Bức ảnh “Thất thần” của “Sứ Thần”

02 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 22333)

Bức ảnh “Thất thần” của “Sứ Thần”

the-gioi-sep-03-2014-1
“Sứ thần” Lê Hồng Anh (T) và Lưu Vân Sơn (P), Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ông Lê Hồng Anh đi “Sứ” Bắc Kinh từ ngày 26 đến 27/8/2014 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tức là thay mặt đảng CSVN đến thảo luận với đảng CSTQ về các vấn đề Việt Nam và đặc biệt Biển Đông.

Hai hệ thống truyền thông hàng đầu của hai nước đều đưa tin về sự kiện tối quan trọng này. Điểm cốt lõi trong điểm thứ 3 quyết định về vận mệnh của Biển Đông trong những ngày sắp tới, tuy có khác nhau về đôi chữ. Dù 3 điểm chỉ mới mang tính “nguyên tắc”, nhưng thái độ của “Sứ thần” Lê Hồng Anh tạo ra cảm giác ông chỉ có việc “Ghi nhận” và “Tán thành”! (chữ trong Công hàm PVĐ 1958).

Trong bối cảnh phức tạp giữa các phe nhóm đảng đang tích cực chuẩn bị nhân sự của mình gài vào bộ não cao nhất Đại hội đảng lần thứ XII; Việt Nam còn phải đang đối đầu với những tình huống xấu bất cập về kinh tế, an ninh, chính trị. Để gỡ rối, đảng cử Lê Hồng Anh đi “sứ” tham khảo ý kiến quan thầy.

Thế nhưng, tình huống diễn ra ở Bắc Kinh lại không được mong muốn của bộ chính trị VN. “Sứ thần” không những đã không được “tham khảo” mà còn phải “nghe”, ghi nhận và tán thành!

Chỉ trong vòng 4 tháng, hàng loạt sự kiện “nóng” “vây hãm” Hà Nội: Đồng minh chiến lược Putin bắt tay làm ăn dài hạn bạc tỉ đô với Tập Cận Bình. Sự kiện này làm người ta nhớ tới hiệp ước Thượng Hải 1973 giữa Nixon và Mao Trạch Đông khiến Việt Nam Cộng Hòa văng xuống Biển Đông.

Giàn khoan HD-981 âm thầm kéo đến cắm dùi ngay cửa nhà bờ biển miền trung VN tự lúc nào, trong lúc quân ta đang nôn nao với “Hải trình 3 Trường Sa”, dân ta đang thành tâm khấn vái Phật Tổ ở Bái Đính.

Không ai lượng giá vì sao Trung Quốc chi ra hàng tỉ đô phục vụ cho HD-981 là âm mưu cho “chiến dịch” gì đây? Không ai lượng giá vì sao HD-981 nó to như thế, nó công khai đến “hút dầu” Biển Đông như thế, kéo theo lực lượng tàu bảo vệ đông như kiến, thế mà Asean im ỉm chỉ ra thông cáo chung chung, Nga tảng lờ vì đang “bận” việc Crimea; còn ông bạn mới Mỹ trước sau một giọng: Không đứng về phe nào!

Không ai cho rằng HD-981là phép thử của Trung Quốc. “Đánh” đúng một tháng xong trận kéo về! Không ai cho rằng HD-981 là “con mồi” dò chừng phản ứng thế giới. Vừa là con mồi, vừa là chiến lược độc chiếm Biển Đông, nối tiếp trận GạcMa 1988. HD-981 là hình thái của một cuộc chiến tranh trên biển cả.

Cách đây vài năm, bổn báo có viết một bài gởi lên BBC lạm bàn về Thế kỷ 21 là thế kỷ của Đô Đốc, của Thủy sư Hải quân, đọ sức với nhau trên đại dương. Đúng vào đầu tháng Năm, Trung Quốc đã phái Đô Đốc vào tận thềm địa Việt Nam tập trận qua con mồi HD-981.

