Giải pháp ‘hai nhà nước’ có chấm dứt xung đột Israel-Palestine?

22 Tháng Mười Hai 20235:52 SA(Xem: 1523)

VĂN HÓA ONLINE – THẾ GIỚI I - THỨ SÁU 22 DEC 2023


Giải pháp ‘hai nhà nước’ có chấm dứt xung đột Israel-Palestine?


image011Chụp lại video, Giải pháp ‘hai nhà nước’ có chấm dứt xung đột Israel-Palestine?


21/12/2023


Tình trạng bạo lực đẫm máu ở Israel và Gaza là diễn biến mới nhất của cuộc xung đột có lịch sử lâu đời.


Khi cộng đồng quốc tế tìm kiếm giải pháp chấm dứt vòng bạo lực này, các nhà lãnh đạo thế giới đang dò xét một khả năng để đạt được một nền hòa bình lâu dài hơn - và một cụm từ quen thuộc đã xuất hiện trở lại “giải pháp hai nhà nước”.


Nhiều ý kiến cho rằng hòa bình sẽ chỉ đến nếu cả người Israel và người Palestine đều chấp nhận quyền thành lập nhà nước của nhau.


Sau nhiều thập niên đề xuất thất bại, BBC cung cấp những thông tin mới về lập trường của cả hai bên và đặt câu hỏi liệu giải pháp hai nhà nước có còn là một lựa chọn khả thi để đạt được hòa bình hay không.


https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cd1p3y947y7o


++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Israel-Palestine: Có phải giải pháp 'hai nhà nước' đang được tính đến?


image013Nguồn hình ảnh, Reuters


Chụp lại hình ảnh,


Dường như khả năng có được một nền hòa bình là khả thi vào đầu những năm 1990 khi Hiệp ước hòa bình Oslo được ký kết. Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin và Tổng thống Palestine Yasser Arafat bắt tay Tổng thống Mỹ Bill Clinton vào năm 1993.


  • Tác giả, Martin Asser, Lamees Altalebi và Paul Cusiac
  • Vai trò, BBC News Tiếng Ả Rập
  • 5 tháng 12 2023


Cuộc tấn công của Hamas nhằm vào Israel, và chiến dịch ném bom sau đó của Israel và tấn công trên bộ tại Gaza, dường như là một sự kiện mở đầu không có khả năng chấm dứt được cuộc xung đột Israel-Palestine. Thế nhưng, những người ủng hộ giải pháp 'hai nhà nước' cho rằng đợt bạo lực đã bùng phát từ tháng 10 đã càng thêm thúc đẩy giải pháp này.


Hai tuần trước khi xảy ra những thảm kịch ngày 7/10, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã xuất hiện tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ca ngợi 'bình minh của một kỷ nguyên hòa bình mới" giữa Israel và các quốc gia Ả Rập láng giềng.


Một phần tư của thế kỷ, những người "gọi là chuyên gia" đã có sức ảnh hưởng mạnh mẽ với "cách tiếp cận của mình" - tức thương lượng về một giải pháp 'hai nhà nước' với Israel và một nhà nước Palestine trong tương lai chia sẻ vùng đất giữa sông Jordan và Địa Trung Hải - đã không tạo nên được "một hiệp ước hòa bình nào", ông Netanyahu đánh giá.


"Năm 2020, theo cách tiếp cận mà tôi ủng hộ... rất nhanh chóng, chúng tôi đã đạt được bước đột phá kỳ diệu. Bốn hiệp ước hòa bình trong bốn tháng, với bốn quốc gia Ả Rập!"


Đây được gọi là các Hiệp ước Abraham, được chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đóng vai trò trung gian sau khi một đề xuất hòa bình giữa Israel-Palestine cũng của Washington đã gặp chung số phận với các thỏa thuận trước đó do Mỹ đóng vai trò trung gian.


Các Hiệp ước Abraham trong năm 2020:


  • 15/9 - Thỏa thuận bình thường hóa quan hệ Israel-UAE và Bahrain-Israel
  • 22/12 - Thỏa thuận bình thường hóa quan hệ Israel-Morocco
  • 24/12 - Thỏa thuận bình thường hóa quan hệ Israel-Sudan


Các thỏa thuận trước đó giữa các quốc gia Ả Rập và Israel:


  • 26/3/1979 - Hiệp ước hòa bình Ai Cập và Israel
  • 13/9/1993 - Hiệp ước Oslo I (Israel-PLO)
  • 26/10/1994 - Hiệp ước hòa bình Israel và Jordan
  • 24/9/1995 - Hiệp ước Oslo II (Israel-PLO)


Những hiệp ước sẽ tạo động lực thuyết phục người Palestine từ bỏ "ảo tưởng về hủy diệt Israel và cuối cùng thực thi một lộ trình hòa bình thật sự", Thủ tướng Israel nói.


Sau đó ông cầm một tấm bản đồ "Trung Đông mới", ẩn ý: không còn chuyện Palestine đầu hàng và giải pháp 'hai nhà nước' nữa.


image014Nguồn hình ảnh, Reuters. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phác thảo một nền hòa bình với các quốc gia láng giềng Ả Rập mà không có nhà nước Palestine - và bản đồ của ông đã cho thấy điều này.


Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Biden được xem đã dành ít công sức cho vấn đề Israel-Palestine hơn bảy vị tổng thống Mỹ trước đó.


Hồi tháng 2, ngôn ngữ của Bộ Ngoại giao Mỹ liên quan đến vấn đề hai nhà nước thể hiện rằng họ thấy chuyện này "xa vời", nhưng Mỹ "cam kết gìn giữ chân trời hy vọng". Công thức chính trị đã hoàn toàn thiếu vắng trong các cuộc điện đàm giữa Anthony Blinken với các lãnh đạo Israel và Palestine hồi tháng 9.


Nhiều chuyện đã thay đổi từ đó.


"Mỹ tiếp tục tin rằng lộ trình khả thi nhất - thực ra thì chỉ có một mà thôi - là thông qua giải pháp 'hai nhà nước'," Ngoại trưởng Mỹ phát biểu tại Israel ngày 3/11.


Nhưng những xung khắc và rào cản vốn đã ngăn chặn việc đạt được một nền hòa bình cách đây 25 năm giờ đây đã ngày càng trở nên phức tạp.


Hy vọng hòa bình đã tan vỡ như thế nào?


Một phác thảo về thỏa thuận 'hai nhà nước' đã được thiết lập sau khi Israel và Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), do phái Fatah của Yasser Arafat lãnh đạo, đã hoan nghênh ý tưởng công nhận lẫn nhau vào năm 1993, theo sau các cuộc đàm phán bí mật do Na Uy đóng vai trò trung gian.


