Cảnh sát Myanmar trấn áp sinh viên biểu tình

10 Tháng Ba 20158:48 CH(Xem: 20179)

"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 09 MAR 2015

Cảnh sát Myanmar trấn áp sinh viên biểu tình

image021

Cảnh sát trang bị dùi cui rượt đuổi sinh viên biểu tình tại Letpadan, 140km về phía bắc Yangon, Myanmar.

 

Steve Herman.

VOA 10.03.2015

BANGKOK— Hôm nay, cảnh sát chống bạo động ở Myanmar đã tấn công sinh viên biểu tình, chấm dứt mưu toan tiến vào Yangon để phản đối dự luật về giáo dục. Từ văn phòng Đông Nam Á của đài VOA ở Bangkok, thông tín viên Steve Herman gửi về bài tường thuật sau đây.

Cảnh sát trang bị bằng dùi cui tại Letpadan đã giải tán khoảng 200 người biểu tình, chủ yếu là sinh viên và các tăng sĩ có thiện cảm với người biểu tình. Một số lãnh tụ sinh viên đã bị bắt giữ, tạm ngưng cuộc giằng co đã kéo dài gần 1 tuần lễ.

Phát biểu với đài VOA, lãnh tụ biểu tình Thiha Win Tin cho hay ít nhất tổng cộng 32 người đã bị bắt giữ. Anh nói một số sinh viên đã bị đánh bằng dùi cui và gạch và bị chảy máu đầu.

Một phóng viên tại hiện trường làm việc cho đài Tiếng nói Dân chủ Miến Điện DVB cho hay các tăng sĩ Phật giáo cũng nằm trong số người bị bắt giữ.

Từ nhiều ngày, người biểu tình đã bị chận đằng sau những rào cản bằng gỗ và dây thép gai do cảnh sát dựng lên. Trước đó trong ngày hôm nay, các cuộc thương lượng đã được tiến hành để cho phép sinh viên tiếp tục cuộc diễu hành, cách Yangon 140 kilomet về hướng bắc.

Nhưng nhiếp ảnh gia Neyein Chan Naing làm việc cho Cơ quan Nhiếp ảnh Báo chí Âu Châu EPA có mặt tại hiện trường nói rằng thoả thuận đã tan vỡ.

“Các sinh viên biểu tình tìm cách phá lằn ranh của cảnh sát và cảnh sát đã chống lại sinh viên biểu tình. Bỗng dưng có ai ném một chai nước hoặc vật gì đó, thế là bạo động bắt đầu.”

Người ta cũng thấy cảnh sát phá chiếc xe chở loa phóng thanh của nhóm biểu tình và tấn công một xe cứu thương có một số người biểu tình núp ở bên trong.

Nhiếp ảnh viên của EPA nói các ký giả ban đầu không bị ngăn cản nhưng sau đó cũng biến thành mục tiêu của cảnh sát.

“Họ cũng tìm cách tấn công các ký giả. Họ la hét chúng tôi ‘các ký giả cũng phải lui ra! Quý vị không thể ở lại đây. Họ tìm cách dùng dùi cui bằng cao su để đánh các ký giả vì thế chúng tôi phải tháo chạy.”

Cơ quan tin tức Irawaddy trích dẫn lới một trong các phóng viên nhiếp ảnh của họ mô tả một “sự phá vỡ hoàn toàn kỷ luật của cảnh sát” với một nhóm nhân viên an ninh tìm cách ngăn chặn một nhóm khác tấn công bừa bãi người biểu tình.

Những người chứng kiến cho hay nhà chức trách còn vào những căn nhà ở gần đó để truy lùng những người chạy trốn.

Sinh viên đại học ở Myanmar, tức Miến Điện, thỉnh thoảng lại tổ chức các cuộc biểu tình trong nhiều tháng qua chống lại một bộ luật giáo dục được chấp thuận hồi năm ngoái. Họ cho rằng bộ luật này bóp nghẹt tự do học thuật. Sinh viên còn muốn chính phủ phải dành nhiều tiền hơn cho giáo dục và cho phép họ thành lập các liên đoàn sinh viên và phân khoa.