Nhưng cũng không ai cho rằng HD-981 là phép thử phản ứng của Trung Quốc trong bối cảnh tranh chấp biển đảo Biển Đông đang tới hồi chung cuộc. Đối tượng lớn nhất của phép thử là dò phản ứng của Mỹ. Mỹ “quan ngại sâu sắc” nhưng vẫn rung đùi, chỉ lo cho Philippines. Phi là phòng tuyến cực kỳ quan trọng ngăn chận cửa ngõ xâm nhập mạn tây Thái Bình Dương. Mỹ làm lớn vụ Hoa Đông vì vùng biển bao la này uy hiếp Nhật Bản tiến vào trung tâm Thái Bình Dương. Đối với Hạm đội Bẩy của chú Sam. Biển Đông là cái chi chi, chỉ là cái ao. Cái ao này tôi biết là cửa ngõ phía nam của chú, nhưng chú Chệt đừng làm phiền con đưởng thương thuyền tơ lụa của tôi là OK.

Tội cho chính phủ hô hoán “toàn dân nghe chăng sơn hà nguy biến”, nhân cơ hội, cao trào bất bạo động nổi lên chống “xâm lăng” dữ dội. Bộ chính trị phải nặn túi ra vừa tức vừa bồi thường.

Đến Bắc Kinh, khuôn mặt “sứ thần” Lê Hồng Anh hầu như lúc nào cũng đăm chiêu căng thẳng, dù trên tay “Sứ” luôn có tập hồ sơ “nói chuyện phải trái”.

Ngày 27/8/2014 là ngày ông “Sứ” không nói được gì cả. Bộ chính trị Trung Quốc mời ông đến “nghe” ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đọc “nguyên tắc 3 điểm”.

Nội dung hàng đầu của 3 điểm là gì? Tân Hoa Xã nói: “Giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước Trung-Việt”. Thông Tấn Xã Việt Nam nói rõ thêm: “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc,”

Nghị quyết 3 điểm có “khai tử” khẩu hiệu Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam không? Nhưng với 3 điểm, Biển Đông sẽ mở ra một chương mới. An ninh hàng hải, vùng “nhận dạng”, các khu vực có tiềm năng khai thác dầu khí, v.v… Tất cả cho … đại cục! “Sứ thần” đến “nghe” rõ, ghi nhận, và tán thành.

Quan sát bức ảnh trên, đôi mắt “Sứ thần” Lê Hồng Anh “thất thần” nhìn đâu đâu khi bắt tay Lưu Vân Sơn, (mặt tê cứng, cố nén nghẹn ngào), trong lúc bộ mặt nham hiểm của Lưu Vân Sơn bình thản, nhếch mép cười.

Quan sát bức ảnh dưới, mặt “Sứ thần” đanh lại nhìn xéo qua Tập Cận Bình. Bình ung dung ban lời phủ dụ: “Không thể đưa một láng giềng ra chỗ khác và hai phía đều có lợi ích chung là hiền hòa với nhau”.

the-gioi-sep-03-2014-2
Bài học HD-981 là trận hải chiến (súng nước) để đời của đầu thế kỷ 21. Nên nhớ: đại dương thế kỷ 21 không còn cảnh “Châu chấu đá xe”. (lkt)

*Xem thêm:

BBC - thứ tư, 3 tháng 11, 2010

Việt Nam trong cơn sóng gió mới

the-gioi-sep-03-2014-3
Lý Kiến Trúc

Gửi tới BBC từ Orange County, California, Hoa Kỳ

the-gioi-sep-03-2014-4
Việt Nam trải thảm đỏ đón Ngoại trưởng Hillary Clinton đến Nội Bài dự hội nghị Hà Nội hôm cuối tháng 10/2010.

Cuối tháng 10/2010, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và hội nghị cao cấp Đông Á EAS khai mạc và kết thúc ở Hà Nội qua bàn tay đạo diễn chính trị của chủ tịch ASEAN 2010.

So với hàng ngàn năm lập quốc, vệ quốc, kiến quốc, không kể xiết bao nhiêu trận chiến đối đầu với ngoại bang, khoảng trăm năm trở lại đây, nước Việt ta chưa lúc nào “căng thẳng” như lúc này. “Căng” từ trong ra ngoài. Quốc nội, cộng sản Việt Nam đối đầu với trào lưu dân chủ, với tự diễn biến, còn ở ngoài nước đối đầu với ngoại lực của “đa phương hóa”.

