức đã cử một sĩ quan dự chuyến hải hành FONOP bảo vệ tự do hàng hải của tàu Pháp ở vùng biển châu Á.


Cùng lúc, Đức là bạn hàng lớn của Trung Quốc và xuất khẩu nhiều hàng công nghiệp sang Trung Quốc.


Vì thế, việc tiến đến một sự hiện diện nào đó về quân sự của Đức tại Đông Nam Á sẽ còn cần nhiều thời gian.
29 Tháng Chín 2015(Xem: 19582)
- Thượng đỉnh Hoa-Mỹ lần thứ ba (9.2015): Bàn về khí hậu môi trường địa cầu; chương trình hạt nhân của Iran; mua và lập nhà máy Boeing nhiều tỉ đô; an ninh mạng; nhưng, lặng như tờ "Canh bạc quốc tế Biển Đông". - "Cái bẫy Thucydides là gì?: Cái bẫy này được đặt theo tên nhà sử gia nói tới những căng thẳng về cấu trúc xã hội khi có một thế lực mạnh lên một cách nhanh chóng - giống như Trung Quốc lúc này - làm thay đổi cán cân quyền lực đối với một đối thủ cạnh tranh vốn đã xác lập được vị thế từ trước, và do vậy dẫn tới chiến tranh." Photo: AP
27 Tháng Chín 2015(Xem: 18888)
"Có khoảng 20 viên tướng học giả chuyên lo vạch chính sách để tham mưu cho Tập Cận Bình thông qua các cuộc giao ban Quân ủy trung ương hàng tuần mà Bộ Ngoại giao không có mặt ở đó."
27 Tháng Chín 2015(Xem: 20532)
"Các nhà lập pháp phe Cộng Hoà đã bầy tỏ sự chống đối mạnh mẽ của mình bằng nhiều hình thức chẳng lấy gì làm khôn ngoan và thông minh cho lắm."
27 Tháng Chín 2015(Xem: 19954)
"Những hứa hẹn kinh tế của Tập Cận Bình và tấm lòng nhân ái của Phanxicô, báo chí Pháp nghiên hẳn về Đức Giáo Hoàng khi so sánh hai chuyến viếng thăm diễn ra cùng một thời điểm tại Hoa Kỳ."
25 Tháng Chín 2015(Xem: 20645)
Kính thưa Đức Thánh Cha, Michelle và tôi xin chào mừng Ngài đến với Nhà Trắng. Ở đây thường không đông người như thế này – nhưng tầm mức và tinh thần của cuộc gặp gỡ ngày hôm nay chỉ phản ánh phần nào lòng yêu mến sâu xa của 70 triệu người Công Giáo Mỹ… và con đường sứ điệp tình yêu và hy vọng của Ngài đã truyền cảm hứng...
25 Tháng Chín 2015(Xem: 19206)
"Đi đầu trong việc tố cáo Trung Quốc dĩ nhiên là Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ."
25 Tháng Chín 2015(Xem: 19968)
- "Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô kêu gọi quốc hội và dân chúng Hoa Kỳ gạt qua một bên những sự khác biệt để làm sống lại tình huynh đệ, tình liên đới và hợp tác với nhau một cách rộng lượng cho lợi ích chung. - "Nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo, vị giáo hoàng đầu tiên đọc diễn văn trước lưỡng viện quốc hội Mỹ, đã được tán thưởng nồng nhiệt khi đọc bài diễn văn 50 phút tại Điện Capitol. -"Thông điệp của Đức Giáo Hoàng được truyền đi trên khắp nước và được chiếu trên những màn hình khổng lồ cho hàng vạn người tụ tập bên ngoài quốc hội được canh gác hết sức cẩn mật.
23 Tháng Chín 2015(Xem: 19314)
Sáng nay, 23/09/2015, Tổng thống Barack Obama lần đầu tiên có cuộc hội kiến với Giáo hoàng Phanxicô tại Nhà Trắng, nhân chuyến công du một tuần của người đứng đầu Giáo hội Công giáo thế giới tại Hoa Kỳ. Khoảng 15.000 khách được mời tới Nhà Trắng tham dự lễ tiếp đón trọng thể « con người đại chúng nhất thế giới hiện nay », theo lời của Phó Tổng thống Joe Biden.
20 Tháng Chín 2015(Xem: 19813)
"Theo AFP, thi thể của cô bé trôi vào bờ biển thị trấn Cesme thuộc tỉnh Izmir sau khi một chiếc thuyền chở 15 người tị nạn Syria đến đảo Chios ở Hi Lạp chìm trên biển Aegean."
20 Tháng Chín 2015(Xem: 18150)
"Thượng viện Nhật Bản sáng 19/9/2015 thông qua dự luật an ninh để nới lỏng những hạn chế mà bản hiến pháp chủ hoà sau Thế chiến thứ Hai áp đặt đối với quân đội."
20 Tháng Chín 2015(Xem: 20319)
"Câu chuyện ông Jeremy Corbyn, tân lãnh đạo Đảng Lao Động không chịu hát Quốc ca đang gây tranh luận dữ dội ở Anh."
20 Tháng Chín 2015(Xem: 19485)
"Hai tháng rưỡi sau khi tái lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia thù địch, chuyến đi này đáng giá hơn vô số bài diễn văn."
20 Tháng Chín 2015(Xem: 18792)
"Nhà lãnh đạo Cuba đã có ấn tượng tốt với vị giáo hoàng người Argentina này đến nỗi đầu năm nay ông cho biết sẽ trở lại với Giáo hội Công giáo, mặc dù Cuba chính thức theo chủ trương vô thần."
15 Tháng Chín 2015(Xem: 19997)
"Ông học luật tại Đại học Sydney rồi được học bổng Rhodes để học thêm ở Đại học Oxford. Có thời gian ngắn ông làm phóng viên trước khi theo nghề luật."
15 Tháng Chín 2015(Xem: 18570)
"Với hai giai đoạn đầu tư, Cty TNHH Đầu tư và Phát triển Silver Shores, pháp nhân thực hiện dự án, được giao ngót 1km dọc theo bờ biển Sơn Trà – Điện Ngọc, nay là đường Võ Nguyên Giáp. Nếu tính khoảng cách trung bình từ đường Võ Nguyên Giáp đến bờ biển là 300m thì diện tích đất mà chủ đầu tư được giao phải lên tới 30ha."
13 Tháng Chín 2015(Xem: 18110)
"Dân biểu lâu năm có đường lối cánh tả, ông Jeremy Corbyn, vừa thắng trong cuộc bầu chọn lãnh đạo đảng Lao động tại Anh Quốc."
13 Tháng Chín 2015(Xem: 20276)
"Cuối năm 2014, giữa lúc dư luận xôn xao trước thông tin tỉnh Thừa Thiên - Huế cấp gần 200ha đất ở khu vực đèo Hải Vân cho Cty CP Thế Diệu (thuộc Cty TNHH World Shine Hong Kong ... "Trước phản ứng gay gắt của dư luận, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã phải tạm dừng thực hiện dự án khu nghỉ dưỡng World Shine. Tuy nhiên, không hiểu sao, dự án khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối lại không hề hấn gì và vẫn đang trong quá trình triển khai."
08 Tháng Chín 2015(Xem: 19312)
"Indonesia sẽ tăng cường hệ thống vũ khí trên đảo Natuna để có thể đối phó với những nguy cơ xung đột vũ trang do tranh chấp chủ quyền Biển Đông."