Mỹ-Anh đòi Nga rút quân toàn bộ; Nga bác bỏ Ukraine gia nhập NATO; Zelensky thề Kiev sẽ “lấy lại” Crimea và Donbass

15 Tháng Hai 20227:31 SA(Xem: 5718)

VĂN HÓA ONLINE – THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ BA 15 FEB 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Mỹ-Anh đòi Nga rút quân toàn bộ; Nga bác bỏ Ukraine gia nhập NATO; Zelensky thề Kiev sẽ “lấy lại” Crimea và Donbass


image002Bản đồ minh họa các nước thuộc khối NATO bao vây toàn bộ biên giới phía tây của Nga. Ukraine tương tự như một trái độn chiến lược, nhưng bán đảo Crimea đã bị Nga chiếm đoạt năm 2014.


image003Diễn tiến sự bành trướng của khối NATO.


image004Toàn bộ chiến dịch chiếm bán đảo Crimea của Nga diễn ra trong 1 tháng.


Cuối tháng 2.2014, hàng ngàn binh sĩ Nga bí mật được đưa tới các căn cứ trên bán đảo Crimea. Đây là các căn cứ Nga được phép hoạt động theo hiệp ước ký với Ukraine.


Dấu hiệu đầu tiên cho thấy bán đảo Crimea bị Nga chiếm đóng là vào ngày 28.2.2014, khi các binh sĩ mặc quân phục không có phù hiệu, lập các chốt chặn ở Armyansk và Chongar. Đây là hai tuyến đường chính kết nối Ukraine với bán đảo Crimea.


Ngày 16.3.2014, 5 ngày sau khi tuyên bố độc lập khỏi Ukraine, nghị viện Crimea tổ chức trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Liên bang Nga. Kết quả cho thấy 97% người dân Crimea bỏ phiếu sáp nhập vào Nga, với tỉ lệ 83% người đi bầu. 


Ngày 18.3.2014, Crimea chính thức trở thành một phần lãnh thổ Nga vào, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh tại Moscow.


Ngày 24.3.2014, Ukraine ra lệnh rút toàn bộ lực lượng vũ trang khỏi Crimea. Hai ngày sau, căn cứ quân sự cuối cùng của Ukraine và các tàu hải quân bị quân đội Nga kiểm soát, chính thức chấm dứt chiến dịch kéo dài hơn 1 tháng. (theo Dân Việt)


Tổng thống Zelenskiy: Ukraine gia nhập NATO sau khi trưng cầu ý dân


Tân Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tuyên bố nước này sẽ chỉ gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sau khi tiến hành trưng cầu ý dân.


(Vietnam+) 05/06/2019


image005Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) trong cuộc họp báo tại Brussels, Bỉ, ngày 4/6/2019. (Ảnh: AFP/ TTXVN)


ngày 5/6/2019, Tân hoa xã đưa tin Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố nước này sẽ chỉ gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sau khi tiến hành trưng cầu dân ý.


Trả lời phỏng vấn trên truyền hình, ông Zelenskiy nêu rõ: "Gia nhập NATO sẽ đảm bảo an ninh cho đất nước chúng ta... Chúng ta phải nói với người dân Ukraine NATO là gì và tổ chức này không tồi tệ. Khi nào người dân Ukraine sẵn sàng, thì chắc chắn chúng ta sẽ nêu câu hỏi này trong một cuộc trưng cầu ý dân, và Ukraine sẽ gia nhập NATO"


image006Tổng thống Ukraine-Zelensky thị sát quân đội ở tuyến phòng thủ sát biên giới Nga. (Ảnh: Reuters).


image007Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: AP


Ngày 14/2/2022, Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, khẳng định Ukraine sẽ tiếp tục theo đuổi quyết tâm vào NATO bất chấp sự phản đối của Nga và sự ngờ vực từ một số nước phương Tây. Tuy nhiên Tổng thống Zelenskiy cho hay ông nghe nói ngày 16/2/2022 Nga có thể xâm chiếm Ukraine và sẽ tuyên bố đây là ngày đoàn kết quốc gia Ukraine. (theo VOA)


Ông Zelensky thề rằng Kiev cuối cùng sẽ “lấy lại” cả Crimea và Donbass, nhưng sẽ chỉ thông qua các biện pháp ngoại giao và đàm phán.


image008Đồ họa: Washington Post: Phần đất khu vực Donbas và bán đảo Crimea. Nga đã ủng hộ một cuộc nổi dậy vũ trang đẫm máu ở khu vực Donbas, miền đông Ukraine kể từ năm 2014. Khoảng 14.000 người - bao gồm nhiều thường dân - đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh. Kể từ đó Nga đã chiếm hai lãnh thổ này.