Có người nói đùa, nếu đảng vận dụng được cả hai may ra mới “bỏ qua thời kỳ quá độ, tiến thẳng lên nửa chủ nghĩa tư bản, nửa tự do, nửa dân chủ, nửa nhân quyền”.

Trên diễn đàn quốc tế, kể ra Việt Nam lúc này cũng được vị nể, thế giới nhìn về Việt Nam như một “biến cố làm thay đổi diện mạo Đông Nam Á”.

Như một sức hút vô hình, nguyên thủ các cường quốc liên tục đến tìm hiểu một quốc gia nhỏ bé sau bức màn tre. Vị trí định mệnh của quốc gia này được hiểu qua lăng kính: Một là lịch sử đất nước kỳ hùng bên cạnh ông láng giềng khổng lồ chỉ lăm le nuốt chửng, họ vẫn tồn tại và phong phú hóa nền văn hóa đặc thù dân tộc, vẫn giữ được bản sắc dù khói súng tầu đồng và nền văn minh phương Tây đến gieo máu lửa từ những năm 1858 liên miên cho đến 1945, 1954, 1975;

Hai là do trận nội chiến thắng-bại của phe xã hội chủ nghĩa, phe tự do giết gần 3 triệu người; Ba là cuộc di dân vĩ đại nhất hoàn cầu của con Lạc cháu Hồng trên 80 quốc gia; Bốn là sức bật của người Việt trong nước, và Năm là sức sống của tập thể cộng đồng Việt Nam hải ngoại.

Tọc mạch một chút, cuộc nội chiến hàng trăm năm Trịnh - Nguyễn, Nguyễn - Tây Sơn (1627-1672-1775-1802) chưa vang bóng sử; đội thủy quân Xiêm La còn để lại dấu vết chiến thuyền ở Rạch Gầm; đội quân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp Lãng Sa còn để lại dấu vết trên sông Gianh, sông Nhật Lệ; họng đại bác của các Thủy sư Đô đốc nước đại Pháp (phó Đô đốc Rigault de Genouilly, Đô đốc Charner 1858-1861) tiếp tục nhả đạn vào đất Việt.

the-gioi-sep-03-2014-5
Thời của các thủy sư, đô đốc và đề đốc: Đô đốc Mike Mullen của Hải quân Hoa Kỳ

Đến nay, phải chăng lịch sử lại tái hiện với thời đại của Đô đốc Mike Mullen, Đô đốc Robert Willard, (đến cả trùm CIA của TT Obama cũng là Đô đốc), của đại Hán Đề đốc Quan Hữu Phi, Đề đốc Dương Nghị, các đại Hán đô đốc hậu duệ của Trịnh Hòa, các đô đốc của Pháp, Úc, Ấn Độ, v.v… thời đại của các thủy sư đô đốc thi nhau “nộ kình ngư”, khốn thay, Biển Đông của chúng ta lại được chấm là nơi tranh tài thủ lợi.

Tháng 8 năm 1945, kết thúc Thế chiến thứ hai. Tháng 11, 1989 chủ nghĩa và chế độ cộng sản Đông Âu sụp đổ theo bức tường Bá Linh, như quân cờ Domino, cái nôi của Karl Marx-Vladimir Lenin tan tành theo mây khói, tư bản phương Tây được thế lên như diều.

Nếu thế kỷ 20 khai thác tối đa đất liền, sang thế kỷ 21 các tập đoàn rục rịch chuyển hướng làm ăn ra đại dương.

Tài nguyên biển vừa là thị trường mua, vừa là thị trường bán với giá béo bở. Nhìn thấy trước nguồn lợi vô biên của đại dương và vị trí chiến lược của Biển Đông, tháng Giêng năm 1974, Trung Quốc ra quân chiếm cho bằng được Hoàng Sa, quần đảo tiền tiêu, đông vươn ra Thái Bình Dương, tây đe dọa Đông Dương (Hoàng Sa cách Quảng Ngãi 360km, quá gần so với vũ khí hiện nay).

Nước Mỹ đang làm gì?