Tuy nhiên, tiến trình mang tên Oslo đã không bao giờ đạt được điểm kết thúc hợp lý và đã để lại thậm chí một loạt những vấn đề khó giải quyết hơn trước.


Các thỏa thuận đổi đất lấy hòa bình đã thiết lập nền tự trị cho Chính quyền Palestine (PA) trên phần lãnh thổ mà Israel đã chiếm đóng trong cuộc chiến tranh năm 1967.


Thế nhưng, hoạt động chiếm đóng của quân đội và xây dựng các khu định cư Do Thái vẫn tiếp diễn, "những vấn đề về tư cách vĩnh viễn" đã bị gác sang một bên cho các cuộc đàm phán sau đó.


Điều này bao gồm tình trạng của người tị nạn Palestine xuất thân từ vùng lãnh thổ sau đó đã về tay Israel trong cuộc chiến tranh đầu tiên giữa các quốc gia Ả Rập với Israel vào năm 1948, và sau khi Liên Hợp Quốc bỏ phiếu thông qua việc Palestine được phân chia thành các nhà nước Do Thái và Ả Rập vào năm 1947.


Israel đã sáp nhập Đông Jerusalem vào năm 1967 và đây là một vấn đề nan giải nữa, với các địa điểm linh thiêng được hai bên coi trọng đến mức không thể nào nhượng bộ được.

image015

Sau những năm lấy lòng về mặt ngoại giao, những vấn đề này cuối cùng đã được đưa ra để giải quyết trong cuộc họp thượng đỉnh kín tại Trại David hồi năm 2000, với sự chủ trì của Tổng thống Mỹ Bill Clinton, nhưng Thủ tướng Israel Ehud Barak và Tổng thống Chính quyền Palestine (PA) Arafat lại không thể xóa được cách biệt.


Ai cũng đổ lỗi cho nhau về thất bại này. Giới chức Israel và Mỹ nói ông Arafat đã từ chối một thỏa thuận hào phóng nhất mà ông ta từng có được. Người Palestine thì gọi đây là sự sỉ nhục, không đáp ứng đủ yêu cầu của họ, chẳng hạn có thủ đô đặt tại Đông Jerusalem.


Giới chỉ trích thì lập luận rằng Israel đã từ lâu đạt được mục tiêu vô hiệu hóa kẻ thù chính yếu của mình. Thế thì tại sao lại từ bỏ một vùng lãnh thổ mà quốc gia này đã đổ rất nhiều công sức, đặc biệt với một sự kiểm soát an ninh được giao cho Chính quyền Palestine ở các vùng có cư dân Palestine sinh sống.


Ông Arafat đang đàm phán từ phía yếu thế, trong khi các nhà trung gian của Mỹ thì lại có quan hệ với phía Israel được coi là gần gũi hơn bất kỳ quan hệ song phương nào trong lịch sử.


Có những nhân tố quan trọng khác cho thấy không thể vượt qua được trên hành trình tiến tới giải pháp 'hai nhà nước'.


Phong trào Kháng chiến Hồi giáo (Hamas), được thành lập ở Gaza vào năm 1987, bất đồng với sự nhượng bộ vì nền hòa bình của các đối thủ Fatah và thấy có cơ hội lớn để làm chệch hướng các cuộc đàm phán bằng cách tiến hành đánh bom tự sát từ năm 1994 trở đi.


Những người định cư theo đạo cũng tận dụng sự tự do này để gia tăng và củng cố sự hiện diện của người Do Thái trên mảnh đất mà họ cho rằng Thượng đế đã hứa trao cho mình.


Lịch sử cuộc xung đột giữa Israel và Palestine tại Dải Gaza


image016Nguồn hình ảnh, Reuters. Các cuộc đàm phán tại Trại David vào năm 2000 không thể hàn gắn được sự khác biệt giữa điều mà người Palestine mong muốn và Israel có thể mang lại.


Diễn biến sau tiến trình hòa bình Oslo là gì?


Vào năm 2000, khi phong trào nổi dậy của Palestine, được gọi là cuộc 'Khởi nghĩa lần hai' (Second Intifada) nổ ra, sức nặng chính trị của Israel lại chuyển dịch đáng kể sang cánh hữu.


Công Đảng của Israel, lực lượng chính đằng sau tiến trình Oslo, bị suy yếu, trong khi các phiên bản khác nhau của lập trường ủng hộ quyền định cư lại chiếm ưu thế.


Cử tri đặt kỳ vọng ông Ariel Sharon, một nhân vật từ đảng Likud theo cánh hữu và là một đối thủ khó nhằn của Arafat, sẽ xoay xở vượt qua được tình hình hỗn loạn.


Cộng đồng cư dân nổi loạn người Palestine vấp phải sức mạnh quân sự của Israel, trong khi nội các của ông Sharon thì lại dựng nên rào cản ngăn chặn người Palestine khỏi lãnh thổ Israel và ngăn cản họ tiếp cận một số khu định cư bên trong Bờ Tây. Lãnh tụ Arafat thì bị giam lỏng tại thành phố Ramallah không lâu trước khi qua đời vào năm 2004.


Trong một bước đi khó dự đoán hơn, ông Sharon đã ra lệnh đuổi vài ngàn người định cư đang sống giữa tổng số 1,5 triệu cư dân Palestine ở Dải Gaza và huy động binh sĩ tràn vào khu vực vành đai. Bốn khu định cư bị cô lập tại Bờ Tây cũng bị tiến hành di tản hết.


Việc tăng cường kế hoạch "ngừng can dự" có quy mô vô cùng lớn, với ý định là bảo vệ đa số người Do Thái trong lãnh thổ Israel bằng cách ngăn cách khu vực có đông đảo cư dân Palestine sinh sống.


Cố vấn hàng đầu của ông Sharon nói với một nhà báo rằng nước này đã cung cấp "lượng formaldehyde cần thiết" để chấm dứt các cuộc đàm phán chính trị.


Tuy nhiên, bước đi này đã gây chia rẽ Đảng Likud và cô lập những người ủng hộ các khu định cư. Không có gì ngăn cản, ông Sharon đã sáng lập một đảng mới để tranh cử trong cuộc bầu cử năm 2006.


Một cơn xuất huyết não vài tuần trước cuộc bỏ phiếu đồng nghĩa chúng ta không bao giờ biết được rằng liệu đã có một kế hoạch tương tự cho Bờ Tây hay không. Nếu có, chỉ có ông Sharon mới có tầm ảnh hưởng để tiến hành được.


Bị người kế nhiệm Mahmoud Abbas chỉ trích là đã phản bội các nguyên tắc của Oslo, chủ trương 'ngừng can dự' được các lãnh đạo Hamas tại Gaza xem là một chiến thắng trong cuộc kháng chiến.