++++++++++++++++++++++++++++++++++


image009Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS


image010Xe tăng T-90S Nga “tập trận” áp sát biên giới Ukraine. Ảnh: TASS


image011Đội hình các xe tăng Nga trong cuộc tập trận tại Rostov, gần biên giới với Ukraine. ẢNH: REUTERS


Mỹ và Anh hy vọng đạt thỏa thuận ngoại giao về Ukraine trước khi có tin Nga 'rút quân'


BBC 15/2/2022


Nga nói một số cuộc diễn tập quân sự tại biên giới với Ukraine sắp kết thúc


Tin mới nhất ngày 15/02 cho hay Moscow thông báo 'rút quân khỏi biên giới với Ukraine' nhưng các nước Phương Tây yêu cầu Nga đưa ra bằng chứng 'rút toàn bộ quân'.


Bộ trưởng Ngoại giao Anh, bà Liz Truss nói trên kênh LBC sáng thứ Ba ở London: "Chúng tôi muốn nhìn thấy việc rút quân tổng thể, toàn bộ của Nga (full scale removal of troops) để ghi nhận đó là sự thực".


Trước đó, các lãnh đạo Mỹ và Anh cho rằng vẫn còn hy vọng về đạt được một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Ukraine nhưng cảnh báo vẫn còn chưa có gì là chắc chắn.


Trong cuộc điện đàm kéo dài 40 phút, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Boris Johnson đều đồng thuận rằng một thỏa thuận về Ukraine vẫn còn khả thi mặc dù có nhiều cảnh báo về các hành động quân sự tiềm tàng từ phía Nga.


Nga luôn bác bỏ các kế hoạch xâm lược Ukraine mặc dù đã huy động hơn 100.000 binh sĩ ở khu vực biên giới.


Vào ngày 14/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói khả năng để đạt được một giải pháp ngoại giao "không phải hoàn toàn cạn kiệt".


Cho đến nay đã có hơn 10 nước kêu gọi các công dân rời khỏi Ukraine và Mỹ cho biết các cuộc ném bom từ trên không có thể bắt đầu "bất kỳ lúc nào".


Thế nhưng trong cuộc trao đổi thì Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Boris Johnson nói rằng vẫn còn "một cánh cửa ngoại giao quan trọng", theo tuyên bố từ số 10 Downing Street.


image012Bộ trưởng Ngoại giao Anh, bà Liz Truss trong một lần trả lời phỏng vấn truyền hình của BBC


"Thủ tướng Anh và Tổng thống Biden đã cập nhật thông tin cho nhau về các cuộc trao đổi gần đây với những lãnh đạo thế giới," tuyên bố cho biết.


"Họ cũng đồng ý là vẫn còn một cánh cửa ngoại giao quan trọng và cho phía Nga rút lại những đe dọa về phía Ukraine.


"Hai nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh rằng bất kỳ một cuộc xâm lược nào nhằm vào Ukraine sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng kéo dài cho Nga, với tổn thất gây ảnh hưởng đáng kể đối với Nga và thế giới," theo như tuyên bố.


Ông Johnson đã nói rằng nước Anh sẵn sàng làm mọi điều cần thiết để hậu thuẫn và ông Biden đã phản hồi rằng: "Chúng ta sẽ luôn sát cánh cùng nhau."


Ông Johnson có kế hoạch sẽ tổ chức một cuộc họp nội các vào ngày hôm nay 15/2 để thảo luận về các phản ứng của Anh trước sức ép.


Những diễn biến khác:


Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã cảnh báo về những "ngôn từ châm dầu vào lửa" và cho biết ông sẽ kiên định trong việc tìm kiếm một giải pháp ngoại giao.


Tổng thống Ukraine Zelensky đã có một bài phát biểu hiên ngang trước toàn dân, tuyên bố ngày 16/2 - ngày mà giới chức Mỹ cho rằng Nga có thể tấn công Ukraine - là "ngày đoàn kết".


Lầu Năm góc nói Nga đang gia tăng việc huy động binh sĩ gần biên giới với Ukraine và Tổng thống Putin có nhiều lựa chọn nếu muốn sử dụng quân sự.