Nước Mỹ, người Mỹ không bao giờ bỏ qua cơ hội làm ăn trên toàn thế giới. Con đường vận chuyển ngang qua hải không phận biển Đông đang đe dọa quyền lợi của họ, chưa kể những thông tin lạc quan về mỏ dầu và khoáng sản biển Đông dào dạt báo tin mừng. Nhưng nước Mỹ bây giờ mới trở lại biển Đông có muộn không?

Nhớ lại sau hiệp định Paris, mãi 30 năm sau, chiến hạm đầu tiên của Hoa kỳ USS Vandergrift cập bến Sàigon. Có người nói muộn mà chắc. Có người cho rằng muộn mà chưa chắc.

Để cho chắc ăn, bà Ngoại trưởng Hillary Clinton mở hai ngày hội thảo tại Washington DC quy tụ các yếu nhân thuộc hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đánh giá lại Đông Dương từ năm 1945 đến 1975. Cuộc hội thảo lấy dấu mốc năm 1945 và năm 1975 có ý nghĩa đặc biệt của nó.

Mục đích gần của hội thảo là nhằm đưa ra chính sách mới của Mỹ đối với Thái Bình Dương. Nếu chỉ xét riêng về Việt Nam, kể từ năm 1963 là năm người Mỹ đảng Dân Chủ triệt hạ chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa miền nam VN để đảng Cộng Hòa bước chân vào chiến trường trắc nghiệm thử lửa, (Kissinger (đảng Cộng Hòa) nói trong cuộc hội thảo: “Vì thế tôi nhớ lại đâu đó có một lời tuyên bố của (Tổng Thống) Johnson (đảng Dân Chủ) khi ông nói: “Tôi không đủ sức chiến thắng (tại Việt Nam) mà lại không thể rút lui);

the-gioi-sep-03-2014-6
Người Mỹ sẽ tiếp ứng cho bên nào nếu xảy ra tranh chấp?

47 năm sau, người Mỹ đảng Dân Chủ “mới tinh” thực sự trở lại Việt Nam, liệu chính sách của TT Obama đối với Thái Bình Dương, bước đầu từ ASEAN qua bản Thông Cáo Chung New York 2010 mà ông vừa mới ký có giải quyết được các thách thức an ninh hiện nay ở khu vực, liên đới tới an ninh toàn thế giới hay không? Chưa thể trả lời gẫy gọn được.

Biển Đông đã được minh định qua hai bản Thông Cáo Chung New York tháng 9/2010 và Tuyên Bố Chung Hà Nội ASEAN+8 tháng 10/2010.

Thông Cáo Chung New York và Tuyên Bố Chung Hà Nội chỉ là mắt xích trong chiến lược điều chỉnh lại vị thế của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, tuy nội dung của nó có mang lại sự an toàn nhất thời cho ASEAN, nhìn thoáng qua tuy Mỹ có dồn được Trung Quốc cộng sản ngồi xuống thảo luận tiến trình CoC, nhưng con đường hòa bình và lợi ích của các quốc gia trong vùng vẫn còn nhiều khúc mắc.

Một khi tiến trình CoC cù cưa cho đến năm 2011 và cho đến cái gọi là xây dựng một mô thức Liên minh ASEAN 2015 còn là viễn ảnh, chưa nói đến chiến lược Tái cấu trúc Biển Đông và chuyện “cái cầy đặt trước con trâu” của Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn những nước đi đầy bí ẩn ngoạn mục.

Chiến thuật Trung Quốc

Nhìn lại các chiến thuật của Bắc Kinh ta thấy ngay sau khi họ đạt được bản Tuyên bố Phom Penh 2002, Trung Quốc gia tăng thế lực hải quân, tầu chiến, tầu ngầm hiện đại, các chiến hạm cũ cải tiến thành “Ngư chính” (số hiệu 311), tuần tiễu, “tầu lạ” truy đuổi và tấn công ngư thuyền, thành lập Bộ “Hải quân Nhân dân” với hàng ngàn chiến đỉnh nhỏ, thành lập đoàn “Hải quân Trinh sát” trang bị các tiểu chiến đỉnh lợi hại.