Nhưng với sự hợp tác của Ai Cập, Israel đã siết chặt phong tỏa Gaza, và bạo lực cũng leo thang thường xuyên, với các cuộc đột kích của du kích quân và những cuộc tấn công rocket nhằm vào Israel, và các chiến dịch ném bom và tấn công để kiểm soát sự phản kháng.


Trong khi đó, lực lượng Hamas ở Bờ Tây đang ngày càng mạnh hơn.


Sự tham gia vào cuộc bầu cử lập pháp của Chính quyền Palestine năm 2006 đã dẫn tới việc Hamas giành được đa số phiếu từ những cử tri bất mãn với việc Fatah thất bại trong nỗ lực mang lại độc lập cho người Palestine hay điều hành chính quyền trong sạch, minh bạch.


Áp lực quốc tế đã được áp dụng để buộc Hamas phải tuân theo các cam kết trước đó của Chính quyền Palestine, là chấm dứt bạo lực và công nhận Israel, điều mà Hamas chưa sẵn sàng thực hiện.


Hamas đã dùng bạo lực để đuổi Chính quyền Palestine ra khỏi Dải Gaza, dẫn đến việc chia tách Gaza, là trung tâm của phản kháng vũ trang, khỏi Bờ Tây do Fatah lãnh đạo vốn cam kết theo đuổi các hiệp định hòa bình, mặc dù không có nhiều viễn cảnh cho hòa bình.


Nhưng cũng có các dấu hiệu thay đổi trong thái độ của Hamas cho thấy chỉ dấu về khả năng đạt được sự tham gia chung về mặt chính trị trong tương lai, giúp ngưng bạo lực trong dài hạn và một đề xuất về việc một nhà nước được thành lập tại lãnh thổ mà Israel chiếm đóng vào năm 1967.


Nhưng Hamas không thay đổi cương lĩnh có nội dung kêu gọi vô hiệu hóa Israel, vốn theo phía của Hamas, đang tiếp tục mở rộng các khu định cư ở Bờ Tây xét cả về diện tích lẫn dân số.


Qua thời gian, Hamas cũng lợi dụng việc thiếu sự giám sát tại Gaza để gầy dựng một năng lực quân sự, với sự ủng hộ của các đồng minh như Hezbollah ở Lebanon, được biết đến là Trục Phản kháng (Axis of Resistance).


Các mô hình mới


Trong khi cuộc tấn công ngày 7/10 và hậu quả của nó đã khiến những vấn đề lâu năm của Israel-Palestine trở thành trọng tâm của sự quan tâm toàn cầu, một vài nhân tố mới đã gây được sự chú ý.


Về phía Israel, có một sự đồng thuận sâu rộng rằng Hamas cần phải bị tiêu diệt, bất chấp các tác động giáng lên dân thường tại Dải Gaza.


Những người ủng hộ Netanyahu theo phe cánh hữu cũng kêu gọi di tản vĩnh viễn cư dân Gaza. Nhìn từ phía Palestine, điều này sẽ tạo nên một Nakba mới, một từ Ả Rập có nghĩa là "thảm họa", vốn có liên quan đến quãng thời gian từ những tháng cuối cùng của năm 1947 đến đầu năm 1949, khi khoảng 700.000 người Palestine phải tìm đường tị nạn khi rời bỏ vùng đất mà sau này trở thành Israel.


Về phe cánh tả của Israel, vốn lo ngại các chính sách của ông Netanyahu sẽ dẫn đến một nhà nước theo chế độ phân biệt chủng tộc apartheid, việc loại bỏ Hamas sẽ phục hồi một cán cân hai bên, thay vì ba thực thể gồm Hamas, PA và Israel. Điều này khiến những tính toán về giải pháp 'hai nhà nước' quay trở lại bàn đàm phán.


Tác giả Avraham Burg, từng thuộc Công Đảng, nói với BBC rằng người dân Israel và Palestine cần thời gian để hồi phục từ "một cú sốc thật sự", nhưng ông tin họ sẽ chọn giải pháp 'hai nhà nước', mang đến sự chấm dứt bền vững đối với tình trạng đổ máu.


"Bất kỳ công thức chính trị nào mà cuối cùng hứa hẹn mang đến một sự bình yên trong dài hạn thì sẽ được đa số người dân Israel chấp nhận," ông nói.

image018

Người dân Palestine đã trải qua cuộc tấn công nhằm vào Gaza, tình trạng leo thang bạo lực nhằm vào các cư dân và áp lực quân sự tại Bờ Tây, hoặc đang dõi theo trên truyền hình và truyền thông xã hội, có thể có những cân nhắc khác nhau.


Một cuộc bỏ phiếu được tiến hành từ ngày 31/10 đến 7/11 đối với những người Palestine sống tại Gaza và Bờ Tây, do cơ quan Arab World for Research and Development (AWRAD), tiến hành cho thấy 68% người trả lời nói họ đã bị từ chối giải pháp 'hai nhà nước'.


Người dân Palestine sẽ thấy rõ hơn sự ủng hộ ngày càng gia tăng trên bình diện quốc tế cho sự nghiệp của họ. Một cuộc khảo sát của Reuters/Ipsos cho biết những người Mỹ trẻ tuổi ít ủng hộ Israel hơn các thế hệ trước đây, với 40% số người trả lời dưới 40 tuổi nói Mỹ nên là một nhà trung gian giữ vai trò trung lập.


Vẫn còn quá sớm để hiểu bằng cách nào - hoặc liệu có thể - các sự kiện của năm 2023 sẽ tạo ra thêm áp lực cho Israel hơn những gì mà quốc gia này đã trải qua trong ba thập niên, dưới sức ảnh hưởng mang tính bảo vệ của Washington, như một nhà bảo trợ chính của các cuộc hòa đàm.


Tuy nhiên, đối với những người dân Palestine vẫn còn tiếp tục đòi hỏi có được nền hòa bình, không có đường quay trở lại các cuộc thương lượng có kết thúc mở để Israel có thêm thời gian cho các khu định cư tại lãnh thổ của một nhà nước Palestine tương lai.


"Nếu họ muốn nghiêm túc," Dalal Iriqat, một chuyên gia học thuật chuyên về giải quyết xung đột, nói, "phải có hành động cụ thể, chủ yếu là xác định các đường biên giới của Israel và chấm dứt chiếm đóng."


"Cứ lặp đi lặp lại những lời lẽ tốt đẹp của phía Mỹ về tiến trình hòa bình mà không có hành động gì, chuyện này là không thể."


Israel - Palestine: Nhìn lại cội nguồn của xung đột


image020Nguồn hình ảnh, Getty Images


  • Tác giả, TS. Nguyễn Phương Mai
  • Vai trò, Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Mosul, Iraq
  • 28 tháng 11 2023


Vào ngày này cách đây 76 năm, 29-11-1947, BBC đưa tin về quyết định của Liên Hợp Quốc (LHQ) chia vùng Palestine làm hai phần, một cho dân Do Thái và một cho người Hồi.


