Lính Ấn Độ và Trung Quốc đối mặt ở biên giới

21 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 21276)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA – CALIFORNIA” THỨ BA 23 SEP 2014
RFI 20-09-2014 13:49

 

Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc lại đối mặt ở vùng biên giới

Trọng Nghĩa

thegioi_sep_22_2014

Các khu vực tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc.Reuters

Vài giờ sau khi rút khỏi khu vực tranh chấp ở khu vực Chumar, vùng Ladakh, miền Đông Bắc Ấn Độ, lính Trung Quốc vào hôm qua, 19/09/2014 đã quay trở lại nơi này. Hành động tái xâm nhập của Trung Quốc đã buộc quân đội Ấn phải đình chỉ kế hoạch rút ra khỏi khu vực đã dự kiến sau cuộc gặp cấp cao tại New Delhi giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Theo hãng tin Ấn Độ PTI, nhiều nguồn tin chính thức đã xác nhận sự cố theo đó khoảng 35 binh sĩ Trung Quốc lại tiến vào lãnh thổ Ấn Độ, và đóng trại trên một ngọn đồi ở khu vực Chumar. Họ tuyên bố đấy là vùng đất của Trung Quốc, trong lúc vẫn có 300 lính Trung Quốc khác hiện diện ở một khu vực sát đường ranh giới phân chia hai nước gọi là "Đường Kiểm soát Thực tế" (Line of Actual Control). 

Cũng theo các nguồn tin trên, quân đội Ấn Độ, vốn đã bắt đầu giảm bớt hoạt động trong khu vực sau khi lính Trung Quốc rút đi, đã dừng kế hoạch triệt thoái và dựng lại lều trại tại chỗ, chuẩn bị cho một cuộc đối đầu mới với phía Trung Quốc. 

Tranh chấp lãnh thổ Ấn-Trung, với các vụ lính Trung Quốc xâm nhập vào các khu vực mà New Delhi tuyên bố chủ quyền là một trong những cái gai khuấy động cuộc họp thượng đỉnh tại New Delhi giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với khách mời là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 18/09 vừa qua.

Truyền thông Ấn Độ, theo hãng PTI, đã tiết lộ nhiều chi tiết cho thấy là cuộc hội đàm Modi -Tập Cận Bình đã không diễn ra suôn sẻ lắm.

Phía Trung Quốc đã hết sức tỏ ý bất bình trước việc những người Tây Tạng được phép biểu tình ở những nơi các lãnh đạo Trung Quốc hiện diện tại New Delhi. Báo chí cho biết là giới ly khai Tây Tạng đã đến gần nơi Chủ tịch Trung Quốc cư ngụ, và tổ chức những cuộc biểu tình phản đối trong suốt thời gian ông Tập Cận Bình lưu trú ở đó.

Báo chí Ấn Độ cũng trích dẫn tuyên bố của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee nêu bật mối quan tâm của Ấn Độ trong việc tăng cường hợp tác dầu khí với Việt Nam tại vùng Biển Đông.

18 Tháng Chín 2016(Xem: 17421)
Trong số các tàu cá bị đánh chìm có nhiều chiếc bị chặn bắt ngoài khơi đảo Natuna của Indonesia. Đây là khu vực mà vùng đặc quyền kinh tế của nước này tiếp giáp với Biển Đông.
15 Tháng Chín 2016(Xem: 17762)
Hậu chấn PCA:
14 Tháng Chín 2016(Xem: 15998)
Thỏa thuận đình chiến bắt đầu ở Syria vào chiều thứ Hai 12/09, sau một cuối tuần không kích dày đặc.
14 Tháng Chín 2016(Xem: 14808)
« "Tôi không thể nào hãnh diện hơn nữa về người lãnh đạo mà chúng ta đã giao trách nhiệm để thay chỗ của tôi… Tôi sẽ cố sức làm việc trong mùa thu này để Hillary Clinton được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ".
09 Tháng Chín 2016(Xem: 15247)
"Trong thông cáo chung kết thúc thượng đỉnh ASEAN và trong hội nghị G20 ở Hàng Châu, ông Tập Cận Bình thành công trong việc tránh được những chủ đề gây bối rối : sự lấn lướt của Bắc Kinh ở Biển Đông hay vấn đề nhân quyền."
06 Tháng Chín 2016(Xem: 15519)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 “Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong việc không công nhận phán quyết của tòa.”
04 Tháng Chín 2016(Xem: 15333)
"Con số ước lượng khi lên đến trung tâm thì khoảng độ 8 đến 10.000 người hoặc có thể là hơn”.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 14298)
"Phải nói là cộng đồng người châu Á chỉ chiếm chưa đầy 3,5 phần trăm dân số Hoa Kỳ, nhưng là nhóm chủng tộc phát triển nhanh nhất trong cả nước, theo điều tra dân số Hoa Kỳ, phần lớn là qua di cư thuần túy. Điểm này khiến họ trở thành quan trọng hơn bao giờ hết trong cuộc bầu cử".
01 Tháng Chín 2016(Xem: 16119)
"Nhà phân tích Douglas Paal thuộc Tổ chức Carnegie cho Hoà bình Quốc tế nhận định: “Uy tín của Mỹ một phần lớn sẽ tan biến nếu không có hiệp định TPP.”
30 Tháng Tám 2016(Xem: 18143)
Thủ tướng Pháp Manuel Valls vừa gây khó chịu cho những chính trị gia đối lập và các nhà sử học với phát biểu về biểu tượng của nước Pháp, Marianne, liên quan đến tranh cãi về lệnh cấm “burkini”.
30 Tháng Tám 2016(Xem: 16464)
Diễn biến hậu phán quyết PCA
28 Tháng Tám 2016(Xem: 15669)
"Môi liền môi-Biển liền biển" " ... hãng tin nhà nước của Trung Quốc viết thêm rằng “hợp tác trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc là hình mẫu về xử lý tranh chấp trên biển Đông”.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 16883)
Được sự ủng hộ của Mỹ, Thổ đã đưa xe tăng cùng lực lượng đặc nhiệm vào Syria - lần đầu tiên kể từ khi nội chiến ở Syria bắt đầu, để giúp quân nổi dậy Syria giành lại thị trấn biên giới Jarablus từ tay IS.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 14443)
Lần đầu tiên sau phán quyết PCA 12/7/16 Cú bắt tay giữa Putin và Tập Cận Bình có bao hàm cuộc tập trận ở biển Nam Trung Hoa/Biển Đông trong vòng bí mật địa điểm?
23 Tháng Tám 2016(Xem: 14377)
« Tất cả vì nước Pháp » là tựa đề quyển sách mà ông Nicolas Sarkozy sẽ cho phát hành vào ngày mai, 24/08/2016.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 16108)
Ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump đã huỷ bỏ lời kêu gọi của ông, đòi trục xuất tất cả 11 triệu người di dân không có giấy tờ hợp lệ đang sinh sống ở Hoa Kỳ.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 17659)
(RFA) "Khoảng giữa tháng 8/2016, một trang mạng mang tên Việt Nam Thời Báo cho đăng tải một bài viết nói rằng Đại học Fulbright Việt Nam từ chối giảng dạy chủ nghĩa Mác Lê Nin trong chương trình của mình. Trang này nói rằng đại học Fulbright đã lừa bịp Việt Nam". "Xin chú ý rằng trang này thường có những bài viết ủng hộ đảng cộng sản Việt Nam, nhưng lại cùng tên với trang của một tổ chức các nhà hoạt động dân sự là Hội nhà báo Việt Nam độc lập, mang khuynh hướng khác" .