Nước Mỹ, người Mỹ không bao giờ bỏ qua cơ hội làm ăn trên toàn thế giới

Lý Kiến Trúc

Các chiến đỉnh tuy nhỏ nhưng đã đụng độ và cản mũi trước Impeccable to lớn gấp 10 lần khi mon men tới vành đai Tam Á (cách Hải Nam 110km), đã áp sát đuôi Khu trục hạm USS John Mc Cain.

Nói tóm lại, Trung cộng đã đưa dàn du kích biển, chủ lực biển ra so gươm đọ súng với Hạm đội Hoa Kỳ, tuy cả hai không ông nào gây sát thương, nhưng hai con hổ biển đã lượng định được sức mạnh của nhau.

Về chính trị ngoại giao, phe tướng lãnh Trung Cộng đại biểu cho giới “diều hâu cực chiến” liên tục phun ra những lời lẽ hiếu chiến sặc mùi xâm lược. Đám diều hâu này đòi “Giết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ trong trận chiến thu hồi Nam Sa” (5), và không tiếc lời cảnh cáo “hành động bá quyền” của Mỹ.

Một thái độ của ASEAN đòi hỏi sự minh bạch của các hội nghị ASEAN + 2, ASEAN + 3, ASEAN +8 vừa qua, cho thấy đa phần họ đã nhìn ra nước cờ của bốn cường quốc Hoa Mỹ Việt Xô. Việc Nga “âm thầm” bán vũ khí tối tân, bảo trì và huấn luyện cho quân đội các nước ASEAN là một chỉ dấu cho thấy sự hiện diện của Nga ở tọa độ khác với Trung Cộng và Hoa Kỳ. ASEAN khó mà có thể quên được sự viện trợ quân phí khổng lồ cho Việt Nam phục vụ cuộc chiến Đông Dương lần hai.

Các trận đánh biên giới Tây Bắc Việt Trung năm 1979 phần nào giải thích về cuộc tranh chấp quyền lực, quyền lợi giữa hai phe Trung Xô trên bãi chiến trường bán đảo Đông Dương.

Lợi dụng vào sự sụp đổ Đông Âu dẫn đến sự tan rã của Liên bang Xô viết, Trung Quốc đã từ từ lên ngôi thượng phong, hậu quả của hai bản Hiệp ước biên giới trên bộ 1999 và Hiệp ước biên giới dưới biển 2000 là một khiên cưỡng tất yếu của VN trước cường lực của kẻ thù truyền kiếp. Thời điểm này Hoa Kỳ lặng im.

the-gioi-sep-03-2014-7
Tướng Lương Quang Liệt của Trung Quốc duyệt đội danh dự hải quân Việt Nam trong chuyến thăm đến Hà Nội gần đây

Có đủ khả năng

Thế nhưng, giai đoạn nghẹt thở đó đã qua với lời tuyên bố trên báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (South China Morning Post) xuất bản tại Hồng Kông vào cuối tháng 7/2010, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng CSVN mạnh mẽ nói rằng nước ông có đủ khả năng đối phó với sự đe dọa nào.

Ông Vịnh có một lối nói “bóng gió chính trị”, ai muốn hiểu sao thì hiểu, hiểu cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Tuy ông không nói rõ sự đe dọa nào đến từ Mỹ, từ Trung Cộng, hay từ đồng chí Nga, hay từ thế lực nào khác, nước ông vẫn có đủ khả năng đối phó! Hàm ý, ông Vịnh muốn chứng minh chủ trương đa phương hóa của đảng CSVN đã lột tả sức mạnh của VN hôm nay.

Bằng cách tung hàng tỉ đô la ra mua tầu ngầm Kilo và chiến đấu cơ của Nga. Nga hiện diện ở Việt Nam như một bạn hàng lớn, như một đồng chí cường quốc âm thầm đóng vai cung cấp vũ khí, nhưng ông Vịnh ông Thanh sẽ rất nhức đầu khi Biển Đông “bị” nâng lên hàng “quốc tế hóa”. Quốc tế hóa là gì? Hiểu theo nghĩa của Mỹ ra sao? Hiểu theo ASEAN ra sao? Dù hiểu theo cách nào thì chủ trương quốc tế hóa cũng là con dao hai lưỡi đối với Việt Nam.