Cuộc chiến hiện nay ở Gaza và xung đột ở Palestine thường coi đây làm mốc khởi điểm.


Tuy nhiên, cách nhìn này dễ bỏ qua bối cảnh lịch sử quan trọng đã dẫn tới tình trạng bất ổn nơi đây, nhất là vai trò của Anh ở cuộc chơi với những nước lớn trong ván bài lãnh thổ.


Palestine trước thềm thế chiến


Palestine là nơi sinh sống từ ngàn năm của nhiều sắc dân khác nhau. Có những bộ lạc đóng vai trò khởi thủy, di cư từ Hy Lạp, nhưng sau đó đã hoàn toàn biến mất như người Palestine, chỉ có cái tên của họ trở thành tên của vùng đất. Có những sắc dân di cư từ Iraq tới đây, thậm chí dựng nên quốc gia thịnh vượng, nhưng sau đó suy tàn, chỉ còn chiếm 3% dân số như người Do Thái. Sắc dân chủ đạo của Palestine là người Ả Rập Hồi giáo, nhưng dân các tôn giáo khác đều tự nhận mình là người vùng Palestine.


Là thánh địa của Thiên Chúa giáo, Palestine bị tàn phá nặng nề trong các cuộc Thập Tự Chinh. Suốt hơn 200 năm, theo lời chiêu dụ của Giáo Hoàng, các đoàn quân châu Âu không ngừng tấn công Jerusalem nhằm “giải phóng” vùng đất thiêng Thiên Chúa khỏi sự “chiếm đóng” của nhà cầm quyền Hồi giáo “ngoại đạo”. Dưới cái tên thánh chiến, quân Thập Tự vơ vét của cải, thảm sát người Hồi, người Do Thái và các tôn giáo khác.


Palestine yên ổn nhất trong 400 năm cai trị của Thổ Ottoman. Tuy là một đế chế Hồi giáo, nhưng với dân số vô cùng đa dạng, Thổ dùng sách lược “millet” (cộng đồng) dựa trên cơ sở “tôn giáo” để duy trì hòa bình. “Millet” công nhận danh tính, đặc quyền, khả năng tự trị của từng cộng đồng trong việc thực hành tín ngưỡng, bầu thủ lĩnh, thiết lập tòa án, lưu truyền ngôn ngữ và giải quyết tranh chấp nội bộ.


image021Nguồn hình ảnh, Getty Images Vùng lãnh thổ dành cho người Palestine (màu xanh trên bản đồ) từ sau Thế chiến II đến nay ngày càng bị thu hẹp lại


Chủ nghĩa phục quốc Zionism và Palestine


Vào thế kỷ 19, phong trào bài Do Thái ở Nga (pogrom) khiến một vài nhóm nhỏ chạy tị nạn đến Palestine. Năm 1886, họ được một người Do Thái tên là Theodor Herzl phát hiện ra.


Herzl là một nhà báo sinh ra là lớn lên ở châu Âu. Ông hầu như không quan tâm đến tôn giáo của mình cho đến khi chứng kiến dân Do Thái ở Pháp bị phân biệt đối xử tàn tệ. Khi biết về những người Do Thái Nga tị nạn ở Palestine, Herzl bắt đầu đổ tâm sức cho lý tưởng lớn giải cứu đồng loại.


Chủ nghĩa phục quốc Zionism thành hình với câu trả lời là người Do Thái phải có một quốc gia. Nó cũng đi kèm một câu hỏi lớn: quốc gia đó ở đâu và ai dám chấp nhận những kẻ lạ đến xây nhà trên đất họ?


Câu trả lời nằm trong bàn tay quyền lực của các đế chế thực dân. Họ tuy ngăn dân Do Thái di cư đến mẫu quốc, nhưng lại có thể cho dân Do Thái ở lại trên “đất đai vốn của kẻ khác”.


Theo tiểu sử của Herzl, năm 1902, ông kết nối được với giới chính trị gia nước Anh và ngỏ ý xin lập quốc ở đảo Cyprus hoặc vùng El Arish cạnh bán đảo Sinai (Ai Cập ngày nay). Đề nghị của Herzl bị bác bỏ, nhưng ông lại được gợi ý là thử xin Uganda xem sao. Chính phủ Anh đồng ý.


Tuy nhiên, khi Herzl chia sẻ tin vui với tổ chức của mình thì nhiều người lại không hào hứng. Bất chấp việc người Do Thái phải chịu kiếp lưu vong và nhiều khổ nạn, họ cho rằng quốc gia Do Thái phải ở Palestine, nơi có thành Jerusalem mà tổ tiên họ đã lập nước từ 3000 năm trước.


Người Anh không mặn mà với ý tưởng này cho đến khi Thế Chiến thứ nhất bắt đầu nóng lên.


image023Nguồn hình ảnh, Getty Images. Theodor Herzl (1860-1904) là người đưa ra Chủ nghĩa Phục quốc của người Israel vào cuối Thế kỷ 19


Lò lửa quyền lực châu Âu


Thế Chiến I (1914-1918) được châm ngòi sau vụ ám sát vị thái tử sẽ thừa kế ngai vàng Áo-Hung khiến nước này tuyên chiến với Serbia. Tuy nhiên, yếu tố khiến lò lửa thế chiến bùng lên là nỗi lo ngại một nước Đức đầy tham vọng bành trướng, đe dọa vùng ảnh hưởng của thực dân Anh, thậm chí kiêu ngạo cho rằng Anh sẽ không dám đối đầu.


Chính vì Đức về phe bảo vệ Áo-Hung nên Anh Pháp Mỹ vì sợ Đức lợi dụng xung đột để bành trướng mới thấy cần nhập cuộc. Chính vì Nga Sa Hoàng chọn bảo vệ Serbia nên Thổ Ottoman mới bị Đức lôi vào để đánh đổi cho phần thưởng là miếng bánh Nga sau khi thắng trận.


Theo sử gia gốc Palestine Rashid Khalidi, Anh coi việc Nga trở thành đồng minh là điều cực chẳng đã. Palestine (do Thổ cai trị) là vùng đệm để chặn Nga. Điều Anh lo sợ là đồng minh Nga sẽ lấy luôn Palestine nếu Nga thắng trận. Tuy nhiên, Đức cũng sẽ lấy luôn Palestine nếu Đức thắng trận. Tóm lại, Đức là kẻ thù phía Tây và Nga là kẻ thù phía Đông. Bài toán của Anh là làm sao để cả “đối thủ Đức” và “đồng minh Nga” đều thua trận.