Cho đến nay, các cuộc biểu tình tương đối không có bạo động. Nhưng sự tình bắt đầu thay đổi hôm thứ năm tuần trước khi cảnh sát với sự yểm trợ của phòng vệ dân sự đeo băng tay màu đỏ, giải tán một cuộc tụ tập ủng hộ sinh viên ở trung tâm Yangon. Người biểu tình nói cảnh sát đã dùng dùi cui chống lại họ và bắt giữ những người khác, sau đó đã được trả tự do.

Người ta ngày càng lo sợ rằng nhà chức trách ở Myanmar có thể quyết định trở lại các biện pháp gay gắt hơn nhắm vào không những sinh viên biểu tình mà cả các công nhân nhà máy đã đình công đòi tăng lương.

Các nhà lãnh đạo quân đội năm 1988 đã trấn áp tàn bạo các vụ biểu tình. Mặc dầu một chính phủ cải cách đã tiếp quản vào năm 2011, chấm dứt gần nửa thế kỷ quân trị, quân đội vẫn đóng một vai trò nhiều thế lực trong chính phủ.

Hành động của cảnh sát đối với sinh viên diễn ra một ngày sau khi một thanh tra của Liên Hiệp Quốc công bố một bản phúc trình cảnh báo rằng Myanmar đang rơi trở lại vào tình trạng xung đột vì chính phủ không giữ những lời hứa bảo vệ nhân quyền.

Bà Yanghee Lee, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền ở Myanmar đã viết rằng “sự sợ hãi, mất tin tưởng và thù nghịch” đang lan tràn ở bang Arakan, nơi sinh cư của những người Rohingya phần lớn theo Hồi giáo.

Phúc trình của bà còn khiển trách lực lượng an ninh Myanmar về việc tiếp tục tuyển mộ trẻ em và sử dụng đạn thật chống lại những người biểu tình phản đối một dự án mỏ đồng./