Nếu câu tuyên bố của tướng Vịnh không cách xa bao lâu bài diễn văn của Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton đọc tại khách sạn Kahala Hotel-Honolulu hôm 25 tháng 10, bà Ngoại trưởng đã nhấn mạnh tới chiến lược điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, đặc biệt đối với ba quốc gia Việt Nam, Miến Điện và Indonesia.

the-gioi-sep-03-2014-8
Hoa Kỳ hiện vẫn làm chủ Thái Bình Dương cả trên không, trên biển và dưới mặt biển

Đối với Miến bà cảnh cáo, Indonesia bà đề nghị, riêng đối với Việt Nam, một nhân tố quan trọng trong việc tạo ổn định cho khu vực và cũng là một trong hai ông chủ lớn ở Biển Đông, Bà Hillary đã nói: “Quan hệ Việt-Mỹ hiện nay là quan hệ đồng minh chiến lược góp phần vào ổn định và hòa bình khu vực”.

Vành đai hỏa lực xanh dẫn từ Bắc Á, Okinawa, vòng qua Biển Đông, Nam Á tới Ấn Độ xuyên qua nỗ lực chính trị của bà Ngoại trưởng Hillary, xuyên qua các cuộc hành quân trên biển cả của các đô đốc, sẽ là tham vọng của Mỹ thách đố Trung Cộng.

Muốn là một chuyện, trả lễ lại cái muốn của Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Dương Khiết Trì nói: “Quốc tế hóa Biển Đông thì liệu mang lại kết quả gì hay chỉ khiến mọi việc tồi tệ hơn và khó giải quyết hơn”.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Cộng Lương Quang Liệt ôn tồn chỉ ra chính sách của Trung Quốc về “sự phát triển quốc phòng của Trung quốc không nhằm đe dọa hay thách thức ai, mà nhằm bảo đảm an ninh (của Trung Quốc) cũng như thúc đẩy hòa bình và ổn định quốc tế lẫn khu vực".

Đồng thanh tương ứng với Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng CSVN Phùng Quang Thanh tuyên bố tại hội nghị Shangri-La 6/6/2010: “Giữ nguyên hiện trạng và không làm phức tạp thêm tình hình”.

Thế cho nên, chúng ta tiếp tục chờ đợi kết quả của Bản Quy Ước Cụ Thể Hành Xử Biển Đông gọi tắt là CoC có cơ may làm sáng sủa thêm tình hình Biển Đông hay ngược lại thời gian sắp tới vẫn chỉ là bầu khí nén.

Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả Lý Kiến Trúc, CLB Văn hóa và Báo chí, Quận Cam, California, Hoa Kỳ.