Lời giải cho nước Anh khi đó là: chiếm luôn vùng đệm Palestine. Việc làm chủ Palestine sẽ biến nơi đây thành chiếc cầu nối liền các phần lãnh thổ của đế chế Anh trên hai lục địa Á Phi, thông suốt cả đường bộ lẫn đường thủy, đặc biệt là kênh đào Suez.


Những toan tính của Anh


Vào những thập kỷ đầu của thế kỷ 20, quyền tự quyết dân tộc (self-determination) trở thành một làn sóng tư tưởng mạnh mẽ, trong đó nổi bật là nhà cách mạng Nga Lenin với mục tiêu lật đổ chế độ Sa hoàng và Tổng thống Mỹ Wilson với mục tiêu xây dựng một châu Âu ổn định hơn sau thế chiến. Quyền tự quyết được hưởng ứng mạnh mẽ bởi các dân tộc sống trong chế độ thuộc địa. Họ muốn tự do lập quốc và quyết định vận mệnh của mình.


Chính vì thế, sử gia người Mỹ David Fromkin cho rằng, việc chiếm Palestine khiến Anh đối mặt với một câu hỏi mang tính thời đại: Làm sao để đô hộ vùng đất này mà không đi ngược lại làn sóng tư tưởng phản đối chủ nghĩa đế quốc thực dân của chính đồng minh? Giải pháp là Anh sẽ không “đô hộ”, mà chỉ nhận sự ủy nhiệm (mandate) của Hội Quốc Liên (LHQ hiện nay), “giữ trật tự” trong thời gian những sắc dân ở Palestine chuẩn bị cho quá trình lập quốc.


Câu hỏi thứ hai không kém phần quan trọng: Làm sao để người Palestine về phe với Anh và chống lại chính quyền Thổ đang cai trị? Giải pháp là cam kết McMahon-Hussein ký năm 1915 với lời hứa: dân Ả Rập sẽ có độc lập trên lãnh thổ Palestine sau khi Thổ thua trận.


Câu hỏi thứ ba nối liền với hai câu hỏi đầu tiên: nếu “cho phép” người Hồi Ả Rập và Do Thái lập quốc thì ảnh hưởng của Anh và đồng minh sau thế chiến sẽ ra sao?


Câu trả lời là hiệp ước Sykes-Picot giữa Anh Pháp Nga ký năm 1916. Ba cường quốc đã bí mật vẽ lại bản đồ Trung Đông, chia vùng ảnh hưởng trong trường hợp Thổ thua trận. Cả người Hồi lẫn người Do Thái đều không biết rằng vùng Palestine (đã hứa cho cả hai) vì quá đặc biệt nên bị tạm coi là vùng quốc tế, sẽ được chia sau khi thắng trận.


image025Nguồn hình ảnh, Getty Images. Bản đồ vùng Trung Đông được vạch ra theo Mật ước Syke - Picot phản ánh sự phân chia mức kiểm soát và tầm ảnh hưởng giữa Anh và Pháp khi đó đối với khu vực


Tại sao Anh ủng hộ Zionism?


Ngoài những lời hứa với người Ả Rập bản địa, Anh dần nhận ra ích lợi của việc một số dân Do Thái châu Âu theo Chủ nghĩa Phục quốc cứ khăng khăng phải đến Palestine mới chịu.


Với học giả người Anh Bernard Regan, về bản chất, đó là “di cư đến quê hương mới”. Nhưng vì chủ nghĩa dân tộc đang lên cao, việc họ gọi đó là “trở về quê hương cũ” hoàn toàn phù hợp với tư tưởng dân tộc tự quyết. Anh trở thành kẻ bảo vệ các dân tộc bị áp bức, đồng thời có một lý do chính đáng để tiến vào và “giữ trật tự” vùng Palestine.


Nếu lý do thứ nhất được ngụy trang dưới hình thức tư tưởng dân tộc tự quyết, lý do thứ hai lại là sự chân thành kỳ lạ xuất phát từ cội nguồn tôn giáo. Một góc trái tim của nhiều chính trị gia Anh khi đó tin vào sự kết nối sâu sắc Do Thái-Thiên Chúa khi kinh thánh của họ đều nói về tộc người Do Thái 3000 năm trước lập quốc ở Palestine.


Lý do thứ ba là việc Anh có thêm đồng minh từ cả ba nhóm dân Do Thái (A) tuy nhỏ nhưng đang ở sẵn Palestine, (B) dòng dân Do Thái khổng lồ sẽ di cư nếu Anh cho phép và (C) dân Do Thái ở khắp nơi trên thế giới.


Tuy nhiên, Anh dường như đã phán đoán sai về năng lực của nhóm dân thứ ba, có lẽ là do khả năng ngoại giao của các lãnh đạo Zionism. Đại sứ Anh ở Nga báo cáo rằng người Do Thái Nga thực ra vô cùng yếu thế. Việc ủng hộ Zionism sẽ không khiến Do Thái Nga thuyết phục được những nhà cách mạng (đang muốn lật đổ Nga Sa Hoàng) để họ thành đồng minh của Anh. Báo cáo này bị gạt qua một bên.


Vấn đề là, không chỉ Anh mà Pháp cũng tin vào sức mạnh của dân Do Thái ở Nga và Mỹ.


Cuộc chạy đua Anh Pháp để ủng hộ Zionism


Thoạt tiên, Pháp không ủng hộ người Do Thái ở Palestine vì đất thánh phải là của người Thiên Chúa. Tuy nhiên, Pháp thay đổi bởi tài nghệ ngoại giao của lãnh đạo Zionism. Họ khiến Pháp tin rằng người Do Thái ở Nga (Sa hoàng) và Mỹ sẽ tác động để hai đất nước này tiếp tục tham chiến, giúp Anh Pháp thắng lợi. Đổi lại, họ cần Pháp gật đầu với Chủ nghĩa Phục quốc.


Năm 1917, Pháp viết một bức thư tuyên bố ủng hộ Zionism (Cambon letter). Dù đã cố tình dùng sáo ngữ để không bị ràng buộc cụ thể, nhưng Pháp công nhận cội nguồn của người Do Thái là vùng “đất thánh” và việc họ trở về là “lẽ công bằng”.


Bức thư khiến chính trường Anh dao động. Nếu Pháp công khai ủng hộ Zionism thì Anh cũng cần làm tương tự. Nếu chậm chân, họ sẽ mất lợi thế khi chia chác Palestine - về nguyên tắc là vùng quốc tế cần đàm phán như trong mật ước Sykes-Picot.