Đại sứ quán Mỹ tại Thủ đô Kyiv của Ukraine đã được sơ tán hoàn toàn và được chuyển sang Lviv, thành phố phía Tây Ukraine.


Bộ trưởng Quốc phòng Nga nói với Tổng thống Putin rằng một số cuộc diễn tập quân sự của Nga gần biên giới với Ukraine đã kết thúc và một số cuộc diễn tập khác sắp hoàn tất.


image013Nguồn hình ảnh, EPA/ALEXEI NIKOLSKY/KREMLIN/SPUTNIK.  Russian Foreign Minister Sergei Lavrov (L) and President Vladimir Putin sat metres apart during the televised meeting


Khi được hỏi liệu có cơ hội cho một thỏa thuận giải quyết căng thẳng Ukraine với phương Tây hay không thì Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng "các khả năng vẫn chưa phải cạn kiệt hoàn toàn, chắc chắc không nên kéo dài mà không thấy hồi kết, nhưng tôi đề nghị là nên tiếp tục và tăng cường".


Những bình luận của ông Lavrov được đưa ra trong cuộc họp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, được xem là một sự nhượng bộ rõ ràng rằng các cuộc điện đàm có thể giúp hạ nhiệt căng thẳng. Thế nhưng giới phân tích nói rằng nếu không có bên nào vượt qua được vấn đề gai góc là khả năng Ukraine có thể gia nhập Nato thì sẽ vẫn còn bế tắc.


Điện Kremlin nói rằng không chấp nhận Ukraine - một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ vốn có mối liên kết xã hội và văn hóa sâu rộng với phía Nga lại có thể gia nhập Nato vào một ngày nào đó, và cũng đã yêu cầu phải loại bỏ khả năng này. Các quốc gia thành viên của Nato đã bác bỏ yêu cầu này từ phía Nga.


Đầu ngày 14/2, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đáp xuống thủ đô Kyiv cho các cuộc hội đàm giải quyết khủng hoảng - đây cũng là nhà lãnh đạo phương Tây mới nhất đến thăm khu vực để bày tỏ tình đoàn kết với Ukraine.


Ông Scholz nói là "không có sự lý giải hợp lý nào" cho việc Nga tăng cường quân đội ở khu vực biên giới với Ukraine và các quốc gia phương Tây sẽ phải áp đặt "các lệnh trừng phạt có tác dụng và có ảnh hưởng đáng kể" nhằm vào Nga.


Cũng vào ngày 14/2, Mỹ nói đã đưa 8 máy bay chiến đấu F-15 đến Ba Lan để tham gia vào các cuộc tuần tra trên không của Nato. Trước đó, Mỹ cho biết sẽ gửi thêm 3.000 binh sĩ đến Ba Lan trong vài ngày tới để tăng cường sức mạnh của Nato trong khu vực.


+++++++++++++++++++++++++++++


Nga rút quân


Sau khi hoàn thành tập trận quân sự, một số lực lượng của quân đội Nga sẽ trở về các căn cứ, theo hãng Interfax


image014Theo hãng tin Interfax, một số lực lượng thuộc quân đội Nga sẽ trở lại các căn cứ hôm 15/2/2022, sau khi hoàn thành tập trận. Ảnh: AP


Hãng Interfax dẫn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các đơn vị thuộc quân khu phía Tây và phía Nam sẽ trở lại căn cứ hôm 15/2, sau khi hoàn thành các cuộc tập trận khiến Mỹ và các đồng minh châu Âu lo ngại về việc Mosow sẽ tấn công quân sự Ukraine. 


Mỹ và các nước thuộc NATO đã cảnh báo việc Nga điều động 130.000 binh sĩ tập trung gần biên giới với Ukraine để chuẩn bị cho một cuộc tấn công "có thể xảy ra bất cứ lúc nào". Washington và các đồng minh yêu cầu Moscow rút quân để hạ nhiệt căng thẳng. 


Nga bác bỏ cáo buộc và tuyên bố rằng việc điều động binh sĩ trên lãnh thổ Nga là chuyện nội bộ. Moscow tiếp tục có cuộc tập trận lớn nhất trong nhiều năm với nước láng giềng Belarus, dự kiến kết thúc ngày 20/2. 


Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi Mỹ và các đồng minh đưa ra các đảm bảo an ninh sâu rộng, bao gồm một lệnh cấm mở rộng NATO. Mỹ và các đồng minh NATO đã từ chối yêu cầu của ông Putin nhưng đề nghị đàm phán về các vấn đề an ninh khác, bao gồm các hạn chế về tên lửa và các biện pháp xây dựng lòng tin. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov mô tả những đề xuất này "mang tính xây dựng" tại cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin hôm 14/2, khi ông Lavrov khuyến nghị tiếp tục đàm phán với phương Tây. (theo Dân Việt)


Nguồn: http://danviet.vn/nga-cho-lui-quan-50202215217259622.htm

05 Tháng Mười 2014(Xem: 20826)
Trưởng quan Hành chánh Hồng Kông Lương Chấn Anh ra lệnh cho những người biểu tình ủng hộ dân chủ phải rút khỏi các đường phố, bắt đầu vào thứ Hai. Ông nói đường phố và các cổng vào bị người biểu tình án ngữ phải được được mở lại. Tuyên bố hôm thứ Bảy được đưa ra sau ngày thứ hai xảy ra các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình và các cư dân chán ngán cảnh công việc và sinh hoạt của họ bị gián đoạn.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 20028)
“Gần 20 năm trước, chúng tôi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, và năm 2013, chúng tôi thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ. Mối quan hệ trở lại bình thường, nhưng [duy trì] lệnh cấm vũ khí sát thương của Mỹ [với Việt Nam] là điều bất thường. Nếu dỡ bỏ lệnh cấm thì mối bang giao mới bình thường, dù hai bên đã bình thường hóa quan hệ 20 năm trước.”
30 Tháng Chín 2014(Xem: 20165)
ông Đặng Xương Hùng, cựu Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao và Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ, cho biết thêm thông tin về con số thương vong: “Qua tài liệu của Bộ Ngoại giao, chắc cũng của và thông qua Bộ Quốc phòng (Việt Nam), đây là những tài liệu mật mà tôi cũng chỉ tham khảo, đọc qua một vài lần gì đó … thì con số đó là 100.000, mười vạn, quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh tại Campuchia đã hy sinh trong 13 năm có mặt “
29 Tháng Chín 2014(Xem: 22051)
Tròn 25 năm Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, hiện vẫn chưa có con số thống kê thống nhất về số lượng binh lính Việt Nam thiệt mạng và thương vong ở đất nước Chùa Tháp. Trao đổi với BBC trong cuộc tọa đàm hôm 25/9/2014, Đại tá Phạm Hữu Thắng, chuyên gia về Campuchia thuộc Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam đưa ra con số binh sỹ Việt Nam thiệt mạng là gần bốn chục ngàn người.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 21073)
Tổng thống Obama luôn nhận thức rõ vào những thời điểm nào sức mạnh quân sự là cần thiết. Thậm chí khi nhận giải Nobel Hòa bình ở Thụy Điển năm 2009, ông cũng nói rằng có những trường hợp chiến tranh là "hợp lý về mặt đạo đức".
23 Tháng Chín 2014(Xem: 23442)
Từ trung tuần tháng Chín, 2014 trở đi, trang web Văn Hóa Magazine có tên miền là www.nhatbaovanhoa.com đang trong giai đoạn đổi mới giao diện, hình thức trình bày (design) và nội dung (editor staff) mới tăng lên thành Nhật báo Văn Hóa.
21 Tháng Chín 2014(Xem: 21235)
Vài giờ sau khi rút khỏi khu vực tranh chấp ở khu vực Chumar, vùng Ladakh, miền Đông Bắc Ấn Độ, lính Trung Quốc vào hôm qua, 19/09/2014 đã quay trở lại nơi này. Hành động tái xâm nhập của Trung Quốc đã buộc quân đội Ấn phải đình chỉ kế hoạch rút ra khỏi khu vực đã dự kiến sau cuộc gặp cấp cao tại New Delhi giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 21146)
- Giới phân tích cho rằng thông tin giàn khoan nước sâu Hải Dương-981phát hiện được một mỏ khí lớn trên Biển Đông là minh chứng nữa cho tham vọng khoan nước sâu của Trung Quốc và nó cũng phục vụ 2 lợi ích chiến lược của Bắc Kinh: độc chiếm Biển Đông và thỏa mãn cơn khát năng lượng.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 21041)