29 Tháng Giêng 2015(Xem: 17601)
Hoa Xuân Oánh tuyên bố: "Thời điểm này tình hình Biển Đông nhìn chung ổn định, không có vấn đề gì về quyền tự do hàng hải-hàng không, và rằng Bắc Kinh tin là sẽ không có vấn đề gì nổi lên trong tương lai. Cùng lúc đó, một bài xã luận trên Hoàn Cầu Thời báo của đảng cộng sản Trung Quốc thúc giục Ấn Độ chớ có rơi vào ‘bẫy’ của Mỹ để can dự vào các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 17701)
Hành động này của Bắc Kinh là một “cảnh báo gầm gừ” diễn ra ngay sau khi Ấn Độ đồng ý bán tên lửa cho Việt Nam và triển khai nhiều hoạt động tuần tra mạnh mẽ.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20214)
Theo Tân Hoa xã, Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 18/11 cho biết ông đã ra lệnh cho lực lượng hải quân đánh đắm các tàu nước ngoài xâm nhập vùng lãnh hải nước này để đánh cắp cá và các nguồn tài nguyên khác.
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21293)
Tại Nghị viện Australia ngày 17/11, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc mưu tìm hòa bình chứ không phải xung đột và mong muốn giải quyết ôn hòa các tranh chấp trên biển. Lời phát biểu của ông Tập được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama báo động về mối nguy xung đột ở Châu Á giữa bối cảnh các căng thẳng tranh chấp leo thang ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đều có liên quan đến chính sách bành trướng của Trung Quốc.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20730)
Một cử chỉ dường như rất lịch duyệt từ Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã khoác một chiếc áo choàng lên vai Đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện trong một buổi xem trình diễn pháo hoa, đã bị báo chí phương Tây thi nhau chế nhạo. Họ gọi ông Putin là “Tổng tư lệnh Don Juan” của nước Nga, so sánh không hề giấu diếm ông Putin với nhân vật nổi tiếng vì tài quyến rũ phụ nữ.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19924)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tổ chức nghi thức trọng thể cấp nhà nước để chào đón chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tại cuộc hội đàm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ ra rằng trong tháng 6/2013, ông đã cùng Tổng thống Mỹ Obama đã có cuộc gặp gỡ. Hai bên đã nhất trí rằng cùng nhau xây dựng mối quan hệ kiểu mới giữa hai nước lớn.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20421)
Ông Tập nói rằng miễn là hai nước tập trung vào đại cục và có tầm nhìn dài hạn, tôn trọng lẫn nhau và tham vấn hữu nghị lẫn nhau thì mối quan hệ song phương sẽ được củng cố và tăng cường. Về phần mình, Chủ tịch Việt Nam nói Việt Nam sẵn sàng xử lý các tranh chấp với Trung Quốc ‘một cách đúng đắn’ để sao cho vấn đề này không ảnh hưởng đến quan hệ song phương, cũng theo Tân Hoa Xã.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21145)
Tuần dương hạm Moskva mang tên lửa dẫn đường của Nga sẽ tiến hành các cuộc tập trận bằng đạn thật ở Biển Đông, trong một chuyến thăm được mô tả là hiếm hoi tới vùng biển này. Tuần dương hạm Moskva loại 11.500 tấn lớp Slava thuộc Hạm Đội Hắc Hải đã rời Singapore sau khi kết thúc các cuộc diễn tập. Tàu chiến này, dựa trên một thiết kế của những năm 1970, được đưa vào biên chế vào năm 1983, và thiết kế cho một thủy thủ đoàn lên tới gần 500 người. Tàu được lắp đặt tên lửa hành trình chống hạm P-500 (SS-N-12 Sandbox).
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22687)
Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Washington là ông Pam Roach đưa ra hai nghị quyết tại Thượng Viện: Nghị quyết thứ nhất là công nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ; nghị quyết thứ hai ủng hộ dự án xây tượng đài tại tiểu bang Washington kỷ niệm các chiến sĩ chiến đấu cho Tự Do. Sau đó Nghị Sĩ Roach nhận một bức thư từ ông Đại sứ CSViệt Nam phản đối cả hai Nghị quyết trên. Ông Terrell A. Minarcin đã đánh máy lại thư ông Nguyễn Tâm Chiến và viết thư trả lời.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22524)
Ngày 26 tháng 10, 1955, Thủ tướng Diệm tuyên bố thành lập một chế độ ‘Cộng Hòa,’ và trở thành Tổng Thống đầu tiên. Tên chính thức của nước Việt Nam đổi từ ‘Quốc Gia Việt Nam’ sang ‘Việt Nam Cộng Hòa,’ nhưng bài quốc ca và quốc kỳ không thay đổi. Sau này, chính TT Eisenhower còn nhắc lại về những gian lao trước lúc khai sinh Nền Cộng Hòa Việt Nam…
30 Tháng Mười 2014(Xem: 22900)