Lực cản lớn nhất đến từ chính cộng đồng Do Thái của Anh. Họ phản đối Zionism vì cho rằng ý tưởng “quay về Jerusalem” khiến nhiều thế hệ Do Thái phải chối bỏ nguồn gốc châu Âu từ hàng nghìn năm của mình. Tệ hơn, chính quê hương châu Âu có thể lợi dụng tạo sức ép để họ phải di cư đến quê “gốc”. Đây cũng là cách nhìn của nhiều cộng đồng Do Thái ở Mỹ.


Sự phản đối này bị dập tắt khi một tờ báo của Đức cho rằng Anh ủng hộ Zionism để có lý do thâu tóm Palestine, nối liền hai lục địa Á Phi. Vì thế, Đức cũng nên ủng hộ dân Do Thái vì điều đó có lợi cho giấc mơ đế quốc.


Lo sợ bị chậm chân, ngay trong năm 1917, chính phủ Anh viết một bức thư gửi đến công dân Do Thái nổi tiếng nhất của Anh, chính thức bày tỏ sự ủng hộ với Zionism.


Bức thư Balfour


So với bức thư Cambon của Pháp, bức thư Balfour khẳng định rõ ràng sự bảo trợ của chính phủ Anh. Chỉ gồm 1 câu 67 chữ, nó thâu tóm những điểm cơ bản làm nền tảng cho cuộc xung đột kéo dài cho đến tận hôm nay.


Trước hết, đó là khái niệm “national home” chưa hề có tiền lệ, để ngỏ cửa cho việc dịch thế nào cũng được, từ việc coi đó là “nơi chốn nương thân cho dân tộc” hay quyền “lập quốc” của người Do Thái.


Tiếp theo, nó được viết bởi một đế chế chưa có quyền hành gì ở Palestine, nhưng lại hứa sẽ tặng Palestine cho một nhóm người không hề sống ở Palestine. Một cách gián tiếp, bức thư dùng lý lẽ tôn giáo để bào chữa cho ý đồ chiến tranh và chủ nghĩa thực dân.


Điều đáng phê phán nhất là toàn bộ bức thư không hề có tên người Hồi Ả Rập - khi đó chiếm 94%. Họ được nhắc đến với tư cách làm nền cho nhóm Do Thái trung tâm. Balfour miêu tả họ là “non-Jewish” - những người không-phải-Do-Thái. Chưa hết, 94% dân số này chỉ được đảm bảo quyền công dân và quyền tín ngưỡng chứ không phải quyền chính trị và quyền tự quyết dân tộc.


image027Nguồn hình ảnh, Getty Images. Lá thư Balfour bị một số người coi là lỗi lầm tệ hại nhất của Anh trong lịch sử 200 năm gần đây


Hệ lụy hơn 100 năm sau


Bức thư Balfour năm 1917 mở toang cánh cửa cho cuộc di cư ồ ạt của người Do Thái từ châu Âu. Trong ba thập kỷ cho đến khi Israel chính thức lập quốc, dân số Do Thái tăng khoảng 10 lần, từ vài chục ngàn thành 600.000, chiếm 33%.


Người Palestine lập tức phản đối bằng cả con đường ngoại giao lẫn bạo lực cách mạng. Anh bị bất ngờ trước được sự phản kháng mãnh liệt này. Bởi tự sâu trong thâm tâm, họ đã đối xử với Palestine với quan điểm thực dân. Đó không chỉ là sự coi thường quyền lợi của dân bản xứ mà còn là niềm tin thượng đẳng rằng mình đang làm điều tốt, rằng người Do Thái sẽ đóng góp cho sự phát triển của Palestine.


Vào ngày này năm 1947, Anh đã nhìn ra sự sai lầm của mình và bỏ phiếu trắng trong quyết định của LHQ chia lại Palestine. Từ đó đến nay, các sử gia Anh không ngừng chỉ trích chính sách ủng hộ Zionism. Tờ Guardian cho rằng bức thư Balfour là lỗi lầm tệ hại nhất trong lịch sử xuất bản 200 năm gần đây bởi những hệ lụy của nó đã khiến Palestine 100 năm qua không ngừng đổ máu.


TS. Nguyễn Phương Mai là chuyên gia về Giao tiếp-Quản trị đa văn hoá và Khoa học Thần kinh Ứng dụng dựa trên kiến thức về não bộ. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.


image029Nguồn hình ảnh, Nguyen Phuong Mai. TS Nguyễn Phương Mai thảo luận với một đồng nghiệp ở trạm dừng chân trên đường tới Mosul, Iraq


++++++++++++++++++++++++++++++++++


Lịch sử cuộc xung đột giữa Israel và Palestine tại Dải Gaza


image030Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,


Một phụ nữ ủng hộ Palestine đối mặt với một người đàn ông đứng về phe Israel


5 tháng 11 2023


Nhóm chiến binh Hamas người Palestine đã tiến hành một cuộc tấn công chưa từng có nhằm vào Israel vào ngày 07/10, với hàng trăm tay súng xâm nhập các cộng đồng cư dân gần Dải Gaza.


Hơn 1.400 người Israel đã thiệt mạng, trong khi quân đội Israel nói 230 binh sĩ và dân thường, bao gồm phụ nữ và trẻ em đã bị bắt làm con tin và đưa đến Dải Gaza.


Hơn 9.400 người Palestine tại Gaza đã bị thiệt mạng trong các vụ không kích và pháo kích do quân đội Israel tiến hành tấn công để đáp trả, theo Bộ Y tế do Hamas điều hành ở Gaza.


Israel trả đũa Gaza: Nước nào ủng hộ và nước nào lên án?


Quảng cáo


Lập trường của Việt Nam về xung đột Israel-Hamas và lợi ích công nghệ, quốc phòng từ quan hệ với Israel


Israel trước năm 1948 như thế nào, và Tuyên bố Balfour là gì?


Trong Thế chiến lần nhất, nước Anh đã kiểm soát một khu vực gọi là Palestine sau khi Đế chế Ottoman bại trận, vốn trước đó đã nắm quyền thống trị Trung Đông.


Mảnh đất này do một cộng đồng thiểu số người Do Thái và đa số người Ả Rập sinh sống, cũng như các nhóm thiểu số có quy mô nhỏ hơn khác.


Căng thẳng giữa hai dân tộc gia tăng sau khi cộng đồng quốc tế trao cho Anh một nhiệm vụ thiết lập "tổ quốc" tại Palestine cho người Do Thái.


Điều này bắt nguồn từ Tuyên bố Balfour vào năm 1917, một cam kết do Bộ trưởng Ngoại giao Anh, Arthur Balfour đưa ra đối với cộng đồng người Do Thái.


Tuyên bố này được bao hàm trong quy chế của Anh dành cho người Palestine và được Hội Quốc Liên (League of Nations) - tiền thân của Liên Hiệp Quốc - công nhận vào năm 1922.