Tổng thống Poroshenko và bản thỏa thuận đã được ký kết với châu Âu Quốc hội Ukraine đã giao quyền tự trị ở một phần miền Đông hiện do phe nổi dậy thân Nga kiểm soát, đồng thời ân xá cho nhiều chiến binh. Biện pháp được đưa ra phù hợp với thỏa thuận ngừng bắn từ hôm 05/09 do Tổng thống Petro Poroshenko k‎ý.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 26003)
Ông Thach Setha nói ông muốn chính phủ Việt Nam phải "tôn trọng chủ quyền" của Campuchia Gần đây, công đồng người Khmer Krom, tức xuất xứ từ Nam Bộ, Việt Nam, đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối chính sách đất đai của Việt Nam, nhất là sau phát biểu của quan chức sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh rằng miền đất này thuộc về Việt Nam từ lâu đời.
07 Tháng Chín 2014(Xem: 26223)
Trước đây do công việc tôi có dịp đi Nhật nhiều lần cũng như đi nhiều nước khác trên thế giới. Nước Nhật không phải là nước mà tôi thích đến nhất (có thể vì đắt đỏ quá) nhưng đó là đất nước mà tôi nể phục nhất – không chỉ phục ở những thành tựu của sự văn minh, những công trình kiến trúc tuyệt mỹ mà còn ở yếu tố con người.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 22249)
Ông Lê Hồng Anh đi “Sứ” Bắc Kinh từ ngày 26 đến 27/8/2014 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tức là thay mặt đảng CSVN đến thảo luận với đảng CSTQ về các vấn đề Việt Nam và đặc biệt Biển Đông.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 22092)
Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam, vừa nhận một nhiệm vụ nặng nề của Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng giao cho. Ông Trọng đã một lần bị Bắc Kinh từ chối tiếp! Vai trò của ông Anh không thuần túy là “đặc phái viên” của TBT Trọng, mà là đại diện cho đảng CSVN ở cấp cao đi “sứ” Trung Quốc.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 26408)
Cú bắt tay “tóe lửa” của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì.
26 Tháng Tám 2014(Xem: 32005)
(VNTB) - Vào khoảng trung tuần tháng 8/2014, boxun China - một trang tin điện tử đã mau mắn đưa tin tuyệt mật về sự kiện sẽ có một “đặc phái viên tổng bí thư đảng CSVN đến Bắc Kinh”. Theo boxun China, chuyến đi này được giữ bí mật tuyệt đối.
24 Tháng Tám 2014(Xem: 20629)
Các quan sát viên Tây phương cho biết đoàn xe cứu trợ Nga vượt biên giới vào Ukraine hôm thứ Sáu đã trở về Nga, làm giảm bớt căng thẳng quốc tế, giữa lúc Thủ tướng Đức Angela Merkel đến thủ đô Ukraine lên tiếng bày tỏ hy vọng mới về hòa bình tại nước này.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 23198)
Bộ Nội vụ Campuchia vừa có phản hồi với BBC về vụ người biểu tình Khmer Krom đốt cờ đỏ sao vàng trước đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh hồi tuần trước, nói việc này "không hợp đạo lý" (unethical) nhưng không phải chuyện lạ.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 23033)
Lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) đã bị buộc tội thảm sát hàm trăm người ở những khu vực do họ kiểm soát miền bắc Iraq và miền đông Syria.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 27212)
Báo chí Campuchia cho hay hàng trăm người Khmer Krom (người xuất xứ từ khu vực Nam Bộ, Việt Nam) đã tổ chức tuần hành tới sứ quán Việt Nam hôm thứ Hai 11/8 với nội dung giống các cuộc biểu tình trong tháng Bảy trước đó là phản đối và đòi quan chức sứ quán, tham tán Trần Văn Thông, phải xin lỗi vì phát biểu rằng vùng đất mà họ gọi là Kampuchea Krom, từ lâu đã thuộc về Việt Nam.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 21408)
Không đầy 24 tiếng đồng hồ sau khi loạt hội nghị ngoại trưởng của khối ASEAN tại Miến Điện kết thúc, Bắc Kinh vào hôm nay 11/08/2014, đã cực lực bác bỏ đề nghị của Washington yêu cầu các bên tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đình chỉ mọi hoạt động khiêu khích. Trung Quốc còn đồng thời tố cáo Mỹ cố tình kích động căng thẳng trong khu vực.