Chỉ một ngày trước chuyến đến lần này trong hai ngày 26-27/10 của Dương Khiết Trì, một nhân vật được một số dư luận xem là thân cận với Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là ông Hà Văn Thắm, người Bắc Giang, đã đột ngột bị Bộ Công an bắt tạm giam. Còn sau chuyến đến Hà Nội tháng 6/2014 của Dương Khiết Trì chỉ một tháng, có đến 3 đại gia Ngân hàng Xây dựng đã bị Bộ Công an khởi tố và bị bắt giam. Người đứng đầu cơ quan này. được xem là “cánh tay phải của Thủ tướng”.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 22444)
Nhà bất đồng chính kiến vừa được Việt Nam phóng thích tuyên bố sẽ kiện chính quyền Hà Nội ra tòa quốc tế vì đã tống giam trái phép các thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo tự do. Blogger Điếu Cày cho biết ông tin rằng ông sẽ “thắng kiện”. Ngoài ra, nhà báo tự do này còn cho biết ông phải đặt gánh nặng của phong trào “lên trên lợi ích của gia đình”. Mời quý vị theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn sau đây với blogger Điếu Cày dành cho VOA Việt Ngữ chiều 27/10.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 21502)
Luật sư Lê Quốc Quân, một nhân vật bất đồng chính kiến khác mà phía Mỹ quan tâm nhưng hiện nay vẫn còn trong tù, muốn được ‘thả vô điều kiện’, người nhà của ông nói với BBC Việt ngữ. Ông Quân bị kết án 30 tháng tù về tội ‘Trốn thuế’ và hiện đã thụ án hơn hai phần ba bản án. Cũng như các ông Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày), ông Quân nằm trong danh sách các tù nhân chính trị mà chính quyền Hoa Kỳ quan tâm và yêu cầu Hà Nội thả.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 21600)
Tờ Bưu điện Phnom Penh ngày 22/10 đưa tin, ít nhất khoảng 50 đảng viên trẻ của đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) và nhóm người ủng hộ đang yêu cầu đại sứ quán Mỹ cho phép họ tham gia cuộc chiến chống tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Trung Đông do Washington dẫn đầu. Đổi lại, nhóm này hy vọng Mỹ sẽ giúp chúng chống lại Việt Nam và đánh chiếm đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam?!
21 Tháng Mười 2014(Xem: 22161)
Thủ tướng Đức Angela Merkel: « Biển Đông: lợi ích chiến lược của Đức »; Ngoại trưởng Hillary Clinton: « Biển Đông: lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ »; Dương Khiết Trì: “Biển Nam Hải: lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”. Ảnh: Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (hàng thứ hai, bên trái), Thủ tướng Đức Angela Merkel trong ảnh chụp ngày 16/10/2014 với một số lãnh đạo tham gia Thượng đỉnh Á Âu tại Milano (Ý). Ở hàng trước, bên phải là Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. REUTERS / Alessandro Garofalo.
19 Tháng Mười 2014(Xem: 24899)
Ông Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng dẫn đầu thăm Trung Quốc từ ngày 16 – 18/10/2014. Trong đoàn có 6 Trung tướng, 6 Thiếu tướng, 1 Đại tá, đến từ Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Không quân, Hải quân, Biên phòng, Thông tin và 2 Quân khu.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 23581)
Đội Đặc nhiệm 171 của Trung Quốc cập cảng căn cứ hải quân San Diego hôm 10/8, bắt đầu chuyến thăm dài 5 ngày, Xinhua cho hay. Đội Đặc nhiệm 171, gồm tàu khu trục Hải Khẩu, tàu khu trục tên lửa Nhạc Dương, tàu tiếp viện Thiên Đảo Hồ, cùng một trực thăng và hơn 700 binh sĩ. Hạm đội này vừa tham gia cuộc tập trận hải quân chung lớn nhất thế giới RIMPAC ở Hawaii
14 Tháng Mười 2014(Xem: 23179)
Cảnh tượng hỗn loạn đã bùng nổ tại địa điểm chính của phong trào chiếm đóng Trung tâm ở Hong Kong hôm nay (13/10), sau khi hàng trăm người phản đối biểu tình cố gắng phá bỏ các hàng rào chướng ngại.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 22344)
Cuộc gặp đầu tiên kể từ khi bắt đầu làn sóng biểu tình đáng sẽ diễn ra vào lúc 16:00 chiều thứ Sáu nhưng đã bị hủy hôm thứ Năm 09/10 do chính quyền Hong Kong nói "không thể có đối thoại xây dựng" với người biểu tình. Phóng viên Hồng Nga của BBC đang có mặt tại khu Admiralty nơi diễn ra biểu tình./
09 Tháng Mười 2014(Xem: 22611)
Ngày 7-10, phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria đã tiến vào thị trấn Kobane sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẵn sàng đưa quân sang Syria chống IS. Theo AFP, Kobane hiện đang là chiến trường chính giữa các tay súng IS và các đối thủ, bao gồm Mỹ cùng các đồng minh phương Tây và Ả Rập. 2 lá cờ của IS đã được kéo lên ở phía đông thị trấn.