Đối với người Do Thái, Palestine là quê cha đất tổ của họ, nhưng người Ả Rập ở Palestine thì tuyên bố đây là vùng đất của mình và phản đối quyết định này.


image031Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,


Một Haganah (chiến binh Do Thái hoạt động ngầm) trước khi xảy ra cuộc chiến tranh đòi độc lập của Israel vào năm 1948


Trong khoảng từ những năm 1920 đến 1940, số người Do Thái đến đây tăng lên, nhiều người đã chạy trốn theo sau cuộc đàn áp tại châu Âu, đặc biệt cuộc diệt chủng Holocaust do Đức Quốc xã tiến hành trong Thế chiến lần hai.


Bạo lực giữa người Do Thái và Ả Rập, nhằm chống lại sự cai trị của Anh Quốc, cũng gia tăng.


Vào năm 1947, Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu thông qua việc Palestine được phân chia thành các nhà nước Do Thái và Ả Rập, với Jerusalem trở thành thành phố quốc tế.


Kế hoạch này đã được giới lãnh đạo người Do Thái chấp thuận nhưng bị phía Ả Rập bác bỏ và không bao giờ được thực thi.


image032Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,


Các binh lính của lực lượng Liên đoàn Ả Rập nã súng vào lực lượng chiến binh ngầm của người Do Thái, Haganah, thuộc lực lượng phòng vệ Do Thái vào tháng 3/1948


Nhà nước Israel hình thành như thế nào và vì sao?


Vào năm 1948, không thể giải quyết vấn đề, Anh đã rút lui và các lãnh đạo Do Thái đã tuyên bố nhà nước Israel ra đời.


Mục đích của sự hình thành nhà nước này là nơi trú ngụ an toàn cho những người Do Thái chạy trốn cuộc diệt chủng, cũng như vùng đất tổ quốc cho họ.


Cuộc giao tranh giữa các chiến binh Do Thái và Ả Rập gia tăng trong nhiều tháng, và vào ngày sau khi Israel tuyên bố thành lập nhà nước, năm quốc gia Ả Rập đã tiến hành tấn công.

image033

Hàng trăm ngàn người Palestine đã tháo chạy hoặc bị buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ ở nơi mà họ gọi là Al Nakba, hoặc còn gọi là "Ngày Thảm họa".


Trước thời điểm cuộc giao tranh chấm dứt bằng một lệnh ngừng bắn một năm sau đó, Israel đã kiểm soát hầu hết lãnh thổ.

image034

Getty Images


Israel


  • 9,8 triệuDân số
  • 73,6%Người Do Thái
  • 21,1%Người Ả Rập
  • 5,3%Khác


Nguồn: Cục Thống kê Trung ương Israel


Jordan đã chiếm vùng đất được biết đến với tên gọi Bờ Tây, và Ai Cập chiếm đóng Gaza.


Jerusalem bị chia cắt bởi lực lượng Israel ở phía Tây, và lực lượng Jordan ở phía Đông.


Bởi vì không bao giờ có một thỏa thuận hòa bình nên chỉ xảy ra thêm chiến tranh và giao tranh trong những thập kỷ sau đó.


Cửa khẩu Rafah là gì, vì sao là cứu cánh của Gaza?


Bản đồ của Israel

image036

Trong cuộc chiến tranh vào năm 1967, Israel đã chiếm đóng Đông Jerusalem và Bờ Tây, cũng như hầu hết Cao nguyên Golan ở Syria, Gaza và bán đảo Sinai của Ai Cập.


Hầu hết người tị nạn Palestine và các hậu duệ của họ sống tại Gaza và Bờ Tây, cũng như quốc gia láng giềng Jordan, Syria và Lebanon.


Cả họ lẫn những hậu duệ đều không được Israel cho phép trở về quê hương - Israel tuyên bố điều này sẽ làm quá tải đất nước và đe dọa đến sự tồn vong của nhà nước Do Thái.


image037Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,


Các chỉ huy quân đội Israel đến Đông Jerusalem trong thời kỳ xảy ra Chiến tranh Sáu ngày vào năm 1967


Israel vẫn chiếm Bờ Tây và tuyên bố toàn bộ Jerusalem như thủ đô của mình, trong khi người Palestine tuyên bố Đông Jerusalem như thủ đô của một nhà nước Palestine kỳ vọng được hình thành trong tương lai.


Mỹ chỉ là một trong vài quốc gia công nhận thành phố này là thủ đô của Israel.


Trong 50 năm qua, Israel đã xây dựng các khu định cư ở Bờ Tây và Đông Jerusalem, nơi có hơn 700.000 người Do Thái đang sinh sống.


Các khu định cư được xem bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế - đây là lập trường mà Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và chính phủ Anh và các bên khác - mặc dù bị phía Israel bác bỏ.


Người Palestine sống ở đâu?

image038

Getty Images


Người Palestine


  • 14,3 triệuTổng dân số
  • Bờ Tây3 triệu
  • Dải Gaza2 triệu
  • Jordan2 triệu
  • Israel2 triệu
  • Syria0,5 triệu


Nguồn: Cục Thống kê Trung ương Palestine


Dải Gaza là gì?


Gaza là một dải đất hẹp nằm kẹp giữa Israel và Địa Trung Hải, nhưng có đường biên giới ngắn ở phía nam với phía Ai Cập.


Chỉ dài 41 km và rộng 10 km, khu vực này có hơn hai triệu cư dân và là một trong những nơi có mật độ dân số dày đặc nhất trên Trái Đất.


Theo sau cuộc chiến tranh từ năm 1948-1949, Gaza đã bị Ai Cập chiếm đóng trong 19 năm.


Israel đã chiếm đóng Gaza trong cuộc chiến tranh năm 1967 và giữ quyền kiểm soát cho đến năm 2005, trong suốt thời kỳ xây dựng các khu định cư cho người Do Thái.


Israel đã rút binh sĩ và những cư dân đi vào năm 2005, mặc dù vẫn duy trì sự kiểm soát đối với không phận, đường biên giới chung và đường bờ biển.


Liên Hiệp Quốc vẫn xem đây là vùng lãnh thổ đang do Israel chiếm đóng.


Dải Gaza nằm ở đâu?

image040

Israel và Palestine vướng mắc vấn đề quan trọng nào?


Có một số vấn đề mà hai bên đã không đạt được sự đồng thuận.


Bao gồm:


  • Điều gì nên xảy đến đối với người tị nạn Palestine
  • Liệu các khu định cư Do Thái ở vùng Bờ Tây bị chiếm đóng nên được duy trì hay dỡ bỏ
  • Liệu hai bên có nên cùng chia sẻ chung thành phố Jerusalem
  • Và - có lẽ là điều khó khăn nhất trong tất cả - đó là liệu một nhà nước Palestine có nên được hình thành bên cạnh Israel


Các nỗ lực nào được thực thi để giải quyết những vấn đề trên?