29 Tháng Giêng 2015(Xem: 17695)
Hành động này của Bắc Kinh là một “cảnh báo gầm gừ” diễn ra ngay sau khi Ấn Độ đồng ý bán tên lửa cho Việt Nam và triển khai nhiều hoạt động tuần tra mạnh mẽ.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20203)
Theo Tân Hoa xã, Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 18/11 cho biết ông đã ra lệnh cho lực lượng hải quân đánh đắm các tàu nước ngoài xâm nhập vùng lãnh hải nước này để đánh cắp cá và các nguồn tài nguyên khác.
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21279)
Tại Nghị viện Australia ngày 17/11, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc mưu tìm hòa bình chứ không phải xung đột và mong muốn giải quyết ôn hòa các tranh chấp trên biển. Lời phát biểu của ông Tập được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama báo động về mối nguy xung đột ở Châu Á giữa bối cảnh các căng thẳng tranh chấp leo thang ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đều có liên quan đến chính sách bành trướng của Trung Quốc.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20632)
Một cử chỉ dường như rất lịch duyệt từ Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã khoác một chiếc áo choàng lên vai Đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện trong một buổi xem trình diễn pháo hoa, đã bị báo chí phương Tây thi nhau chế nhạo. Họ gọi ông Putin là “Tổng tư lệnh Don Juan” của nước Nga, so sánh không hề giấu diếm ông Putin với nhân vật nổi tiếng vì tài quyến rũ phụ nữ.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19915)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tổ chức nghi thức trọng thể cấp nhà nước để chào đón chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tại cuộc hội đàm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ ra rằng trong tháng 6/2013, ông đã cùng Tổng thống Mỹ Obama đã có cuộc gặp gỡ. Hai bên đã nhất trí rằng cùng nhau xây dựng mối quan hệ kiểu mới giữa hai nước lớn.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20413)
Ông Tập nói rằng miễn là hai nước tập trung vào đại cục và có tầm nhìn dài hạn, tôn trọng lẫn nhau và tham vấn hữu nghị lẫn nhau thì mối quan hệ song phương sẽ được củng cố và tăng cường. Về phần mình, Chủ tịch Việt Nam nói Việt Nam sẵn sàng xử lý các tranh chấp với Trung Quốc ‘một cách đúng đắn’ để sao cho vấn đề này không ảnh hưởng đến quan hệ song phương, cũng theo Tân Hoa Xã.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21133)
Tuần dương hạm Moskva mang tên lửa dẫn đường của Nga sẽ tiến hành các cuộc tập trận bằng đạn thật ở Biển Đông, trong một chuyến thăm được mô tả là hiếm hoi tới vùng biển này. Tuần dương hạm Moskva loại 11.500 tấn lớp Slava thuộc Hạm Đội Hắc Hải đã rời Singapore sau khi kết thúc các cuộc diễn tập. Tàu chiến này, dựa trên một thiết kế của những năm 1970, được đưa vào biên chế vào năm 1983, và thiết kế cho một thủy thủ đoàn lên tới gần 500 người. Tàu được lắp đặt tên lửa hành trình chống hạm P-500 (SS-N-12 Sandbox).
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22683)
Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Washington là ông Pam Roach đưa ra hai nghị quyết tại Thượng Viện: Nghị quyết thứ nhất là công nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ; nghị quyết thứ hai ủng hộ dự án xây tượng đài tại tiểu bang Washington kỷ niệm các chiến sĩ chiến đấu cho Tự Do. Sau đó Nghị Sĩ Roach nhận một bức thư từ ông Đại sứ CSViệt Nam phản đối cả hai Nghị quyết trên. Ông Terrell A. Minarcin đã đánh máy lại thư ông Nguyễn Tâm Chiến và viết thư trả lời.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22438)
Ngày 26 tháng 10, 1955, Thủ tướng Diệm tuyên bố thành lập một chế độ ‘Cộng Hòa,’ và trở thành Tổng Thống đầu tiên. Tên chính thức của nước Việt Nam đổi từ ‘Quốc Gia Việt Nam’ sang ‘Việt Nam Cộng Hòa,’ nhưng bài quốc ca và quốc kỳ không thay đổi. Sau này, chính TT Eisenhower còn nhắc lại về những gian lao trước lúc khai sinh Nền Cộng Hòa Việt Nam…
30 Tháng Mười 2014(Xem: 22816)
Chỉ một ngày trước chuyến đến lần này trong hai ngày 26-27/10 của Dương Khiết Trì, một nhân vật được một số dư luận xem là thân cận với Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là ông Hà Văn Thắm, người Bắc Giang, đã đột ngột bị Bộ Công an bắt tạm giam. Còn sau chuyến đến Hà Nội tháng 6/2014 của Dương Khiết Trì chỉ một tháng, có đến 3 đại gia Ngân hàng Xây dựng đã bị Bộ Công an khởi tố và bị bắt giam. Người đứng đầu cơ quan này. được xem là “cánh tay phải của Thủ tướng”.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 22437)