Các cuộc hòa đàm giữa Israel và Palestine đã diễn ra trong một khoảng thời gian giữa những năm 1990 và 2010, đan xen là các đợt bùng phát bạo lực.


Một nền hòa bình đạt được qua thương lượng dường như là điều khả thi trong những ngày đầu. Một loạt các cuộc đàm phán bí mật tại Na Uy đã trở thành tiến trình hòa bình Oslo, với biểu tượng trường tồn qua buổi lễ ký kết tại Nhà Trắng năm 1993, dưới sự chứng kiến của Tổng thống Bill Clinton.


Trong thời khắc lịch sử ấy, người Palestine đã công nhận Nhà nước Israel và Israel đã thừa nhận kẻ thù lịch sử của mình, Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), như một đại diện duy nhất cho người dân Palestine.


Một chính quyền tự trị Palestine được thiết lập.


Mặc dù dường như không lâu sau đó đã xuất hiện những rạn nứt, khi lãnh đạo phe đối lập khi đó là Benjamin Netanyahu đã gọi Oslo là một mối đe dọa mang tính sống còn đối với Israel.


Người Israel đẩy nhanh dự án định cư cho người Do Thái ở vùng lãnh thổ do Palestine chiếm đóng.


Nhóm chiến binh Hamas của Palestine xuất hiện gần đó đã cử những tên đánh bom tự sát đến để gây thiệt hại nhân mạng tại Israel và phá vỡ cơ hội đạt được một thỏa thuận.


image041Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,


Dường như khả năng có được một nền hòa bình là khả thi vào đầu những năm 1990 khi các hiệp định Oslo được ký kết. Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin và Tổng thống Palestine Yasser Arafat bắt tay Tổng thống Mỹ Bill Clinton vào năm 1993


Bầu không khí tại Israel trở nên xấu đi, đỉnh điểm là cuộc ám sát Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin do một tên cực đoan Do Thái thực hiện vào ngày 04/11/1995.


Trong những năm 2000, các nỗ lực nhằm làm sống lại tiến trình hòa bình được thực hiện - bao gồm vào năm 2003 khi một lộ trình được các cường quốc trên thế giới đưa ra với mục tiêu cuối cùng về một giải pháp 'Một quốc gia, hai nhà nước', thế nhưng điều này không bao giờ thực hiện được.


Các nỗ lực hòa bình cuối cùng bị chững lại vào năm 2014, khi các cuộc đàm phán giữa phía Israel và Palestine tại Washington gặp thất bại.


Bản kế hoạch hòa bình gần nhất, do Tổng thống Donald Trump khi đó chuẩn bị - được Thủ tướng Israel Netanyahu gọi là "thỏa thuận của thế kỷ" đã bị phía Palestine bác bỏ, xem là mang tính một bên và không bao giờ được khởi động.


Con đường chông gai dẫn đến hòa bình giữa Palestine và Israel


Tại sao Israel lâm vào cuộc chiến tranh tại Gaza?


image042Nguồn hình ảnh, Getty Images


Gaza do Hamas thống trị, tổ chức Hồi giáo này có cam kết phá hủy Israel và bị Anh và nhiều quốc gia khác liệt vào danh sách nhóm khủng bố.


Hamas đã đạt được chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Palestine vào năm 2006, và đã chiếm quyền kiểm soát Dải Gaza môt năm sau đó sau khi lật đổ đối thủ là Phong trào Fatah do Tổng thống Mahmoud Abbas ở Bờ Tây lãnh đạo.


Kể từ khi đó, các tay súng ở Gaza đã tham gia vào một vài cuộc chiến tranh chống Israel, cùng với Ai Cập đã duy trì sự ngăn chặn một phần trên Dải Gaza để cô lập Hamas và cố gắng ngăn chặn cuộc tấn công, đặc biệt là đợt nã rocket không khoan nhượng nhằm vào các thành phố của Israel.


Người Palestine ở Gaza nói các lệnh hạn chế của Israel và các cuộc không kích của quốc gia này nhằm vào các khu vực cư dân đông đúc đã dẫn đến cuộc trừng phạt tổng lực.


Năm nay là năm chết chóc kỷ lục đối với người Palestine tại vùng Bờ Tây bị chiếm đóng và Đông Jerusalem.


Họ cũng lên tiếng phản đối các lệnh hạn chế và các hành động quân sự đang được tiến hành tại đây nhằm đáp trả các cuộc tấn công chết chóc nhằm vào người Israel.


Những căng thẳng này cũng đã có thể là một trong các lý do cho cuộc tấn công mới nhất từ Hamas.


Thế nhưng các tay súng cũng đã tìm kiếm sự ủng hộ đối với những người dân thường Palestine, bao gồm việc sử dụng con tin để gây sức ép lên Israel, ép quốc gia này thả tự do cho một số trong ước tính 4.500 người Palestine bị bắt giữ trong những nhà tù.


Ai có và không ủng hộ Israel trong cuộc xung đột?


Mỹ, Liên minh châu Âu và các quốc gia Phương Tây đã cùng lên án cuộc tấn công của Hamas nhằm vào Israel.


Mỹ, đồng minh thân cận nhất của Israel, trong những năm qua đã viện trợ cho nhà nước Do Thái này hơn 260 tỷ USD về quân sự và kinh tế, và đã cam kết chuyển giao thêm thiết bị, tên lửa phòng không, bom có dẫn đường và đạn dược.


Mỹ cũng đã cử hai nhóm tác chiến tàu sân bay đến đông Địa Trung Hải để giúp đẩy lùi kẻ thù của Israel, đặc biệt phong trào Hezbollah của Lebanon trong việc có khả năng mở thêm một mặt trận thứ hai trong cuộc chiến tranh.


Nga và Trung Quốc đều đã từ chối lên án Hamas, và cho biết đang duy trì liên lạc với cả hai bên trong cuộc xung đột. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên án chính sách của Mỹ cho việc không đạt được nền hòa bình tại Trung Đông.


Iran, kẻ thù 'không đội trời chung' của Israel, phe ủng hộ chính của Hamas, cũng như Hezbollah, cũng có các tay súng tham gia cuộc chiến tranh chống lại lực lượng quân sự của Israel hầu như mỗi ngày kể khi Hamas tấn công.


Các câu hỏi đã được đặt ra về vai trò của Iran trong cuộc tấn công của Hamas, sau khi các báo cáo cho thấy Tehran đã trao khả năng tiến hành cuộc tấn công nhiều ngày trước đó. Tuy nhiên, phía Iran đã bác bỏ mọi liên quan.
21 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1691)
16 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1832)
BIDEN – TẬP ‘BÀN’ VỚI NHAU NHỮNG GÌ?