Nhà bất đồng chính kiến vừa được Việt Nam phóng thích tuyên bố sẽ kiện chính quyền Hà Nội ra tòa quốc tế vì đã tống giam trái phép các thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo tự do. Blogger Điếu Cày cho biết ông tin rằng ông sẽ “thắng kiện”. Ngoài ra, nhà báo tự do này còn cho biết ông phải đặt gánh nặng của phong trào “lên trên lợi ích của gia đình”. Mời quý vị theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn sau đây với blogger Điếu Cày dành cho VOA Việt Ngữ chiều 27/10.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 21490)
Luật sư Lê Quốc Quân, một nhân vật bất đồng chính kiến khác mà phía Mỹ quan tâm nhưng hiện nay vẫn còn trong tù, muốn được ‘thả vô điều kiện’, người nhà của ông nói với BBC Việt ngữ. Ông Quân bị kết án 30 tháng tù về tội ‘Trốn thuế’ và hiện đã thụ án hơn hai phần ba bản án. Cũng như các ông Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày), ông Quân nằm trong danh sách các tù nhân chính trị mà chính quyền Hoa Kỳ quan tâm và yêu cầu Hà Nội thả.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 21587)
Tờ Bưu điện Phnom Penh ngày 22/10 đưa tin, ít nhất khoảng 50 đảng viên trẻ của đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) và nhóm người ủng hộ đang yêu cầu đại sứ quán Mỹ cho phép họ tham gia cuộc chiến chống tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Trung Đông do Washington dẫn đầu. Đổi lại, nhóm này hy vọng Mỹ sẽ giúp chúng chống lại Việt Nam và đánh chiếm đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam?!
21 Tháng Mười 2014(Xem: 22155)
Thủ tướng Đức Angela Merkel: « Biển Đông: lợi ích chiến lược của Đức »; Ngoại trưởng Hillary Clinton: « Biển Đông: lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ »; Dương Khiết Trì: “Biển Nam Hải: lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”. Ảnh: Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (hàng thứ hai, bên trái), Thủ tướng Đức Angela Merkel trong ảnh chụp ngày 16/10/2014 với một số lãnh đạo tham gia Thượng đỉnh Á Âu tại Milano (Ý). Ở hàng trước, bên phải là Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. REUTERS / Alessandro Garofalo.
19 Tháng Mười 2014(Xem: 24892)
Ông Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng dẫn đầu thăm Trung Quốc từ ngày 16 – 18/10/2014. Trong đoàn có 6 Trung tướng, 6 Thiếu tướng, 1 Đại tá, đến từ Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Không quân, Hải quân, Biên phòng, Thông tin và 2 Quân khu.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 23493)
Đội Đặc nhiệm 171 của Trung Quốc cập cảng căn cứ hải quân San Diego hôm 10/8, bắt đầu chuyến thăm dài 5 ngày, Xinhua cho hay. Đội Đặc nhiệm 171, gồm tàu khu trục Hải Khẩu, tàu khu trục tên lửa Nhạc Dương, tàu tiếp viện Thiên Đảo Hồ, cùng một trực thăng và hơn 700 binh sĩ. Hạm đội này vừa tham gia cuộc tập trận hải quân chung lớn nhất thế giới RIMPAC ở Hawaii
14 Tháng Mười 2014(Xem: 23169)
Cảnh tượng hỗn loạn đã bùng nổ tại địa điểm chính của phong trào chiếm đóng Trung tâm ở Hong Kong hôm nay (13/10), sau khi hàng trăm người phản đối biểu tình cố gắng phá bỏ các hàng rào chướng ngại.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 22256)
Cuộc gặp đầu tiên kể từ khi bắt đầu làn sóng biểu tình đáng sẽ diễn ra vào lúc 16:00 chiều thứ Sáu nhưng đã bị hủy hôm thứ Năm 09/10 do chính quyền Hong Kong nói "không thể có đối thoại xây dựng" với người biểu tình. Phóng viên Hồng Nga của BBC đang có mặt tại khu Admiralty nơi diễn ra biểu tình./
09 Tháng Mười 2014(Xem: 22597)
Ngày 7-10, phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria đã tiến vào thị trấn Kobane sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẵn sàng đưa quân sang Syria chống IS. Theo AFP, Kobane hiện đang là chiến trường chính giữa các tay súng IS và các đối thủ, bao gồm Mỹ cùng các đồng minh phương Tây và Ả Rập. 2 lá cờ của IS đã được kéo lên ở phía đông thị trấn.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 23107)
Một số người biểu tình đốt cờ đỏ sao vàng và nón lá trong ngày thứ ba của đợt biểu tình phản đối Việt Nam ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Đây là lần thứ ba quốc kỳ Việt Nam bị đốt ngay trước tòa nhà đại sứ quán Việt Nam. Lần đầu tiên, Việt Nam đã lên tiếng phản đối và yêu cầu trừng phạt người làm việc này.